Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Trung Quốc đang đưa châu Á đi về đâu?

Trung Quốc đang đưa châu Á đi về đâu?

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Mahani Zainal AbidinEast Asia Forum
Gần đây Trung Quốc đã tỏ ra quyết đoán hơn đối với các tranh chấp tại Biển Đông và tiếp tục phô trương lực lượng quân sự của họ. Việc này dẫn tới tình trạng tiến thoái lưỡng nan mà các nước trong khu vực phải đối mặt: làm thế nào để các nước ở châu Á có thể mở rộng và thắt chặt thêm các liên kết kinh tế và phụ thuộc lẫn nhau khi căng thẳng chính trị đang tiếp tục gia tăng?
CHINA-POLITICS-NEW YEARTrung Quốc là một nước rất quan trọng khi nói đến tăng trưởng kinh tế, sản xuất và những hoạt động thương mại đối với khu vực [châu Á] cũng như nhiều nước khác. Mạng lưới sản xuất trong khu vực và chuỗi cung ứng đã gắn bó Trung Quốc với các nước khác với nhau đến mức bất cứ điều gì xảy ra tại một trong những nước này sẽ sớm đưa đến hiệu ứng dây chuyền ảnh hưởng đến một nước khác. Vì vậy, hành động gây căng thẳng chính trị và quân sự gần đây của Trung Quốc cần phải được xem xét một cách nghiêm trọng.

Lập trường cứng rắn của Trung Quốc vào đầu năm nay tại vùng biển có tranh chấp được coi là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng sự chú ý từ các vấn đề nội bộ như tham nhũng dai dẳng và tình trạng khoảng cách giàu nghèo [tính theo thu nhập đầu người] ngày càng trầm trọng. Chủ nghĩa dân tộc hiện đang gia tăng, đặc biệt trong giới trẻ Trung Quốc, cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến các hành động trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Điều này cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 18, kêu gọi ‘kiên quyết bảo vệ quyền hàng hải và lợi ích của Trung Quốc, và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc hàng hải’.
Việc chuyển đổi lãnh đạo một cách êm thắm đã không giảm tính quyết đoán của  Trung Quốc đối với lợi ích chiến lược của họ tại Biển Đông. Lãnh đạo mới của nước này thông báo rằng kể từ ngày 1 tháng Một năm 2013, lực lượng cảnh sát ở tỉnh Hải Nam sẽ tiến hành kiếm soát và bắt giam các tàu thuyền đi vào vùng [Biển Đông] mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền lãnh hải của họ. Trung Quốc cũng cho biết sẽ gửi thêm các tàu khảo sát biển tuần tra đến khu vực Biển Đông.
Các chính sách về vận chuyển đường biển trước đây đã làm vấn đề này trở nên trầm trọng hơn giữa các tàu thuyền Việt Nam và Philippines với phía Trung Quốc. Quyền di chuyển tự do và an toàn dọc theo tuyến đường vận chuyển quốc tế trong vùng Biển Đông rất quan trọng đối với các mối thương mại quốc tế bởi vì đây là động mạch chính kết nối Đông Á với Ấn Độ Dương. Hoa Kỳ có thể bắt buộc phải lên tiếng nếu đường vận chuyển này bị gián đoạn. Gần đây Trung Quốc cũng đã gây thêm căng thẳng khi họ phát hành phiên bản hộ chiếu mới có in bản đồ [lưỡi bò] bao gồm cả khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông.
Liệu tất cả những động thái này chỉ là một phần trong quá trình chuyển giao quyền lực, và có thể được dự kiến ​​sẽ được giải quyết trong quý đầu tiên của năm 2013? Mặc dù việc này sẽ rất hấp dẫn để theo dõi và hy vọng điều tốt đẹp nhất sẽ diễn ra, nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng các hành động quân sự của Trung Quốc từ lâu đã có những tác động lâu dài đến nền kinh tế.
Trung Quốc hiện đang phát triển sâu và rộng hơn với các nền kinh tế ở khu vực này. Sự liên kết đang trong giai đoạn rất phức tạp và lan rộng, với các công ty nước ngoài thiết lập nhiều hoạt động ở Trung Quốc cũng như đầu tư vào các kỹ năng nâng cấp và chuyển giao công nghệ. Trung Quốc hoan nghênh sự hội nhập với nền kinh tế toàn cầu bằng cách tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất và hậu cần, xây dựng cơ sở hạ tầng và cung cấp nguồn lao động.
Trung Quốc hiện đang muốn ASEAN trở thành đối tác kinh tế trọng điểm của họ và Nam Ninh, thủ phủ thuộc khu vực tự trị tại Nam Quảng Tây, đã được đề cử để dẫn đầu sáng kiến ​​này. Hội chợ triển lãm Trung Quốc–ASEAN diễn ra hàng năm với sự tham dự của các lãnh đạo từ Trung Quốc cũng như ASEAN đã cung cấp một địa điểm để các bên có thể thảo luận về hợp tác trong lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng, đầu tư và du lịch. Trong năm 2011, Malaysia đã thành lập Khu công nghiệp Qinzhou tại Nam Ninh. Một khu công nghiệp khác cũng sẽ sớm được phát triển ở Kuantan, tạo thành một phần trong dự án lớn hơn nhằm thiết lập mối liên kết giữa Trung Quốc và ASEAN thông qua sự phát triển ở khu vực Pan Beibu.
Việc mở rộng quan hệ kinh tế Trung Quốc–ASEAN cần được tạo điều kiện bằng cách làm sâu sắc thêm các thỏa thuận thương mại tự do giữa các nước. Hiện nay việc tự do hóa thương mại vẫn chưa đủ và cần phải làm nhiều hơn nữa để mở rộng thương mại dịch vụ, thống nhất về tiêu chuẩn y tế và tạo thêm nhiều điều kiện thuận lợi hơn. Những cam kết bổ sung này sẽ giúp nâng cao tính hiệu quả của Hiệp định thương mại tự do Trung Quốc–ASEAN. Vì hiện tại các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức và hấp thu các cơ hội trong các thỏa thuận thương mại không được khuyến khích và Indonesia đã dấy lên những lo ngại về tác động tiêu cực có thể có từ việc tự do hóa các ngành công nghiệp trong nước. Trung Quốc và ASEAN cần phải nổ lực chặt chẽ với nhau để tạo ra một môi trường khuyến khích quan hệ kinh tế mạnh mẽ hơn.
Trung Quốc cũng nhìn thấy chính họ là một phần không thể tách rời, và nguồn gốc của sự tăng trưởng và thịnh vượng đối với nền kinh tế trong khu vực. Trong bối cảnh này, Trung Quốc nên lưu tâm rằng họ không thể tách rời kinh tế ra khỏi các chính sách chiến lược. Nhưng với việc thiếu thận trọng trong việc phô trương sức mạnh quân sự tại Biển Đông, Trung Quốc chắc chắn sẽ tạo ra một môi trường kinh tế bất ổn định. Một môi trường hòa bình và ổn định phải được nuôi dưỡng: các hoạt động kinh tế và thương mại chỉ có thể phát triển trong một môi trường tự do, không có căng thẳng.
Cách mà Trung Quốc phát triển về kinh tế cũng như sử dụng quân sự của họ sẽ có tác động lớn đối với cả khu vực. Các quốc gia khác trong khu vực đang phải đi bên cạnh một ranh giới mong manh giữa sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và bảo vệ các lợi ích chiến lược của riêng họ. Các quyết định mà giới lãnh đạo mới của Trung Quốc đưa ra phần lớn sẽ mang tính quyết định của cả khu vực trong tương lai nhưng các quốc gia khác trong vùng châu Á cũng như các đối tác của họ cũng cần phải chơi lá bài đúng đắn.
Mahani Zainal Abidin là Giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Malaysia.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét