Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Đại dịch PGS-TS-BS

Đại dịch PGS-TS-BS

Nhật ký của ngọc
Entry này có một tựa đề hơi bí hiểm. Nhưng những ai làm trong nghề y đều biết đó là viết tắt của Phó giáo sư – Tiến sĩ – Bác sĩ. Chỉ có ở nước Nam. Chỉ có ở nước Nam dưới thời XHCN. Nó là biểu hiện của căn bệnh mới phát sinh trong ngành y. Đó là bệnh hám danh. Bệnh hám danh đang làm tan nát hệ thống y khoa và đang biến hóa thành một đại dịch nguy hiểm cho người bệnh.
Có mấy ai còn nhớ đến thầy Phạm Biểu Tâm, thầy Trần Ngọc Ninh? Thầy Phạm Biểu Tâm có sống lại bây giờ không thể là hiệu trưởng trường y. Thầy Trần Ngọc Ninh có ở Việt Nam giờ này cũng không bao giờ thành khoa trưởng, chứ nói gì đến chức danh giáo sư. Cả hai thầy đều không có bằng tiến sĩ. Cái bằng tiến sĩ ngày nay ở đất nước này là một cái bùa hộ mệnh. Nó cũng là cái vé xe cho những chuyến xe đò thăng quan tiến chức. Nó là cái boarding pass cho những phi vụ làm trưởng khoa, làm hiệu trưởng trường y. Đó là luật chơi mới do những người cách mạng đặt ra. Người cách mạng không nhất thiết phải là người trong y giới, cũng chẳng cần làm khoa học. Nhưng họ có giá trị hơn nhà khoa học. Bài giảng của người cách mạng có giá hơn bài giảng của giáo sư tiến sĩ. Ở đất nước này, chính trị thống lĩnh tất cả. Làm cách mạng là làm chính trị. Bởi vậy, người cách mạng chẳng cần phải có tấm bằng bác sĩ để đặt ra luật chơi mới cho ngành y. Họ đang hủy hoại nền y học.

Tinh thần độc lập và tính tự lập của người Mỹ

Người Việt hải ngoại:

Tinh thần độc lập và tính tự lập của người Mỹ

Bùi Văn Phú
Năm nay Lễ Độc lập mừng nước Mỹ 235 tuổi rơi vào ngày thứ Hai nên là cơ hội cho những cuộc vui kéo dài suốt một cuối tuần đầu tháng Bảy mùa hè. Chúng tôi cùng vài gia đình thân quen hôm thì đến với thiên nhiên, hôm lai rai nhậu ở nhà, cũng hot dog, burger, thêm BBQ gà ngũ vị hương, đu đủ bò khô, sò ốc. Ăn nhậu trong ngày, tối coi bắn pháo bông là truyền thống mừng Lễ Độc lập 4-7 của Mỹ.
Chúng tôi là những người tị nạn, di dân như bao triệu người khác đã chọn nơi này để lập nghiệp. Có người đến Mỹ ngay sau tháng 4.1975, có người mới chân ướt chân ráo. Người vượt biển Đông, người vượt sông Mekong, người bay thẳng từ Sài Gòn đến San Francisco. Gặp nhau câu chuyện thường xoay quanh hành trình đến Mỹ, những khó khăn hội nhập trong giai đoạn đầu rồi đến việc học hành, sinh hoạt của các con.
Lúc mới đến Mỹ ai cũng cực khổ làm đủ thứ việc từ lao công, bồi bàn, bỏ báo đến lựa rác, hái trái cây để mưu sinh, mua sữa, tã cho con còn thơ dại. Dần rồi ổn định cuộc sống với một công việc thích hợp, làm lâu dài, đóng thuế, trả nợ nhà, nợ xe cùng lúc con cái vào đời, vào đại học.

Việt Nam quê hương ngạo nghễ

Việt Nam quê hương ngạo nghễ 

Video demonstrations against Chinese invasion of Spratly and Paracel Islands



Trật tự nào cho tương lai châu Á?

Trật tự nào cho tương lai châu Á?

Ba mươi năm qua, Chính phủ Trung Quốc đã thách thức các dự đoán và làm những gì cần thiết để duy trì mức tăng trưởng cao. Sẽ là ngây thơ khi cho rằng họ không thể làm như vậy thêm 30 năm nữa.
Đi nhầm đường
Một số người có thể nói đây là vấn đề của các thế hệ sau, vì các thay đổi có thể đe dọa chấm dứt trật tự hiện nay của châu Á đang diễn ra chậm đến mức chúng sẽ không có tác động gì trong nhiều năm tới. Đúng là thời điểm mà GDP của Trung Quốc và của Ấn Độ sau đó, sẽ vượt qua Mỹ vẫn còn phải vài thập kỷ nữa, nhưng các thay đổi tương quan quyền lực bắt đầu biến đổi các trật tự khu vực, không cần chờ tới thời điểm trên mà là ngay khi người ta nhìn thấy nó. Và thời điểm này đã được nhìn thấy ở châu Á: trật tự hậu chiến tranh Việt Nam dựa trên sự đảm bảo kép của Mỹ cho Trung Quốc và Nhật Bản đã sụp đổ, và một trật tự phản ánh hệ thống cân bằng quyền lực đã bắt đầu nổi lên.
Ngày nay, Mỹ coi Trung Quốc là một đối tác cạnh tranh chiến lược. Gần như ngay sau khi chiến tranh Lạnh kết thúc, người ta đã nhận ra rằng vào một lúc nào đó trong tương lai, Trung Quốc có thể thách thức vị trí bá chủ của Mỹ ở châu Á, nhưng cho tới mãi gần đây Mỹ mới lờ mờ cảm thấy điều này và thừa nhận rằng thách thức này đang diễn ra.

Thứ Tư, 20 tháng 7, 2011

Trao kỷ niệm chương tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam

Chúc mừng chị Sounthone Sayachak. Tiếc là bản tin TTXVN không đưa ảnh chị. Mà có lẽ TTXVN cũng đăng không đúng tên chị, tôi có sửa lại 1 chút.

Trao kỷ niệm chương tặng Đại sứ Lào tại Việt Nam


Ngày 20/7, tại Hà Nội, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng đã trao Kỷ niệm chương "Vì Hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc," tặng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Sounthone Sayachak nhân dịp Đại sứ kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Chủ tịch Vũ Xuân Hồng phát biểu nhấn mạnh, phần thưởng này tôn vinh những cống hiến tích cực không mệt mỏi của Đại sứ trong việc thúc đẩy mối quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.

Công hàm 1958 với chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam

Công hàm 1958 với chủ quyền 
Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam
Gần đây Trung Quốc luôn rêu rao cái gọi là họ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc diễn giải nội dung công hàm ngày 14-9-1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng như là một chứng cứ cho thấy Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là hết sức phiến diện và xuyên tạc nội dung, ý nghĩa của bản công hàm đó, hoàn toàn xa lạ với nền tảng pháp lý của Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế, bất chấp thực tế khách quan của bối cảnh lịch sử đương thời. Có thể nói, giải thích xuyên tạc công hàm 1958 là một trong chuỗi những hành động có tính toán nhằm tạo cớ, từng bước hợp thức hóa yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Ngắm Sài Gòn từ đài quan sát cao 180 mét

Ngắm Sài Gòn từ đài quan sát cao 180 mét

Nhiều người nước ngoài và cư dân sống tại TP HCM đang háo hức đến thăm Đài quan sát “Saigon SkyDeck” trên tầng 49 của tòa tháp Bitexco Financial Tower để ngắm thành phố từ trên cao.

Mở cửa từ 9h30 đến 21h30 mỗi ngày, Saigon SkyDeck cao 178m, đang được nhiều du khách chọn làm nơi tham quan và ngắm TP HCM bằng ống nhòm.
Ngắm nhìn TP HCM từ độ cao gần 180m. Ảnh: Vũ Lê.
Bà Lucy (65 tuổi), đến từ New Zealand nói với VnExpress.net: "Tôi đã đến đây hai lần và rất ấn tượng với khung cảnh TP HCM nhìn từ trên cao. Có thể tôi sẽ còn quay lại đài quan sát này cùng với bạn bè trong những lần sau". 

Ai đang giữ vàng nhiều nhất thế giới?

Ai đang giữ vàng nhiều nhất thế giới?
 
picture
Giá vàng đã tăng 12,3% từ đầu năm tới nay - Ảnh: CNBC.
▪  HỒNG NGỌC
Giá vàng giao ngay trên thị trường quốc tế đêm 18/7 đã vượt lên 1.608,5 USD/oz, cao nhất từ trước tới nay. Một loạt yếu tố bất ổn về kinh tế như nợ công châu Âu, trần nợ của Mỹ đang hỗ trợ tốt cho thị trường vàng. Theo hãng tin CNBC, các ngân hàng trung ương, định chế tài chính quốc tế và chính phủ các nước được cho là đang nắm 16,5% tổng lượng vàng của thế giới, vào khoảng 30.160 tấn. Việc giá vàng sôi sục trở lại sau nhiều ngày yên ắng, dự kiến sẽ làm thay đổi "trọng lượng" của các tổ chức, định chế này trong danh sách những nơi nắm giữ vàng nhiều nhất thế giới. Dưới đây là 15 quốc gia, vùng lãnh thổ, tổ chức tài chính nắm giữ lượng vàng nhiều nhất thế giới, theo công bố của hãng tin CNBC trên cơ sở báo cáo tháng 7/2011 của Hội đồng Vàng Thế giới.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Local Debt Problems Highlight Weak Links in China’s Economic Model

Willy Lam - Ngày 20110715
Local Debt Problems Highlight Weak Links
in China’s Economic Model

Thêm một bài về những món nợ giấu kín của Trung Quốc. Xin trân trọng giới thiệu bài viết mới nhất của tác giả Willy Lam về các khoản nợ của chính quyền địa phương Trung Quốc và vai trò của các "lãnh chúa"... đỏ.


The Jamestown Foundation
Publication: China Brief Volume: 11 Issue: 13, July 15, 2011 04:32 PM Age: 1 hrs
The Chinese Communist Party (CCP) leadership’s apparent failure to rein in reckless borrowing by local administrations has raised serious questions about the efficacy of the country’s stimulus package-and the viability of its vaunted economic model. Last month, the National Audit Administration (NAA) disclosed that regional governments had run up debts totaling 10.72 trillion yuan ($1.65 trillion). Independent credit agencies have reckoned that the actual figure is around 14 trillion yuan ($2.15 trillion), or 35% of the country’s GDP (Bloomberg, July 5; Voice of America News, July 5). These horrendous debts show the party-state apparatus may be losing control over the regions’ finances. More significant is the fact that 33 years after Deng Xiaoping kicked off the era of reform, the country is still dependent on old-style state investments to boost GDP growth rates. The recent data points seem to indicate that efforts by the Hu Jintao-Wen Jiabao team to focus on consumer spending and technological innovation as new engines of growth-which is the leitmotif of the 12th Five Year Plan (12FYP) of 2011 to 2015-face formidable challenges ahead.

Vài sai lầm trong quá khứ

Vài sai lầm trong quá khứ

Người ta thống kê, trong thế kỷ 20 có rất nhiều sai lầm tầm…nhân loại. Có sai lầm dẫn đến chiến tranh thế giới, có sai lầm đưa đến chiến tranh ý thức hệ.
Nhầm lẫn của lãnh đạo mất cả quốc gia, mất phe XHCN, ngớ ngẩn về chính sách nông nghiệp mà giết hàng chục triệu người và đưa đất nước bên bờ thảm họa.
Sai lầm của các nước lớn
Hòa ước Versailles năm 1919 chấm dứt Thế chiến 1 (1914-1918) giữa Đức và phe Đồng minh do Pháp, Mỹ và Anh thắng trận soạn ra. Đức phải trả lại cho Pháp miền Alsace-Lorraine, một mảnh đất cho Bỉ, một mảnh tương tự ở Schleswig cho Đan Mạch, trả lại một số mảnh đất cho Ba Lan.
Hòa ước Versalles. Ảnh: Wiki