Thứ Bảy, 6 tháng 8, 2011

Những đồng tiền mất giá nhất trong lịch sử

Những đồng tiền mất giá nhất trong lịch sử

Năm 1946, tại Hungary, mệnh giá tiền kéo dài tới 29 số 0. Năm 2006, 100 tỷ đôla Zimbabwe chỉ đủ mua ba quả trứng. Tất cả đều là hậu quả của những cuộc siêu lạm phát trong lịch sử loài người.

Ai cũng nghĩ chuyện này chỉ xảy ra với các nước thuộc thế giới thứ ba. Nhưng điều đó là hoàn toàn sai lầm. Thực tế cho thấy bất kể nền kinh tế của một quốc gia lớn hay bình ổn tới cỡ nào, nếu lãnh đạo quốc gia đó xử lý không tốt thì cái giá phải trả là không thể tránh khỏi.
Công ty đầu tư BMG BullionBars mới đây đã đưa ra một series ảnh của nhiều loại tiền từng mất giá thê thảm trong lịch sử. Một số biến mất rất nhanh, trong khi số khác "lay lắt" suốt cả thế kỷ hoặc hơn nữa.
Dưới đây là một số hình ảnh trong poster của công ty này, có cả những đồng tiền xuất hiện từ rất lâu.

Vài câu nói ấn tượng trong hè

Trong những ngày nghỉ hè, tôi được nghe nhiều câu nói rất ấn tượng, xin kể một vài câu nói ấn tượng tôi nhớ được và có thể đưa lên mạng mà không bị nhiều người phản ứng:


Vài câu nói ấn tượng trong hè


1. Gặp lại một số đồng nghiệp làm kinh tế vĩ mô, tôi hỏi tại sao độ này ít các bài phân tích kinh tế vĩ mô đến thế, nhất là phân tích và dự báo trung, dài hạn. Ví dụ sau khi giảm được tỷ lệ lạm phát thì chính phủ nên làm gì (kẻo không lại ồ ạt mở rộng lại tín dụng để đất nước lại rơi vào vòng xoáy lạm phát mới)... Nhiều đồng nghiệp trả lời:


               - Giới kinh tế vĩ mô chết hết rồi còn đâu.

Thứ Tư, 3 tháng 8, 2011

NUÔI CON GÌ, TRỒNG CÂY GÌ

NUÔI CON GÌ, TRỒNG CÂY GÌ

“Nuôi con gì, trồng cây gì”. Câu nó bất hủ ấy luôn có giá trị với mọi thời đại. Người áp dụng câu nói đó thường minh họa bằng cách đưa bàn tay ra chém gió hoặc chỉ trỏ xuống đám đông. Nếu giọng nói càng lên gân chừng nào thì sức thuyết phục càng lớn chừng ấy.
Xem trên truyền hình, Dân tui thấy vị lãnh đạo cấp cao nói tại hội nghị của các bộ cần nghiên cứu xem nuôi con gì, trồng cây gì để xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giầu. Rồi cán bộ 
cấp bộ nọ xuống nói với lãnh đạo tỉnh rằng: “Nuôi con gì, trồng cây gì" các đồng chí phải tự nghiên cứu.
Mấy hôm sau, nghe trên đài, tỉnh nói với cán bộ huyện rằng: “Nuôi con gì, trồng cây gì” các đồng chí phải tự nghiên cứu”. Chiều tối, loa truyền thanh phát đi bản tin, lãnh đạo huyện chỉ đạo với xã rằng : “Nuôi con gì, trồng cây gì” các đồng chí phải tự nghiên cứu”. Xã họp dân, nói với bà con rằng:“Nuôi con gì, trồng cây gì” bà con ta phải tự nghiên cứu” ! 

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Bún 'mắng', cháo 'chửi'... vẫn đắt khách

Người nước ngoài nói du lịch VN là du lịch mạo hiểm vì ra khỏi sân bay là đã phải tham gia giao thông... Giờ lại có cái khó: Muốn vừa ăn vừa bị nghe chửi mà cũng chưa chắc đã được. Lại thế này nữa: càng chửi tiếng lành càng đồn xa, khách ngày càng đến đông hơn.
Bún 'mắng', cháo 'chửi'... vẫn đắt khách

Bún 'mắng', cháo 'chửi', phở xếp hàng, bia hơi tem phiếu có vẻ không lạ lẫm với nhiều người sống ở Hà Nội. Khách hàng vẫn đến ăn nườm nượp, còn chủ nhân của nó vẫn làm ăn phát đạt...
Miếng ăn, miếng chửi

Ngồi quán bún ở 57 ngõ Ngô Sỹ Liên, nghe chủ quán mắng khách té tát vì những chuyện chẳng đâu vào đâu, tôi bỗng co rúm người lại, chỉnh đốn mọi hành vi, lời ăn tiếng nói để… không bị chửi mắng. Trưa nắng như thiêu đốt vậy mà quán vẫn chật cứng người. Bát bún ba chục nghìn mà có tới gần chục miếng thịt chân giò to tướng, rất đầy đặn.
“Cháu đã bảo đừng chan nước béo rồi mà!”- Cô bé ngồi cách tôi một bàn kêu lên như than phiền. “Nước dùng béo hay gầy về nhà mà ăn, đây chỉ có thế thôi. Không ăn thì biến cho rộng chỗ!”. Bà chủ quán vừa xóc bún vừa liếc xéo ra mắng khách. Ánh mắt và lời nói như những mũi tên bay phần phật về phía cô gái, làm tôi cũng rát mặt như bị ném cát. Cô bé ngồi cạnh tôi bị mắng nhưng không dám cãi, chỉ lẩm bẩm: “Ăn uống mất tiền mà cứ như đi ăn xin”. 

Cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình

Cân bằng giữa sự nghiệp và gia đình

(Dân trí) - Có thể xem gia đình, sự nghiệp giống như hai đường thẳng chéo nhau nhưng không phải ai cũng nhanh chóng tìm ra điểm chung đó. Tại sao phải đánh đổi “một mất một còn” trong khi chúng ta hoàn toàn có thể dung hòa hai yếu tố này theo những cách sau.


Tại sao phải đánh đổi “một mất một còn” trong khi chúng ta hoàn toàn có thể dung hòa hai yếu tố (ảnh minh họa: Internet)

Chuyên gia Dahanashee chia sẻ: “Trong cuộc sống hiện đại, hầu hết mọi người đều chạy theo tiếng gọi của danh vọng bởi họ cho rằng đó là hạnh phúc đích thực. Sau nhiều ngày rong duổi trên con đường sự nghiệp họ mới bất chợt nhận ra hạt giống nuôi dưỡng hạnh phúc không ở đâu xa xôi mà ở ngay trong ngôi nhà thân thương là những người thân yêu. Nói như vậy không mang nghĩa phủ nhận tầm quan trọng của sự nghiệp, nhưng điều đáng nói là sự nghiệp, gia đình là hai yếu tố cốt lõi của cuộc sống. Tại sao phải đánh đổi “một mất một còn” trong khi chúng ta hoàn toàn có thể dung hòa hai yếu tố này theo những cách sau”.

Chống lạm phát bằng chính sách tỷ giá: Một công cụ mạnh cần được phát huy hiệu quả hơn

Xem lại 1 bài viết đầu năm 2008:
Chống lạm phát bằng chính sách tỷ giá: 
Một công cụ mạnh cần được phát huy hiệu quả hơn

Lạm phát năm 2007 vượt mức hơn 12%/năm, chỉ số giá tiêu dùng chỉ trong 2 tháng đầu năm đã phi mã tới hơn 6% so với cuối năm ngoái. Kiểm soát lạm phát hiện nay là một trong những mục tiêu cấp bách hàng đầu của Chính phủ Việt Nam. Khống chế được lạm phát cao sẽ giúp ổn định Kinh tế - Xã hội và tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đang lúng túng đối phó và chưa tìm ra lời giải với bài toán lượng lớn vốn nước ngoài khi lạm phát leo thang trong chế độ tỷ giá neo. Thời gian vừa qua do sức ép của lạm phát NHNN tiến hành thắt chặt chính sách tiền tệ, các Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) thiếu thanh khoản, nguy cơ khủng hoảng thanh khoản xảy ra, NHNN xoa dịu thị trường bằng cách bơm lại tiền vào nền kinh tế nhưng lạm phát lại bùng nổ cao hơn...
Với biến động của nền kinh tế thế giới thời gian gần đây, tác giả cho rằng chính sách chống lạm pháp hiện nay là chưa đánh trúng nguyên nhân gốc rễ và cần thay đổi. Ngoài một số nguyên nhân nội tại như thiên tai, đầu tư tràn lan một số công trình công không hiệu quả, nguyên nhân chính gây lạm phát cao tại Việt Nam do bất cập trong định hướng chính sách đối ứng, cụ thể là chính sách tỷ giá, đối với những cú sốc ngoại lai. Định hướng chính sách tỷ giá không phù hợp so với biến động của kinh tế thế giới dẫn đến kết quả là: 1. Lượng cung tiền tăng đột biến, 2. Chi phí cho sản xuất trong nước tăng cao. Đây là hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới lạm phát cao tại Việt Nam.

Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

Sự thật về mô hình phát triển của Trung Quốc

Văn Ngọc
Trong khi dư luận quần chúng, cùng các kênh thông tin và truyền thông ở phương Tây lại không ngớt lời ca ngợi những cái hay, cái giỏi của đất nước này về mọi mặt thì hai tác giả Pierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc.

Người ta có thể nghĩ rằng, trước hết hai tác giả này muốn nói lên một sự thật, một thực tế, mà trong nhiều năm ở phương Tây, báo chí, cùng các cơ quan truyền thông và một số người có chức quyền vẫn cố tình che giấu, hoặc tô hồng, vì dẫu sao, người ta cũng cần cái thị trường khổng lồ này trong một nền kinh tế toàn cầu hoá.
Cũng có thể, do một bản năng tự nhiên, hay một tinh thần dân tộc chủ nghĩa nào đó, các tác giả muốn vạch ra những yếu kém của mô hình phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc, để cảnh báo các xã hội phương Tây. Cũng có thể, họ còn có một tầm nhìn rộng hơn nữa, một tầm nhìn có tính chất chiến lược, ở qui mô toàn cầu. Nhưng cũng có thể, đó chỉ là do một sự thôi thúc nội tâm có tính chất đạo lý, vì sự thật, vì hạnh phúc của con người, và tương lai chung của cả loài người?
Tác phẩm được viết như một thiên phóng sự, một nhân chứng. Nó không chỉ nêu lên những hoàn cảnh cụ thể, có thật, nói lên những điều mà những con số thống kê không thể nói lên hết được, mà còn truyền được tới người đọc một dòng suy nghĩ, một nỗi lo âu, một lời cảnh báo.