Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Uống nước cam lúc nào tốt nhất?

Uống nước cam lúc nào tốt nhất?

7 lý do bạn nên uống nước cam vào buổi sáng, Ẩm thực, suc khoe, nuoc cam, sinh to, chat beo, trai cay, vitamin

Cam là loại quả thường dùng vắt lấy nước để uống, nó có chứa đường, a-xít hữu cơ, tinh dầu gồm isoamylic, geraniol, teryrineol… Cam có vị ngọt, chua, tính mật, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mật phổi, tiêu đờm và lợi tiểu. Là nước giải khát bổ dưỡng rất tốt, nhưng không phải ai cũng nên dùng và càng không thể thích uống lúc nào cũng được. Nhiều người nghĩ rằng, nước cam tốt, nên có thể uống thoải mái, uống vào lúc nào cũng được. Thực tế thì không như vậy, nước cam có thể rất tốt với người này nhưng lại không tốt cho người khác. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm; và nước cam có tác dụng nhuận tràng nên nếu bạn bị tiêu chảy thì nên pha loãng chúng với nước và uống từng chút một thôi.
Sau khi ăn sáng uống 1 ly nước cam có nên không? Khi bạn vừa ăn sáng xong mà uống ngay một cốc nước cam đúng là không có lợi. Vì, trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu. Cũng không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. 
Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ.
Nước cam hay nước cam épnước cam vắt là một loại thức uống phổ biến được làm từ cam bằng cách chiết xuất nước từ trái cam tươi bằng việc vắt hay ép đó là một loại nước cam tươi. Đối với các sản phẩm nước cam được sản xuất theo kiểu công nghiệp, nước cam được chế biến có cho thêm các phụ gia, bảo quản rồi đóng chai hoặc hộp giấy để tiêu thụ. Nước cam có chứa flavonoid có lợi cho sức khỏe và là một nguồn cung cấp các chất chống oxy hóa hesperidin. Đồng thời trong nước cam có chứa nhiều vitamin C[2], có tác dụng tăng cường đề kháng, chống mệt mỏi. Nước cam thường có sự thay đổi giữa màu cam và màu vàng, mặc dù một số màu đỏ ruby ​​hoặc màu cam giống màu đỏ cam hoặc thậm chí hơi hồng.
Trong sản xuất công nghiệp, nước cam được chế biến theo quy trình quy mô, cam tươi được tập trung với số lượng lớn sau đó được vắt hoặc ép lấy nước, nước cam được tiệt trùng và lọc bỏ các tép cam hay cặn bã trước cho bốc hơi trong chân không và nhiệt. Sau khi loại bỏ hầu hết các phân tử nước, nước cam cô đặc khoảng 65% đường tính theo trọng lượng, sau đó được lưu trữ vào khoảng 10 ° F (-12 ° C). Sau đó được pha loãng bằng cách thêm nước lọc.
Tại Mỹ, các thương hiệu lớn kinh doanh nước cam là Tropicana (thuộc sở hữu của PepsiCo Inc ), sở hữu gần 65% thị phần. Tropicana cũng hiện diện ở châu Mỹ Latinhchâu Âu và Trung Á.
Ở Trung Quốc, có việc pha chế một loại phụ gia thực phẩm thành nước cam ép, nước cam tươi bán ngoài phố việc pha chế băng cách dùng nước đun sôi để nguội đổ vào một hỗn hợp gồm một chút thứ bột phẩm màu có màu vàng đỏ như cà rốt, hương vị cam rồi khuấy đều. Nước nhanh chóng chuyển thành màu giống như nước cam tươi, mùi hương cũng như cam thật[3].
Ở Việt Nam, nước cam tại nhiều quán đang được chế biến từ một loại bột hóa học có màu vàng tươi, được bán theo cân với giá siêu rẻ. Công thức gồm pha muỗng bột cam này và một chút đường vào chiếc cốc thủy tinh, sau đó đổ nước lọc, khuấy đều và cho đá vào. Nước nhanh chóng chuyển sang màu vàng tươi giống màu nước cam. Tuy nhiên, nếu tinh mắt sẽ thấy màu vàng của nước cam sẽ thẫm hơn so với màu vàng của loại nước cam pha chế từ bột cam này. Vị của cốc nước cam cũng không ngọt mát như cam tươi, mà hơi chát và ngang. Giá của mỗi cân bột cam rất rẻ[4].
Trong nước cam có chứa đường, a cid hữu cơ, tinh dầu gồm isoamylic, geraniol, teryrineol… nước cam có vị ngọt, chua, tính mật, có tác dụng giải khát, sinh tân dịch, mật phổi, tiêu đờm và lợi tiểu.[5] Là nước giải khát bổ dưỡng. ngoài ra uống nhiều nước cam còn giúp tóc khỏe.[6] Tuy nhiên không nên uống nước cam khi đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm[7]. Nước cam có thể phá hủy lớp men răng tới 84% khiến răng bị hỏng hoàn toàn[8]. Có nghiên cứu còn cho rằng những phụ nữ uống 2 ly nước cam/ngày sẽ có nguy cơ bị gout cao gấp 2 lần, tương tự như uống 2 lon nước ngọt có đường, cứ một cốc nước cam làm tăng nguy cơ lên 40%[9].
Khi ăn bữa sáng không nên uống nước cam vì trong nước cam có hàm lượng đường cao, nếu uống ngay sau khi ăn sáng làm cho đường lên men, gây sình hơi, tức bụng rất khó chịu và không nên uống nước cam vào buổi tối, do nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, dễ gây đi tiểu đêm làm mất ngủ. Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ[10]
thay vì uống nước cam thì hãy sử dụng cam tươi[5] Ngoài ra không nên cất giữ nước cam trong thời gian dài vì nước cam để lâu sẽ bị mất hết giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin C. Nếu cất giữ nước cam trong thời gian nửa năm thì hàm lượng vitamin C trong nước cam sẽ mất hết[11].
Các chuyên gia sức khỏe ở Anh cho rằng: chỉ cần uống một ly nước cam mỗi ngày có thể giúp cải thiện làn da, tóc và móng tay vì am chứa nhiều vitamin C, kali và a xít folic. Vitamin C cần thiết trong quá trình sản sinh ra collagen cùng với siêu dưỡng chất lutein, những chất trì hoãn quá trình lão hóa da. Sắc tố vàng trong cam có liên quan tới việc giảm tổn hại ở da do ánh nắng mặt trời gây ra, đồng thời được cho cải thiện độ đàn hồi của da[12].
Uống nước cam vắt sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C nhưng nước cam lại không chứa lượng chất xơ cần thiết như múi cam tươi.
Cam là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical. Đây không chỉ là loại trái cây ưa thích của nhiều người mà nó còn có tác dụng trong việc giải nhiệt, thoả cơn khát khi vận động với cường độ cao, tăng cường hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn nhiều cam, quýt có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày… rất thấp.
Bên cạnh các chất dinh dưỡng trong nước cam, ăn cả múi cam còn cung cấp lượng chất xơ lớn, rất có lợi cho tiêu hoá.

Một phần chất xơ trong múi cam được hấp thu vào máu, phần lớn còn lại không được tiêu hoá sẽ giúp loại bỏ khỏi cơ thể những chất thải bẩn và độc hại, tạo môi trường tốt cho vi sinh có lợi trong đường ruột phát triển, hạn chế vi trùng gây hại và phòng tránh một số bệnh đường ruột, nhất là ung thư ruột.

Ngoài ra, chất xơ còn có khả năng quét bỏ những cholesterol thừa trong ống tiêu hoá, làm giảm nguy cơ rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch. Đối với người bị đái tháo đường, chất xơ sẽ giúp làm chậm tăng đường huyết.

Không những cung cấp lượng chất xơ lớn mà các synephrine alkaloid dưới vỏ cam còn có thể làm giảm sản xuất cholesterol ở gan.

  1. ^ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120801/quyen-ru-hon-nho-nuoc-cam.aspx
  2. ^ 7 lý do bạn nên uống nước cam vào buổi sáng - am thuc 24h
  3. ^ Giật mình với nước cam ép giả ở Trung Quốc
  4. ^ Choáng với nước cam chế từ… bột hóa học - XãLuận.com Tin Nóng
  5. a b Ăn cam tươi tốt hơn uống nước cam | LAODONG
  6. ^ Uống nhiều nước cam giúp tóc khỏe
  7. ^ Lưu ý khi uống nước quả ép - Sức khỏe - Dân trí
  8. ^ Nước cam phá hủy hàm răng như thế nào? | LAODONG
  9. ^ Nước cam làm tăng nguy cơ gout ở nữ giới - Sức khỏe - Dân trí
  10. ^ Uống nước cam lúc nào tốt nhất?
  11. ^ Có nên cất giữ nước cam? | Sức khỏe | giadinh.net.vn
  12. ^ http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120801/quyen-ru-hon-nho-nuoc-cam.aspx



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét