
Tôi, chủ Blog này, Lê Việt Đức, đang bị Ngân hàng SCB và Manulife phối hợp lừa đảo chiếm đoạt tiền bằng hợp đồng số 2952746922. Tôi đóng tiền cho SCB để tiết kiệm - đầu tư nhưng chúng biến tiền đó thành mua bảo hiểm của Manulife. Đến nay chúng vẫn nhất định không trả. Nếu chúng vẫn không trả, tôi sẽ tố cáo các sai phạm, lừa đảo của nhóm lợi ích SCB và Manulife lên trang này và FB cá nhân của tôi. Mong các bạn theo dõi và loan tin cho nhân dân VN ở khắp nơi trên thế giới biết để tẩy chay chúng.
Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011
Chợ Tây giữa Thủ đô
Chợ Tây giữa Thủ đô
Trong lòng Thủ đô Hà Nội, lâu nay đã hiện hữu một cái chợ, họp duy nhất một phiên trong tuần, vào thứ bảy. Chợ mở lúc 9h30 phút sáng và kết thúc vào 12h30, trên địa bàn quận Tây Hồ, thu hút khá nhiều khách Tây sống ở Hà Nội và các vùng phụ cận, nhất là ở các phường: Quảng Bá, Quảng An, Nhật Tân, Nghi Tàm…
Đây có lẽ cũng là chợ duy nhất của Thủ đô mà khách đến không mất phí gửi xe. Phương tiện của khách đến, được thành viên trong chợ chỉ dẫn chỗ đỗ, để rất gọn gàng. Cũng chẳng lo chuyện trộm cắp, nếu là ô tô chỉ cần đóng cửa, xe máy thì thêm động tác khóa cổ, còn xe đạp thì… cứ việc để đấy.
Chủ Nhật, 24 tháng 7, 2011
Trung Quốc muốn gì?
Bản dịch của viet-studies:
Trung Quốc muốn gì?
(phỏng dịch bài "What does China Want?"
Wilson Quarterly, Mùa thu 2005)
Ross Terrill
Đại học Harvard, Mỹ
(phỏng dịch bài "What does China Want?"
Wilson Quarterly, Mùa thu 2005)
Ross Terrill
Đại học Harvard, Mỹ
Khi Trung Quốc lần đầu tiên làm Mỹ tò mò vào cuối thế kỷ 18, chúng ta muốn trà và lụa của họ. Các nhà truyền giáo Mỹ và các thương nhân đến Quảng Châu và các cảng khác chẳng bận tâm nghĩ xem Trung Quốc có thể muốn gì ở chúng ta - chỉ là phúc âm Kitô giáo, đồ tiêu dùng lặt vặt và thuốc lá, dường như họ cho là như vậy. Trong nhiều năm kể từ khi ấy đến nay, người Mỹ ít có dịp để cân nhắc lại câu hỏi này. Khuôn mẫu lịch sử là nước Mỹ ảnh hưởng đến Trung Quốc, và động lực không ngang bằng đó đạt đến cao điểm trong liên minh với chính phủ Quốc Dân Đảng khập khễnh của Tưởng Giới Thạch chống các cường quốc phát xít trong Thế Chiến thứ II. Trong những năm 1940, người ta nghĩ rằng ước vọng Trung Quốc chỉ đơn giản là hồi phục từ ách chiếm đóng của Nhật, nghèo đói, mất đoàn kết, và tham nhũng.
Đau xót nhục nhã biết bao
Blog này không muốn đăng những tin chính trị mặc dù đây là quan tâm hàng đầu của người quản lý Blog vì biết rằng không đổi mới chính trị thì đất nước không thể phát triển (đây cũng là điều cố GS VS Đào Thế Tuấn (vừa mất năm 2010) nhiều lần nói với người quản lý Blog từ đầu những năm 80 để giải thích vì sao GS không tập trung nhiều vào chuyên môn nông nghiệp mà dành nhiều thời gian cho nghiên cứu, tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô và quản lý). Tuy nhiên có những bức xúc nặng nề về văn hóa hơn là chính trị, cần lưu lại để nhớ. Đây là một ví dụ:
Đau xót nhục nhã biết bao
Phạm Xuân Nguyên
(Đăng lại từ blog Quê Choa)
Kể từ 30/6 blog mình không đăng bài người ngoài. Bài viết của Phạm Xuân Nguyên là một ngoại lệ, một ngoại lệ vô cùng cần thiết.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)