Thứ Bảy, 1 tháng 6, 2019

ĐBQH Nhưỡng: Ăn chơi như quan lại ngày xưa?

Bài báo “Đại biểu tranh luận nảy lửa: Ai ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa?” của tác giả Lê Kiên, đăng trên báo Tuổi Trẻ lúc 17h29′ chiều 30/5/2019, nhưng đã bị gỡ bỏ. Chúng tôi xin được đăng lại tại đây để phục vụ những độc giả chưa kịp đọc.
Đại biểu tranh luận nảy lửa: Ai ăn chơi phè phỡn như quan lại ngày xưa?
Lê Kiên 30/05/2019 TTO – 
Ông Nhưỡng phát biểu: “Các đại biểu đề cập nhiều vấn đề, vì sao ma túy tràn lan, vì sao cử tri không nguôi bức xúc và yên tâm về thi cử, không nguôi với việc các kết luận, phát biểu một số cơ quan đơn vị, vì sao thái độ gay gắt với vị bộ trưởng này, ông quản tỉnh này tỉnh kia. Điều đó là do không còn niềm tin với các vị được gán mác cán bộ, công chức đó”. Đại biểu Bến Tre nói thẳng là có những cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu, “sống như thái tử, hoàng tử, sống như chúa tể rừng xanh, có người lợi dụng chức vụ quyền hạn vun vén, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách…”, thì thử hỏi làm sao cử tri và nhân dân có thể yêu mến, kính trọng.
Image result for Lưu Bình Nhưỡng
Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng không ngại động chạm khi nói “có những cán bộ lãnh đạo cao cấp sống như thái tử, hoàng tử…”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu đề nghị nói cụ thể nếu không thì “đất nước toàn màu tối”. Phát biểu tại phiên thảo luận kinh tế – xã hội ở hội trường Quốc hội chiều nay 30-5, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) chỉ ra những điểm mà ông nhận định là tồn tại trong công tác cán bộ.

“Vấn đề Chính phủ đặt ra, tôi rất đồng tình, là kỷ luật kỷ cương trong thực thi công vụ ở nhiều cơ quan đơn vị còn yếu, là đánh giá trúng. Nhưng so với báo cáo của Mặt trận Tổ quốc thì đánh giá chưa có mục riêng, cần đánh giá sâu hơn”, ông Nhưỡng nói.

“Các đại biểu đề cập nhiều vấn đề, vì sao ma túy tràn lan, vì sao cử tri không nguôi bức xúc và yên tâm về thi cử, không nguôi với việc các kết luận, phát biểu một số cơ quan đơn vị, vì sao thái độ gay gắt với vị bộ trưởng này, ông quản tỉnh này tỉnh kia. Điều đó là do không còn niềm tin với các vị được gán mác cán bộ, công chức đó”.

Đại biểu Bến Tre nói thẳng là có những cán bộ lãnh đạo cao cấp thiếu gương mẫu, “sống như thái tử, hoàng tử, sống như chúa tể rừng xanh, có người lợi dụng chức vụ quyền hạn vun vén, từ học hàm học vị, bằng cấp, sắp xếp toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách…”, thì thử hỏi làm sao cử tri và nhân dân có thể yêu mến, kính trọng.

Ông Nhưỡng phát biểu tiếp: “Tôi chia sẻ với thủ tướng, một số bộ trưởng, trưởng ngành và lãnh đạo một số địa phương hết lòng với công việc, lo lắng, tự đặt ra áp lực cho bản thân và đơn vị để phấn đấu hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ.

Tôi cũng chia sẻ bức xúc của người dân, DN và cũng như các cán bộ công chức có lương tâm vì họ bị một số cơ quan cán bộ công chức hành lên hành xuống, gây khó khăn, tìm cách tiêu diệt để phục vụ nhóm lợi ích.

Tình trạng trên bảo dưới không nghe còn rất nhiều. Có bộ trưởng nghiêm túc xử lý vấn đề đại biểu đề nghị, ngược lại một số hình thức, qua loa. Với đại biểu của hàng chục triệu dân còn như vậy thì với người dân thấp cổ bé họng biết trông cậy vào đâu.

Vô vàn vụ việc mà liếc qua đã thấy bất cập trong giải quyết, nguyên nhân chính là do cán bộ thiếu lương tâm, trách nhiệm, liêm chính gây ra”.

Từ đó, ông Nhưỡng kiến nghị Quốc hội tổ chức giám sát chất lượng cán bộ; Chính phủ báo cáo mục riêng đánh giá về tổ chức, công tác cán bộ, mức độ tuân thủ trong lãnh đạo bộ ngành địa phương; rà soát đội ngũ và sắp xếp tổ chức bộ máy trên cơ sở chọn người tài, cương quyết xử lý, loại bỏ cán bộ tham nhũng, chạy chức chạy quyền, bổ nhiệm sai; ngăn chặn người thiếu năng lực, phẩm chất vào bộ máy để làm khổ nhà nước, làm khổ nhân dân.

“Quan tâm bố trí người có phẩm chất, chuyên môn cao để xử lý đơn thư, kiến nghị đại biểu gửi tơi. Cán bộ công chức sai phạm, không được nhân dân tín nhiệm, dự luận lên án thì nên ‘tự xử’ bằng cách từ chức để gỡ lại một chút danh dự, không nên tham quyền cố vị khi người dân không tôn trọng nữa”, ông Nhưỡng phát biểu.

Trước khi kết thúc, đại biểu Bến Tre bày tỏ: “Nói điều này tôi biết rất đụng chạm, nhưng vì lương tâm và trách nhiệm đại biểu Quốc hội, tôi xin chấp nhận rủi ro này”.

Giơ biển tranh luận lại ngay lập tức, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu – giám đốc Công an tỉnh Nghệ An – nói luôn là ông “mong Quốc hội thông cảm, vì sao tôi hay tranh luận với đại biểu Lưu Bình Nhưỡng”. Theo đại biểu Cầu, dù tôn trọng quyền phát biểu của đại biểu Nhưỡng, tại một diễn đàn như Quốc hội mà ông không nói lại “thì cử tri người ta hiểu sai”.

“Rất nhiều đại biểu Quốc hội cười (trước phát biểu của đại biểu Nhưỡng – phóng viên), nhưng tôi không đồng tình. Tôi không cổ súy cho bất cứ ai sai phạm. Đảng, Nhà nước xử lý rất nghiêm minh và cử tri cũng rất nghiêm túc trong việc xử lý sai phạm.

Đại biểu Nhưỡng nói rất chung chung, không có một cái gì cụ thể hết. Tôi đề nghị đại biểu Nhưỡng trả lời cho tôi một câu thôi: Hiện nay có bao nhiêu quan chức đi ăn chơi phè phỡn ở nước ngoài như quan lại ngày xưa? Nói cho Quốc hội biết, Quốc hội sẵn sàng xử lý; Đảng, Nhà nước sẵn sàng xử lý.

Nếu không chúng ta cứ nghĩ đất nước có một màu tối, tôi thấy không đồng tình”, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu nêu quan điểm.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét