Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Nguyễn Minh Triết - sứ mệnh kết nối

Chắc thấy anh trai mới 35 tuổi mà đã thành thứ trưởng
nên sốt ruột thôi học để về kiếm một ghế tương tự ? 
Hay là bố mẹ bắt về ? 
Nhưng ở đời mấy ai tính được chữ ngờ ? Các cụ nói
"tham thì thâm", "đời cha ăn mặn, đời con khát nước". 
Hy vọng bạn Triết "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".



Nguyễn Minh Triết - sứ mệnh kết nối

Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết, 23 tuổi, thủ lĩnh của hơn 7.500 du học sinh Việt Nam tại Anh, bất ngờ về nước làm cán bộ Đoàn khiến bạn bè ngỡ ngàng.
Tu nghiệp ngành kỹ thuật hàng không và chế tạo máy 7 năm tại Anh, lấy bằng Thạc sỹ với đề tài đang khát nhân lực: Kỹ thuật động cơ siêu thanh. Minh Triết được ĐH Queen Mary (London) cấp học bổng học tiếp Tiến sĩ, làm giảng viên cùng những cơ hội công việc hấp dẫn khác, nhưng anh chọn trở về. 


Thạc sỹ Nguyễn Minh Triết - Chủ tịch Hội Sinh viên VN tại Anh (thứ 2 từ trái qua).

Du học tại Anh nhờ Quỹ học bổng từ Hiệp hội động cơ hàng không của thế giới quan tâm đến Việt Nam nên Minh Triết luôn thấy mang nợ đất nước. Nhiều vấn đề nóng bỏng khác của đất nước cũng như của giới trẻ trong nước cũng là động lực thôi thúc Minh Triết trở về.
Cơ duyên để trở thành cán bộ Đoàn từ đầu tháng 11 - 2011 cũng thật đơn giản. Mải miết tham gia hoạt động xã hội hướng về Tổ quốc, giúp đỡ du học sinh, từ lâu Minh Triết đã mang dáng dấp của một cán bộ Đoàn năng động, nhiều sáng kiến.
Nhờ mạnh dạn đảm nhận tổ chức nhiều sự kiện nên Hội sinh viên Việt Nam tại Anh do Minh Triết làm Chủ tịch có quỹ cho các hoạt động như giúp đỡ du học sinh gặp khó khăn, ủng hộ đồng bào bị lũ lụt, hằng năm trao giải Sinh viên của năm cho 12 du học sinh xuất sắc... Sau 6 tháng thực tập tại hãng Rolls Royce, bảo vệ thành công luận án thạc sỹ vào tháng 9, Minh Triết không chút do dự quyết định về nước với khát khao cống hiến tri thức và sức trẻ.
Vừa nhận việc, Minh Triết xách ba lô cùng các cán bộ Đoàn rong ruổi Bắc Nam để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của HSSV và bạn trẻ. “Xa quê hương từ năm 16 tuổi, tôi luôn dõi theo mọi diễn biến ở trong nước, nhưng cũng cần thời gian để tìm hiểu, trải nghiệm thực tế trước khi có những việc làm cụ thể”, Minh Triết tâm sự. Hỏi chuyện tình yêu, chàng trai 23 tuổi chỉ biết lắc đầu cười với câu: Chưa vội.
Ngoài vai trò cán bộ Đoàn, Minh Triết vẫn theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học kỹ thuật. Anh chủ động tìm đến các thầy cô, sinh viên chuyên ngành động cơ ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Bách khoa... để học tập, chia sẻ kiến thức về lĩnh vực khá mới tại Việt Nam là động cơ siêu thanh, phần mềm cho máy bay không người lái... Minh Triết vốn mê máy móc từ khi còn là học sinh chuyên Lý trường THPT Trần Đại Nghĩa (TPHCM) nên anh không dễ gì từ bỏ nó.
Trước khi trở về, Triết đã tự đặt cho mình trách nhiệm kết nối du học sinh, trí thức trẻ người Việt khắp thế giới để cùng đóng góp nhiều hơn cho đất nước. Anh đề xuất sáng kiến thành lập Trung tâm phát triển tri thức và đang liên hệ với nhiều nhóm du học sinh Việt ở các nước với mong muốn kế hoạch kết nối sớm thành hiện thực.
“Tôi cũng như các du học sinh đều luôn hướng về Tổ quốc dù bằng cách này hay cách khác. Vấn đề là tìm phương cách đánh thức, khơi dậy nguồn nhiệt huyết và tri thức đó”, Minh Triết chia sẻ. Anh cũng cho rằng, cách thể hiện tình yêu, cách đóng góp thiết thực nhất là học tập thật tốt, tích luỹ nhiều tri thức để phụng sự Tổ quốc.

3 nhận xét:

  1. Thằng này con đ/c Ba Dũng chứ gì ?
    Ăn hết cơn hết gạo của nhân dân về nước làm gì sớm thế ?. Học cấp 3 bên đó, đại học bên đó, thạc sỷ bên đó cớ sao về VN làm... đoàn.

    Trả lờiXóa
  2. Bạn không nên dùng từ bất lịch sự với lãnh đạo tương lai của đất nước và nhất là trên Blog này.

    Lại nhớ Hà Sĩ Phu đã viết (đại ý) cách đây khoảng 25 năm: nếu cứ là công nhân, nông dân, tích cực làm công tác Đoàn thì sớm muộn cũng sẽ lãnh đạo; còn ham học, trở thành giáo sư tiến sĩ, tức là chuyển sang thành phần trí thức có lập trường bấp bênh, không kiên định..., thì cả đời chỉ làm bồi cho giới lãnh đạo.

    Cho nên bạn Triết có thể đã chọn đường đi đúng đấy.

    Nhưng bác Phu viết câu đó cách đây 25 năm rồi, giờ xã hội nước ta đã thay đổi, không biết con đường bạn Triết lựa chọn có còn phù hợp không ?

    Trả lờiXóa
  3. Bài này bợ đỡ quá....đọc thấy mắc ói....

    Trả lờiXóa