Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

L'experience des capitaux étrangers en Asie

Bài viết của tôi cách đây 20 năm (năm 1991):

            L'experience des capitaux étrangers en Asie

                  (extrait du rapport "Capitaux étrangers en Asie et la
                   comparaison avec le Vietnam", réalisé en 1991)

           
Dans le contexte actuel, les relations économiques étrangères ont devenu un facteur très important dans la stratégie du développement économique de tous les pays, spécialement elles ont une influence de façon assez décisive sur l'accroissement du taux de croissance économique des pays sous-développés. Dans ces pays, le revenu par tête est très faible et n'assure pas les demandes essentielles, l'accumulation à partir de l'intérieur de l'économie n'existe presque pas, l'exploitation des ressources et l'utilisation des progresses de la science et technique rencontrent beaucoup de difficultés. L'une des causes principales de cette situation difficile est le manquement des capitaux nécessaires. L'expérience de plus de trente ans de plusieurs pays mondiaux a prouvé que grâce à la relation économique extérieure et au capital étranger, les pays moins développés peuvent augmenter leur capacité de la mobilisation des capitaux et renouveler la technologie pour rattraper le niveau de la production moderne. A présent, dans plusieurs pays en développement, notamment ceux dans la région de l'Asie du Sud-Est, le capital étranger et l'aide pour le développement constituent l'une des composantes très importantes dans la stratégie du développement économique. La concurrence de l'attirance des capitaux étrangers a fait l'investissement étranger devenir un problème d'actualité dans la vie économique internationale.

NGUY CƠ TĂNG TRƯỞNG CHẬM DẦN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐẦU TƯ

Bài viết của tôi năm 2002:

NGUY CƠ TĂNG TRƯỞNG CHẬM DẦN
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ ĐẦU TƯ
          Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế tại các nước đang phát triển đều khảng định đầu tư có ý nghĩa rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế. Vai trò của vốn đầu tư đối với nền kinh tế được thể hiện trên hai mặt: vừa là nhân tố cung, tạo ra cơ sở vật chất và các đầu vào không thể thiếu của mọi quá trình sản xuất, nhưng đồng thời vừa là nhân tố cầu, tiêu thụ đầu ra của quá trình tăng trưởng. Đặc biệt, trong những năm cung lớn hơn cầu, thông qua mua sắm máy móc thiết bị, vật liệu xây dựng... phục vụ cho quá trình đầu tư, hoạt động đầu tư sẽ phát huy tác dụng kích cầu nội địa, mở ra thị trường cho các ngành kinh tế khác phát triển, từ đó hỗ trợ tích cực vào quá trình phục hồi kinh tế. Do khả năng tác động 2 mặt của mình, đầu tư vừa có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng trong giai đoạn cung thấp hơn cầu, vừa có tác dụng kích cầu trong giai đoạn nền kinh tế dư thừa công suất sản xuất. Theo báo cáo phát triển thế giới năm 1991 của Ngân hàng Thế giới, vốn tài sản cố định đã tạo ra khoảng 2/3 tỷ độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của các nước đang phát triển trong thời kỳ 1960-1987.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Nhà thơ Trần Việt Phương: Nếu được phép tôi xin thay 'tôn giáo' bằng 'niềm tin'

Nếu được phép tôi xin

thay 'tôn giáo' bằng 'niềm tin'

Mẹ tôi là người đã truyền cho tôi tình yêu thương con người, sự khiêm cung nhún nhường và điều tâm niệm về cách sống: "Khi trong đời có một người phải nhận phận hẩm hiu, phải chịu thiệt thòi, đau đớn, thì hãy luôn luôn nhớ rằng người ấy là mình" - Nhà thơ Trần Việt Phương.

LTS: Khi tôi hỏi, "Thưa chú, cháu muốn viết vài dòng giới thiệu về chú thì, theo chú, cháu nên viết như thế nào cho đúng, đủ và không thừa ạ?
Chú Trần Việt Phương trả lời rằng, "Chỉ cần một dòng thôi, không tới vài dòng đâu cháu ạ: Trần Việt Phương, tên khai sinh Trần Quang Huy, người Hà Nội gốc, sinh năm 1928, hoạt động yêu nước từ năm 1944 và làm thơ từ năm 1960".

Thứ Tư, 18 tháng 5, 2011

Vòng tròn và tình yêu

Vòng tròn và tình yêu

Vào thời vua NAPONEON. Khi ông đi đánh trận ở nước ngoài ông đã viết thư về cho thần dân nước ông 1 lá thư rất ngắn gọn. “TA ĐÃ ĐẾN, ĐÃ ĐÁNH VÀ ĐÃ THẮNG “. bức thư chỉ vẻn vẹn như thế.
Và ông có viết thư cho người yêu ông cũng rất ngắn gọn chỉ có 1 vòng tròn và 1 dấu hỏi chấm trong đó. Bạn biết ý nghĩa của vòng tròn và dấu hỏi chấm đó không ?
Có nhiều cách giải thích khác nhau, nhưng cách giải thích sau đây được cho là thuyết phục nhất:

Hình tròn là :”Tình yêu của anh dành cho em chỉ có điểm khởi đầu và không có điểm kết thúc”.
Dấu hỏi chấm là :” Em có yêu anh như thế không ?”
Bạn biết người yêu ông đã viết lại gì không ? Cũng chỉ là 1 dấu chấm than !
Nghĩa là: ” Em yêu anh còn nhiều hơn nhu vậy !”.

Chữ O và số 0

Chữ O và số 0

Logo của Hội chúng ta gồm các vòng tròn; có người lầm tưởng số 0.
Cả số " 0 " và chữ " O " đều là một vòng tròn. Nhưng số " 0 " thì dài mà chữ " O " thì tròn.
Cả số " 0 " và chữ " O " đều trống rỗng bên trong nhưng số " 0 " nghĩa là không có gì cả; còn chữ " O " là sẽ được vun đầy.
Số " 0 " đi theo sau những con số khác sẽ tạo ra một giá trị lớn không ngờ; nhưng số " 0 " mà đứng trước những con số khác thì nó cũng sẽ nhỏ bé không ngờ.

Còn chữ " O " theo sau hay đứng trước đều có thể tạo ra một cặp hoàn hảo đầy ý nghĩa.


Người ta thường nói về số " 0 " với sự thất bại nặng nề, một cái trắng tay trong một tâm trạng suy sụp, chơi vơi, hụt hẫng. Số 0 của một bước ngoặc quay lại từ đầu đầy gian nan, trắc trở. " 0 " nghĩa là chẳng còn gì hết.

Hãy vẽ những vòng tròn

Hãy vẽ những vòng tròn
Con trai tôi năm nay sắp lên ba. Bé rất thích vẽ những vòng tròn. Tôi rất cảm động khi nhìn bé nắn nót từng vòng tròn trên những trang giấy trắng.
Khi bé lớn lên tôi sẽ giải nghĩa cho bé biết  ý nghĩa sâu sắc của vòng tròn vì tôi ao ước suốt đời con tôi sẽ vẽ được những vòng tròn kia và chia sẻ với thế giới những ý nghĩa sâu sắc của vòng tròn.

Kỷ niệm chuyến thăm Lào

Bài hay trên mạng:
Kỷ niệm chuyến thăm Lào

Tôi theo thông tin trên mạng cuả dân Tây ba-lô, rồi từ đó sắp xếp chuyện đi Lào xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết bay ra Vinh rồi từ Vinh, tôi sẽ theo xe khách đi đến thị trấn Phonsavan tỉnh Xieng Khouang (đọc là Xiêng Khoảng), điểm đến thứ nhất của tôi. Máy bay đi Vinh một ngày một chuyến. Xe khách từ Vinh đến Phonsavan thì hai ngày một chuyến. Tuy nhiên, hôm nay Hàng không Việt Nam đột ngột hủy chuyến bay ra Vinh. Tôi bối rối lắm không biết làm sao. Cũng như tôi cũng đã từng bối rối nhiều lần trước những việc đột xuất mỗi khi đi du lịch bụi. Mỗi lần đều phải tùy cơ ứng biến. Tôi tần ngần nhìn quanh, sau cùng đi theo một anh hành khách tóc húi cua. Tôi hỏi "Anh tính sao?", anh trả lời dứt khoát "Tôi đổi vé đi Huế anh à... Ra ngoài đó gặp bạn chơi một hôm rồi đi Vinh. Anh phải quyết định nhanh không thì hết vé bay". Vâng, phải quyết định nhanh, ở lại Sài Gòn hay là ra Huế rồi tìm đường đi Vinh. Một ý nghĩ táo bạo chợt thoáng qua. Hay là ta đổi hướng, không đi Lào nữa, ra Hà Nội, đến Lào Cai rồi đi xe lửa đến Côn Minh, tỉnh Vân Nam. Bỗng chốc, tôi lại có quá nhiều lựa chọn. Càng thêm hoang mang. Bay ra Huế rồi đi Lào, hay Hà Nội sang Vân Nam, Trung Quốc?

Lịch năm 2009 của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Kỷ niệm: Lịch năm 2009 và một số mẫu giấy tờ của Hội do tôi thiết kế:

Kinh nghiệm xây dựng các mô hình dự báo

Bài giảng tại Lào tháng 10/2004 (không tìm được bài đầy đủ): 

Kinh nghiệm xây dựng các mô hình dự báo
và khả năng áp dụng cho Lào:

1) Một số điểm cơ bản:
- Phân tích và dự báo kinh tế, xã hội là một khâu cực kỳ quan trọng và không thể không làm trong quá trình kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dân.
- Dự báo bao gồm dự báo dài hạn, dự báo trung hạn và dự báo ngắn hạn.
- Dự báo dài hạn chủ yếu được thực hiện theo mô hình cung, tức là mô hình tăng trưởng cổ điển hoặc tân cổ điển. Dự báo dài hạn thường được làm gộp lớn chỉ theo một số chỉ tiêu chính và trên cơ sở các mô hình kinh tế lượng đơn giản.
- Dự báo trung hạn có thể được thực hiện theo mô hình tăng trưởng cổ điển hoặc tân cổ điển; nhưng cũng có thể được thực hiện theo mô hình cầu, tức là theo mô hình Keynes và tân Keynes. Dự báo trung hạn thường được làm chi tiết theo mô hình kinh tế lượng hoặc theo mô hình cần bằng tổng quát (cân đối liên ngành).
- Dự báo ngắn hạn chủ yếu được thực hiện theo mô hình cầu, tức là theo mô hình Keynes và tân Keynes. Dự báo ngắn hạn thường được làm chi tiết theo mô hình kinh tế lượng.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Giới thiệu về Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trên http://vi.wikipedia.org/

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia của chúng tôi

Giới thiệu về Hội Phát triển Hợp tác
Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia trên http://vi.wikipedia.org/

Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia (Viet Nam - Lao - Cambodia Association for Economic Cooperation Development - VILACAED) là một tổ chức xã hội nghề nghiệp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp Việt Nam đã và đang có đóng góp hoặc có nguyện vọng đóng góp vào sự nghiệp phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Việt Nam với LàoCampuchia.

Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khoá I

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia của chúng tôi

Danh sách Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khoá I
HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ VIỆT NAM - LÀO - CAMPUCHIA
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------
Số: 05/VILACAED-NQ
------------------------------------
Hà nội, ngày 06 tháng 5 năm 2008
 
NGHỊ QUYẾT
về Danh sách các thành viên Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khoá I (2008-2013)
––––––––––––––––––––

HỘI NGHỊ LẦN THỨ NHẤT BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG

Căn cứ dự thảo Điều lệ Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia đã được Đại hội toàn thể hội viên của Hội thảo luận, thông qua,


Căn cứ Tờ trình số 54/BVĐ-VP ngày 06 tháng 05 năm 2008 của Ban Vận động thành lập Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia về Danh sách các thành viên Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khóa I (2008-2013)do Ban vận động thành lập Hội hiệp thương, giới thiệu,

Căn cứ các ý kiến thảo luận và biểu quyết tại Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia về dự thảo Danh sách các thành viên Ban Lãnh đạo Trung ương Hội khóa I (2008-2012)do Ban vận động thành lập Hội hiệp thương, giới thiệu,

Logo của Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia của chúng tôi

Logo của Hội Phát triển Hợp tác
Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia
Biểu tượng của Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia là ba vòng tròn mầu đỏ, vàng, xanh lồng nhau, dưới có dòng chữ viết tắt bằng tiếng Anh của tên Hội được viết cách điệu ôm lấy ba vòng tròn, đồng thời có ngôi sao đỏ phía trên. Về mặt triết học, vòng tròn là hình ảnh mang ý nghĩa cân bằng, kết nối, liên tục phát triển và không có điểm kết thúc. Đặc biệt, các vòng tròn được xếp liên tục với nhau càng thể hiện quá trình không ngừng trưởng thành, lớn mạnh bất chấp mọi khó khăn, thách thức.

Điều lệ Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

Hội Phát triển Hợp tác Kinh tế
Việt Nam - Lào - Campuchia của chúng tôi

Điều lệ Hội Phát triển Hợp tác 
Kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----oOo-----

ĐIỀU LỆ
HỘI PHÁT TRIỂN HỢP TÁC KINH TẾ
VIỆT NAM - LÀO – CAMPUCHIA 
Phê duyệt theo quyết định số 1078/QĐ-BNV, ngày 13 tháng 8  năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Chương I
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH
Điều 1. Tên gọi
1. Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - Lào - Campuchia.
2. Tên giao dịch quốc tế:  Viet Nam - Lao - Cambodia Association for Economic Cooperation Development.
3. Tên viết tắt bằng tiếng Anh: VILACAED.

Oil prices down - Causes and Future Prospects

 Oil prices down - for now 

By GIUSEPPE MARCONI for OIL-PRICE.NET, 2011/05/16

Oil prices down - for now

The price of crude oil is closely watched by market analysts and the common man alike. This is because the uncertainty associated with it brings frequent fluctuations depending on factors like the strength of the dollar, global politics, and natural disasters. This year has been a particularly unpredictable one and even the most seasoned speculators are having a tough time. Last week, oil prices were at a two-month low of less than $100 per barrel. Many analysts termed the drastic fall in prices a result of the 'domino effect'.

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Faith in Vietnam Falls With Shipmaker

Niềm tin vào Việt Nam giảm theo Công ty đóng tầu 

Faith in Vietnam Falls With Shipmaker


Bài của JAMES HOOKWAY
Ngày 16-5-2011
Nỗi thất vọng đang ngày càng gia tăng của các chủ nợ đối với việc công ty đóng tàu quốc doanh của Việt Nam Vinashin không trả được khoản nợ xin khất từ năm ngoái là tai hại tiềm tàng đối vớicác chương trình kế hoạch của nước này định lôi kéo thêm nhiều vốn đầu tư để nâng cao hạ tầng cơ sở của mình và giảm thiểu nạn kẹt xe đang đe dọa sự phát triển của Việt Nam.
Frustration over Vietnamese state-run shipbuilder Vinashin's failure to repay loans it defaulted on last year is intensifying among creditors, potentially jeopardizing Vietnam's plans to draw more investment to improve its infrastructure and reduce the bottlenecks that threaten its growth.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (phần 3)

Bài viết cũ của tôi:
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU
MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
Phụ lục: Mô hình cân bằng xác định cung và cầu xuất khẩu
(phương trình 1 là phương trình cung, phương trình 2 là phương trình cầu)
Gạo:
  1.     log(Pxt)  =  0,276 log(Xt)  -  0,487 log(t)  -  0,771 log(Pdt)
                           (2,923)               (-8,151)           (6,248)
          R2 = 0,905      SE = 0,067       DW = 2,363       SMPL = 1990-2002
  2.     log(Xt)  =  -1,267 log(Px/Pxw)  +  2,738 log(Ywt)
                           (-2,196)                      (5,257)
          R2 = 0,853      SE = 0,183       DW = 1,839       SMPL = 1990-2002

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM (phần 2)

Bài viết cũ của tôi:

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU
MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 
III) BƯỚC ĐẦU THỬ PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM

          1) Một số kết quả từ ước lượng mô hình cân bằng

          Trong mục này, trước tiên chúng tôi sẽ thử áp dụng mô hình trên để phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đối với xuất khẩu của Việt Nam, cụ thể là đối với 8 mặt hàng nông sản có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất Việt Nam; sau đó chúng tôi phân tích ảnh hưởng của tỷ giá đối với tổng khối lượng xuất khẩu của khu vực nông nghiệp và tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn nền kinh tế Việt Nam. Số liệu dùng để tính toán được lấy từ nhiều nguồn, nhưng chủ yếu từ Tổng cục Thống kê. Một số số liệu giá cả xuất khẩu của Việt Nam và giá nội địa được lấy từ Ban Vật giá Chính phủ, Tổng cục Hải quan, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Giá quốc tế được lấy từ sách "Thống kê tài chính quốc tế" của Quỹ Tiền tệ quốc tế và một số báo cáo gần đây nhất của các tổ chức kinh tế, tài chính quốc tế.

ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Bài viết cũ của tôi:
ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ GIÁ TỚI XUẤT KHẨU MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
          Tiếp cận cung để xác định tỷ giá là một phương pháp được sử dụng khá thông dụng trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Tiếp cận này cho rằng nếu như tỷ giá nội tệ cho từng loại sản phẩm xuất khẩu không phù hợp, tức là không đủ để đem lại lợi nhuận cần thiết cho người sản xuất và không đủ để duy trì sức cạnh tranh cho hàng hóa của họ, thì sản xuất và xuất khẩu không thể phát triển được. Trên thực tế, khả năng sinh lợi của hàng hoá xuất khẩu phụ thuộc rất lớn vào giá xuất khẩu, giá nhập khẩu, giá nội địa và cung xuất khẩu trong khi những biến này lại phụ thuộc rất lớn vào biến động của tỷ giá. Khi phần lớn các mặt hàng xuất khẩu không còn sức cạnh tranh thì người ta thường nghĩ đến việc đồng nội tệ có thể đã bị đánh giá quá cao, và từ đó đặt ra vấn đề điều chỉnh tỷ giá để khôi phục lại sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu.

TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC TIỀN ĐỀ ĐỂ ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN

Bài viết cũ (đang dự thảo):
TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CÁC TIỀN ĐỀ ĐỂ
ĐẨY MẠNH SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ,
HIỆN ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN
 Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra vào tháng 6/1996 đã khảng định "nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá đã cơ bản hoàn thành, cho phép chuyển sang thời kỳ mới đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (Văn kiện Đại hội VIII, trang 68). Công nghiệp hoá ở nước ta trong thời đại ngày nay phải đi kèm với hiện đại hoá, và giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá từ năm 1996 đến nay thực chất là quá trình tiếp tục hoàn thiện các tiền đề, đồng thời đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hoá kiểu tư duy tập trung bao cấp sang công nghiệp hoá theo quan điểm kinh tế thị trường định hướng XHCN.

NGUY CƠ TĂNG TRƯỞNG CHẬM DẦN NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGUỒN NHÂN LỰC

Bài viết cũ năm 2002:
NGUY CƠ TĂNG TRƯỞNG CHẬM DẦN
NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGUỒN NHÂN LỰC
   Lý thuyết và kinh nghiệm thực tế tại các nước đang phát triển đều khảng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và công nghiệp hoá. Trong giai đoạn đầu phát triển, khi nguồn vốn còn khan hiếm, nguồn nhân lực thường đóng vai trò rất quan trọng, như là một nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng chủ yếu của nền kinh tế. Trong giai đoạn phát triển cao hơn, vai trò của vốn đầu tư tăng lên nhưng không vì thế mà vị trí của nguồn nhân lực bị xem nhẹ vì nó trở thành nhân tố cơ bản tạo ra công nghệ và kỹ thuật mới làm tăng hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Đặc biệt, trong giai đoạn phát triển cao như giai đoạn hiện nay và những năm tới đây, khi hội nhập kinh tế thế giới phát triển mạnh và khoa học kỹ thuật và công nghệ thực sự trở thành động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng và công nghiệp hoá ở mọi nước trên thế giới thì vai trò nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu của nguồn nhân lực lại càng cực kỳ quan trọng.

ĐỔI TIỀN NGÂN HÀNG LƯU THÔNG - MỘT GIẢI PHÁP CẦN THIẾT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bài cũ đã viết song bản hoàn chỉnh đã mất, còn mỗi bản nháp này:

ĐỔI TIỀN NGÂN HÀNG LƯU THÔNG - MỘT GIẢI PHÁP CẦN THIẾT TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

          Vì sao phải đổi tiền ngân hàng trong giai đoạn hiện nay
           ...........
          Việc đổi tiền nên được tiến hành như thế nào
           ............
          Về phát hành đồng tiền nhựa
          ............
          Về phát hành đồng tiền kim loại
         Trong lịch sử, theo đà phát triển kinh tế, để tạo sự thuận tiện và dễ dàng trong mua bán, trao đổi hàng hoá, con người đã phát minh ra đồng tiền, trong đó có tiền giấy và tiền kim loại. Có thể nói, đến nay, hầu như không có nước nào trên thế giới không sử dụng loại tiền kim loại vì những ưu điểm rõ ràng của nó.

INSTRUMENTS FOR ECONOMIC ANALYSIS (part 2)

Bài giảng của tôi:
INSTRUMENTS FOR ECONOMIC ANALYSIS


III. Contents and Methods of analysing, assessing the results and performance of economic development processes.
In Part 2, we have studied technics of representing data in a manner that readers can get primary information on the state of development in sectors of concern. However, it is not enough. In practice, to understand the development nature of an economic phenomenon, we need to calculate other economic indicators for an more comprehensive and in-dept assessment of the results and performance of every main sectors of the economy. The EU-MPI in the part of selected economic indicators, presented some tables of analyse results. To clarify the methods of EU-MPI project, below are some methods of analysis, using both macro-economics and sectoral economics applicable for provinces.
1/ Calculation of trend

The objective of trend caluclation is to measure the trend of GDP growth, production outputs by sectors and by main products and some other indicators along the time.

INSTRUMENTS FOR ECONOMIC ANALYSIS (part 1)

Bài giảng của tôi:
INSTRUMENTS FOR ECONOMIC ANALYSIS
I. Introduction:
The quarterly economic report, jointly prepared by the European Union and the Ministry of Planning and Investment of Vietnam (QER-EU-MPI), is a system of almost existing general economic indicators of Vietnam. It comprehensively reflects the extended reproduction process on 3 dimensions: macro-economy, productive sectors and economic areas. In examining these indicators, we can determine the structure, growth rate, general equilibrium and relations between them. serving for economic analyses and anticipation of possible developments as well as for management needs of leaders at different levels.

In a view of providing information on methodology to users of QER for economic analysis and projection purposes, this chapter briefly presents instruments which have been widely used in the world and adapted to the situation of Vietnam. Those instruments are divided into 2 groups: a group of tables, graphs and charts of statistic and a group of indicators and methods for analyzing and assessing the results and performance of economic development.

ẢNH HƯỞNG CỦA VAY NỢ NƯỚC NGOÀI TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - LÝ THUYẾT, KINH NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN Ở NƯỚC TA (phần 7)

Bài viết của tôi năm 2003:
ẢNH HƯỞNG CỦA VAY NỢ NƯỚC NGOÀI TỚI
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - LÝ THUYẾT, KINH
NGHIỆM THẾ GIỚI VÀ THỰC TIỄN Ở NƯỚC TA
MỤC III - MỘT SỐ KINH NGHIỆM BƯỚC ĐẦU NHẰM TIẾP TỤC HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG VỐN VAY NƯỚC NGOÀI PHỤC VỤ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG NGHIỆP HOÁ
           Từ thực tiễn nước ta và nghiên cứu kinh nghiệm các nước trên thế giới, có thể bước đầu rút ra một số bài học kinh nghiệm dưới đây nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách huy động và sử dụng vốn vay nước ngoài phục vụ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá ở nước ta:
          (1) Kiên trì thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô lành mạnh và ổn định, trong đó đặc biệt coi trọng việc tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý và bền vững, các chính sách tài khoá và tiền tệ phù hợp có thể kiểm soát vững chắc tình hình chi tiêu ngân sách chính phủ và chi tiêu của người dân. Đây là vấn đề then chốt để có thể kiểm soát vững chắc luồng vốn vay nước ngoài.

TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM (phần 2)

Bài viết cũ của tôi:

TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ

Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ TIẾN TRIỂN

TRONG NỬA CUỐI THẬP KỶ 90

4.1.4  Tỷ lệ tăng giá  rất thấp, thậm chí có thể nói nền kinh tế Việt Nam đang ở trong tình trạng thiểu phát:
          Cũng do cung vượt cầu, giá trị các hàng hoá không bán được đã và đang trở nên rất đáng kể. Đa số các ngành công nghiệp đã và đang phải hoạt động dưới công suất. Tỷ lệ các bất động sản không được sử dụng rất cao, nhất là trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, du lịch, khách sạn và chế tạo tư liệu sản xuất... Hậu quả chung là áp lực thiểu phát ngày càng mạnh.

TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ Ở VIỆT NAM (phần 1)

Bài viết cũ của tôi:
TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN ĐỔI KINH TẾ
Ở VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ TIẾN TRIỂN
TRONG NỬA CUỐI THẬP KỶ 90
Báo cáo này sẽ nhìn lại tại sao Việt nam đã đạt được những thành tựu kinh tế vĩ mô đáng kể, cơ bản chuyển từ một nền kinh tế trì trệ và lạm phát cao vào cuối những năm 1980 sang một nền kinh tế mở cửa, tăng trưởng bền vững và ổn định tài chính rộng rãi vào giữa những năm 90. Đặc biệt, chúng ta sẽ nghiên cứu tại sao Việt nam có thể cắt giảm lạm phát rất nhanh. Chương này cũng sẽ nhìn lại mối quan hệ giữa chính sách tỷ giá, chính sách tiền tệ và quá trình giảm phát. Dĩ nhiên, gắn chặt với quan hệ này là hiệu quả của chính sách thuế và giảm nhu cầu ngân sách cần được tài trợ bằng nguồn tiền gây lạm phát. Hơn nữa, đã xuất hiện phản ứng đầy ấn tượng và nhanh của mức cung tổng thể, dẫn đến những tỷ lệ tăng trưởng hàng năm tương đối cao. Mặc dù việc phân tích chi tiết phản ứng của cung nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của chương này, ở đây cũng sẽ làm rõ những nhân tố then chốt tạo ra tăng trưởng sản xuất.

PHÁC THẢO MÔ HÌNH PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NGẮN HẠN

Bài viết cũ của tôi: 
PHÁC THẢO MÔ HÌNH PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO NGẮN HẠN
          Như đã phân tích trong nhiều bài viết, nền kinh tế  Việt nam cơ bản đã hoạt động theo các nguyên tắc của kinh tế Keynes, do đó mô hình kinh tế lượng xây dựng cho nền kinh tế Việt nam phải là mô hình kiểu Keynes, tức là yếu tố cầu đóng vai trò trung tâm trong mô hình. Hơn nữa, vì mục tiêu cơ bản của mô hình cần xây dựng là phân tích và dự báo kinh tế ngắn hạn, ba tháng, một khoảng thời gian đủ ngắn để vốn đầu tư mới chưa kịp ảnh hưởng, hoặc ảnh hưởng rất thấp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế, nên việc chọn mô hình Keynes là rất thích hợp.  
      A) Cấu trúc trung tâm của mô hình:
          Cấu trúc trung tâm của mô hình gồm 5 khối:
          1/ Thị trường hàng hoá và dịch vụ:
          Theo mô hình Keynes, khối thị trường hàng hoá và dịch vụ bao gồm các phương trình sau:

VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ THAY ĐỔI CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1990-98

Bài viết cũ của tôi:
 VỀ TĂNG TRƯỞNG VÀ THAY ĐỔI
CƠ CẤU KINH TẾ GIAI ĐOẠN 1990-98
Tăng trưởng:
          Ba đặc điểm lớn nhất về tăng trưởng kinh tế trong 10 năm qua là: Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế thời kỳ từ năm 1990 đến nay được chia làm hai thời kỳ rõ rệt: Thời kỳ 1990-95, tỷ lệ tăng trưởng GDP toàn nền kinh tế liên tục tăng lên, từ 5,1% năm 1990 lên 9,5% năm 1995. Thời kỳ 1996-99, tỷ lệ tăng trưởng GDP liên tục giảm sút, còn khoảng 4,3% năm 1999, xấp xỉ mức năm 1989.
          Thứ hai, trong thời kỳ 1990-95, tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các khu vực kinh tế đều có xu hướng tăng lên như bảng 1 chỉ ra. Tuy nhiên, trong ba năm đầu 1990-92, nếu như tỷ lệ tăng trưởng của nông nghiệp và công nghiệp liên tục tăng lên nhanh, thì tỷ lệ tăng trưởng của dịch vụ lại liên tục giảm sút.
          Thứ ba, từ năm 1996, việc giảm tỷ lệ tăng trưởng đã diễn ra trong tất cả các khu vực của nền kinh tế quốc dân.

Cours de l'Econometrie

Econometrie
Guillaume Chevillon
OFCE & Univ of Oxford
guillaume.chevillon@sciences-po.fr
Master Gouvernance Economique
IEP 2005

Ce cours vise `a fournir une introduction à la pratique contemporaine de
l’´econom´etrie, principalement en macro. Il ne se propose pas d’ˆetre exhaustif
mais tâche de conduire le lecteur à travers les ´etapes principales de la
comprehension, en alternant des parties plus math´ematiques et d’autres plus
explicatives, dans le but de lui fournir les outils de base lui permettant de comprendre
les mod`eles ´economiques de l’´economie appliqu´ee. Ce cours ne saurait
ˆetre compris sans application `a des cas empiriques via l’utilisation de logiciels.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Cách viết một bài báo khoa học (Phần 5 – Bàn luận)

Cách viết một bài báo khoa học (Phần 5 – Bàn luận)

Nguyễn Văn Tuấn
 Phần Bàn luận (Discussion) là phần cuối của nội dung của một bài báo khoa học, và nó có chức năng giống như là một diễn giải kết quả nghiên cứu.  Chúng ta đã biết rằng phần Dẫn nhập trả lời câu hỏi “Tại sao làm nghiên cứu này”; phần Phương pháp trả lời câu hỏi “Đã làm gì và làm ra sao”; phần Kết quả là nhằm trả lời câu hỏi “Đã phát hiện những gì”; và phần Bàn luận tập trung vào trả lời cho được câu hỏi “Những phát hiện đó có ý nghĩa gì”?

Cách viết một bài báo khoa học (Phần 4 – Kết quả)

Cách viết một bài báo khoa học (Phần 4 – Kết quả)

Nguyễn Văn Tuấn
Tiếp theo phần phương pháp là phần trình bày kết quả nghiên cứu.  Một khó khăn mà phần lớn nghiên cứu sinh mắc phải là không biết trình bày kết quả ra sao và như thế nào trong đống rừng dữ liệu thí nghiệm thu thập và phân tích.  Vì thế, trong phần này, tôi sẽ chỉ cho các bạn một vài mẹo nhỏ và cách thức viết phần kết quả sao cho thuyết phục và nhất là phải ăn khớp với phần dẫn nhập. Đây là phần 4 của loạt bài này, mà tôi đã "mắc nợ" với rất nhiều bạn nghiên cứu trên thế giới vì trót hứa là phải "ra lò" mỗi bài một tuần!

Cách viết một bài báo khoa học (Phần 3 – Phương pháp)

Cách viết một bài báo khoa học (Phần 3 – Phương pháp)

Nguyễn Văn Tuấn
Có lẽ phần quan trọng nhất của một bài báo khoa học là phần phương pháp.  Kinh nghiệm làm biên tập của tôi cho thấy tập san tôi tham gia phụ trách trong ban biên tập (tập san Journal of Bone and Mineral Research) từ chối khoảng 75% những bài báo gửi đến; trong số bài báo bị từ chối, gần 70% là do khiếm khuyết trong phần phương pháp.  Tôi đã thấy và đọc rất nhiều bài báo gửi đến cho tập san mà kết quả rất thú vị, nhưng đành phải từ chối vì phần phương pháp được mô tả quá sơ sài, hay mô tả một cách xem thường người đọc.  Có thể tác giả không có ý xem thường ai, nhưng vì cách viết và trình bày chưa đạt chuẩn mực nên gây ra ấn tượng đó.  Trong phần 3 này, tôi sẽ chỉ các bạn viết phần phương pháp một cách chuẩn mực và chắc chắn sẽ không bị ai phê bình là … viết dở. :-)

Cách viết một bài báo khoa học (phần 2 - dẫn nhập)

Cách viết một bài báo khoa học (phần 2 - dẫn nhập)

Nguyễn Văn Tuấn
Tuần qua tôi đã bàn về cách đặt tựa đề bài báo và các viết một abstract; tuần này, tôi sẽ chỉ cách viết phần dẫn nhập (introduction hay background).  Phần dẫn nhập là phần tương đối quan trọng, vì nó nói lên kiến thức của tác giả đến đâu trong chuyên ngành.  Người kinh nghiệm chỉ cần đọc qua phần dẫn nhập có thể đánh giá sơ qua về khả năng của tác giả đến đâu, có cập nhật hóa kiến thức như thế nào, và kĩ năng viết lách ra sao (chỉ nhìn qua cách dùng thuật ngữ là có thể đoán được).
Do đó, tác giả cần phải nhân cơ hội viết phần dẫn nhập để thuyết phục người đọc và chứng minh cho họ thấy rằng mình cũng “biết câu chuyện”.  Tôi sẽ lấy vài ví dụ để minh họa cho phần này, và để giữ khách quan, tôi sẽ không nêu tên tác giả.

Cách viết một bài báo khoa học (phần 1)

Cách viết một bài báo khoa học (phần 1)    
http://ammaryasir.files.wordpress.com/2007/10/technical_writing-1.jpg 
Nguyễn Văn Tuấn
Đây là bản dịch của một bài chỉ dẫn cách viết một bài báo khoa học mà tôi viết cũng đã trên 15 năm.  Bản gốc viết bằng tiếng Anh cho nghiên cứu y khoa.  Nay tôi dịch sang tiếng Việt và có vài chỉnh sửa.  Điều khá vui là khi dịch lại tôi mới phát hiện có vài sai sót nhỏ trong bản cũ! Thế mới biết phải đọc đi đọc lại thì mới hoàn chỉnh được.  Vì bài viết khá dài và hạn chế thì giờ, nên tôi chỉ dịch từng phần, và sẽ post lên để các bạn nào quan tâm tham khảo. Cứ coi như là tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm với các bạn, một hình thức người đi trước mách mẹo cho người đi sau, chứ chẳng phải là giảng bài hay lên lớp gì ở đây. Tôi hi vọng các bạn sẽ rút ra vài kinh nghiệm.

Cách trình bày powerpoint trong hội nghị khoa học

Chỉ dẫn cách trình bày powerpoint
trong hội nghị khoa học
Nguyễn Văn Tuấn
Trong loạt bài trước, tôi đã bàn về cách viết một bài báo khoa học.  Nhưng trong hoạt động khoa học, việc trình bày kết quả nghiên cứu trong các hội nghị khoa học cũng rất quan trọng. Tuy nhiên, tôi thấy rất nhiều đồng nghiệp trong nước chưa quen với những qui ước trình bày báo cáo khoa học, và trong thực tế cũng đã xảy ra nhiều chuyện cười ra nước mắt.  Bắt đầu từ nay, tôi sẽ viết một loạt bài chỉ dẫn cách trình bày báo cáo khoa học trong các hội nghị khoa học.

Nhạc chế: Hà Nội mùa này phố cũng như sông (Danteen.net)

Tóm tắt kết quả nghiên cứu phân tích và dự báo một số khả năng phát triển kinh tế đến năm 2010 (phần 2)

Bài viết cũ của tôi năm 2004:

Tóm tắt kết quả nghiên cứu phân tích và dự báo
một số khả năng phát triển kinh tế đến năm 2010

MỤC 2: XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH KINH TẾ LƯỢNG THỰC NGHIỆM
          I. ƯỚC LƯỢNG CÁC PHƯƠNG TRÌNH TRONG MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM - MÔ HÌNH VMEM-2004
        (xem phần cuối bài)
II. MÔ PHỎNG KIỂM TRA ĐỘ TỐT CỦA MÔ HÌNH THỰC NGHIỆM ĐƯỢC XÂY DỰNG Ở TRÊN NHẰM MỤC TIÊU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO TRUNG HẠN
          1) Mô phỏng ex-post để kiểm tra chất lượng mô hình
Tiêu chuẩn sai số trong các mô hình kinh tế lượng của các nước công nghiệp phát triển quy định mô hình sẽ được chấp nhận nếu sai số của các biến tính theo giá trị (giá cố định hoặc giá hiện hành) không quá 5%, và sai số của các biến chênh lệch (ví dụ biến cán cân thương mai = xuất - nhập), các biến tốc độ tăng trưởng (GDP hoặc lạm phát), các biến tỷ lệ phần trăm (tỷ lệ thâm hụt cán cân thương mại trên GDP)... không quá 25-30%. Đối với các nước đang phát triển, do độ bất định cao hơn và chất lượng thống kê không được tốt, tiêu chuẩn trên được nới rộng tương ứng thành 10-15% và 50-60%.

Tóm tắt kết quả nghiên cứu phân tích và dự báo một số khả năng phát triển kinh tế đến năm 2010 (phần 1)

Bài viết cũ của tôi năm 2004:

Tóm tắt kết quả nghiên cứu phân tích và dự báo
một số khả năng phát triển kinh tế đến năm 2010

MỞ ĐẦU
 Phân tích và dự báo tiến triển trung hạn (5 năm) của nền kinh tế quốc dân là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Chính thông qua công tác này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể có những thông tin cần thiết làm cơ sở ban đầu để xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm trình Chính phủ và Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cần thường xuyên thực hiện các dự báo trung hạn để kịp thời có những điều chỉnh chính sách kinh tế cần thiết nhằm liên tục duy trì ổn định vĩ mô và đảm bảo thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm.

Le Lexique des mots de la cuisine et de l'amour

Bienvenue au Restaurant Le Lexique de Cyrille Montanier et
Annie Le Lann, rue de la Faucille 14, 1201 Genève, Suisse:
Le Lexique des mots
de la cuisine et de l'amour


 

Cyrille Montanier, Le Lexique.

Le Lexique. Il porte un bien joli nom, mystérieux, futé, ce restaurant du quartier des Grottes, juste derrière la gare de Genève. De la linguistique à la langue, il n’y a qu’un pas. Vite franchi. 

Chào mừng đến với nhà hàng của các bạn tôi là Cyril Montanier và Annie Le Lann, tại Rue de la Faucille 14, 1201 Geneva, Thụy Sĩ. Nhà hàng Le Lexique có nghĩa là: Từ điển bỏ túi về nghệ thuật nấu ăn và tình yêu


Les mots à la bouche...
A Genève, il est un lieu où vous aurez littéralement les mots sur le bout de la langue, où vos papilles s'exprimeront en toute liberté.
Au restaurant LE LEXIQUE, les saveurs parlent d'elles-mêmes et conjuguent, en toute simplicité, amour de la cuisine, fraîcheur et gourmandise.