Chở xác người bằng xe máy: Buồn hơn cả chuyện buồn
Gần đây, người ta hay nói, hay dùng từ “đắng lòng” khi chứng khiến một bi kịch nào đó. Sự cảm thông nhiều lúc không có từ ngữ diễn tả hết được. Vụ dân nghèo ở Sơn La phải chở xác người thân từ bệnh viện về nhà bằng xe máy thì quả thật nếu dùng từ “đắng lòng” cũng chỉ bộc lộ được phần nhỏ những điều cay đắng đang diễn ra trong xã hội.Chuyện tưởng như chỉ có thể xảy ra vài chục năm trước. Kể ngắn gọn lại: Chị Lò Thị Phanh ở xã Mường Sại, H.Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La bị trọng bệnh, được gia đình đưa vào Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La chạy chữa. Biết bệnh nhân khó qua khỏi, gia đình xin bệnh viện cho đưa về.
Bệnh viện không cho xe, thuê xe ô tô ngoài thì không có tiền nên chỉ còn cách chở bằng xe máy. Đi một đoạn, chị Phanh chết, thân nhân đành mua chiếc chiếu bó lại, cột sau xe máy chở tiếp về nhà. Suốt dọc đường mấy chục cây số, xác chết nằm phía sau xe máy thò chân ra, xe cứ thế chạy, có lúc dừng chờ ở bến đò, trước sự chứng kiến của biết bao người.
Đã có sự tranh qua cãi lại về vụ việc đau lòng này. Lãnh đạo bệnh viện phân trần họ không biết vụ đó, rằng bệnh nhân sau khi ra khỏi bệnh viện mới bị tử vong, vả lại người nhà bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện xin về và chở bằng xe máy chứ bệnh viện không ép. Có vị còn bảo đó là… phong tục của đồng bào thiểu số nên phải tôn trọng. Còn thân nhân chị Phanh cũng chả đổ lỗi cho bệnh viện, chỉ than thở nghèo quá, khổ quá, không có tiền thuê xe ô tô chuyên chở, cực chẳng đã mới phải dùng đến xe máy, chứ chẳng nhẽ để vạ vật ở bệnh viện.
Sẽ còn nhiều điều cần nói quanh chuyện buồn này. Dù cho ban giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La cố né tránh, thoái thác trách nhiệm của mình thì ngay những điều họ nói đã chống lại họ. Người ta vừa phát hiện thêm không phải chỉ có vụ chị Phanh mà trước đó ít hôm cũng từng xảy ra chuyện bó tử thi bằng chiếu, cột lên xe máy ngay trong sân bệnh viện. Nghĩa là những người có quyền hành và trách nhiệm ở đơn vị này biết cả, coi đó là chuyện bình thường, không hơi đâu mà bức xúc.
Đã có sự tranh qua cãi lại về vụ việc đau lòng này. Lãnh đạo bệnh viện phân trần họ không biết vụ đó, rằng bệnh nhân sau khi ra khỏi bệnh viện mới bị tử vong, vả lại người nhà bệnh nhân hoàn toàn tự nguyện xin về và chở bằng xe máy chứ bệnh viện không ép. Có vị còn bảo đó là… phong tục của đồng bào thiểu số nên phải tôn trọng. Còn thân nhân chị Phanh cũng chả đổ lỗi cho bệnh viện, chỉ than thở nghèo quá, khổ quá, không có tiền thuê xe ô tô chuyên chở, cực chẳng đã mới phải dùng đến xe máy, chứ chẳng nhẽ để vạ vật ở bệnh viện.
Sẽ còn nhiều điều cần nói quanh chuyện buồn này. Dù cho ban giám đốc Bệnh viện Lao và bệnh phổi Sơn La cố né tránh, thoái thác trách nhiệm của mình thì ngay những điều họ nói đã chống lại họ. Người ta vừa phát hiện thêm không phải chỉ có vụ chị Phanh mà trước đó ít hôm cũng từng xảy ra chuyện bó tử thi bằng chiếu, cột lên xe máy ngay trong sân bệnh viện. Nghĩa là những người có quyền hành và trách nhiệm ở đơn vị này biết cả, coi đó là chuyện bình thường, không hơi đâu mà bức xúc.
Vin cớ phong tục để thoái thác trách nhiệm chả hay ho gì bởi không có thứ phong tục nào như thế cả. Không quan tâm đến người nghèo, phận nghèo, không cần biết chính sách của nhà nước đối với người nghèo, lòng băng giá thiếu hẳn tình người, nên các vị ấy chỉ biết máy móc áp dụng một thứ dịch vụ quy bằng tiền, sòng phẳng theo kiểu con buôn. Có tiền thì có xe, không tiền thì tự lo lấy, đã tự nguyện làm đơn xin về thì đừng kêu la nữa…
Thôi, ý thức, thái độ, tình người ở bệnh viện nói trên sẽ được Bộ Y tế và các cấp lãnh đạo quan tâm chấn chỉnh, chứ điều mà nhiều người băn khoăn còn ở những góc cạnh khác. Phía sau chuyện buồn này còn là những điều buồn hơn cả buồn.
Người dân vùng cao suốt bao năm nay luôn chịu nhiều thiệt thòi. Vẫn biết nhà nước chưa thể nhanh chóng điều hòa, cân bằng được sự chênh lệch giữa miền xuôi và miền ngược, đồng bằng và vùng núi, đô thị và vùng sâu vùng xa… nhưng mức sống quá thấp, khổ sở của dân chúng vùng cao quả thật khiến ai cũng phải nhói lòng. Họ thiếu thốn tận đáy cả vật chất lẫn tinh thần, họ ráng sức chịu đựng năm này qua năm khác chờ một tương lai sáng sủa hơn. Họ bám trụ ở miền biên viễn như những cột mốc sống khẳng định chủ quyền nơi biên giới. Họ thật thà tin vào những chính sách của nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Chỉ có điều, chính sách thường rất đúng, rất sáng suốt, còn áp dụng vào thực tế lại vênh khá nhiều.
Nhìn đâu xa, cứ mỗi năm khai giảng năm học mới, coi hình ảnh báo chí đưa lên, nơi này nơi khác ở vùng cao trường lớp xập xệ xiêu vẹo, bàn ghế tạm bợ, thầy trò ngồi bệt xuống đất mà khai giảng, thấy mà buồn. Rồi hình ảnh những em bé dân tộc ít người quần áo rách rưới, nhem nhuốc, sống chật vật trong những “ký túc xá” dân lập, bữa ăn chỉ cốt qua quít cho xong ngày. Những người hảo tâm như nhà báo Trần Đăng Tuấn và bạn bè dù cố gắng bằng chương trình “Cơm có thịt” chăm lo rất thực tế cho các em nhưng quả thật cũng chỉ như muối bỏ bể. Nói ra thì chua chát, nhưng hơn nửa thế kỷ sau chiến tranh vẫn phải chú ý sao cho bát cơm của trẻ em có miếng thịt, bước đi của cuộc sống sao mà chậm chạp, đủng đỉnh, vô tâm thế.
Lại quay về chuyện chở thi thể bằng xe máy kia. Hình ảnh cực kỳ phản cảm, đau xót ấy, lạ là vẫn có người coi như chuyện bình thường. Cứ nghĩ đến cảnh hai chân người chết thò khỏi chiếu phía sau xe máy trên suốt con đường dài, chả mấy ai cầm lòng được. Phận người thời buổi này mà cơ cực, bi thảm đến thế sao. Nó không chỉ đơn thuần là hình ảnh nói lên cuộc sống bần cùng của một bộ phận nhân dân mà ở góc nhìn nào đó nó còn tạo nên một bộ mặt xã hội. Gam màu xám, u tối. Có cảm giác những chính sách an sinh xã hội dường như chưa hề đến những nơi này, với những con người này. Mà lỗi không phải ở họ.
Cả một hệ thống chính trị chặt chẽ, rộng khắp; cả một bộ máy điều hành đủ các ban bệ đoàn thể có mặt ở khắp mọi nơi; cả tầng tầng lớp lớp chính sách, đường lối về an sinh xã hội, vậy mà cuối cùng vẫn hổng ra những cái lỗ rất to, lẽ ra không có. Trong vụ việc trên, thật đơn giản, nếu người dân nghèo được quan tâm thực sự, thì một chiếc xe giúp gia đình đáng thương kia đưa bệnh nhân tử vong về tận nhà nào có khó khăn gì. Vậy mà nó không xảy ra, để lại những chấn động tinh thần, bức xúc xã hội cực kỳ khủng khiếp.
Chẳng biết rồi nhà nước sẽ thấy gì từ những vụ việc “bó chiếu” như thế, nhưng thầm mong rằng sẽ có những điều chỉnh, thay đổi kịp thời về hành động, về thực thi chính sách để chấm dứt tình trạng “đắng lòng” tương tự. Xin nhớ rằng người dân đánh giá bản chất thông qua sự việc chứ không phải qua đường lối chính sách chung chung.
Nguyễn Thông
http://thongcao55.blogspot.com/2016/09/cho-xac-nguoi-bang-xe-may-buon-hon-ca.html#more
Thôi, ý thức, thái độ, tình người ở bệnh viện nói trên sẽ được Bộ Y tế và các cấp lãnh đạo quan tâm chấn chỉnh, chứ điều mà nhiều người băn khoăn còn ở những góc cạnh khác. Phía sau chuyện buồn này còn là những điều buồn hơn cả buồn.
Người dân vùng cao suốt bao năm nay luôn chịu nhiều thiệt thòi. Vẫn biết nhà nước chưa thể nhanh chóng điều hòa, cân bằng được sự chênh lệch giữa miền xuôi và miền ngược, đồng bằng và vùng núi, đô thị và vùng sâu vùng xa… nhưng mức sống quá thấp, khổ sở của dân chúng vùng cao quả thật khiến ai cũng phải nhói lòng. Họ thiếu thốn tận đáy cả vật chất lẫn tinh thần, họ ráng sức chịu đựng năm này qua năm khác chờ một tương lai sáng sủa hơn. Họ bám trụ ở miền biên viễn như những cột mốc sống khẳng định chủ quyền nơi biên giới. Họ thật thà tin vào những chính sách của nhà nước đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Chỉ có điều, chính sách thường rất đúng, rất sáng suốt, còn áp dụng vào thực tế lại vênh khá nhiều.
Nhìn đâu xa, cứ mỗi năm khai giảng năm học mới, coi hình ảnh báo chí đưa lên, nơi này nơi khác ở vùng cao trường lớp xập xệ xiêu vẹo, bàn ghế tạm bợ, thầy trò ngồi bệt xuống đất mà khai giảng, thấy mà buồn. Rồi hình ảnh những em bé dân tộc ít người quần áo rách rưới, nhem nhuốc, sống chật vật trong những “ký túc xá” dân lập, bữa ăn chỉ cốt qua quít cho xong ngày. Những người hảo tâm như nhà báo Trần Đăng Tuấn và bạn bè dù cố gắng bằng chương trình “Cơm có thịt” chăm lo rất thực tế cho các em nhưng quả thật cũng chỉ như muối bỏ bể. Nói ra thì chua chát, nhưng hơn nửa thế kỷ sau chiến tranh vẫn phải chú ý sao cho bát cơm của trẻ em có miếng thịt, bước đi của cuộc sống sao mà chậm chạp, đủng đỉnh, vô tâm thế.
Lại quay về chuyện chở thi thể bằng xe máy kia. Hình ảnh cực kỳ phản cảm, đau xót ấy, lạ là vẫn có người coi như chuyện bình thường. Cứ nghĩ đến cảnh hai chân người chết thò khỏi chiếu phía sau xe máy trên suốt con đường dài, chả mấy ai cầm lòng được. Phận người thời buổi này mà cơ cực, bi thảm đến thế sao. Nó không chỉ đơn thuần là hình ảnh nói lên cuộc sống bần cùng của một bộ phận nhân dân mà ở góc nhìn nào đó nó còn tạo nên một bộ mặt xã hội. Gam màu xám, u tối. Có cảm giác những chính sách an sinh xã hội dường như chưa hề đến những nơi này, với những con người này. Mà lỗi không phải ở họ.
Cả một hệ thống chính trị chặt chẽ, rộng khắp; cả một bộ máy điều hành đủ các ban bệ đoàn thể có mặt ở khắp mọi nơi; cả tầng tầng lớp lớp chính sách, đường lối về an sinh xã hội, vậy mà cuối cùng vẫn hổng ra những cái lỗ rất to, lẽ ra không có. Trong vụ việc trên, thật đơn giản, nếu người dân nghèo được quan tâm thực sự, thì một chiếc xe giúp gia đình đáng thương kia đưa bệnh nhân tử vong về tận nhà nào có khó khăn gì. Vậy mà nó không xảy ra, để lại những chấn động tinh thần, bức xúc xã hội cực kỳ khủng khiếp.
Chẳng biết rồi nhà nước sẽ thấy gì từ những vụ việc “bó chiếu” như thế, nhưng thầm mong rằng sẽ có những điều chỉnh, thay đổi kịp thời về hành động, về thực thi chính sách để chấm dứt tình trạng “đắng lòng” tương tự. Xin nhớ rằng người dân đánh giá bản chất thông qua sự việc chứ không phải qua đường lối chính sách chung chung.
Nguyễn Thông
http://thongcao55.blogspot.com/2016/09/cho-xac-nguoi-bang-xe-may-buon-hon-ca.html#more
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét