Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Xe máy ở VN và Myanmar nói không với văn hóa xe máy

Myanmar nói không với văn hóa xe máy


Hình ảnh này chắc chắn không phải chụp từ đường phố Việt Nam, nơi mà văn hóa xe máy đã trở thành “bản sắc” không lẫn vào đâu được, gây “ngạc nhiên & kinh sợ” cho tất cả du khách ngoại quốc lần đầu đến Việt Nam!!!
Ở Việt Nam, xe máy đã và đang tạo ra “văn hóa giao thông chụp giựt” trên từng con đường, ngõ hẽm… ở bất cứ nơi nào có sự hiện diện của “nó”:
  1. Xe máy có thể “lên bờ xuống ruộng” bất cứ nơi nào “nó” thích để vượt qua một chướng ngại vật, vượt qua chổ kẹt xe, mua đồ trên lề đường, ăn vặt trên lề đường, đi chợ hè phố… Từ đây, văn hóa buôn bán dưới lòng lề đường, họp chợ cả “trên bờ dưới ruộng” có cơ hội sinh sôi phát triển ở tất cả các ngã ba, ngã tư, bùng binh, “khu phố văn hóa”, trước mặt tiền cơ quan nhà nước/công an/công ty, nói chung là bất cứ nơi nào có sự hiện diện của xe máy, vì quá tiện lợi để “nó” đi chợ, mua đồ ngay dưới lòng lề đường rồi treo/móc lên xe, vi vu về nhà. Có lẽ duy nhất ở Việt Nam các nhà quy hoạch không cần suy nghĩ thiết kế lề đường đi bộ vì đó mặc nhiên là đường dành cho buôn bán và xe máy tung hoành! Ở Việt Nam người đi bộ không có đất đi!
  2. Xe máy có thể đi vào đường ngược chiều bằng cách ngang nhiên đi dưới lòng đường, hoặc đi ngược chiều trên hè phố, khi thấy công an thì thắng lại, chống xe xem như không có chuyện gì xảy ra, hoặc rẽ vào một con hẻm để lủi mất dạng, không để lại dấu vết. Bất cứ ai (quan chức, công an, dân thường) cũng đều biết cách ứng dụng kiểu đi ngang về tắt này. Người đi xuôi chiều và người đi bộ trên lề đường luôn phải căng mắt quan sát từ rất nhiều hướng để tránh bị tông xe và còn bị chưởi rủa vì không biết tránh xe!
  3. Xe máy dùng để đi mua đồ vặt rất hiệu quả, cứ rồ máy là có thể đi mua bất cứ gì có bán xung quanh ta, có khi khoảng cách đi chỉ là 50m. Tính năng linh động này của xe máy đã triệt tiêu thói quen đi bộ của phần lớn người Việt Nam và thật không khó hiểu khi đây là một trong những lý do gây ra sự quá tải của bệnh viện bị rất nhiều bệnh xuất phát từ sự lười vận động của người Việt Nam!
  4. Xe máy có thể quay đầu chuyền hướng quay đầu bất cứ lúc nào khi thấy phía trước có kẹt xe hay sự cố.
  5. Xe máy có thể dừng bất cứ chổ nào giữa đường để châm điếu thuốc, tán gẫu với người quen, nói chuyện điện thoại, mặc áo mưa, xem một sự kiện quảng cáo…
  6. Khi vi vu trên xe máy, nam thanh dùng một tay điều khiển xe, tay còn lại “du lịch” trên đùi của nữ tú, tiện lợi cho cả hai!
  7. Khi tâm sự trong công viên thì xe máy là chổ ngồi tuyệt vời cho nam thanh nữ tú
  8. Xe máy có thể tạo hiệu ứng “bầy đàn” mà không sợ bị bắt khi phạm luật giao thông, thí dụ khi các xe đang dừng trước đèn đỏ mà có bất kỳ xe nào vượt đi khi chưa có tín hiệu đèn xanh thì các xe còn lại cứ vọt theo bất kể cảnh sát giao thông (CSGT) đang đứng gác, khi đó thì CSGT chỉ có nước bó tay vì không thể cùng một lúc thổi còi “bầy đàn”. Nếu có bắt ai thì cũng tạo ra một tình huống buồn cười là anh CSGT băng ra giữa “bầy đàn” và vươn gậy chỉ đại ai đó, nếu có trúng ai thì người đó sẽ cãi rằng “sao không bắt người khác mà chỉ bắt tôi?”, CSGT trả lời là “buông lưới đại trúng ai thì người đó chịu!”. Nếu có lắp hệ thống camera dày đặc trên tất cả các đường phố thì cũng chào thua hiệu ứng “bầy đàn xe máy”!
  9. Số lượng xe máy quá nhiều tạo ra luật bất thành văn ở tp. HCM là khi đèn đỏ thì xe máy được vượt đèn đỏ hoặc đi thẳng (ở những ngã ba) và khi đó người đi bộ băng ngang đường bị căng thẳng cực độ mặc dù họ có quyền ưu tiên và đi trên đường ưu tiên, khi tai nạn xảy ra thì ai cũng có lý, luật pháp bị vô hiệu!
  10. Đi xe máy song song và nói chuyện thì thật tuyệt vời ở đường phố Việt Nam!
  11. Số lượng xe máy quá nhiều nên không thể tiến hành việc đăng kiểm, thế là môi trường bị lãnh đủ vì “thượng vàng hạ cám”, có những chiếc xe chỉ còn khung sắt, chổ ngồi và máy xe là có thể vi vu trên đường!
  12. Không ở đâu việc mua xe máy, lấy bằng lái xe dễ như ở Việt Nam, chỉ cần có tiền là có xe và bằng lái, và sau đó chỉ cần biết đề máy xe, rồ ga, thắng, chống chân là đã có thể trở thành tài xế xe máy rồi!
  13. Trong các bệnh viện công, một số bác sĩ có toàn quyền chạy xe máy vào thẳng văn phòng khoa, dựng xe la liệt ngay trước cửa văn phòng cho thuận tiện, chính họ là người phá hủy môi trường trong lành (tiếng ồn, khói) của bệnh viện mà lẽ ra họ phải là những người làm gương!
  14. Không ở đâu có đủ các loại “nón bảo hiểm giả cầy”, “nón bảo hiểm thời trang” như ở Việt Nam, loại nón chỉ có một tác dụng duy nhất là tránh bị phạt, nhiều khi gió thổi bay luôn nón xuống đường!!!
  15. Với các đặc điểm ở trên thì “xe máy là món ăn ưa thích” của cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động,  vì cứ thổi là thấy lỗi để “kiếm chác” mà một quan chức ngành công an đã định nghĩa là “tệ nạn” chứ không phải là tham nhũng!!!
  16. Đau buồn nhất là những tai nạn giao thông chết người liên quan đến xe máy, khi đó thi thể người xấu số (có thể bị biến dạng) nằm dài dưới đường cho đến khi có người đem tấm chiếu đắp lên, cảnh tượng này gần như diễn ra hàng ngày ở xứ ta!!!
  17. Xe máy có thể dùng để đi cướp giật và chạy trốn rất linh động, vừa chạy vừa che biển số, vừa vung súng/dao dọa người dân, dễ lạng lách và lủi vào hẻm, có thể gây ra tai nạn cho chính “nó” và những người dân bị liên lụy.
Đất nước Myanmar bị cấm vận và đóng cửa từ năm 1988 và chỉ vừa mới được dỡ bỏ lệnh cấm vận và mở cửa vài tháng trước đây, tuy nhiên những nhà hoạch định chính sách Myanmar đã nói KHÔNG với xe máy vì họ đã thấy trước những tác hại nghiêm trọng của nó như đã trình bày ở trên… Và đây là câu trả lời cho hình chụp bảng cấm xe máy trên đường phố Yangon ngay trang đầu tiên của bài viết này.
Quy hoạch hạ tầng giao thông của Myanmar được quy hoạch tốt và giống như Mỹ hay các nước Châu Âu, giao thông trong thành phố Yangon rất trật tự và tuân theo các quy tắc cơ bản sau:
  1. Xe rẽ trái đi bên trái đến ngã 3 hoặc ngã 4
  2. Xe đi thẳng đi trong làn đường giữa nếu đường có 3 làn xe, nếu đường có 2 làn xe thì đi ở làn đường bên trong đến ngã 3 hoặc ngã 4
  3. Xe quẹo phải đi làn đường trong cùng đến ngã 3 hoặc ngã 4
  4. Tại ngã 3 hoặc ngã 4, tất cả các loại xe tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, tuần tự xe đi thẳng trước rồi đến xe rẽ trái, không có sự xung đột giữa xe đi thẳng và xe rẽ trái.
  5. Đến ngã rẽ hoặc giao nhau với đường ưu tiên mà không có đèn giao thông, và có bảng hiệu “STOP”, xe phải dừng hẳn, quan sát các phía rồi mới tiếp tục lăn bánh
  6. Khi gặp đường đinh dành cho người đi bộ, xe dừng lại nhường quyền ưu tiên cho người đi bộ.
Tất cả mọi người đều tuân thủ luật giao thông và các quy tắc sống của một xã hộ văn minh. Ở đây bạn tự nhiên trở thành người có văn hóa giao thông chứ không cần phải “quyết tâm ứng xử văn hóa giao thông” như ở xứ ta.
Lê Ngọc Hồ

  1. hnstyle says:
    Thấy ông bạn lao động xuất khẩu bên Hàn Quốc nói ở trọ cách chỗ làm gần 100 km, nghe thấy hoảng :( .
    Nhưng ổng lại có ô tô rồi :) , nghe thấy nể.
    Nhưng giá cho 1 cái ô tô cũ (đi đc 2, 3 cái mùa đông) chỉ hơn 1000 $ !
    Mỗi sáng, đi thong thả mất khoảng 30p tới chỗ làm.
    Thử hỏi, trong điều kiện như vậy ai bỏ tiền ra mua SH mà đi làm (cho oai) không?
  2. nguyễn Văn chất says:
    Bài viết rất hài hước! rất bản sắc giao thông tnk!
  3. THẦY CHÍN XE LAM says:
    Ở vn gái mại dâm cũng dùng xe máy lượn lờ trên phố miệng luôn hỏi ” đi không anh?”, người mua dâm cũng đi xe máy lượn lờ trên phố gặp gái mại dâm cũng hỏi” đi không em?”có tiền thì cả hai vào nhà nghĩ hành lạc, nếu không tiền thì tìm bãi đất trống hành lạc ngay trên yên chiếc xe máy, thật tiện lợi.kẻ cướp cũng dùng xe máy chém người trên phố để cướp xe máy, người bị chém cũng được chở đi cấp cứu cũng bằng xe máy, nếu bị phát hiện công an truy đuổi bọn cướp cũng bằng xe máy, bắt được bọn cướp giải về đồn công an cũng bằng xe máy, thật tiện lợi.ôi thầy chín xe lam muốn bay lên…bay lên…bay lên….
  4. windows 8 says:
    17 điều nói về tiện ích xe máy cũng là văn hóa giao thông ở Việt Nam hiện nay. thống kê rất hay và chi tiết.
    Cảm ơn ông

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét