Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Hôi của là... thói quen?

Hôi của là... thói quen?
TTO - Sự việc nhiều người "hôi của" khi ông Vũ Trường Chính bị móc túi, giằng co với kẻ gian khiến tiền bay khắp đường vào ngày 16-10, tại quận 3 TP.HCM, một lần nữa khiến dư luận suy ngẫm về sự vô cảm, tư lợi bất chính.
Hình ảnh nhiều người "hôi của" trong vụ việc một người đàn ông bị
giật giỏ xách, tiền rơi tung tóe tại TP.HCM vào tháng 6-2011 - Ảnh: TTO
Việc "hôi của" vốn không là chuyện lạ, bởi trước đó, đã có nhiều vụ hôi của khi xe chở nhớt bị lật, khi xe container chở bia chẳng may bị đổ ào xuống cầu vượt hay xe tải chở thức ăn gia cầm bị lật xuống ruộng.
Vì đâu thấy người bị nạn không giúp đỡ, lại còn công khai "nhặt" tiền bạc, tài sản của họ làm của riêng, khiến tổn thất của nạn nhân càng nặng nề hơn? Liệu "hôi của" có là thói quen, là điều bình thường trong suy nghĩ của một số người?
Tuổi Trẻ Online trích đăng một số ý kiến.

Cách hành xử thật đau lòng

Trong câu chuyện Một giám đốc bị móc túi lấy 50 triệu, thật đau lòng về hành xử của những con người như vậy. Thôi chúng tôi nên cẩn thận từ đầu tới cuối. Trong câu chuyện được kể, tôi không biết anh còn nhớ biển số xe, hình ảnh người thanh niên cướp tiền?

Thêm một sự việc làm tổn thương danh tiếng "Người Sài Gòn trượng nghĩa". Lo thay! - NGUYỄN PHONG
Và hơn hết theo tôi, trong sự việc này có thể những tên cướp đã theo dõi anh, biết hoặc thấy anh bỏ tiền vào túi trên đường đi.
Tôi khuyên những ai giao dịch số tiền lớn nên cẩn thận từ trong nhà, không để ai thấy mình, và cũng không nên bỏ tiền trong túi như nhân vật, mà từ trong nhà bỏ vào xe hoặc túi kín không để ai phát hiện.
BÙI NHẬT TRƯỜNG

Tòa án lương tâm sẽ phán xét
Hành động hôi của của người khác một cách trắng trợn như thế này lần đầu tiên trong đời tôi nghe thấy. Hành động này như các bạn nói đúng ra là phải gọi là ăn cướp mới phải.
Thành ngữ và ca dao của dân tộc ta đã đúc kết và răn dạy về cách sống như "giấy rách phải giữ lấy lề", "một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ", "lá lành đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn" hay "nhặt được của rơi trả người đánh mất" hay "thương người như thể thương thân"... rất nhiều. Người Việt Nam là người sống trọng tình nghĩa: "Nghèo nhân nghèo nghĩa thì lo, nghèo tiền nghèo bạc chẳng cho là nghèo".
Chẳng có tòa án nào có thể phán xét được hành động của những người hôi của này ngoài tòa án lương tâm của chính họ.
HALAITHITHU

Xấu hổ
Ước gì có ai đó quay được cảnh những người hôi của này để cho con cái, hàng xóm láng giềng và đồng nghiệp biết về hành động đáng xấu hổ của họ.
VINH

Hôi của = thiếu văn hóa!
Tại sao ở thời này vẫn còn nhiều người có những hành động thiếu văn hóa đến thế? Gặp người bị nạn trên đường không cứu mà cò tranh cướp tài sản của người ta. Tình người tệ quá!
TRẦN DUNG 

Hãy từ bỏ tính xấu
Tôi từng chứng kiến những người hôi của khi người khác gặp nạn và rất xấu hổ có khi có người nước ngoài chứng kiến. Tại sao? Ngàn lần hỏi như thế nhưng không thể nào trả lời nổi vì không hiểu được những người kia nghĩ gì. Xin hah4y từ bỏ tính xấu đó.
HUỲNH MY

Đạo tặc
Cùng là người Việt Nam mà sao mọi người lại không giúp đỡ nhau trong hoạn nạn? Đâu phải tới nỗi "bần cùng sinh đạo tặc" thế kia!
EMILY NGUYEN
Quá đáng khinh
10/19/2013 12:59:53 AM
Hôi của chỉ là thói quen của những kẻ thiếu nhân tính thôi. Là người không ai lại đối xử thế với đồng loại. Nhìn thấy người khác gặp nạn không giúp được là đã thấy áy náy trong lòng nỡ lòng nào lại đi hôi của, nhìn thấy người bị cướp nhưng không mất của mừng cho họ không hết chứ nỡ nào lại đi nhặt tiền của họ cho vào túi mình. Không có từ nào đủ để nói lên sự khinh miệt của tôi đối với thành phần này.
THÀNH NHÂN
Ý thức hành vi con người chưa phân biệt được tốt - xâu..đúng - sai...
10/18/2013 10:52:32 PM
Ý thức hành vi con người chưa phân biệt tốt-xấu...Văn hóa ứng xử con người chưa được nâng cao...một phần là do nền giáo dục chưa ý thức được trách nhiệm vai trò của mình. Đối với ý thức văn hóa bản sắc của dân tộc sẽ ảnh hưởng tới cái nhìn văn hóa Quốc gia trong con mắt của cộng đồng Quốc Tế.

Đạo đức xuống cấp
Chán không nói nổi. Mở miệng là mất quan điểm, nào là xúc phạm dân tộc, đất nước... Thực tình trên dưới chục năm gần đây tôi thấy con người chúng ta có thể nói là quá xuống dốc (Dĩ nhiên không phải tất cả) xong qua giao tiếp qua vấn nạn, và tệ nạn XH tôi nghiệm ra một điều: thế giới và loài người ngày càng văn minh lên, trong khi đó chúng ta có cải thiện về đời sống vật chất nhưng đạo đức thì không còn gì để nói.
LÊ THÀNH

Họ còn nguy hiểm hơn bọn cướp giật!
Thật không thể hiểu nổi trong xã hội hiện nay vẫn còn những người táng tận lương tâm đến như thế? Thấy người gặp nạn, thấy việc bất bình không những không ra tay giúp đỡ, bắt kẻ xấu mà còn tranh thủ hôi của, đó là hành vi vô đạo đức không thể chấp nhận được. Kẻ xấu còn biết sợ người tốt, biết sợ pháp luật nên khi bị phát hiện thì tìm cách bỏ chạy. Còn những người này họ ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trước nỗi đau của đồng loại và trước sự chứng kiến của biết bao người. Đó chính là những kẻ cướp thật sự và còn nguy hiểm hơn rất nhiều lần những kẻ cướp đã bỏ chạy kia. Không biết họ sẽ giải thích sao với gia đình, bạn bè, con cái về những đồng tiền mà họ cướp được từ những kẻ cướp khác? Vẫn biết đó chỉ là số ít nhưng sao vẫn thấy đau lòng và nhục nhã quá!
LƯU HỮU PHÚ

Hành vi xấu cần lên án
Lên án những kẻ xấu lợi dụng cơ hội khi người gặp nạn không giúp đỡ mà còn gây thêm thiệt hại cho người. Thử xem lại bản thân minh khi gặp nạn mà người khác "hôi của" minh có chấp nhận được không?

Tòa án lương tâm của con người ở dâu, tình người ở đâu, tại sao lương tâm con người lại như vậy? Nguyên nhân bắt nguồn tư đâu mà con người vô cảm như vậy?
LÂM VŨ HƯNG

Nhân cách con người tính bằng tiền
Nhặt được 10 đồng của hôi cũng không bằng 1 đồng mình làm ra, tính ra nhân cách con người cũng rẻ thật, chỉ đáng vài đồng rơi rớt ngoài đường

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét