Thứ Hai, 18 tháng 5, 2015

Thuế tăng mạnh: Ôtô đắt thêm cả trăm triệu

Thuế tăng mạnh: Ôtô đắt thêm cả trăm triệu
- Để bù khoản giảm thu ngân sách và bảo hộ sản xuất trong nước, Bộ Tài chính dự kiến sẽ tăng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô nhập khẩu bằng việc đánh thêm thuế ở khâu bán hàng trong nội địa. Sắp tăng thuế và phí trước bạ với ôtô? / Tăng thuế phí ôtô: Tan dần giấc mơ xế hộp? / Ôtô sang thuế 200%: Tăng một gấp ba, đốt túi nhà giàu
Ô tô, giá tính thuế, thuế tiêu thụ đặc biệt, xe nhập khẩu, đại lý, hoa hồng, giá CIF, Thái Lan,  ô-tô, giá-tính-thuế, thuế-tiêu-thụ-đặc-biệt, xe-nhập-khẩu, đại-lý, hoa-hồng, giá-CIF, Thái-Lan
Ôtô ngoại sắp tăng giá vì thuế?
Bộ Tài chính vừa hoàn tất dự thảo Nghị định của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi. Trong đó, mặt hàng ô tô dưới 24 chỗ ngồi là tâm điểm lớn nhất của việc sửa đổi lần này.

Theo đó, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho các loại ô tô nhập khẩu dưới 24 chỗ ngồi sẽ tăng rất mạnh, bởi được tính thêm cả phần chi phí bán hàng tại thị trường nội địa.
Nếu như hiện nay, giá tính thuế cho ô tô nhập khẩu là tổng mức giá nhập CIF cộng với thuế nhập khẩu, là khoản tiền được thu tại cửa nhập khẩu thì theo đề xuất mới của Bộ Tài chính, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho ô tô sẽ phải là giá bán ra tới người tiêu dùng chưa tính VAT tại các cơ sở kinh doanh thương mại, các đại lý.
Cụ thể hơn, đó là mức giá tại thị trường nội địa, đã bao gồm cả giá nhập khẩu, phần chi phí bán hàng, quảng cáo, xúc tiến thương mại, hoa hồng cho đại lý bán lẻ và lợi nhuận của nhà nhập khẩu.
Bộ Tài chính cho rằng, việc sửa đổi như vậy sẽ tạo sự công bằng trong cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt giữa nhà nhập khẩu với nhà sản xuất trong nước và phù hợp hơn với bối cảnh cắt giảm thuế nhập khẩu về 0% đối với mặt hàng ô tô theo các cam kết quốc tế (theo Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN).
Theo quy định hiện nay, đối với ô tô sản xuất trong nước, giá tính thuế TTĐB là giá bán của cơ sở sản xuất, bao gồm giá thành sản xuất (hay giá vốn) cộng với chi phí bán hàng trong nước (chi phí quản lý, đóng gói, quảng cáo, trưng bày, vận chuyển, bảo hành,... ) cộng với lãi của người nộp thuế. Trong khi đó, đối với ô tô nhập khẩu, giá tính thuế TTĐB lại không có phần chi phí bán hàng trong nước và lãi nhà nhập khẩu.
Trên thực tế, nôi dung này đã được Hiệp hội các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam (VAMA) kiến nghị từ quý III năm ngoái vì Hiệp hội cho rằng cách tính như hiện nay không công bằng với nhà nhập khẩu.
Tuy nhiên, ngoài việc bổ sung thêm phần thu thuế tiêu thụ đặc biệt ở khâu nội địa cho ô tô nhập khẩu, chính các nhà sản xuất lắp ráp ô tô trong nước cũng sẽ bị thiệt hại với các điều chỉnh khác của Bộ Tài chính.
Cụ thể như, giá tính thuế cho ô tô sản xuất trong nước sẽ phải là giá bán ở các cơ sở hạch toán phụ thuộc trực tiếp bán ra sản phẩm. Nếu ô tô bán qua hệ thống đại lý theo giá do nhà máy giao, trong đó đã bao gồm chi phí hoa hồng cho đại lý thì giá tính thuế sẽ là mức giá này, chưa từ hoa hồng.
Nếu ô tô sản xuất trong nước bán qua các cơ sở thương mại thông thường, thì giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là giá của nhà máy sản xuất, nhưng không được thấp hơn 5% mức giá bán cao nhất của các cơ sở thương mại (chưa có VAT).
Vừa qua, khi ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi được Quốc hội thông qua tháng 11/2014, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các mặt hàng ô tô không có sự thay đổi. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cho rằng việc sửa giá tính thuê là nằm trong quyền hạn của Chính phủ.
Luật này đã có điều khoản giao Chính phủ quy định chi tiết về giá tính thuế và cũng quy định nguyên tắc xác định giá tính thuế là giá bán ra chưa có thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng.
Bộ Tài chính cho biết, theo phương án tăng giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt trên, một số nhà nhập khẩu ô tô đã phản ứng và Bộ đã nhận được ý kiến nên giữ nguyên như hiện hành từ đại diện các nhà nhập khẩu xe chính hãng tại Việt Nam: Audi, BMW, Porsche, Renault, Subaru, Volkswagen.
Tuy nhiên, giữa kiến nghị của các nhà nhập khẩu và kiến nghị của các nhà sản xuất liên doanh trong nước thì Bộ này rốt cục đã nghiêng về phía bảo hộ sản xuất trong nước.
Xe tăng giá 5 - 10%
Nếu đề xuất của Bộ Tài chính được chấp thuận với sự thay đổi cách tính thuế TTĐB này, giá xe NK nguyên chiếc dự kiến sẽ tăng.
Tính toán của một doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cho thấy: ví dụ một chiếc xe nhập khẩu có giá khai báo (CIF) là 33.000 USD, với cách tính thuế TTĐB như hiện nay thì DN sẽ phải nộp thuế nhập khẩu, thuế TTĐB (tính trên giá CIF và thuế giá trị gia tăng) ước tính giá thành của chiếc xe thuế vào khoảng 100.000 USD (giá này chưa bao gồm chi phí vận chuyển, bán hàng,.... và lợi nhuận, giá bán lẻ tới tay người tiêu dùng). Nếu tính theo phương án tính giá tính thuế TTĐB mới (thêm chi phí bán lẻ đến tay người tiêu dùng trên giá bán lẻ đến tay người tiêu dùng) thì ước tính thuế TTĐB đối với chiếc xe trên sẽ tăng thêm 10.000 USD (chưa kể thuế GTGT cũng tăng theo).
Mức tăng này sẽ bị đẩy vào giá bán sản phẩm với tỉ lệ ước tính sẽ tăng từ 5-10% tùy xe
Phạm Huyền
http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/237240/thue-tang-manh-oto-dat-them-ca-tram-trieu.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét