Giọt nước mắt ở Bình Dương
Trong khi lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, kiểm ngư và các ngư dân đang căng thẳng từng giây đấu trí với sự manh động, âm mưu thâm độc của gần trăm tàu các loại của Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam - nơi Trung Quốc đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 - để không rơi vào bẫy mà Trung Quốc giăng ra, lấy cớ lu loa - thì ở Bình Dương, Đồng Nai, TPHCM (có nhiều khu công nghiệp) lại xuất hiện một nhóm người đã mượn cớ công nhân xuống đường phản đối việc Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép, đã manh động đốt, đập phá nhiều nhà máy, gây tổn thất lớn.
Công nhân ở Bình Dương lập hàng rào bảo vệ nhà máy bằng những khẩu hiệu. Cộng đồng mạng đã lên án mạnh mẽ hành vi vi phạm pháp luật, đó không phải là hành vi biểu thị thái độ yêu nước.
Lòng yêu nước đã bị lợi dụng
Đêm 13.5 là đêm không ngủ của nhiều người dân Việt, tất cả đều dõi theo những biến động không bình thường của những cuộc xuống đường của công nhân, phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Khởi nguồn từ cuộc diễu hành ôn hòa của gần 5.000 công nhân thuộc Công ty da giày Thông Dụng đóng ở thị xã Dĩ An (Bình Dương).
Thế rồi, hiệu ứng “công nhân xuống đường” lan nhanh như vết dầu loang ở nhiều khu công nghiệp, không chỉ ở Bình Dương, sang cả Đồng Nai, TPHCM và rồi công nhân ở Thái Bình, Hải Phòng... cũng đã xuống đường. Tinh thần yêu nước của người công nhân đã bị kẻ xấu lợi dụng, kích động. Ngay sau khi nhìn thấy cảnh nhà máy bị đập phá, đốt cháy, nhiều công nhân bị ép xuống đường đã rơi nước mắt.
Chính họ đã nhận ra những kẻ đầu trò, nhưng trước sự hung hăng, thái độ hùng hổ của những đối tượng xăm trổ đầy mình, cầm theo vũ khí như dao, búa, gậy, gộc... xông vào nhà máy, lùa công nhân phải bỏ việc để xuống đường... họ đã không dám chống lại.
Trong lúc hỗn loạn, nhiều kẻ đã lợi dụng “đục nước béo cò” đập phá nhà máy, để cướp tài sản, không ít người tham gia hôi của - rất dễ dàng nhận diện qua các clip trên các mạng xã hội, nhất là diễn đàn facebook. Những kẻ quá khích, có hành vi đập phá cũng đã bị lực lượng công an bắt giữ. Dư luận đòi hỏi phải xử nghiêm những kẻ kích động, gây rối ở Bình Dương.
Cộng đồng mạng lặng đi và thấy đắng lòng khi nhìn thấy những dòng chữ viết vội dán ở cổng doanh nghiệp, nhà máy: “Tôi yêu Việt Nam”, “Vì Hoàng Sa, Trường Sa”; “Nhà máy không có cán bộ Trung Quốc”, “ Công ty Nhật Bic Japan ủng hộ Việt Nam, vì Hoàng Sa, Trường Sa”... những người công nhân ở KCN VISIP (Bình Dương) đã thức tỉnh, họ đứng ra lập thành hàng rào để bảo vệ nhà máy.
Những dòng chữ: “Bảo vệ công việc để bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa”, “Hãy bảo vệ việc làm của mọi người”... đã có sức mạnh vô hình, dập ngay âm mưu “đẩy” Việt Nam vào “bẫy” khiêu khích trước. Ngay trong đêm 13.5, trên cộng đồng mạng đã thống thiết những lời kêu gọi công nhân hãy bình tĩnh. Các nickname chia sẻ lời kêu gọi của nhà văn Văn Công Hùng “Không thể yêu nước bằng đập phá”.
Một sự thật được những người trong cuộc tố giác: Công nhân không cầm đầu, mà có một nhóm đến cả trăm người, vác cờ tổ quốc vào từng công ty, yêu cầu cho công nhân nghỉ việc vì Trung Quốc đánh đến nơi rồi, và hỏi có người Trung Quốc không để đánh, đuổi.
Nhà văn Văn Công Hùng viết: "Yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó khiến cho ai cũng phải xúc động, nhưng lợi dụng lòng yêu nước để gây rối, để kích động, nhất là trong lúc Mẹ Tổ quốc đang khó khăn, đang cần mọi người con của tổ quốc đoàn kết đồng lòng ủng hộ Chính phủ có những đối sách tốt nhất để xử lý thì đó là hành vi không thể tha thứ. Thậm chí có thể gọi là tội ác...”.
Nhà báo Nguyễn Công Thành cũng kịp đưa lên “tường” của mình hình ảnh 4 phụ nữ gương mặt đau khổ, nhẫn nại giương cao tờ giấy với những dòng chữ viết vội làm rơi nước mắt cộng đồng: “Vì bản thân, vì gia đình, hãy giữ lấy việc làm”; “Chung tay bảo vệ công ty”... những người công nhân hiểu hơn ai hết, những công ty, nhà máy đã bị các phần tử quá khích đập, đốt... ngày mai họ sẽ không có việc làm... và không biết đến bao giờ có việc làm trở lại.
Họa sĩ Nguyễn Văn Vinh đã “link” tới cộng đồng thông điệp: Hành động quá khích của một số đối tượng mấy ngày qua không những gây tác hại lớn, làm tổn thương môi trường kinh doanh, tổn thương niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào một dân tộc đầy tình cảm, hiền hậu, mà còn làm tổn thất nguồn lực của những doanh nghiệp, doanh nhân đang căng sức ra chống chọi với khó khăn khi thủy triều lạc quan của nền kinh tế đã rút xa bờ. Những tổn thương sâu sắc của những doanh nhân, những người chứng kiến tận mắt cảnh hỗn loạn đó sẽ còn dai dẳng, còn di hại lâu dài vào niềm tin kinh doanh.
Bảo vệ công việc là bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa
Tổng giám đốc một doanh nghiệp là người Trung Quốc đã nghẹn ngào nói trong nước mắt với những người công nhân đang làm việc ở công ty: Tôi sang Việt Nam làm kinh tế, sống với các bạn mấy năm trời, các bạn đã hiểu tôi. Tôi không làm chính trị, không đại diện cho nhà cầm quyền Trung Quốc. Tôi cảm phục lòng yêu nước của các bạn. Và những người công nhân đã ôn hòa diễu hành, bày tỏ thái độ yêu nước trong trật tự.
Diễu hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc có hành động xâm phạm vùng biển Việt Nam của những người công nhân, nhân dân trên mọi miền tổ quốc sẽ còn diễn ra, một khi Trung Quốc vẫn chưa rút giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, lòng yêu nước cần được bày tỏ với thái độ kiên quyết, bình tĩnh, cộng đồng mạng và những người yêu nước chân chính vẫn đang truyền tải thông điệp với những khẩu hiệu “ Diễu hành, biểu tình bất bạo động là hành vi yêu nước thực sự”; “Cần kêu gọi người dân yêu nước có trách nhiệm”; “Hãy yêu nước đúng cách và hành động sáng suốt”.
Và chỉ ngày hôm sau thôi, cộng đồng mạng không khỏi xót xa khi hình ảnh những người công nhân mặt buồn rười rượi, có người đã bật khóc, đứng ngoài cổng nhà máy, xí nghiệp tuyên bố ngừng hoạt động. Giọt nước mắt của những công nhân lao động ở Bình Dương trong những ngày này làm lay động trái tim cộng đồng. Những người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp hãy lấy sự kiện Bình Dương hôm nay làm bài học khi thể hiện lòng yêu nước.
Hơn lúc nào hết, nhân dân cả nước sát cánh, đồng hành cùng Đảng, Chính phủ trên con đường bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đất nước chúng ta chiến thắng giặc ngoại xâm chính là nhờ biết “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy trí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi).
Lòng yêu nước đã bị lợi dụng
Đêm 13.5 là đêm không ngủ của nhiều người dân Việt, tất cả đều dõi theo những biến động không bình thường của những cuộc xuống đường của công nhân, phản đối và yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Khởi nguồn từ cuộc diễu hành ôn hòa của gần 5.000 công nhân thuộc Công ty da giày Thông Dụng đóng ở thị xã Dĩ An (Bình Dương).
Thế rồi, hiệu ứng “công nhân xuống đường” lan nhanh như vết dầu loang ở nhiều khu công nghiệp, không chỉ ở Bình Dương, sang cả Đồng Nai, TPHCM và rồi công nhân ở Thái Bình, Hải Phòng... cũng đã xuống đường. Tinh thần yêu nước của người công nhân đã bị kẻ xấu lợi dụng, kích động. Ngay sau khi nhìn thấy cảnh nhà máy bị đập phá, đốt cháy, nhiều công nhân bị ép xuống đường đã rơi nước mắt.
Chính họ đã nhận ra những kẻ đầu trò, nhưng trước sự hung hăng, thái độ hùng hổ của những đối tượng xăm trổ đầy mình, cầm theo vũ khí như dao, búa, gậy, gộc... xông vào nhà máy, lùa công nhân phải bỏ việc để xuống đường... họ đã không dám chống lại.
Trong lúc hỗn loạn, nhiều kẻ đã lợi dụng “đục nước béo cò” đập phá nhà máy, để cướp tài sản, không ít người tham gia hôi của - rất dễ dàng nhận diện qua các clip trên các mạng xã hội, nhất là diễn đàn facebook. Những kẻ quá khích, có hành vi đập phá cũng đã bị lực lượng công an bắt giữ. Dư luận đòi hỏi phải xử nghiêm những kẻ kích động, gây rối ở Bình Dương.
Cộng đồng mạng lặng đi và thấy đắng lòng khi nhìn thấy những dòng chữ viết vội dán ở cổng doanh nghiệp, nhà máy: “Tôi yêu Việt Nam”, “Vì Hoàng Sa, Trường Sa”; “Nhà máy không có cán bộ Trung Quốc”, “ Công ty Nhật Bic Japan ủng hộ Việt Nam, vì Hoàng Sa, Trường Sa”... những người công nhân ở KCN VISIP (Bình Dương) đã thức tỉnh, họ đứng ra lập thành hàng rào để bảo vệ nhà máy.
Những dòng chữ: “Bảo vệ công việc để bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa”, “Hãy bảo vệ việc làm của mọi người”... đã có sức mạnh vô hình, dập ngay âm mưu “đẩy” Việt Nam vào “bẫy” khiêu khích trước. Ngay trong đêm 13.5, trên cộng đồng mạng đã thống thiết những lời kêu gọi công nhân hãy bình tĩnh. Các nickname chia sẻ lời kêu gọi của nhà văn Văn Công Hùng “Không thể yêu nước bằng đập phá”.
Một sự thật được những người trong cuộc tố giác: Công nhân không cầm đầu, mà có một nhóm đến cả trăm người, vác cờ tổ quốc vào từng công ty, yêu cầu cho công nhân nghỉ việc vì Trung Quốc đánh đến nơi rồi, và hỏi có người Trung Quốc không để đánh, đuổi.
Nhà văn Văn Công Hùng viết: "Yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng, nó khiến cho ai cũng phải xúc động, nhưng lợi dụng lòng yêu nước để gây rối, để kích động, nhất là trong lúc Mẹ Tổ quốc đang khó khăn, đang cần mọi người con của tổ quốc đoàn kết đồng lòng ủng hộ Chính phủ có những đối sách tốt nhất để xử lý thì đó là hành vi không thể tha thứ. Thậm chí có thể gọi là tội ác...”.
Nhà báo Nguyễn Công Thành cũng kịp đưa lên “tường” của mình hình ảnh 4 phụ nữ gương mặt đau khổ, nhẫn nại giương cao tờ giấy với những dòng chữ viết vội làm rơi nước mắt cộng đồng: “Vì bản thân, vì gia đình, hãy giữ lấy việc làm”; “Chung tay bảo vệ công ty”... những người công nhân hiểu hơn ai hết, những công ty, nhà máy đã bị các phần tử quá khích đập, đốt... ngày mai họ sẽ không có việc làm... và không biết đến bao giờ có việc làm trở lại.
Họa sĩ Nguyễn Văn Vinh đã “link” tới cộng đồng thông điệp: Hành động quá khích của một số đối tượng mấy ngày qua không những gây tác hại lớn, làm tổn thương môi trường kinh doanh, tổn thương niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài vào một dân tộc đầy tình cảm, hiền hậu, mà còn làm tổn thất nguồn lực của những doanh nghiệp, doanh nhân đang căng sức ra chống chọi với khó khăn khi thủy triều lạc quan của nền kinh tế đã rút xa bờ. Những tổn thương sâu sắc của những doanh nhân, những người chứng kiến tận mắt cảnh hỗn loạn đó sẽ còn dai dẳng, còn di hại lâu dài vào niềm tin kinh doanh.
Bảo vệ công việc là bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa
Tổng giám đốc một doanh nghiệp là người Trung Quốc đã nghẹn ngào nói trong nước mắt với những người công nhân đang làm việc ở công ty: Tôi sang Việt Nam làm kinh tế, sống với các bạn mấy năm trời, các bạn đã hiểu tôi. Tôi không làm chính trị, không đại diện cho nhà cầm quyền Trung Quốc. Tôi cảm phục lòng yêu nước của các bạn. Và những người công nhân đã ôn hòa diễu hành, bày tỏ thái độ yêu nước trong trật tự.
Diễu hành phản đối nhà cầm quyền Trung Quốc có hành động xâm phạm vùng biển Việt Nam của những người công nhân, nhân dân trên mọi miền tổ quốc sẽ còn diễn ra, một khi Trung Quốc vẫn chưa rút giàn khoan Hải Dương 981.
Tuy nhiên, lòng yêu nước cần được bày tỏ với thái độ kiên quyết, bình tĩnh, cộng đồng mạng và những người yêu nước chân chính vẫn đang truyền tải thông điệp với những khẩu hiệu “ Diễu hành, biểu tình bất bạo động là hành vi yêu nước thực sự”; “Cần kêu gọi người dân yêu nước có trách nhiệm”; “Hãy yêu nước đúng cách và hành động sáng suốt”.
Và chỉ ngày hôm sau thôi, cộng đồng mạng không khỏi xót xa khi hình ảnh những người công nhân mặt buồn rười rượi, có người đã bật khóc, đứng ngoài cổng nhà máy, xí nghiệp tuyên bố ngừng hoạt động. Giọt nước mắt của những công nhân lao động ở Bình Dương trong những ngày này làm lay động trái tim cộng đồng. Những người công nhân đang làm việc tại các khu công nghiệp hãy lấy sự kiện Bình Dương hôm nay làm bài học khi thể hiện lòng yêu nước.
Hơn lúc nào hết, nhân dân cả nước sát cánh, đồng hành cùng Đảng, Chính phủ trên con đường bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc. Đất nước chúng ta chiến thắng giặc ngoại xâm chính là nhờ biết “Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy trí nhân để thay cường bạo” (Nguyễn Trãi).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét