Paul Krugman: Không ai hiểu gì về nợ!
Nhiều nhà kinh tế, bao gồm cả Janet Yellen (Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ – NBT), chủ yếu nhìn nhận các vấn đề kinh tế toàn cầu kể từ năm 2008 như một câu chuyện xoay quanh quá trình “thoái nợ” (deleveraging) – nỗ lực được các con nợ ở hầu như khắp mọi nơi thực hiện cùng một lúc nhằm giảm số nợ phải trả. Tại sao quá trình thoái nợ lại là một vấn nạn? Bởi vì chi tiêu của tôi là thu nhập của bạn, và chi tiêu của bạn là thu nhập của tôi, vậy nên nếu tất cả mọi người cắt giảm chi tiêu cùng một lúc, thu nhập trên thế giới sẽ bị giảm đi.Vậy chúng ta đã đạt được bao nhiêu tiến bộ trong việc đưa nền kinh tế quay trở lại “trạng thái bình thường” ấy? Chẳng chút nào. Bạn thấy đấy, các nhà hoạch định chính sách trước nay hành động dựa trên một quan điểm sai lầm về bản chất của nợ, và những nỗ lực của họ nhằm giải quyết vấn đề thực ra lại khiến nó trở nên tồi tệ hơn.
Đầu tiên là những sự kiện: tuần trước, Viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey công bố một bản báo cáo có tựa đề “Nợ và Thoái nợ (không nhiều)” cho thấy, về cơ bản, không quốc gia nào đã giảm tỷ lệ tổng nợ so với GDP. Nợ của các hộ gia đình giảm tại một số quốc gia, đặc biệt là Mỹ, nhưng lại tăng ở các quốc gia khác. Và thậm chí ở những nơi có thoái nợ tư nhân ở mức cao, thì số nợ chính phủ lại tăng nhiều hơn so với số nợ tư nhân giảm đi.
Bạn có thể cho rằng thất bại trong việc giảm tỷ lệ nợ của chúng ta cho thấy rằng chúng ta vẫn chưa nỗ lực đủ – các hộ gia đình và các chính phủ chưa thực hiện nỗ lực nghiêm túc để thắt lưng buộc bụng, và điều mà thế giới cần, vâng, là nhiều sự kham khổ hơn nữa.
Nhưng thực tế là chúng ta đã có sự kham khổ ở mức chưa từng có. Như Quỹ Tiền tệ Quốc tế đã chỉ ra, chi tiêu chính phủ thực tế nếu không tính các khoản lãi phải trả đã giảm ở những quốc gia giàu có, những bước cắt giảm mạnh được thực hiện bởi những con nợ gặp khó khăn ở Nam Âu, nhưng cũng có cắt giảm ở những nước như Đức và Mỹ, những nước có thể vay nợ với lãi suất ở mức thấp nhất trong lịch sử.
Tất cả những sự kham khổ này, dù vậy, lại chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn – và có thể dự đoán được, bởi những yêu cầu bắt mọi người phải thắt lưng buộc bụng dựa trên sự hiểu sai về vai trò của nợ đối với nền kinh tế.
Bạn có thể nhìn thấy sự hiểu biết sai lầm này tại công sở bất cứ khi nào một ai đó kêu than phản đối thâm hụt với những khẩu hiệu như “Hãy dừng việc ăn cắp của con cái chúng tôi.” Điều này nghe có vẻ đúng nếu như bạn không suy nghĩ về nó: các gia đình ngày một ngập chìm trong nợ nần sẽ khiến bản thân họ nghèo hơn, vậy điều này có đúng không khi ta xét đến nợ quốc gia tổng thể?
Câu trả lời là không. Một gia đình mắc nợ thì nợ tiền người khác, còn nền kinh tế thế giới với tư cách một tổng thể lại nợ tiền chính nó. Và mặc dù đúng là các quốc gia có thể vay mượn từ các quốc gia khác, Hoa Kỳ thực tế đã ít vay mượn từ nước ngoài kể từ năm 2008 hơn so với giai đoạn trước đó, và châu Âu là chủ nợ ròng (net lender) đối với phần còn lại của thế giới.
Bởi vì nợ là khoản tiền mà chúng ta tự nợ bản thân nên nó không trực tiếp khiến nền kinh tế nghèo đi (và trả nợ cũng không khiến chúng ta giàu lên). Đúng là nợ có thể đem lại nguy cơ cho sự ổn định tài chính – nhưng tình hình sẽ không được cải thiện nếu các nỗ lực nhằm giảm nợ dẫn tới việc đẩy nền kinh tế vào giảm phát và suy thoái.
Điều này đưa đẩy chúng ta đến những sự kiện gần đây, bởi có một mối liên hệ trực tiếp giữa thất bại trong việc thoái nợ trên bình diện tổng thể và cuộc khủng hoảng chính trị mới nổi lên ở châu Âu.
Các nhà lãnh đạo châu Âu hoàn toàn bị cuốn vào khái niệm cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế xuất hiện bởi chi tiêu quá mức, bởi những quốc gia chi tiêu vượt quá khả năng làm ra của cải của họ. Con đường phía trước, mà Thủ tướng Đức Angela Merkel liên tục khẳng định, là quay lại với tính tiết kiệm. Châu Âu, bà tuyên bố, nên học theo tấm gương của những bà nội trợ tiết kiệm nổi tiếng ở vùng Swabia.
Đây là lời khuyến nghị cho một thảm họa diễn ra một cách chậm rãi. Những con nợ ở châu Âu, trên thực tế, đã rất cần phải thắt lưng buộc bụng – nhưng sự kham khổ mà họ bị ép phải thực hiện là vô cùng tàn khốc. Trong khi đó, Đức và các nền kinh tế chủ chốt khác – những nước cần phải chi tiêu nhiều hơn để bù đắp lại sự thắt chặt chi tiêu ở các nước ngoại vi – cũng lại cố gắng giảm chi. Kết quả là tạo ra một môi trường trong đó việc giảm tỷ lệ nợ là bất khả thi: tăng trưởng thực giảm xuống mức lê lết, lạm phát tụt xuống mức gần không và giảm phát rõ rành rành đã bén rễ ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Những cử tri khổ sở đã chịu đựng thảm họa chính sách này trong một thời gian rất dài, tin vào lời hứa của giới tinh hoa rằng họ sẽ sớm được nhìn thấy sự hi sinh của họ được đền đáp. Nhưng với việc cơn đau cứ tiếp tục kéo dài mà không có tiến triển rõ ràng nào, sự cực đoan là không tránh khỏi. Nếu bất kỳ ai thấy ngạc nhiên trước chiến thắng của phe cánh tả tại Hy Lạp, hay sự nổi dậy của các lực lượng kháng chính thống ở Tây Ban Nha thì là vì họ đã không quan tâm tới vấn đề này.
Không ai biết được điều gì sẽ xảy ra. Các nhà cái vẫn đang đưa ra tỷ lệ cược cao hơn (tức xác suất cao hơn 50%) cho khả năng Hy Lạp sẽ rút lui khỏi khu vực đồng euro. Nhưng nếu Hy Lạp rút lui, tôi không tin rằng thiệt hại sẽ chỉ dừng lại ở đó – sự rút lui của Hy Lạp rất có thể sẽ đe dọa toàn bộ dự án tiền tệ này. Và nếu như khu vực đồng euro thực sự thất bại, người ta nên viết dòng chữ sau trên bia mộ của nó: “Chết vì một phép so sánh tồi.”
Đính chính của New York Times ngày 19/2/2015: Paul Krugman đã miêu tả sai tỉ lệ cược của các nhà cái về khả năng Hy Lạp rút lui khỏi khu vực đồng Euro. Tỉ lệ là thấp hơn 50% chứ không phải cao hơn 50%.
Paul Krugman, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2008, là giáo sư kinh tế và quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton.
Tất cả những sự kham khổ này, dù vậy, lại chỉ khiến mọi thứ tồi tệ hơn – và có thể dự đoán được, bởi những yêu cầu bắt mọi người phải thắt lưng buộc bụng dựa trên sự hiểu sai về vai trò của nợ đối với nền kinh tế.
Bạn có thể nhìn thấy sự hiểu biết sai lầm này tại công sở bất cứ khi nào một ai đó kêu than phản đối thâm hụt với những khẩu hiệu như “Hãy dừng việc ăn cắp của con cái chúng tôi.” Điều này nghe có vẻ đúng nếu như bạn không suy nghĩ về nó: các gia đình ngày một ngập chìm trong nợ nần sẽ khiến bản thân họ nghèo hơn, vậy điều này có đúng không khi ta xét đến nợ quốc gia tổng thể?
Câu trả lời là không. Một gia đình mắc nợ thì nợ tiền người khác, còn nền kinh tế thế giới với tư cách một tổng thể lại nợ tiền chính nó. Và mặc dù đúng là các quốc gia có thể vay mượn từ các quốc gia khác, Hoa Kỳ thực tế đã ít vay mượn từ nước ngoài kể từ năm 2008 hơn so với giai đoạn trước đó, và châu Âu là chủ nợ ròng (net lender) đối với phần còn lại của thế giới.
Bởi vì nợ là khoản tiền mà chúng ta tự nợ bản thân nên nó không trực tiếp khiến nền kinh tế nghèo đi (và trả nợ cũng không khiến chúng ta giàu lên). Đúng là nợ có thể đem lại nguy cơ cho sự ổn định tài chính – nhưng tình hình sẽ không được cải thiện nếu các nỗ lực nhằm giảm nợ dẫn tới việc đẩy nền kinh tế vào giảm phát và suy thoái.
Điều này đưa đẩy chúng ta đến những sự kiện gần đây, bởi có một mối liên hệ trực tiếp giữa thất bại trong việc thoái nợ trên bình diện tổng thể và cuộc khủng hoảng chính trị mới nổi lên ở châu Âu.
Các nhà lãnh đạo châu Âu hoàn toàn bị cuốn vào khái niệm cho rằng cuộc khủng hoảng kinh tế xuất hiện bởi chi tiêu quá mức, bởi những quốc gia chi tiêu vượt quá khả năng làm ra của cải của họ. Con đường phía trước, mà Thủ tướng Đức Angela Merkel liên tục khẳng định, là quay lại với tính tiết kiệm. Châu Âu, bà tuyên bố, nên học theo tấm gương của những bà nội trợ tiết kiệm nổi tiếng ở vùng Swabia.
Đây là lời khuyến nghị cho một thảm họa diễn ra một cách chậm rãi. Những con nợ ở châu Âu, trên thực tế, đã rất cần phải thắt lưng buộc bụng – nhưng sự kham khổ mà họ bị ép phải thực hiện là vô cùng tàn khốc. Trong khi đó, Đức và các nền kinh tế chủ chốt khác – những nước cần phải chi tiêu nhiều hơn để bù đắp lại sự thắt chặt chi tiêu ở các nước ngoại vi – cũng lại cố gắng giảm chi. Kết quả là tạo ra một môi trường trong đó việc giảm tỷ lệ nợ là bất khả thi: tăng trưởng thực giảm xuống mức lê lết, lạm phát tụt xuống mức gần không và giảm phát rõ rành rành đã bén rễ ở những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Những cử tri khổ sở đã chịu đựng thảm họa chính sách này trong một thời gian rất dài, tin vào lời hứa của giới tinh hoa rằng họ sẽ sớm được nhìn thấy sự hi sinh của họ được đền đáp. Nhưng với việc cơn đau cứ tiếp tục kéo dài mà không có tiến triển rõ ràng nào, sự cực đoan là không tránh khỏi. Nếu bất kỳ ai thấy ngạc nhiên trước chiến thắng của phe cánh tả tại Hy Lạp, hay sự nổi dậy của các lực lượng kháng chính thống ở Tây Ban Nha thì là vì họ đã không quan tâm tới vấn đề này.
Không ai biết được điều gì sẽ xảy ra. Các nhà cái vẫn đang đưa ra tỷ lệ cược cao hơn (tức xác suất cao hơn 50%) cho khả năng Hy Lạp sẽ rút lui khỏi khu vực đồng euro. Nhưng nếu Hy Lạp rút lui, tôi không tin rằng thiệt hại sẽ chỉ dừng lại ở đó – sự rút lui của Hy Lạp rất có thể sẽ đe dọa toàn bộ dự án tiền tệ này. Và nếu như khu vực đồng euro thực sự thất bại, người ta nên viết dòng chữ sau trên bia mộ của nó: “Chết vì một phép so sánh tồi.”
Đính chính của New York Times ngày 19/2/2015: Paul Krugman đã miêu tả sai tỉ lệ cược của các nhà cái về khả năng Hy Lạp rút lui khỏi khu vực đồng Euro. Tỉ lệ là thấp hơn 50% chứ không phải cao hơn 50%.
Paul Krugman, đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2008, là giáo sư kinh tế và quan hệ quốc tế tại Đại học Princeton.
http://nghiencuuquocte.net/2015/03/07/khong-ai-hieu-gi-ve-no/#sthash.bkqVmLy5.dpuf
Nguồn: Paul Krugman, “Nobody Understands Debt”, The New York Times, 09/02/2015.
Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Biên dịch: Lương Khánh Ninh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét