Thứ Bảy, 4 tháng 2, 2012

20 quốc gia có chi tiêu công lớn nhất thế giới

20 quốc gia có chi tiêu công lớn nhất thế giới

Với hơn 6.000 tỷ USD năm 2010, Mỹ là quốc gia chi tiêu công lớn nhất thế giới. Sát phía sau là Nhật Bản, Đức, Pháp và Trung Quốc.

 10 quốc gia có nguy cơ chìm trong nợ
 Những khách sạn đắt nhất thế giới

Năm 2005, tổng chi của chính phủ trên toàn thế giới là 10.382 tỷ USD, nhưng đến năm 2010, con số này đã gần như gấp đôi với 20.638 tỷ USD. Các chuyên gia dự đoán đến cuối năm 2011, tổng chi chính phủ toàn thế giới sẽ chạm mức 23.995 tỷ USD, bất chấp các biện pháp thắt lưng buộc bụng đang được Mỹ và châu Âu áp dụng. Tỷ lệ chi tiêu công trên GDP có xu hướng cao hơn ở các nền kinh tế phương Tây.

20. Ba Lan

Tổng chi tiêu chính phủ: 220,57 tỷ USD (tương đương 46,35% GDP)

19. Hàn Quốc

Tổng chi tiêu chính phủ: 230,71 tỷ USD (21,294% GDP).

18. Thụy Sĩ

Tổng chi tiêu chính phủ: 231,84 tỷ USD (34,383% GDP).

Nghĩ về cột mốc 2020

Nghĩ về cột mốc 2020

04/02/2012 12:20:34
Ở cột mốc 2020, Việt Nam dự tính sẽ trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mục tiêu này được ghi trong các văn kiện chính thức, được thường xuyên nhắc đến trên các phương tiện thông tin, nhưng ít thấy đâu bàn rõ nội hàm của nó là gì? Nhất là cụm từ “theo hướng hiện đại” nên hiểu thế nào?
Theo thống kê mới nhất của UNDP, thu nhập bình quân trên đầu người Việt Nam hiện nay là 2.800 USD/năm (tính theo sức mua và giá trị USD năm 2005), thuộc 52 nước nghèo nhất thế giới. Nếu trong những năm tới ta cố gắng duy trì tốc độ tăng trưởng GDP 7 – 8%/năm, thì sau tám năm nữa, người Việt vẫn cứ nghèo hơn người Thái Lan và người Trung Quốc hiện nay, khoảng 7.500 USD/năm. Với tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc trên 10%/năm như những năm gần đây, chênh lệch mức sống giữa ta và họ sẽ còn doãng rộng ra nữa vào năm 2020.
Nếu căn cứ vào chỉ số phát triển con người (hdi) của Liên hiệp quốc, thì hiện nay Việt Nam xếp ở vị trí thứ 128 trong số 187 quốc gia, trên Lào và Campuchia mười bậc, nhưng dưới rất nhiều nước trong vùng như Indonesia (124), Philippines (112), Thái Lan (103), Trung Quốc (101), Malaysia (61), Hàn Quốc (15)… Từ nhiều năm nay chúng ta vẫn quanh quẩn ở vị trí này, sau tám năm nữa chắc tình hình sẽ không thể cải thiện hơn nhiều, bởi không riêng gì Việt Nam, các nước khác đều phát triển.
Chỉ số hdi phối hợp cả ba mặt phát triển cơ bản của con người bao gồm mức sống, học vấn và tuổi thọ trung bình. Ở đây người ta xem con người phát triển trên nhiều mặt chứ không chỉ đuổi theo thu nhập đơn thuần. Theo kết quả vừa công bố cho năm 2011, Na Uy có chỉ số phát triển con người cao nhất thế giới. Đứng cuối bảng là Cộng hoà dân chủ Congo.
Giữa hai đầu mút này là 185 nước trải dài trên những cung bậc khác nhau, từ lạc hậu đến hiện đại. Trong nhóm 30 nước dẫn đầu, ngoài các nước Tây Âu và Bắc Mỹ từng bắt đầu công nghiệp hoá từ vài thế kỷ trước, còn có Nhật Bản, ba nước và lãnh thổ Đông Á mới trỗi dậy là Hàn Quốc, Hong Kong và Singapore. Đương nhiên họ được xem như hình mẫu hiện đại mà nhiều nước khác muốn vươn tới.
  
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Rất dễ nhận ra những đặc điểm bề ngoài phân biệt các nước hiện đại với các nước kém phát triển do có sự chênh lệch rất lớn về mức sống, dân trí và những điều kiện bảo đảm sức khoẻ cho người dân (bao gồm cả chất lượng môi trường sống).
Nhưng những nhân tố “bên trong” làm nên sự hiện đại lại khó lượng hoá, cho nên phải nhận dạng ra chúng để thấy rõ những nước hiện đại đã đi lên bằng con đường nào. Những nhân tố ấy phản ảnh quyền hạn và nghĩa vụ của các chủ thể trong xã hội, mối tương tác giữa con người, cộng đồng, nhà nước, môi trường tự nhiên, và giữa các nước với nhau trong thời đại toàn cầu hoá. Từ đây, có thể thấy ba đặc điểm của một quốc gia hiện đại:

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

Top five regrets of the dying

Top five regrets of the dying 

(5 ĐIỀU HỐI TIẾC NHẤT LÚC SẮP LÌA TRẦN)

A nurse has recorded the most common regrets of the dying, and among the top ones is 'I wish I hadn't worked so hard'. What would your biggest regret be if this was your last day of life?  
guardian.co.uk,

The top five regrets of the dying
A palliative nurse has recorded the top five regrets of the dying. 
Photograph: Montgomery Martin/Alamy

There was no mention of more sex or bungee jumps. A palliative nurse who has counselled the dying in their last days has revealed the most common regrets we have at the end of our lives. And among the top, from men in particular, is 'I wish I hadn't worked so hard'.
Bronnie Ware is an Australian nurse who spent several years working in palliative care, caring for patients in the last 12 weeks of their lives. She recorded their dying epiphanies in a blog called Inspiration and Chai, which gathered so much attention that she put her observations into a book called The Top Five Regrets of the Dying.
Ware writes of the phenomenal clarity of vision that people gain at the end of their lives, and how we might learn from their wisdom. "When questioned about any regrets they had or anything they would do differently," she says, "common themes surfaced again and again."
Here are the top five regrets of the dying, as witnessed by Ware:
1. I wish I'd had the courage to live a life true to myself, not the life others expected of me.
"This was the most common regret of all. When people realise that their life is almost over and look back clearly on it, it is easy to see how many dreams have gone unfulfilled. Most people had not honoured even a half of their dreams and had to die knowing that it was due to choices they had made, or not made. Health brings a freedom very few realise, until they no longer have it."
2. I wish I hadn't worked so hard.

Thứ Năm, 2 tháng 2, 2012

Nên đầu tư vào đâu?

Nên đầu tư vào đâu?

Thứ Tư, 01/02/2012 23:58

Một số chính sách tích cực của Nhà nước từ đầu năm nay đối với thị trường vàng, chứng khoán và bất động sản khiến giới kinh doanh tiếp tục nuôi kỳ vọng và rót tiền đầu tư vào ba lĩnh vực này

Kỳ 1:
Vàng tiếp tục gây sóng gió
Xu hướng tăng giá trong dài hạn của vàng vẫn được duy trì và sẽ có những kỷ lục giá mới trong năm 2012
Những ngày đầu năm mới, giá vàng quốc tế tăng trở lại, lên mức hơn 1.700 USD/ounce (46 triệu đồng/lượng), báo hiệu những cơn sốt giá trong thời gian tới.
Nhìn dầu, hiểu vàng!
Để nhìn nhận xu hướng giá vàng, chúng ta cần tham chiếu triển vọng giá dầu quốc tế - yếu tố căn bản của lạm phát thế giới và giá vàng về lâu dài, cũng như một số yếu tố tài chính thế giới mới nhất trong vài tháng qua.
Giá dầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tình hình địa - chính trị trên thế giới. Sự kiện quan trọng liên quan tới vấn đề nhiên liệu chính là nhu cầu năng lượng theo đà phục hồi tăng trưởng của Mỹ hiện nay cũng như diễn biến của cơn bão nợ công ở châu Âu. Về phía cung, các sự kiện địa - chính trị có thể sẽ xác định hướng đi của thị trường, trong đó các giao dịch tiềm năng giữa Iran, Mỹ và châu Âu sẽ là mối quan tâm hàng đầu của giới đầu tư. Đặc biệt, cơn khủng hoảng eo biển Hormuz nếu nổ bùng thành cuộc chiến thì có thể đưa giá dầu dễ dàng vượt qua kỷ lục cũ là 147 USD/thùng.
Theo SEB Commodity Research, giá dầu thô sẽ tiếp tục tăng trong năm 2012, dầu Brent sẽ xoay quanh ngưỡng USD 114/thùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng dự đoán giá dầu sẽ chắc chắn tăng mạnh. TD Securities dự đoán dầu thô WTI sẽ có mức trung bình chỉ 95 USD/thùng và dầu Brent là 105 USD/thùng. Tương tự, Morgan Stanley cho rằng giá dầu Brent sẽ dao động quanh 100 USD/thùng trong năm 2012.
Hai kịch bản cho giá dầu trong tương lai như sau:
Tăng: Giá dầu sẽ tăng nếu khủng hoảng Hormuz xảy ra trong trường hợp Israel tấn công Iran, tình hình nợ của EU được cải thiện và kinh tế khu vực đồng euro mạnh hơn dự đoán hiện nay, nền kinh tế Mỹ bắt đầu phát triển nhanh hơn kỳ vọng (lĩnh vực ngân hàng mạnh mẽ hơn hoặc thị trường việc làm Mỹ bắt đầu khởi sắc). Chỉ cần 2 trong những yếu tố trên xuất hiện, giá dầu có thể leo lên vùng 120 – 130 USD/thùng.
Giảm: Giá dầu rất dễ rơi vào vùng giảm khi khối EU tan rã và kinh tế châu Âu suy giảm mạnh, OPEC gỡ bỏ hạn ngạch, thời tiết mùa đông ở Bắc Mỹ dễ chịu thay vì xấu hoặc không có cơn bão ở Vịnh Mexico khiến họ phải đóng cửa sản xuất. Điều này cũng có nghĩa rằng giá dầu có thể sẽ xuống dưới 100 USD/thùng.

Thắt chặt tiền tệ quá mức là bóp nghẹt nền kinh tế?

Thắt chặt tiền tệ quá mức là bóp nghẹt nền kinh tế?


(Tamnhin.net) - Để vừa kiềm chế được lạm phát, vừa giữ được sự ổn định và tăng trưởng kinh tế ở mức cao là vấn đề hết sức khó khăn, đòi hỏi phải cân nhắc thận trọng đến cách thức thực hiện. Việc kiềm chế lạm phát không nên tiếp tục theo cách cố thắt chặt tiền tệ hết mức có thể. Vì việc đó chẳng khác nào “bóp nghẹt” nền kinh tế. 


Khẳng định quyết tâm kiềm chế lạm phát của Chính phủ là hoàn toàn đúng đắn, nhưng TS. Bùi Đức Thụ, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội, cho rằng với cách thắt chặt tiền tệ hiện nay sẽ dẫn đến sự ngột ngạt cho cả nền kinh tế.

Ông Bùi Đức Thụ cho biết, trong các năm 2009 - 2010, tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng tăng quá nhanh, riêng dư nợ tín dụng tăng trên 30%/năm, trong khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2009 chỉ tăng 5,32%, năm 2010 tăng 6,78% và năm 2011 tăng 5,89%. Tình hình này đã tác động đến các cân đối lớn của nền kinh tế, đặc biệt đã đẩy lạm phát năm 2011 lên trên 18% so với cuối năm 2010.

Nếu không thực hiện các biện pháp mạnh như thắt chặt tài khóa (giảm chi tiêu công, giảm bội chi ngân sách nhà nước...) và thắt chặt tiền tệ (giảm tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán và tốc độ tăng dư nợ tín dụng) thì lạm phát ở nước ta sẽ ở mức cao hơn nhiều.

Năm 2011, sự giảm mạnh tốc độ tăng trưởng tiền tệ này đã khiến sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhất là vào cuối quý 3 và đầu quý 4. Việc thắt chặt tiền tệ không chỉ làm cho quy mô tín dụng giảm, các doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, mà còn phải chịu mức lãi suất cao, thậm chí có thời điểm lên trên 20%/năm.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh, tăng GDP năm 2011 khoảng 5,89% so với tốc độ tăng trưởng 6,78% của năm 2010.

Quyết tâm kiềm chế lạm phát của Chính phủ, cũng như những giải pháp như Nghị quyết 11/NQ-CP là hoàn toàn đúng đắn. Ông Thụ cho rằng để việc quyết tâm này có hiệu quả hơn trong năm 2012, không tái diễn tình trạng ngột ngạt của cả nền kinh tế như trong năm 2011, thì Chính phủ cần tổng kết, đánh giá, rà soát, hoàn thiện các giải pháp này một cách căn cơ, khắc phục tận gốc nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao.

Lạm phát xuống 5-7%, DN mới sống được

TS Thiên trả lời lủng củng, chung chung và thiếu lo gic quá, chắc do khâu biên tập ?
Có điều đúng như TS nói, số doanh nghiệp gặp khó khăn rất nhiều, việc làm và thu nhập của người lao động đều giảm mạnh... nên tôi thì cho rằng không nên giảm nhanh tỷ lệ lạm phát về 5-7% ngay trong năm 2012 mà nên về khoảng 8-10% là được. Có như vậy mới có thể duy trì được tăng trưởng, việc làm, thu nhập ở mức tối thiểu cần thiết. Còn hy sinh tăng trưởng, nhấn mạnh cực đoan vào chống lạm phát thì dễ gây đổ vỡ nền kinh tế và có thể phát sinh nhiều hậu quả xã hội rất nghiêm trọng khó dự báo. Tỷ lệ 4-5% nên được coi là lạm phát mục tiêu cần duy trì ổn định từ năm 2013 trở đi.

Lạm phát xuống 5-7%, DN mới sống được

(VEF.VN) - TS Trần Đình Thiên cho rằng, với mục tiêu lạm phát dưới 10% nhưng lạm phát phải giảm sâu hơn xuống mức 5 - 7% thì doanh nghiệp mới trụ được trong năm "cắn răng vượt khó" này.
Tiếp tục trao đổi về câu chuyện điều hành chính sách năm 2012, TS Trần Đình Thiên cho rằng, với mục tiêu lạm phát dưới 10% nhưng lạm phát phải giảm sâu hơn xuống mức 5 - 7% thì doanh nghiệp mới trụ được trong năm "cắn răng vượt khó" này.
Năm 2012, mục tiêu Chính phủ đặt ra là lạm phát xuống dưới 10%. Thậm chí, nhiều ý kiến lạc quan cho rằng, lạm phát 2012 sẽ giảm nhờ vào chính sự suy giảm kinh tế thế giới bên ngoài. Theo ông, đà lạm phát 2012 ở Việt Nam sẽ ở mức nào?
- Theo tôi, lạm phát 2012 của Việt Nam giảm chủ yếu là do hiệu ứng của chính sách thắt chặt tiền tệ và tài khóa mà Chính phủ đã áp dụng trong năm 2011 (và chắc chắn sẽ còn tiếp tục được duy trì trong năm 2012). Nếu biết tận dụng xu thế giảm giá của thế giới thì lạm phát của Việt Nam sẽ giảm thấp hơn.
Tuy nhiên, tôi lưu ý rằng ta chưa bao giờ làm tốt điều này. Trong nhiều năm gần đây, khi giá thế giới thấp, lạm phát các nước đều thấp thì lạm phát Việt Nam lại vọt lên, đứng ở hàng "quán quân" khu vực và thế giới.

Tiến sỹ Trần Đình Thiên.

Áp lực thực tiễn hiện nay đối với việc hạ thấp lạm phát là rất lớn. Đưa lạm phát xuống thấp không còn là câu chuyện "thành tích" của Chính phủ mà là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, của nền kinh tế. Giảm lạm phát xuống 9-9,5% trong năm 2012 từ mức hơn 18% của năm 2011 đương nhiên là một thành tích lớn. Song tôi cho rằng thành tích đó vẫn chưa đủ "mạnh" để "cứu" nền kinh tế.
Nếu lạm phát xuống mức đó thì lãi suất vay vẫn còn rất cao (14-16%/năm), quá cao để nhiều doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn dễ dàng và nhờ đó, hồi sinh. Cần phải quyết tâm hạ lạm phát xuống thấp hơn nữa, có thể 5-7%. Đà giảm lạm phát cộng với kinh nghiệm đang hỗ trợ quyết tâm của Chính phủ thực hiện nhiệm vụ này.

Nghĩa hiện nay của từ 'trí thức'

Nghĩa hiện nay của từ 'trí thức'


- Từ “trí thức” xuất hiện năm 1906 với nội hàm mới, đủ phân biệt với những từ ngữ vẫn quen dùng trước đó. “Trí thức” xâm nhập Việt Nam từ ngót trăm năm, đến nay nghĩa gốc có nhiều thay đổi. Đại thể, có hai hướng lớn.






Nghĩa ban đầu

Intellectuel (tiếng Pháp) hay intellectual (tiếng Anh) trong từ điển vốn là một tính từ, còn danh từ gốc của nó là intellect (trí  tuệ, trí thông minh).

Nhưng một văn bản kháng nghị công bố năm 1906 - do nhà văn Zola ký tên đầu - lại được thủ tướng Pháp Clemenceau (tiến sĩ, nhà báo) gọi là Tuyên ngôn của Trí thức (Manifeste Des Intellectuels).

Thế là một tính từ trở thành danh từ mới, chưa hề có trong các từ điển lớn trước đó như Larousse 1866-1878 hay Đại từ điển Bách khoa 1885-1902. Ngay sau đó, thế giới đã chấp nhận một từ ngữ mới.

Đó là bản kháng nghị nổi tiếng, của các nhà văn, nhà khoa học nổi tiếng, chống lại một bản án oan cũng nổi tiếng là xấu xa trong lịch sử tư pháp (xử đại úy Dreyfuss, sau gọi là “Sự kiện Dreyfuss”).

Trên thực tế, các tác giả của bản kháng nghị đã bị chính quyền chỉ trích, phân biệt đối xử, hăm dọa, kể cả tù đầy, nhưng không nao núng, mà vẫn theo đuổi sự việc tới cùng. Nay gọi là dấn thân.

Như vậy, danh từ “trí  thức” ra đời nhân một sự kiện chống bất công nói riêng và chống mọi bất cập của xã hội nói chung.

Từ đó, một người có học vấn cao sẽ được mang danh “trí thức” nếu ông ta sẵn sàng tạm bước ra khỏi lĩnh vực chuyên sâu của mình để lên tiếng – với lập luận vững chắc - về những bất cập xã hội, với động cơ không vụ lợi. Nay gọi là phản biện.

Sao lại thay đổi giờ học chúng cháu?

Sao lại thay đổi giờ học chúng cháu?

Sao lại thay đổi giờ học của chúng cháu? Các bác làm thế khác nào bảo chính bọn cháu gây ra việc ách tắc giao thông cho xã hội này?

Cháu là một học sinh của trường THPT Chu Văn An ạ!

Mấy hôm nay cháu nằm vắt trán suy nghĩ mệt cả người vì không biết Hà Nội sẽ thay đổi múi giờ như thế nào, cháu chưa được đi nước ngoài bao giờ nên không biết thay đổi có sao không?

Tự dưng ngẫm lại chuyện Táo Quân ở đoạn đầu, Bắc Đẩu có bảo với anh Nam Tào là bây giờ đã lùi sớm lại một tiếng lên Thiên Đình các táo phải tới sớm hơn và anh Nam Tào đã nói: "ÔI DỜI, CÒN LÂU MỚI THỰC HIỆN" đã chạm phải lòng tự ái của các vị BIỂN XANH mà ra một quyết định bất ngờ và nhanh đến như vậy...

Chưa nói đến chuyện thay đổi giờ làm, cháu có nhớ trước Nhà nước ta làm việc rất cẩn thận như việc dự định không thi đại học nữa. Đã cho các tỉnh lân cận cạnh Hà Nội thử nghiệm và đã thấy được có khá nhiều bất cập và thiếu sót để Nhà nước ta có thể điều chỉnh và hoàn thiện nó một cách đúng đắn hơn. Hay như đội mũ bảo hiểm trong nội thành cũng không vội như quyết định này, cháu nhớ không nhầm thì thông báo đó trước lúc đưa vào thành luật pháp cũng phải mấy tháng đến gần một năm ...

Cháu năm nay đã lớp 12 rồi, có vẻ nói hơi tiêu cực một tí nhưng sự thật là cháu có khá nhiều ca học thêm và nó toàn xảy ra vào các buổi tối. Nói rõ hơn là thế này, các thầy cô dạy thêm chúng cháu là giáo viên của các trường THPT và ĐH nên không thể dạy thêm vào ban ngày được. Việc học tập ở Việt Nam đã khá áp lực rồi, bây giờ lại càng áp lực hơn...

Nhớ lại những lúc tắc đường ngột ngạt miệng bịt khẩu trang, hơi thở làm mờ hết cả kính sau lưng mẹ... cháu nhìn xung quanh cháu mà nói thật học sinh như cháu ít lắm, toàn các bác công chức nhà nước, có học sinh thì là ngồi sau lưng cha mẹ. Vậy nếu giờ công chức nhà nước vẫn giữ nguyên giờ làm, thiếu đi một người trên xe thì chiếc xe đó có bé được đi không ạ, đường có rộng được ra không ạ?

Xe buýt dường như là phương tiện đi lại 100% của cháu. Bây giờ các bác bảo tăng chuyến xe buýt lên vì thay đổi giờ làm việc mới thì cháu lại hết sạch ý định đi xe buýt nữa, nhà cháu thì ở khá xa, nhà cháu ở khu chung cư Trung Hòa Nhân Chính so với trường Chu Văn An (phải đi 3 xe nếu muốn đến nơi ạ). Mẹ cháu đang tính mua cho cháu một chiếc xe máy cho tiện di chuyển, vì cháu còn học thêm nữa ạ.

Tình trạng đi xe trái phép lại tăng lên, con cái đi xe là lại quản lí khó hơn… Những trường hợp cha mẹ không có thời gian đón con như các báo mạng, báo giấy viết khác thì mình không nói nữa, nói nhiều rồi. Bây giờ như thế, lại đi xe ôm thời gian dài tiền đâu cho đủ, giá xăng lại rục rịch đấy, lại mua cho cái xe có khi còn tiết kiệm hơn.

Vài suy nghĩ về tập đoàn kinh tế quốc doanh ở nước ta

Vài suy nghĩ về tập đoàn kinh tế quốc doanh ở nước ta

bởi tuonglaivietnam
 
 Tác giả: Nguyễn Trung
Nguồn: viet-studies.info

         Vai trò của tập đoàn kinh tế thuộc chủ sở hữu là Nhà nước, nói theo ngôn ngữ dung dị là tập đoàn kinh tế quốc doanh, đang là vấn đề thu hút sự chú ý đặc biệt của tất cả những ai đang quan tâm đến tình hình kinh tế đất nước hiện nay, nhất là trên hai phương diện: (a)sự đóng góp của nó đối với sự phát triển nền kinh tế nước ta, (b)vai trò và ảnh hưởng của nó trong tình hình lạm phát hiện nay.
Để rộng đường dư luận, bài viết này xin nêu một vài suy nghĩ.
Theo các sách báo và nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới, sôi nổi nhất là trong thập kỷ 1990s[1], có thể nêu một số nét khái quát dưới đây.
Mô hình Tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước xuất hiện lần đầu tiên vào khoảng đầu thế kỷ thứ 19 (khoảng từ 1830) tại một số nước châu Âu (chủ yếu là Tây Âu) trong giai đoạn công nghiệp hóa phát triển bùng nổ ban đầu.
Nguyên nhân chính của sự xuất hiện này là một số sản phẩm hay ngành kinh tế tự nó mang tính chất độc quyền rất cao, nếu để nằm trong khu vực tư nhân mà mục đích hàng đầu của nó là lợi nhuận sẽ có nguy cơ dẫn tới những chiều hướng phát triển thiên lệch có hại cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế cả nước, đồng thời làm giảm khả năng cạnh tranh của cả nước với các nước chung quanh. Vì những lẽ này, các thế lực kinh tế và chính trị của những quốc gia này – thể hiện tập trung trong vai trò Nhà nước – đã đi tới quyết định thành lập các tập đoàn kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, tập trung vào các ngành cung cấp than, điện, hàng không, bưu chính viễn thông, một số sản phẩm trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng khác như cung cấp nước, giao thông vận tải thủy và bộ (ví dụ đường sắt)… Ngoài ra một số đòi hỏi nhất định về an ninh và quốc phòng khiến cho Nhà nước cần trực tiếp nắm lấy, ví dụ ngành hàng không, ngành bưu chính viễn thông… Thực tế vừa trình bày cho thấy ngay tính đặc thù của mô hình tập đoàn kinh tế nhà nước, thể hiện trong 3 chức năng chính của nó:

TRẦN ĐĂNG TUẤN VÀ ” CƠM CÓ THỊT”


TRẦN ĐĂNG TUẤN VÀ ” CƠM CÓ THỊT” 

Tháng Hai 1, 2012 — nguyencuvinh



Ông cận này bắt đầu biết cười từ ngày trẻ con vùng cao được “cơm có thịt” và mặc ấm
Năm vừa rồi mình thích nhất ý tưởng CƠM CÓ THỊT.
Thích vì bản thân ba chữ ấy đã nói ra được cái mong muốn của lời kêu gọi mọi người, mọi nhà đóng góp giúp các cháu ở vùng núi phía Bắc ăn no, ăn ngon.
Thích vì chiến dịch có tên CƠM CÓ THỊT nói ra hiểu liền, muốn đóng góp liền và sau đó thì các cháu nghèo của chúng ta có thịt trong cơm liền.
Thích vì chính người phát động cũng không ngờ, sự ủng hộ của bà con cô bác cả nước, các doanh nhân, việt kiều lại ủng hộ mạnh mẽ như thế. Phủ sóng cho các trường mầm non cơm có thịt, lại còn dư dả phu sóng nốt áo rét cho các cháu. Không còn gì để vui hơn thế trong mùa tết này.
 


 

Cơm có thịt nè, lại có áo ấm mới nữa, nhất các cháu nhé

Bộ trưởng Thăng: "Giờ không làm thì chỉ có nước... trèo lên đầu nhau"

Đọc lý luận của bác # mà thấy não lòng với bác này. 
1. Bác tưởng dân thực hiện tốt việc đội mũ bảo hiểm à ? Vì chỉ cần vài chục nghìn đồng là có 1 cái mũ nên dân tặc lưỡi mua để tuân thủ quy định của bác. Nhưng mũ đó có tác dụng bảo hiểm không hay chỉ là cục nợ buộc phải mang trên đầu để lừa cảnh sát giao thông ? Tất cả các bác lãnh đạo đều biết phần lớn dân ta hiện nay dùng mũ bảo hiểm kém chất lượng nhưng toàn xã hội đều giả vờ như không biết. Như thế bên ra lệnh cũng sướng vì bắt được toàn xã hội tuân thủ; bên bị bắt đội cũng sướng vì chỉ mất vài chục nghìn là lừa được đám lãnh đạo. Chỉ có điều tình trạng người chết và bị thương do tai nạn giao thông vẫn không giảm dù CP chi rất nhiều tiền cho nhiệm vụ này, trong khi đám làm mũ rởm vẫn tiếp tục thu lợi nhuận.
2. Bác # còn phán nếu người dân có ý thức, đừng ra đường vào giờ cao điểm nữa, cứ lùi 1 tiếng hẵng ra, thì sẽ hết tắc đường ("mọi người dân nếu có ý thức tự điều chỉnh cho phù hợp thì sẽ không bị tắc đường. Một đằng thì anh cứ nhao ra đường vào giờ ấy, nhưng anh chậm một tiếng. Một đằng anh tự điều chỉnh giờ sao cho phù hợp thì sẽ hiệu quả hơn. Quan trọng là ý thức của mỗi người"). Vậy là tắc đường là do người dân chứ chẳng phải do đường ít hay muôn vàn lý do khác. Như thế thì cần gì phát triển mạng lưới giao thông nữa. Cứ giáo dục người dân làm theo bác là hết tắc đường: ra khỏi nhà lúc 6h30 sáng và rời cơ quan về nhà lúc 7h30 tối, không cần biết đưa đón con đi học thế nào, khi nào cơ quan mới bắt đầu làm việc...
3. Tôi đọc bài này và lưu lại đây không phải vì những phát ngôn trên của bác # mà do thấy lạ: Báo Giáo dục (http://giaoduc.net.vn) mà lại đăng phát ngôn quá lỗ mãng, giống dân chợ búa: "Giờ không làm thì chỉ có nước... trèo lên đầu nhau". Nói thế tức là chửi dân tộc này ngu quá, tao bảo làm mà chúng mày cứ cãi thì chúng mày chỉ còn nước đạp lên đầu nhau mà sống.

Bộ trưởng Thăng: "Giờ không làm thì chỉ có nước... trèo lên đầu nhau".

Báo điện tử Giáo dục Việt Nam
Thứ tư 01/02/2012 17:37
"Mỗi một quyết định đưa ra thì đều có người đồng ý hay không đồng ý, đấy là chuyện rất bình thường"
Kể từ hôm nay (1/2), 10 quận nội thành và 2 huyện Từ Liêm, Thanh Trì của Hà Nội sẽ chính thức áp dụng giờ làm việc, học tập mới. Xung quanh vấn đề này, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với PV.

Bộ trưởng Đinh La Thăng

PV: - Việc thay đổi giờ học, giờ làm chính thức có hiệu lực từ hôm nay,01/02/2012, nhưng chủ trương này đã gặp rất nhiều những phản ứng trái chiều của dư luận. Bộ trưởng đã dự liệu tình huống này như thế nào?


Bộ trưởng Đinh La Thăng:
- Mỗi một quyết định đưa ra thì đều có người đồng ý hay không đồng ý, đấy là chuyện rất bình thường. Nhưng vấn đề ở chỗ là quyết định ấy là vì ai? là vì số đông. Trước đây, việc đội mũ bảo hiểm cũng bị phản đối thế nhưng rồi vẫn thực hiện tốt, có vấn đề gì đâu. Rồi việc cấm xe tự chế, cấm xe công nông, xe ba bánh, cấm xích lô... người ta thậm chí còn biểu tình thế mà bây giờ vẫn thực hiện tốt, có vấn đề gì đâu. Đó là những chuyện hết sức bình thường.

... Tất nhiên mình cũng rất chia sẻ với mọi người. Nói vậy nhưng đổi giờ ảnh hưởng đến một số gia đình chứ. Một gia đình vợ chồng con cái đang sinh hoạt bình thường, bây giờ đổi đi là xáo trộn cả gia đình. Mình cũng có sự thông cảm và chia sẻ, nhưng mình phải thấy rằng cái được là được cho số đông. Và trong đó có những người này, cũng được hưởng cái lợi chung đó.

Lãnh đạo VN có bao giờ vi hành?

Lãnh đạo VN có bao giờ vi hành?

Trong lịch sử hàng ngàn năm của VN, có lẽ một trong những triều đại mang lại cường thịnh khá lâu dài cho cho đất nước phải kể đến Nhà Trần.

AFP photo
Các tấm biển tuyên truyền kỷ niệm lần thứ 82 ngày Thành lập
Đảng Cộng sản (03/2/2012) khắp đường phố Hà Nội

Qua đó, vị vua thứ tư của nhà Trần là Trần Anh Tông - theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - “ khéo nối chí giữ nghiệp, cho nên đất nước được thái bình, chính trị tốt đẹp, văn vật, chế độ dần thịnh lên, cũng là bậc vua tốt của triều Trần”, và “ Lúc bấy giờ vua thì hiền, tôi trung, phép nước nghiêm minh, việc học hành mở mang, thật là một thời thịnh vượng”. Đặc biệt trong 21 năm ở ngôi báu, Vua Trần Anh Tông một lòng vì dân vì nước nên thường hay vi hành để trực tiếp tìm hiểu đời sống của thần dân.

Mong mỏi của người dân

Đại Việt Sử Ký Toàn Thư cho biết “Vua thích vi hành, cứ đêm đêm lại lên kiệu cùng với hơn chục thị vệ đi khắp trong kinh kỳ, gà gáy mới trở về cung. Có đêm ra đến quân phường bị bọn vô lại ném gạch trúng vào đầu vua. Người theo hầu thét lên: Kiệu vua đấy; bọn chúng biết nhà vua mới tan chạy cả”.
Qua bài tựa đề “Vi hành”, blogger Ngô Minh mở đầu tự hỏi rằng không hiểu sao vào những ngày đầu Xuân này tác giả “miên man nghĩ về chuyện vi hành của các ông vua thời xưa và các lãnh tụ nổi tiếng”; rồi nêu lên nghi vấn rằng không biết các vị lãnh đạo của ta hiện nay có “vi hành” không ?
Câu tự trả lời của tác giả là “không”, vì theo tác giả, nếu họ vi hành để tìm hiểu tình cảnh thật sự của người dân thì “đã có những quyết sách khác, sát với thực tế dân nghèo”. Blogger Ngô Minh ao ước:
"Bao giờ đất nước có những vị lãnh đạo vi hành để biết thực chất cuộc sống người dân ? Bởi vì nếu có những cuộc vi hành như vậy, chắc chắc những quyết sách liên quan đến sở hữu đất đai, đền bù giải tỏa, cưỡng chế …của Nhà nước đã không như thực tế hiện hành. Đã từ mấy chục năm nay, cả nước ta đã quen với bệnh thành tích, nên bị bệnh ung thư di căn “báo cáo láo”.

Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Nói và làm: Con đường bộ trưởng đã qua và sẽ đến

90 triệu dân có thích được điều hành thế này không: "Cần đến những hành động quyết đoán dù có thể sai, còn hơn là luôn sợ sai hay luôn mang trong não trạng một nỗi "sợ hãi siêu hình" mà không làm gì hết". Đây là tư duy cứ làm, sai thì sửa.

Nói và làm: Con đường bộ trưởng đã qua và sẽ đến

(VEF.VN) - Những việc đã qua là tiền đề cho những việc sẽ đến. Ngân hàng, vàng, xăng dầu, điện lực, xây dựng cơ bản... đều vừa tiềm ẩn vừa phát tiết đầy rẫy những thách thức từ các nhóm lợi ích. ai sẽ là vượt qua và thành công trên con đường sắp tới?
Khó hiểu
Đã có một "trục trặc kỹ thuật" xảy ra trong buổi trả lời chất vấn của các bộ trưởng trước Quốc hội vào cuối tháng 11/2011.
Đến lượt Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ, điều mà nhiều đại biểu Quốc hội và người dân theo dõi phiên họp của cơ quan đại diện cao nhất này qua truyền hình là vị tân bộ trưởng tài chính sẽ chấp thuận cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam tăng giá điện bao nhiêu phần trăm trong năm 2012.
Nhưng sự vui mừng của người dân chưa kịp trôi qua với tỷ lệ 4,6% do bộ trưởng Huệ công bố, thì đã chợt lụi tắt khi chính vị bộ trưởng này đính chính lại tỷ lệ tăng giá điện cho EVN tối đa không quá 15,28%.
Sự an ủi còn lại là EVN sẽ không được phép tăng quá tỷ lệ đính chính trên trong năm 2012.
Với thực tế từ đợt tăng giá bất ngờ của EVN vào cuối năm 2011, thì dường như đã có một sự "điều chỉnh" nào đó, rất nhẹ nhàng và kín đáo, trong cách nhìn của người cầm cân nảy mực về giá cả của những mặt hàng chính yếu của quốc gia.
Những kết quả kiểm toán EVN vẫn được nêu ra một cách sòng phẳng như sự cam kết của bộ trưởng Huệ trước đó. Nhưng để có được một thuyết minh mang tính sòng phẳng hơn, để làm rõ được cái điều mà nhà kinh tế Phạm Chi Lan đã ví chuyện tăng giá điện của EVN là "thiếu sòng phẳng" thì chưa hẳn đã được như mong đợi của mọi người.


            

Rất có thể, điều khó hiểu nhất nhưng lại cần được hiểu ở đây là sau chuỗi ngày bị chỉ trích dữ dội của dư luận về nạn đầu tư trái ngành gây thua lỗ, cung cách và năng lực quản lý và quản trị rủi ro quá kém, quan điểm đổ lỗ kinh doanh lên đầu người dân đóng thuế của EVN, tập đoàn này vẫn tự cho mình cái quyền nâng giá điện, dội thêm một chảo dầu vào đống lửa lạm phát vẫn âm ỉ chờ bùng cháy.

SÔNG MEKONG TRƯỚC NGUY CƠ 2012: CÙNG PHÁT TRIỂN VỚI “TINH THẦN MEKONG”


SÔNG MEKONG TRƯỚC NGUY CƠ 2012:
CÙNG PHÁT TRIỂN VỚI “TINH THẦN MEKONG”

Các quốc gia thành viên ký kết cùng đồng ý là “bằng mọi cố gắng phòng tránh, làm nhẹ hay giảm thiểu những hậu quả tác hại trên môi trường… do phát triển và xử dụng Lưu vực Sông Mekong.” Điều 7 trong "Hiệp Ước Hợp Tác Phát Triển Bền Vững Lưu Vực Sông Mekong" 1995
“Sông Mekong đang bị đe dọa nghiêm trọng vì sự lạm dụng nguồn nước và hậu quả của biến đổi khí hậu. Nếu không có một chính sách khai thác thận trọng và hợp lý các nguồn tài nguyên sông Mekong, con sông hùng vĩ này không thể nào sống còn”. Abhisit Vejjajiva, Hua Hin MRC Summit 2010

NỔ BÙNG THỦY ĐIỆN VÙNG HẠ LƯU
Khai thác thủy điện không phải chỉ có trên con sông Lancang – tên nửa chiều dài sông Mekong thuộc lãnh thổ Trung Quốc, mà ngay vùng hạ lưu cũng đang có hiện tượng “nổ bùng thủy điện / explosion of hydropower”. Chỉ riêng nước Lào nhỏ bé [diện tích chỉ lớn hơn tiểu bang Utah của Mỹ, dân số khoảng 6.5 triệu, ít hơn cả dân số thành phố Sài Gòn] vậy mà đã có hơn 77 dự án đập trên các phụ lưu và dòng chính sông Mekong, hoặc đã hoàn tất, hoặc đang xây hoặc sắp được triển khai. Phần lớn lượng điện sản xuất từ xứ Triệu Thớt Voi “Lane Xang – the land of a million elephants” này là nhằm thu về ngoại tệ, đồng thời đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng gia tăng [10-15% mỗi năm] của hai nước láng giềng là Thái Lan và Việt Nam.
So với trước đây, khai thác thủy điện sông Mekong nay có phần dễ dàng hơn khi mà nguồn tiền đầu tư có thể đến từ những ngân hàng thương mại địa phương thay vì phải được tài trợ từ các tổ chức tài chánh quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới / World Bank, Ngân hàng Phát triển Á châu / ADB.
Nhưng rõ ràng vẫn có rất nhiều khiếm khuyết trong các dự án đập hạ lưu trên dòng chính sông Mekong. Thứ nhất là khả năng điều hợp xử dụng nước ra sao cùng với chuỗi đập thượng nguồn của Trung Quốc, và không ai trả lời được là liệu có đủ nước hay không để vận hành các turbines quanh năm nhằm bảo đảm công suất cho mỗi con đập [ cũng là bảo đảm lợi nhuận ]; khi mà công ty xây đập chỉ biết về xây dựng nhưng lại không có kỹ năng về thủy điện.

Tiền và toán học (ở Việt Nam)

Tiền và toán học (ở Việt Nam)


















http://dir.coolclips.com/Science/Biology/woman_with_a_bag_of_money_CoolClips_vc063487.jpg Thế giới toán học là thế giới rất đắt tiền. Toàn là tiền triệu, tiền tỉ. Mới đây, qua báo chí, tôi mới biết ngân sách dành cho Viện Toán học cao cấp năm 2012 là 15 tỉ đồng, nhưng số tiền này chỉ tương đương với kinh phí nghiên cứu thường niên của 3 giáo sư bên Tây. Có thật sự kinh phí nghiên cứu toán học ở VN thấp như thế? 

Viện toán học cao cấp mới ra mắt công chúng, nhưng đã có ngay những lời bàn ra tán vào. Chính phủ dành hẳn một số tiền lên đến 650 tỉ đồng cho Viện. Số tiền 650 tỉ đồng thoạt mới nghe qua cũng choáng, nhưng tính ra thì khoảng 32.5 triệu USD. Người ta bàn tán xôn xao không phải vì con số 32.5 triệu USD, mà với tuyên bố của ngài Phó thủ tướng rằng không yêu cầu Viện phải nghiên cứu cái gì. Người ta bức xúc vì sự dễ dãi với quản lí tài trợ cho khoa học như thế. Thật ra, tôi lại thấy đó là một điều hay. Tôi nghĩ Chính phủ không nên can thiệp vào định hướng nghiên cứu của Viện. Định hướng nghiên cứu là vấn đề khoa học, nên để cho các nhà khoa học hoạch định.
Số tiền 32.5 triệu USD dành cho Viện Toán cao cấp có nhiều lắm không? Thật khó trả lời câu hỏi này, vì còn tuỳ thuộc vào bối cảnh và điều kiện kinh tế từng nước. Một giáo sư ở VN tiết lộ rằng phần lớn số tiền này dành cho việc xây dựng trụ sở của Viện, chứ không phải tất cả cho nghiên cứu. Như vậy, tuy số tiền mới nghe qua thì có vẻ lớn, nhưng chắc tính ra thì chẳng là bao.
Nhưng thử xem qua một trung tâm khác ở Saudi Arabia chúng ta sẽ có một đánh giá khác. Trung tâm xuất sắc về loãng xương của Saudi Arabia mà tôi có cơ duyên làm thanh tra có ngân sách 20 triệu USD trong 5 năm, nhưng số nhà khoa học lên đến vài chục người (5 giáo sư cơ hữu + 12 PhD + hàng chục “supporting staff”) và trang bị máy móc rất tốn kém. Mỗi 2 năm phải có thanh tra độc lập để đánh giá thành quả nghiên cứu. Saudi Arabia giàu hơn Việt Nam. Nhìn như thế để thấy kinh phí 650 tỉ đồng tuy là nhỏ, nhưng … không nhỏ, nhất là trong điều kiện kinh tế VN hiện nay (nợ chồng chất).

Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

Việt Nam: Đừng lỡ nhịp phục hồi của kinh tế thế giới

Việt Nam: Đừng lỡ nhịp phục hồi của kinh tế thế giới

(VEF.VN) - Nếu một số bộ ngành không bảo đảm được năng lực tận dụng cơ hội, trong khi chẳng mấy quan tâm đến số phận của đại bộ phận doanh nghiệp, thì cho dù kinh tế thế giới có khởi sắc trong hai năm tới, kinh tế Việt Nam vẫn tự cô lập mình.
Hồi phục: TTCK phản ứng trước
Trái ngược với hình ảnh suy sụp của TTCK Việt Nam, nhiều chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thế giới đã có được một bước tăng tiến vượt bậc trong 4 tháng qua, tính từ đầu tháng 10/2011.
Sự kiện gây ấn tượng nhất là chỉ số Dow Jones đã tiến đến rất sát mức đỉnh 12.800 điểm của nó, lập vào tháng 5/2011. Tương ứng, hai chỉ số S&P500 và Nasdaq cũng đã vượt qua được những ngưỡng kháng cự quan yếu và đang trên đường tái chinh phục mốc đỉnh của tháng 5/2011.
Nếu quan niệm TTCK Mỹ là một loại kim chỉ báo cho toàn bộ nền kinh tế của quốc gia này và còn tiêu biểu cho một phần lớn nền kinh tế thế giới, thì rõ ràng những gì mà các chỉ số chứng khoán Mỹ đã làm được trong 4 tháng qua xứng đáng được xem là hoạt động "tạo đáy" cho kinh tế toàn cầu.


Như những bình luận của chúng tôi từ thời gian quý 3/2011 đến nay, nhiều khả năng TTCK Mỹ khó có thể giảm sút mạnh. Trong 6 tháng qua, việc cả ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều xác lập vùng đáy ngắn hạn và từ đó vươn lên đã quan trọng đến mức chúng cũng đồng thời xác nhận về khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ.

Nhìn thấy xu thế Rồng của Việt Nam

Nhìn thấy xu thế Rồng của Việt Nam

(VEF.VN) - TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam vẫn lạc quan khi nhìn thấy xu thế "rồng" của nền kinh tế Việt Nam nhưng ông cũng trăn trở khi nhấn mạnh rằng, năm Nhâm Thìn sẽ là năm "cắn răng vượt khó" của nền kinh tế Việt Nam.
Năm "cắn răng vượt khó" của nền kinh tế
Nhân ngày đầu xuân Nhâm Thìn, ông có dự cảm thế nào về nền kinh tế Việt Nam trong năm 2012, có nhiều điều tốt lành hơn, hay nhiều điều xấu hơn?
- Đầu năm, lại là năm Rồng, ai cũng mong muốn và hy vọng những điều tốt lành. Trong điều kiện nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn hiện nay thì điều mong muốn to lớn và thiết thực nhất của đa số người dân và tất cả các doanh nghiệp là cải thiện tình hình kinh tế.
Tuy nhiên, để có cái tốt thật, để cải thiện tình hình thật thì trước tiên phải nhìn thẳng sự thật và nhìn ra sự thật. Nhìn sự thật nhưng có thể vẫn không nhìn ra sự thật.
Đối với năm 2012, cái sự thật đầu tiên không né tránh được là nền kinh tế nước ta vẫn đang trong tình trạng khó khăn, nhất là trong nửa đầu năm. Hai cột trụ kinh tế là doanh nghiệp và ngân hàng đều đang và sẽ tiếp tục đối mặt với những khó khăn gay gắt.


Tuy nhiên, cần nhìn thấu một xu hướng cốt lõi: động thái cơ bản là nền kinh tế sẽ tốt lên. Vấn đề là ở chỗ quá trình tái cơ cấu - cần được nhận diện như nhịp thứ hai của quá trình đổi mới - đang được "ráo riết" khởi động. Đây là chuyển động cấu trúc, mang tính nền tảng. Tôi nhìn thấy triển vọng tốt lành, thấy xu thế "rồng" của nền kinh tế Việt Nam năm 2012 trong động thái đó.
Nhưng sẽ rất khó khăn. Tái cơ cấu luôn đòi hỏi chi phí, phải trả giá rất tốn kém. Trong điều kiện nền kinh tế bị suy yếu nhiều sau một thời gian dài bất ổn, kinh tế thế giới lại đang "lâm nạn", nhiệm vụ đặt ra càng khó khăn hơn. Đó là chưa kể chúng ta còn phải vượt qua vô số cản ngại sinh ra từ xung đột nhóm lợi ích, từ tầm nhìn, từ tư duy phát triển chậm đổi mới.
Theo nghĩa đó, phải coi năm Nhâm Thìn này là năm "cắn răng vượt khó" để nền kinh tế bứt ra khỏi mô hình cũ. Không được ảo tưởng chỗ này.

Why I'll Never Return To Vietnam

Người nước ngoài giải thích tại sao họ 
không bao giờ muốn quay trở lại VN:

Why I'll Never Return To Vietnam

Posted: 01/30/2012 8:00 am

Nông dân Việt Nam chưa được hưởng sự giàu có

Chuyên gia WB:

Nông dân Việt Nam chưa được hưởng sự giàu có

TP - Một trong những sự kiện nóng trong năm 2011 là chuyện tái cơ cấu nền kinh tế, nhưng nông nghiệp ít được nhắc đến. Tiền Phong trao đổi với điều phối viên Phát triển nông thôn của Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam, ông Steven Jaffee, về vấn đề phát triển nông nghiệp tại Việt Nam.
Ông Steven Jaffee: “Nông dân Việt Nam cần phải bán ra các sản phẩm có giá trị cao hơn”.  Ảnh: P.A.
Ông Steven Jaffee: “Nông dân Việt Nam cần phải bán ra các sản phẩm có giá trị cao hơn”.   Ảnh: P.A. 
Ông nghĩ gì về mục tiêu chuyển đổi ngành nghề ở nông thôn của Việt Nam?
Thú thật là tôi thấy băn khoăn khi biết Việt Nam sẽ giảm lao động làm nghề nông từ 62% hiện nay xuống còn 30% vào năm 2020, theo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia đến năm 2020. Là một nước có nền tảng là kinh tế nông nghiệp, tôi băn khoăn là với thiết kế 30% đó, số người còn lại sẽ đi đâu?
Bởi trong 10 năm tới, khi lương nhân công ở Việt Nam tăng lên, thì các công ty làm về may mặc hoặc da giày sẽ chuyển tới Campuchia, Myanmar hoặc Lào. Liệu rằng trong 10 năm tới, Việt Nam đã trở thành cường quốc xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao như chip máy tính chưa?
Ý ông là nông nghiệp vẫn sẽ là thế mạnh của Việt Nam?
Việt Nam có truyền thống làm nông nghiệp, nhưng hiện nay, so với các nước láng giềng, giá trị gia tăng trong lĩnh vực này rất thấp, tính trên đầu người rất thấp, không chỉ so với Thái Lan, Trung Quốc, Philippines mà thậm chí so với cả Campuchia. Bởi phần lớn đất đai của Việt Nam là dành cho lúa gạo, là loại hàng có giá trị thấp.
Nhưng Việt Nam vẫn đang là nhà xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về gạo?

Hết “trảm” tướng, Bộ trưởng Thăng đòi “trảm” Chủ tịch tỉnh

Đã lâu chán không đọc tin bác Thăng, song hôm nay lướt qua tiêu đề thấy bác lại nổ to quá nên lưu thêm bài này để nhớ về một thời có bộ trưởng "điên điên" như vậy. Đến Thủ tướng mà còn chẳng dám kỷ luật Chủ tịch tỉnh đầy sai phạm Nguyễn Trường Tô (6 lần liên tiếp không chấp hành lệnh TT) thì Bộ trưởng như bác # làm sao trảm được.

Hết “trảm” tướng, Bộ trưởng Thăng đòi “trảm” Chủ tịch tỉnh


















Thêm một quyết định điên khùng của Bộ trưởng Thăng: đòi “trảm” Chủ tịch tỉnh. Cứ đà này, tôi lại đâm nghi ông Đinh La Thăng đang có vấn đề về… thần kinh?
Sau hàng loạt những chủ trương, “sáng kiến” không giống ai, ông Thăng lại tiếp tục gây sốc bằng một “sáng kiến” động trời khác: kiến nghị cách chức Chủ tịch tỉnh nếu tai nạn giao thông tăng 3 năm liên tiếp. 

Tại hội nghị tổng kết công tác của ngành GTVT năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012, Đinh Bộ trưởng vung tay hùng hồn: “Áp dụng giải pháp đồng bộ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, nhưng khi kiểm tra, thống kê mà tỉnh nào TNGT tăng 3 năm liên tục thì sẽ kiến nghị cách chức Chủ tịch tỉnh. Chúng ta có quyền đề xuất và kiến nghị việc này

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

Viện Toán (sơ cấp) đã thành trụ sở của các nhà thơ biết làm toán

Trước sự cạnh tranh của thằng em mới sinh nhưng ngổ
ngáo và được bố mẹ nuông chiều (Viện Toán cao cấp):



Viện Toán (sơ cấp) đã thành trụ sở của các nhà thơ biết làm toán

Tin thứ ba, ngày 24 tháng một năm 2012

Tin mới nhất cho hay, Viện Toán của GSTSKH Ngô Việt Trung đã thành trụ sở của các nhà thơ biết làm toán. Không tin cứ xem những bài thơ Tình-Toán dưới đây (sưu tầm trên internet). Xem mà vẫn không tin thì cũng không sao.

Bài 1: Tình Yêu và toán học

Ánh xạ cuộc đời đưa anh đến với em
Qua những lang thang trăm nghìn toạ độ
Em số ảo ẩn mình sau số mũ
Phép khai căn em biến hoá khôn lường
Ôi cuộc đời đâu như dạng toàn phương
Bao kỳ vọng cho khát khao tiến tới
Bao biến số cho một đời nông nổi
Phép nội suy từ chối mọi lối mòn
Có lúc gần còn chút Epsilon
Em bỗng xa như một hàm gián đoạn
Anh muốn thả hồn mình qua giới hạn
Lại chìm vơi cạn mãi giữa phương trình
Tình yêu là định lý khó chứng minh
Hai hệ tiên đề chênh vênh xa lạ
Bao lô gic như giận hờn dập xoá
Vẫn hiện lên một đáp số cuối cùng
Mẫu số niềm tin đâu dễ quy đồng
phép chiếu tình yêu nhiều khi đổi hướng
Lời giải đẹp đôi luc do lầm tưởng
Ôi khó thay khi cuộc sống đa chiều
Bao chu kỳ, bao đợt sóng tình yêu
Anh khắc khoải cơn thuỷ triều cực đại
Em vẫn đó bờ nguyên hàm khờ dại
Nơi trái tim anh,
em mãi mãi là hằng số vô biên

Bài 2: Bài toán tình

Đức vua đi cày ruộng

Nên thông cảm cho bác Sang, có những việc cần dàn dựng thật chuẩn như làm phim. Việc bác Sang đi cày chỉ có tính chất tượng trưng và động viên nông dân nên không cần dàn dựng mà cứ thực thế nào thì làm thế. Riêng việc bác tuổi cao sức yếu, trong trời giá lạnh buốt mà dám đi chân trần lội ruộng cùng với người dân là đã quý rồi (hình như bác nông dân đi bên cạnh vẫn phải dùng giầy ?). Chỉ tiếc có 3 điều: 1. Bác nên mang ít đội quân lâu la đi theo hơn và nên mời đông đảo bà con nông dân đến quây quần xung quanh; 2. Dẹp hết cái đám cờ phướn bằng tiếng Tàu hay tiếng Hán phía sau vì có ai đọc được đâu, ngược lại xem trong google người ta lại tưởng vua Trung Quốc đi cày; 3. Bài phát biểu của bác Sang chán quá.

Đức vua đi cày ruộng 

Bài phát biểu Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Ngày hội xuống đồng - Đọi Sơn 




Xem ảnh cảnh ông Trương chủ tịch nước đi cày ruộng tại lễ hội tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam) thấy chướng mắt ở chỗ ông chủ tịch thì xắn quần cày, còn bọn lau nhau rối rít xung quanh đứa nào cũng còm lê, ca vát, giày đen bóng lộn, đủ cả quân dân chính đảng. Tôi mà là ông Trương, tôi đá đít đuổi cổ về hết, mắng te tát cha bố chúng mày, ăn hạt gạo của dân mà chỉ đóng vai nông dân vài chục phút cũng không ra hồn. Cái quần không dám xắn thì còn làm được cái đếch gì. Dân người ta chân không lội bùn cả đời để nuôi chúng bay chắc.

Loạt bài đăng cùng lúc về văn hóa của ngành công an

Loạt bài đăng cùng lúc về văn hóa của ngành công an

Trước đây, khi nói về chuyện ông Lê Văn Bàng, cựu Đại sứ VN tại Hoa Kỳ, tôi đã nhắc lại lời anh Nguyễn Văn Sinh, Phó tiến sĩ toán kinh tế đầu tiên của Việt Nam, nói với tôi năm 1983: Nói đến quan chức vô học, vô văn hóa nhất ở nước ta thì đầu tiên phải kể đến dân công an và dân ngoại giao. Nay đọc liên tiếp trong có 2 dòng ở mục điểm tin của anhbasam thì có 3 tin về văn hóa của ngành công an: "(- Công an xem cắt tiết heo rừng giữa công viên (DV).  - Công an chở người ra tiệm để mở còng (TT).  – NGÀY XƯA, CÁC CHÚ CÔNG AN  –  (Mai Thanh Hải)". Đúng là buồn cho đất nước ta (ở các nước, công chức ngành công an rất có văn hóa, ai có việc gì cần cũng gọi điện đến công an nhờ giúp đỡ; khi công an đi tuần, thấy người có vẻ gặp khó khăn là dừng lại hỏi thăm và giúp đỡ ngay).

1. Công an xem cắt tiết heo rừng giữa công viên

Sáng 29.1 (mồng 7 tết), tại quán nhậu Chút Xíu (TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên) đã diễn ra một việc làm phản cảm trong ngày đầu xuân: làm thịt một con heo rừng ngay trong công viên nằm trên đường Bạch Đằng.

Điều đáng nói là trong những người dân chứng kiến, có cả công an và dân phòng địa phương vô tư đứng xem!

Các nhân viên quán nhậu Chút Xíu đang giết heo rừng trong công viên sáng mồng 7 tết!
Rất may là trong thời điểm ấy, không có du khách nước ngoài nào được “mục sở thị” cảnh tượng rất phản văn hóa này! (Theo Tuổi trẻ).

Phim về Hoàng Sa đến châu Âu

Hoan hô báo TN đưa tin về bộ phim VN được Chủ tịch nước và Bộ Ngoại giao giúp đỡ thực hiện  nhưng lại không được chiếu ở VN (chuyện lạ ?). Cám ơn ông André Menras - Hồ Cương Quyết làm một việc hết sức ý nghĩa là đem phổ biến ở Châu Âu. Mong rằng tới đây bộ phim được chiếu rộng rãi trong nước.

Tự họa 20 điều hiển nhiên trong đời sống

Lạ là trong 20 điều do nhà báo tổng kết lại có 1 điều liên quan đến mô hình dự báo: Nhiều cán bộ lãnh đạo không có một năng lực cực kỳ cần cho công tác quản lý nhà nước, đó là năng lực dự báo (Điều 6). Điều này chứng tỏ cả xã hội giờ đã phải quan tâm đến tương lai chứ không chỉ mấy ông làm mô hình.


Tự họa 20 điều hiển nhiên trong đời sống


29-01-2012 | 19:00
(Nguoiduatin.vn) - Có 80% đàn ông rời khỏi quán bia ôm nhằm hướng về tổ ấm cũ trong khi có 80% phụ nữ nếu nếm mùi… ôm của lạ có ý định rời khỏi mái nhà xưa.

MỘT: Không ít đàn ông sẵn sàng lấy cô gái làng chơi làm vợ, nếu tung tích cô gái được giữ kín.
HAI: Thường thì người lớn rất ham kể những điều tốt đẹp của mình để răn dạy con em mà “quên” kể những cái chưa tốt, những thất bại, những bất cập. Trong khi đó, cái vế sau cần cho lũ trẻ hơn! 
BA: Trong mọi lí luận về tình yêu, người ta thường “lên khung” những điều rất chi là cao cả như lí tưởng, tiền đồ, hướng nhìn nhưng thực ra, một con số rất lớn những người sắp yêu của nhân loại đến với nhau trước hết vì…tình dục.
Điều hiển nhiên này có vị trí tiền khởi rất rõ khi thấy rằng 80% các cặp yêu nhau trong lứa tuổi tràn trề sinh lực và năng lực tình dục. Càng xa tuổi này, càng ít yêu nhau. Nếu có cuộc “kiểm toán” thật sát sao thì nhóm đối tượng yêu vì chung lý tưởng, chí hướng cũng có nhưng ít thôi và khi gặp nhau, đã bắt tay nhau, ôm nhau rồi, đi khách sạn rồi nhưng rất nhiều cặp chưa hề biết hoặc chẳng quan tâm gì đến lý tưởng của nhau cả.
Một bằng chứng khác là rất nhiều phụ nữ không hề có… lý tưởng lí luận gì hết, vẫn lấy được chồng cực ngon nếu có chân dài, váy ngắn! Thuật ngữ “tình yêu sét đánh” là một minh chứng rõ điều này!
BỐN: Không ít hơn 51% nhà thơ và không ít hơn 70% người tiếp nhận thơ ở xứ ta nhầm lẫn giữa “văn vần” và thơ. Điều này gây vất vả cho hậu thế khi thẩm định chất lượng thơ và tư cách người làm thơ.
NĂM: 50% các nhà báo viết rất hăng về những điều thực chất họ chưa hiểu rõ hoặc lần đầu tiếp cận, thậm chí có cả những điều họ chưa biết gì.
SÁU: Nhiều cán bộ lãnh đạo không có một năng lực cực kỳ cần cho công tác quản lý nhà nước, đó là năng lực dự báo. 
BẢY: Người nào đọc hết nội dung ba tờ nhật báo lớn mỗi ngày, người ấy… không giàu!
TÁM: Một nửa sách trên giá sách trong các tiệm sách hoàn toàn vô bổ cho cuộc sống hôm nay.

Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già

Trận đánh bất ngờ giải phóng Trường Sa của vị tướng già

 
30-01-2012 | 06:20
(Nguoiduatin.vn) - Là một trong những người chỉ huy trung đội đặc công nước trên tàu không số ra giải phóng quần đảo Trường Sa trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975, nên trong ký ức của vị tướng già Mai Năng đầy hào hùng nhưng đẫm máu và nước mắt.

Dũng sỹ số một
Tướng Mai Năng tên thật là Tạ Văn Thiều, sinh năm 1930, ở huyện Kiến Thuỵ, TP. Hải Phòng. 20 tuổi, ông nhập ngũ và được điều về Bộ chỉ huy quân sự  Kiến An (cũ). Tự ý thức được bản thân là tham gia quân ngũ, phải rèn luyện để làm một cái gì đó cho bản thân, cho đơn vị, đất nước nên ông rất hăng say rèn luyện, chịu khó để ý, nghe lời chỉ bảo của những đồng đội lớn tuổi, của chỉ huy.
Dù chỉ là lính mới nhưng ông đã được chỉ huy tin tưởng, cho tham gia nhiều chiến dịch khác nhau như đánh vào Sở Dầu (quận Hồng Bàng bây giờ), tham gia giải phóng thị xã Kiến An (cũ)... Thành tích cùng với tố chất của người trinh sát đã giúp ông được chỉ huy tin cẩn giao nhiệm vụ  đặc biệt là chỉ huy phân đội trinh sát tìm đường đánh vào sân bay Cát Bi. Khi đó, ông Năng mới 23 tuổi. Sân bay Cát Bi ngày ấy là sân bay quân sự lớn, quan trọng nhất của Pháp ở Đông Dương. Tại sân bay có khoảng 200 máy bay các loại thường xuyên đậu, lên xuống, bay đi, bay về các mục tiêu và được canh phòng rất cẩn mật.

Thiếu tướng Tạ Văn Thiều (Tức Mai Năng)

Tướng Năng nhớ lại: "Được giao nhiệm vụ, tôi vui lắm nhưng cũng rất run. Mất 7 tháng ròng rã cùng đồng đội hoá thân vào đủ vai, để tìm đường vào sân bay. Quả thật, đó là những trải nghiệm tuyệt vời. Chúng tôi nhịn đói, uống nước ruộng, thiếu ngủ, có lúc đánh nhau để gây sự chú ý của quân Pháp cho một số anh em thực hiện nhiệm vụ... Đủ mọi chiêu trò đem ra để đấu trí, để vẽ được sơ đồ sân bay trong trí nhớ. Công của tập thể 7 tháng trời được hoàn chỉnh thành một kế hoạch trình và được phê duyệt đánh sân bay Cát Bi. Và tôi đã khóc vì mừng khi được giao là chỉ huy một mũi tấn công vào sân bay (có 2 mũi tấn công, với 32 người).

Chấm dứt giai đoạn cả thế giới cùng thắng

Posted by basamnews on 30/01/2012

Chấm dứt giai đoạn cả thế giới cùng thắng

Lý giải vì sao sự trỗi dậy của Trung Quốc lại thật sự nguy hại cho Mỹ – và sự hoạt động của các thế lực đen tối khác. 


Tác giả: GIDEON RACHMAN
Người dịch: Nguyễn Tâm
24-01-2012
Tôi đã trải qua quãng đời làm việc lâu dài để viết về chủ đề chính trị quốc tế theo quan điểm của tạp chí Economist, và nay là tờ Financial Times. Chung quanh tôi toàn những người chuyên theo dõi diễn biến thị trường và tình hình kinh doanh, nên lẽ tất nhiên tôi luôn cảm nhận, quan sát tình hình kinh tế, chính trị quốc tế như những vấn đề có liên quan sâu sắc với nhau.
Trong cuốn sách tựa đề Zero-Sum Future (Tương lai với tổng-bằng-không) do tôi viết năm 2009, tôi đã cố gắng tiên đoán cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu sẽ làm thay đổi tình hình chính trị quốc tế như thế nào.  Với tiêu đề sách mang hàm ý khá ảm đạm, tôi lập luận rằng quan hệ giữa các cường quốc chủ yếu có khả năng trở nên ngày càng căng thẳng, mang nặng tính xung đột. Trong bối cảnh kinh tế đang mỗi lúc tồi tệ hơn, các nền kinh tế lớn sẽ rất khó nhìn nhận mối quan hệ của họ với nhau mang tính chất cùng có lợi – hay còn gọi là các bên cùng thắng. Thay vào đó, họ sẽ tăng cường xem xét những mối quan hệ này theo khía cạnh tổng-bằng-không. Những gì tốt cho Trung Quốc sẽ bị xem là nguy hiểm đối với Mỹ. Những gì có lợi cho Đức sẽ có hại cho Ý, Tây Ban Nha và Hy lạp.

 
Giờ đây, khi ấn bản bìa mềm của cuốn sách này được xuất bản, những dự đoán của tôi đã được xác nhận – với tư cách là tác giả cuốn sách, đó là điều phấn khởi, mặc dù tôi cảm thấy hơi lo lắng với tư cách là thành viên của cộng đồng nhân loại. Sự trỗi dậy của lôgic tổng-bằng-không đã trở thành dòng mạch phổ biến, liên kết các diễn biến có vẻ khác nhau trong nền chính trị quốc tế: cuộc khủng hoảng trong lòng Liên minh Châu Âu, mối quan hệ đang xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc, và sự bế tắc trong vấn đề quản trị trên phạm vi toàn cầu.