Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Những bài học ở Việt Nam mà Hoa Kỳ có lẽ đã học được từ Điện Biên Phủ

Mối quan hệ với người Pháp

Những bài học ở Việt Nam mà Hoa Kỳ
có lẽ đã học được từ Điện Biên Phủ
TOM NAGORSIK
Ngày 20-2-2010
 
Các toán lính dù Pháp đang đáp xuống 
Điện Biên Phủ tháng 11 năm 1953. Ảnh: AFP.

Tháng 11-1953, nước Pháp đã ở vào năm thứ tám của cuộc chiến tranh nhằm dành quyền kiểm soát Đông Dương. Diễn biến tình hình đang xấu đi – du kích Việt Nam, hay còn gọi là Việt Minh, đang thắng thế – và tại một phiên họp mang tính chiến lược ở Sài Gòn, viên chỉ huy người Pháp, Tướng Henri Navarre, đã phác thảo kế hoạch mới nhất của mình. “Tôi đang nghĩ đến việc chiếm lĩnh vùng lòng chảo Điện Biên Phủ,” ông ta mào đầu. “Mục tiêu của cuộc hành quân mạo hiểm này là để bảo vệ Lào”. Ông ta tiếp tục biện luận rằng hành động này sẽ đưa Việt Minh vào một trận chiến mà họ không thể thắng nổi. Pháp có lợi thế về sức mạnh trên không. Một căn cứ tại Điện Biên Phủ – nằm ở góc tây bắc Việt Nam, gần biên giới với Lào – có thể được cung cấp hậu cần bằng đường không, trong khi lực lượng nòng cốt của Hồ Chí Minh, lãnh đạo du kích quân, thì buộc phải di chuyển một lực lượng lớn về người và trang thiết bị đi qua hàng dặm đường rừng núi. Kết thúc phần trình bày của mình, Tướng Navarre hướng xuống cử tọa. “Các vị nghĩ sao?”
Các chính trị gia sẵn sàng – song các sĩ quan lại ngăn cản. Các quân nhân đã “đồng lòng phản đối”, một sĩ quan cao cấp đã lưu ý. Họ nói với tướng Navarre, xây dựng một căn cứ ở một thung lũng trên núi sẽ gặp phải những khó khăn ghê gớm. Thả lính dù xuống sẽ gặp nguy hiểm, cung cấp thêm trang thiết bị cho căn cứ sẽ gặp khó khăn, và Điện Biên Phủ sẽ làm kiệt quệ nhân lực ở các mặt trận quan trọng hơn – mọi lợi thế quân sự đều đáng nghi ngờ. Tuy nhiên, Tướng Navarre vẫn bắt tay vào công việc của mình. Trong vòng mấy tháng – chính xác là vào ngày 7-5-1954 – Điện Biên Phủ đã bị Việt Minh nắm quyền kiểm soát. Hai năm sau Tướng Navarre ngồi viết lại lịch sử từ ký ức của mình về cuộc chiến. “Không có ý kiến phản đối được nêu ra trước trận đánh”, ông viết.
Sử biên niên của cuộc chiến tất nhiên đã bị chôn chặt với quyết định quân sự gây tranh cãi và những điều dối trá sau trận đánh, song với thái độ ngạo mạn và trình độ kém cỏi, thật khó để đối chọi được với những gì đã xảy ra trước và trong trận đánh kéo dài 56 ngày ở Điện Biên Phủ. Cuốn sách ‘Thung lũng Chết’ của Ted Morgan là một bản mô tả có căn cứ xác đáng về những ngày ấy – song nó cũng là một trang sử về sự tham gia của Hoa Kỳ vào Đông Dương từ lúc đầu. “Mấy chữ Điện Biên Phủ không còn là cái tên khôi hài được bàn bạc qua loa tại những cuộc chuyện trò trong bữa điểm tâm nữa, bởi vì chúng ta không biết nó ở đâu”. Tổng thống Dwight Eisenhower đã nói như thế trong một hội nghị với các nhà phát hành báo chí. Thực vậy, lúc đó Điện Biên Phủ đang chứng tỏ là một thảm họa cho người Pháp – một trong những dấu hiệu cảnh báo Hoa Kỳ.

Phân hóa giàu-nghèo ở Việt Nam

Phân hóa giàu-nghèo ở Việt Nam

 

Tình trạng cách biệt giàu nghèo lại một lần nữa được chính thức nêu ra tại một hội nghị cấp nhà nước trong thời điểm nhiều người đang chuẩn bị đón tết cổ truyền Nhâm Thìn.
Hiện tượng giàu bất thường
Tại hội nghị Đoàn Chủ Tịch Ủy Ban Trung ương Mặt Trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức ở Hà Nội hôm ngày 10 tháng giêng vừa qua, các đại biểu đã đặt vấn đề “phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam đang diễn ra rất ghê gớm”, vì thế đa số người lao động sẽ gặp khó khăn trong dịp lễ Tết năm nay. 
Nhận định về sự phân hóa giàu nghèo rất rõ nét trong xã hội Việt Nam hiện giờ, giáo sư Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện khoa học, Xã hội, căn cứ vào lịch sử cận đại, phân tích như sau:
“Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa và hiện đại hóa, để tiến tới xã hội công nghiệp đi từ xã hội công nghiệp lạc hậu, thì sự phân hóa giàu nghèo là một hiện tượng không thể tránh khỏi, nó mang tính quy luật rồi. Hiện nay, quả tình phân hóa giàu nghèo là đáng sợ, ở đây có hai vấn đề, người ta hưởng sự giàu có thì mới có quyết tâm đầu tư. Có thời người giàu trở thành đối tượng của cách mạng, và phải cải tạo, chính điều đó đã triệt tiêu cái ý làm giàu, nhưng nếu dân nghèo thì làm sao nước mạnh được. 
Ở Việt Nam có hiện tượng tích lũy một cách hoang dã, đấy là cái đáng sợ, trong đó có chuyện lấy đất của nông dân, làm họ đau đớn vô cùng vì nông dân là người nai lưng ra trong hai cuộc kháng chiến, và là người hy sinh nhiều nhất, nhưng những thành quả của đổi mới thì đô thị hưởng, nông dân không được bao nhiêu. 
Khi công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhà nông lại bị mất đất, tức là mất tư liệu sản xuất quan trọng nhất, có thể họ được đền bù một số tiền, từ thuở bé tới giờ họ chưa có được, nhưng không phải ai cầm tiền cũng là tiền sinh sôi, nẩy nở được, một thời gian sau họ tán gia bại sản, thất cơ lỡ vận. 
Hiện nay lại có những người giàu có lên một cách bất bình thường, đó là cán bộ nhà nước, và tất là cái đó đều được hợp pháp hóa.”  
Mục sư Thân Văn Trường, cựu tù nhân lương tâm, nay là tiếng nói của dân nghèo, dân oan, những người chịu bất công, bị chèn ép thấy rõ cảnh những quan chức phung phí hàng tỷ đồng vào canh bạc còn giới lao động thì không làm sao xoay đủ tiền để về quê ăn Tết:
Hiện nay lại có những người giàu có lên một cách bất bình thường, đó là cán bộ nhà nước, và tất là cái đó đều được hợp pháp hóa.
GS Tương Lai
“Mới đây chỉ có một quan cấp tỉnh thôi, đánh ván cờ ăn thua tiền tỷ đồng, cả 5 tỷ, tài sản, giá trị tiền bạc của dân đều thâu tóm vào những người đó. Đại bộ phận dân chúng nghèo chúng tôi thì kiếm hàng trăm ngàn đồng Việt Nam cũng rất vất vả. Chúng tôi sống trong những khu công nghiệp, thì biết anh chị em công nhân không dám về quê ăn Tết phải ở lại, đỡ tiền xe, tranh thủ, tận dụng những ngày Tết để kiếm thêm tiền. Đối với tập quán của người Việt Nam, Tết là dịp trở về đoàn tụ gia đình, nhưng mà rất đông anh chị em công nhân tiết kiệm, không thể có khả năng về quê. Cái phân cách giữa người giàu và nghèo là một cái hố rất sâu.”

Hẹn hò Hà Nội và những người tình

Hẹn hò Hà Nội và những người tình


Những gánh hàng rong thân thương Hà Nội

 Chắc hẳn có những cuộc tình sẽ mãi cùng ta theo từng năm tháng mà dòng chảy thời gian không thể làm phai tàn những yêu thương. Trong mỗi trái tim của những người con thủ đô cũng có một cuộc tình như vậy, một tình yêu gắn bó với chúng ta rất đỗi thân thương nhưng cũng vô cùng bình dị. Có lẽ không cuộc tình nào nên thơ như mối tơ duyên giữa Hà Nội phố và những gánh hàng rong.

Không biết tự bao giờ từng gót chân nhỏ nhắn bắt đầu rảo bước trên những nẻo đường thủ đô. Ngõ nhỏ, phố nhỏ là chốn hẹn hò của biết bao cuộc tình, bao người tình mà tuổi thơ chúng ta tựa trang giấy, nét mực, ghi lại từng mảnh đời, dáng người khắc khổ ấy.
Hàng xôi, ảnh:gov.vn.Buối sáng mẹ đèo ra chợ cóc mua một nắm xôi nóng hổi, đôi tay con trẻ đến tận bây giờ vẫn thoang thoảng thơm mùi lá chuối xanh nõn. Nhớ trưa hè nắng chang chang học sinh ùa ra cổng trường đón lấy miếng kẹo dẻo ngọt lịm từ bàn tay nhăn nhúm vết thời gian của một bà già tóc đã bạc trắng. Mái tóc bạc ấy rồi cũng về nghỉ, cất nồi kẹo dẻo vào góc bếp, cuốn cả một góc phố tuổi thơ, một phần Hà Nội về ngóc ngách mang tên kí ức.
Đôi khi về đêm nghe con gió trườn qua những khe cửa không khăng khít, tưởng chừng ai vừa đi ngang thật nhẹ, như người ấy năm xưa: “Bánh khúc ơi!“ Mùa đông Hà Nội, gió lùa vào trong chăn, đâu đâu cũng chạm phải rét mướt, nhưng chỉ thoảng nghe tiếng rao quen thuộc đã thấy ấm áp trong lòng, nóng ran môi má thèm thuồng. Đó là những bước chân thật nhẹ, những giọng nói rất khẽ bên thềm cuộc sống thường ngày, từ tinh mơ tới tối mịt. Chút hồn Hà Nội, chút tình Hà Nội in dấu theo từng gót chân người tứ xứ tìm về đây kiếm kế sinh nhai.

Thứ Sáu, 13 tháng 1, 2012

mùi chồng

mùi chồng

Nguyễn Hiệp, Tạp chí Da màu
Tắm lửa. Những ánh vàng ánh đỏ lay đêm trong cuộc tắm lửa của những người đàn bà ở Mật khu A2 luôn ám vào người tôi. Tôi chợt nghe được cả bầu âm thanh rạo rực, tiếng người thì thào đứt quãng, tiếng củi lửa lép bép. Tôi chợt nghe cả quãng lặng kì vĩ mà đớn đau trong trường canh nóng rực của khúc nhạc núi rừng ngày nào. Tôi chợt cảm nhận được mùi người, mùi chồng, mùi vợ đậm quyện trong mùi khói lửa, mùi đất cát, ngỡ như cái mùi ấy trước mũi chứ không phải đâu xa. Khi Mật khu bị bao vây ráo riết, những giọt nước ít oi trở thành những giọt vàng. Người ta chỉ được quyền ngửa cổ lên chạm vào bi đông thấm liếm làn môi nứt nẻ khi cơn khát đến độ lả người.
Đêm ba mươi tết, tiếng súng tạm yên, cái bóng rình rập của chết chóc tạm thời rút lui. Những người đàn bà ở Mật khu bò ra khỏi hầm. Những khẩu súng AK đầu gắn lưỡi lê đặt chụm lại theo hình tháp. Những khúc củi khô cũng đặt chụm đồng dạng. Họ đốt lửa ngay giữa lòng suối khô. Mười người đàn bà cởi hết quần áo ngồi chồm chồm quanh đống lửa. Mặt nghiêng bên này, nghiêng bên kia. Đứng lên. Xoay vòng. Chầm chậm ưỡn người. Chầm chậm vặn vẹo. Ai đó bị khét, mùi khét của lông tóc cháy. Tiếng khúc khích lan ra một thoáng, những nét mặt lại nhanh chóng giãn mềm, lại chăm chú xoay trở, lộn vòng cho cơ thể nóng đều. Càng lúc họ càng áp gần lửa hơn. Mắt bắt đầu hực say. Đường cong bắt đầu lượn say. Da thịt bắt đầu căng say. Say lửa. Một cơn say nóng ran trong những cơ thể thanh tân, những trái chín căng mộng. Lửa hừng hực từ bên ngoài. Lửa hừng hực từ bên trong. Mồ hôi tuôn túa. Họ bắt đầu kì cọ. Khuôn mặt. Tay chân. Bụng ngực… Mười người chợt quay thành năm cặp, họ kì cọ cho nhau. Những bàn tay mơn trớn. Những cơ thể áp lưng vào nhau uốn lượn, chà xát lên xuống, xuống lên. Những cặp tâm hồn đã trở nên đồng điệu, sẻ chia. Mồ hôi, đất bụi quện quyện trườn chảy thành dòng trên da thịt. Trong ánh lửa bập bùng, thân hình những người đàn bà vàng bóng nhuễ nhại trông như những khối đồng đang nóng chảy. Mùi đậm dần. Mùi con gái. Mùi đàn bà. Mùi thơm phức trinh nguyên. Mùi khát khao mặn mòi. Mùi của họ thấm đẫm vào nhau, thân thuộc, khăng khít. Họ lau khô cho nhau bằng chiếc khăn rằn quấn cổ hàng ngày. Khi cả cơ thể chỉ còn một khối da thịt ửng hồng, ráo hoảnh, khi tất cả đã mát thơm trong chiếc áo bà ba hăng khét mùi thuốc súng thì cái mùi của họ vẫn còn trong nhau nồng nàn.
***
Người nữ cựu chiến binh ấy chỉ cho tôi ngôi biệt thự lớn nhất khu thị trấn và nói đó là “tổ ấm” của người đồng chí, đồng đội đã từng bắt cặp tắm lửa ngày xưa. “Sau này, cô ấy còn tắm nhiều lần nữa nhưng với người yêu, với chồng bất chấp lệnh “Ba khoan” của tổ chức…” Giọng nói của người nữ cựu binh có vẻ buồn buồn, hờn dỗi. Quay mặt đi một thoáng, cô ấy lại trở nên nhiệt tình, sôi nổi trở lại: Tôi nhớ hồi chồng đi học tận Hà Nội, cô ấy có khoe với tôi về gói bưu phẩm đặc biệt vừa nhận được. Chồng gửi cho vợ yêu một chiếc áo thun mặc lót hàng ngày. Người vợ ấy đã ôm chầm vào người, hít lấy hít để, hôn quýnh hôn quíu trong nước mắt ràn rụa, những giọt nước mắt nhớ nhung, hạnh phúc. Cô ấy còn khoe đã áp chiếc áo ấy vào mặt vào bụng mà ngủ hằng đêm. Không có mùi chồng làm cho cô ấy cứ thao thao thức thức, canh cánh nỗi lo sợ, nỗi thiếu vắng mơ hồ, chưa một lần giấc ngủ được bình yên.

Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa? Tìm thêm lời giải từ hạt gạo Thái Lan

Làm gì để giữ 3,8 triệu ha đất lúa?
Tìm thêm lời giải từ hạt gạo Thái Lan

Người Thái rất giỏi nghề nông, điều này ai cũng phải công nhận. Vậy quốc gia này đã tận dụng đất nông nghiệp của mình như thế nào để sản xuất các loại trái cây sạch và các loại gạo thơm ngon đến như vậy?


Những cánh đồng lúa trĩu hạt tại Thái Lan.

“Nồi cơm của thế giới”
Mặc dù Thái Lan đã và đang chuyển sang nền kinh tế dựa vào công nghiệp, nhưng lúa vẫn là một loại cây trồng quan trọng nhất của nước này. Là quốc gia có diện tích đất trồng lúa đứng thứ 5 trên thế giới nhưng nhiều năm qua, xuất khẩu gạo Thái Lan luôn đứng đầu, chiếm 30% sản lượng toàn cầu. Xuất khẩu nhiều nhưng nguồn cung trong nước vẫn dồi dào, chất lượng hạt gạo luôn ổn định. Đó là nhờ vào chính sách nông nghiệp hợp lý, được duy trì trong hơn 30 năm qua.
Có lợi thế về nhân lực nông nghiệp (có đến 80% dân số Thái sinh sống vùng nông thôn), diện tích đất canh tác 10,5 triệu ha, Thái Lan đã nhanh chóng hiện thực hóa được ước mơ trở thành “nồi cơm” của thế giới. Vào những năm 1960, khi nông dân Thái chỉ sống dựa trên những mảnh đất nông nghiệp có sản lượng trồng lúa, trái cây ở mức trung bình, Chính phủ Thái Lan đã ra sức chấn hưng nền nông nghiệp của đất nước và hướng đến mục tiêu sản xuất nông nghiệp bền vững với những chính sách hết sức cởi mở cho nông dân cũng như bất cứ nhà đầu tư nào trong và ngoài nước muốn tham gia vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi.
Nhiều năm qua, chính phủ áp dụng mức giá độc quyền trong nhập khẩu, giữ mức giá trong nước thấp, hiệu quả đạt được là nhà nông Thái Lan có thu nhập cao khi chỉ tập trung sản xuất nông nghiệp. Nhiều ưu đãi về vốn và tăng cường bảo hiểm cho người nông dân được thực hiện, thuế nông nghiệp được bãi bỏ.
Làm nông nghiệp nhưng rất chú trọng đến môi trường là đặc điểm ở ngành trồng trọt tại Thái Lan. Đất trồng lúa ở Thái Lan không có hiện tượng bị thoái hóa do được áp dụng hình thức hữu cơ hóa đất nông nghiệp khi sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học để nâng cao độ màu mỡ. Nhưng bí quyết thành công của nông dân Thái Lan chính là sự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

Việt Nam: Các cuộc đình công tự phát trong năm 2011 tăng kỷ lục

Việt Nam: Các cuộc đình công tự phát trong năm 2011 tăng kỷ lục 

Công nhân một nhà máy may ở huyện Thương Tín, ngoại thành Hà Nội. Ảnh chụp ngày 04/01/2012.

Công nhân một nhà máy may ở huyện Thương Tín, 
ngoại thành Hà Nội. Ảnh chụp ngày 04/01/2012 REUTERS/Kham 
 
Anh Vũ
Thông tấn xã Đức DPA hôm nay, 12/01/2011, dẫn nguồn tin của chính phủ Việt Nam cho biết trong năm 2011, các cuộc đình công tự phát đã tăng gấp đôi so với năm trước. Nguyên nhân : Lạm phát phi mã, thu nhập của người lao động không bảo đảm cuộc sống.

Theo báo cáo tổng kết của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, trong 11 tháng của năm 2011, tại công xưởng ở Việt Nam đã nổ ra 857 cuộc đình công, một con số kỷ lục, tăng gấp đôi so với năm 2010. Đáng chú ý hầu hết các cuộc đình công trên đều mang tính tự phát. Theo trang báo điện tử Dân Trí, báo cáo của Bộ Lao động ghi nhận là « đến nay chưa có cuộc đình công nào theo đúng trình tự quy định của pháp luật, mặc dù 70% trong số đó xảy ra ở các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn ».
Lạm phát tăng vọt, đời sống đắt đỏ, thu nhập từ đồng lương không bảo đảm cuộc sống là động cơ chính trong các cuộc đấu tranh của công nhân. Tuy nhiên cơ quan quản lý lao động của Việt Nam lại xác định nguyên nhân chính là do một số chủ doanh nghiệp chưa chấp hành đúng quy định luật lao động như không ký hợp đồng, không đóng bảo hiểm xã hội, không giải quyết chế độ ngày nghỉ, tiền lương...
Các quan chức của Bộ Lao động cũng giải thích tình trạng đình công gia tăng là do nhu cầu nhân lực ở Việt Nam, đặc biệt ở các khu công nghiệp, vẫn lớn, người lao động không sợ bị sa thải nên sẵn sàng đình công, thêm vào đó là do kỷ luật lao động của người lao động chưa cao.
Dù gì thì con số gia tăng kỷ lục các cuộc đình công trong năm qua cũng khiến chính phủ phải lo ngại. Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân phát biểu: « Trung bình một tuần có 16 cuộc đình công. Đây là con số đáng lo, nếu còn tăng nữa như đà các năm qua thì rất đáng lo ngại… ». Ông cũng cảnh báo thời gian tới đây sẽ còn không ít doanh nghiệp và các ngành gặp khó khăn.
Vài năm trở lại đây các cuộc đình công tự phát của công nhân đòi tăng lương, cải thiện điều kiện lao động vẫn tăng liên tục. Đã có không ít tai nạn thương tâm xảy ra với người lao động trong các cuộc đấu tranh như vậy.

Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại phần II

           Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết
             thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại
                                         phần II 

bởi tuonglaivietnam
 
Tác giả: Vũ Quang Việt
Chế độ xã hội chủ nghĩa dựa trên công hữu nhà nước đã phá sản. Sự phá sản này cho thấy rõ rằng thể chế xã hội không chỉ xây dựng trên cơ sở kinh tế, mặc dù cơ sở kinh tế là quan trọng nhất. Thể chế xã hội còn xây dựng trên quyền lực, đặc biệt là tham vọng quyền lực, trong đó việc sử dụng quyền lực cá nhân hoặc tập thể một cách độc đoán đã đưa đến nhiều thảm hoạ cho con người.
@ @ @
Bảng 2
Một số chỉ tiêu thu nhập lao động và thặng dư tính trên GDP  


Nguồn: National Accounts Statistics, 1996-1997, Liên Hiệp Quốc và Kinh tế Việt Nam Trong Những Năm Đổi Mới, Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2000.
Chúng ta có thể lý luận là việc nhà nước nắm thặng dư về cơ bản khác với việc tư nhân nắm thặng dư. Nhà nước nắm thặng dư là nhằm phục vụ cho số đông. Nhưng đối với nhiều người lao động có thể họ nhìn khác vì không tin tưởng vào vai trò, tính hiệu quả và sự trong sạch của nhà nước.  Họ chỉ cần thấy phần được chia của họ; phần thặng dư bị người khác nắm lấy, dù là nhà nước hay tư nhân thì cũng giống nhau. Nếu coi bảng trên ta thấy tỷ lệ GDP trả cho người lao động trong công nghiệp (thu nhập lao động ở Việt Nam) cũng rõ ràng là thấp hơn ở Mỹ. Lao động chỉ nhận được 52,7% từ GDP thay vì 60% như ở Mỹ. Chúng ta cũng có thể lý luận ngược lại có thể là: bây giờ thì thế nhưng tương lai thì khác. Nhà nước không nhằm mục đích bóc lột lao động nhưng vì các mục đích chung tốt đẹp và sự phát triển của kinh tế. Nhưng đợi đến ngày thấy kết qủa của tương lai này tới thì có lẽ mọi người đã nằm trong nhà mồ rồi. Và cũng chẳng có gì bảo đảm là nhà nước sử dụng thặng dư hiệu quả hơn.
Chúng ta có thể thấy khá rõ ràng tính chất viễn mơ của hệ luận dựa trên quan điểm của Marx như sau:
Xoá bỏ bóc lột lao động–>  Xoá bỏ tư hữu –> Nhà nước nắm thặng dư  –> Xã hội, con người toàn hảo.
–>  có nghĩa là tất dẫn đến. Chỉ có sự liên hệ tất yếu như thế thì về mặt logic hoặc hình thức hoặc thực tế, quan điểm của Marx mới có ý nghĩa. Marx không viết ra rõ ràng về xã hội và con người trong xã hội không còn tư hữu, nhưng tôi nghĩ rằng Marx cho rằng con người có thể đạt đến con người toàn hảo trong một thể chế toàn hảo. Thể chế toàn hảo này là thể chế không có tư hữu tư liệu sản xuất. Con người toàn hảo là con người:
•    Tôn trọng tự do của người khác,
•    Không màng tư hữu, danh lợi, quyền lực
•    Làm việc hết mình vì người khác
•    Không tiêu dùng quá sức mình
•    Nắm bắt được tri thức hiện đại, thông tin cụ thể và nhìn xa thấy rộng
•    v.v.

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Luật nước và luật tỉnh

Nước mình có luật nước, nhưng 
thực hiện thì tùy ý người lãnh đạo.

Luật nước và luật tỉnh

(Petrotimes) - Theo dõi báo chí, độc giả hơn một lần ngạc nhiên vì có hiện tượng địa phương xé rào, tự tung tự tác đưa ra những quy định vi hiến, chọi luật.
Đó là chuyện tỉnh này, thành phố nọ ra tuyên bố bằng văn bản không chấp nhận tuyển công chức chỉ có bằng đại học hàm thụ, tại chức hoặc dân lập. Bị thổi còi, thấy êm êm, chắc là địa phương lặng lẽ rút quyết định.
Bước sang năm 2012, ngày 3/1/2012, UBND TP Đà Nẵng có công văn yêu cầu Công an Đà Nẵng tạm dừng giải quyết đăng ký thường trú mới đối với tất cả các trường hợp có chỗ ở là nhà thuê, mượn, ở nhờ, không có nghề nghiệp ổn định. Theo lãnh đạo TP Đà Nẵng, do làn sóng người nhập cư ngày càng lớn, tạo áp lực lên các hoạt động KT-XH của thành phố và  gây mất trật tự an ninh.
Theo số liệu được công bố, hiện người nhập cư ở Đà Nẵng có đăng ký tạm trú là 11.356 hộ với 114.290 người, chiếm 11,5% dân số toàn thành phố. Số có đăng ký thường trú vào địa chỉ ở thuê, mượn, ở nhờ là 2.163 hộ với 14.344 nhân khẩu.
Theo các chuyên gia pháp luật, Nghị quyết của HĐND TP Đà Nẵng là trái với Luật Cư trú. Theo quy định tại luật này, công dân Việt Nam có quyền được tự do đi lại, tự do chọn nơi cư trú cho mình. Luật Cư trú không bắt buộc nơi thường trú hay tạm trú của công dân. Tất cả các đối tượng đang ở nhà thuê, mượn, ở nhờ, người không có nghề nghiệp ổn định đều được đăng ký thường trú nếu chủ nhà cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý.
Như vậy, quy định của Đà Nẵng đi ngược lại với nội dung tinh thần của Hiến pháp. Người dân cũng cho rằng, quy định của Đà Nẵng thể hiện tư duy “luật nước thua luật tỉnh”, “phép vua thua lệ làng”, không phù hợp với cung cách năng động của Đà Nẵng đang được tôn vinh.
Với người dân bị từ chối nhập cư việc phân biệt, đối xử này gây phản cảm, so bì giữa các tần lớp cư dân từ nông thôn ra thành phố trong xu hướng đô thị hóa, công nghiệp hóa hiện nay.

Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại Phần I

Vấn đề bóc lột lao động nhìn từ lý thuyết
thặng dư của Marx và kinh tế hiện đại
Phần I
 

bởi tuonglaivietnam
 
Tác giả: Vũ Quang Việt[1]
Lý thuyết giá trị thặng dư đã được Marx sử dụng để phân tích kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản hoạt động với rất ít các định chế ràng buộc, kiểm soát và can thiệp của nhà nước.[2] Cuộc đại khủng hoảng kinh tế năm 1929-30, kéo dài đến thế chiến lần thứ hai đã khiến các nhà kinh tế đặt lại vai trò của nhà nước đối với chế độ tư bản này. Có thể nói Keynes là nhà kinh tế đi đầu trong việc nhấn mạnh đến vai trò can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Kinh tế tư bản phục hồi và từ đó dù vẫn tiếp tục trải qua nhiều khủng hoảng nhưng cũng chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong việc phát huy tiềm năng con người về khoa học kỹ thuật và đưa tiềm năng này vào phát triển kinh tế. Trong khi các nước tư bản tìm mọi cách cải cách thì xuất hiện một mô hình kinh tế mới của các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, lấy hoạch định kinh tế làm cơ sở trong đó nhà nước đóng vai trò chủ chốt về mọi mặt của cuộc sống, nhưng về mặt kinh tế thì nắm toàn bộ giá trị thặng dư, tập trung vào tích lũy để phát triển là điểm mấu chốt. Mô hình mới này vận động tổng hợp được sức mạnh của khoa học kỹ thuật và tiềm năng thiên nhiên sẵn có cũng như sự hy sinh của con người đã tạo được đột biến trong phát triển cho Liên Xô, nhưng rồi do năng suất thấp kém, tiềm năng con người bị đè bẹp trong hệ thống nhà nước hoạch định ngày càng quan liêu hoá, thiếu dân chủ, với vài người nghĩ cho nhiều người, nền kinh tế Liên Xô đã đi đến chỗ phá sản. Các nước khác do sống nhờ vào sức mạnh kinh tế của Liên Xô cũng có số phận tương tự. Thực tế này cho thấy để giải quyết vấn đề người bóc lột người trong một chế độ kinh tế tư bản, mà lý thuyết thặng dư nói tới, kinh tế hoạch định kiểu cũ không phải là giải pháp. Mục đích xoá bỏ người bóc lột người vẫn sẽ tiếp tục là mục tiêu của những người cấp tiến trong đó có những người theo chủ nghĩa Marx, nhưng kinh nghiệm thực tế vừa qua đòi hỏi việc nhìn nhận lại lý thuyết thặng dư và từ đó đúc kết nhằm đưa đến một cái nhìn mới về một xã hội không còn bóc lột lao động hay ít nhất là về một xã hội mà  tình trạng bóc lột được giảm thiểu tới mức tối đa. Bài viết này là nhằm mục đích đó.
Lý thuyết thặng dư của Marx
Marx giải thích thặng dư giá trị như sau: “Hình thức đúng đắn của quá trình này do đó là M-C-M’, M’ = M+M=tổng số tiền ban đầu cộng thêm phần tăng thêm. Phần tăng thêm này, phần vượt giá trị ban đầu này tôi gọi là giá trị thặng dư.”[3]  Thặng dư như vậy là quá trình chuyển lượng tiền ban đầu (M) qua sản xuất hàng hoá (C) để đem về được lượng tiền M’ lớn hơn.

VIỆT NAM LÀ NƯỚC TỰ DO NHẤT THẾ GIỚI ???

VIỆT NAM LÀ NƯỚC TỰ DO NHẤT THẾ GIỚI ???


Phạm Hoàng Vương.
Một số người sống ở nước ngoài than phiền, thậm chí chỉ trích VN chưa được tự do lắm. Tui nghe như vậy riết, rồi giống như bị nhồi sọ, đâm ra tin thiệt, cảm thấy mình là một người VN bất hạnh. Nhưng mới đây, khi tui đi một chuyến du lịch ở Singapore, một xứ có thể nói là rất tự do, tui mới vỡ lẽ ra nhiều điều. Hóa ra người ta nói VN chưa được tự do lắm chỉ là nói xấu, xuyên tạc, hổng chừng là ganh tị nữa. Tui nói như vầy là nói có sách, mách có chứng đàng hoàng, chớ không phải nói đại, nói bừa.
Đây nè, ở Singapore, sơ ý mà liệng miếng rác xuống đường phố là cảnh sát phạt thắt họng. Hút thuốc cũng phải có chỗ, mà đâu phải chỗ nào cũng cho hút thuốc.
Những chỗ nào có cái gạt tàn thuốc ở ngoài đường to bằng cái thùng rác cao cả thước thì mới được đứng kế bên mà hút. Còn trong những nơi công cộng khác hoặc các siêu thị, tìm đỏ mắt cũng không ra chỗ dành cho người hút thuốc. Ở VN, trái lại, theo như những người bạn ngoại quốc mà tui quen, họ khen VN là tuyệt vời, muốn hút thuốc ở đâu cũng được, kể cả ở những chỗ có để bảng cấm hút thuốc.
Còn rác thì muốn liệng đâu cũng được, chẳng ai bắt bớ, hỏi tội mình gì cả, sướng ơi là sướng. Chưa hết đâu, đàn ông lỡ mắc tiểu quá trong lúc đi đường mà không có nhà vệ sinh công cộng thì cũng không có gì phải lo.
Nếu tính đi tìm nhà vệ sinh công cộng thì chắc tiêu quá vì kiếm hoài hổng ra, mà có kiếm ra được đi nữa thì chưa chắc được xài, vì có khi nó bị hư chưa được sửa chữa hoặc người trông coi bỏ đi đâu mất nên cửa toilet bị khóa lại. Vậy là huề trất. Nhưng không có nhà vệ sinh công cộng thì đã sao đâu, chuyện nhỏ. Người VN mình vốn tính tình phóng khoáng, không thích bị gò bó trong 4 bức vách của toilet, nên thích đi toilet ở ngoài trời hơn, vừa mát mẻ, vừa khỏi tốn tiền, tạm gọi là đi “tiểu sinh thái” (nhái theo danh từ “du lịch sinh thái”). Chỗ đi tiểu ngoài trời thì thiếu gì, cứ đi đến chỗ bức tường nào có vẽ nguệch ngoạc mấy chữ “cấm không tiểu tiện” thì nhào vô mà tiểu là chắc ăn, vì chắc chắn là đã có nhiều người từng tiểu tiện nơi đây nên mới có mấy chữ như vậy.
Hơn nữa, bà con mình thích nói lái nên đọc mà hiểu ngược lại là “tiện tiểu không cấm”. Cùng lắm không thấy vách tường kiểu đó thì đứng nấp sau mấy xe tải đậu trên ven đường rồi xả ra cho sướng.

Nguy cơ động đất, sóng thần ở Việt Nam

Nguy cơ động đất, sóng thần ở Việt Nam

(DVT.vn) - Về mặt khoa học các trận động đất có cường độ lớn hơn 6,5 độ Richter ở các vùng biển có khả năng gây ra sóng thần.

Nhân thông tin về dư chấn tối nay, 25.3.2011, DVT.vn lược trích một phần bài viết của TS Lê Huy Minh, Phó Viện trưởng, phụ trách Viện Vật lý địa cầu, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần và PGS.TS Nguyễn Hồng Phương, Phó Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và Cảnh báo sóng thần về "Trận động đất sóng thần tại Nhật Bản ngày 11/03/2011 và nguy cơ động đất sóng thần ở Việt Nam".

Nguy cơ động đất

Việt Nam nằm ở phần Đông Nam của mảng Âu Á, giữa mảng Ấn Độ, mảng Philippines và mảng châu Úc. Lãnh thổ Việt Nam không nằm ở rìa các mảng do vậy ít bị tổn thương bởi động đất so với các nước trong khu vực như Indonesia, Philippines, Malaysia.

Nhưng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp như (hình 1): đứt gãy Lai Châu - Điện Biên, đứt gãy Sông Mã, đứt gãy Sơn La, đới đứt gãy Sông Hồng, đới  đứt gãy Sông Cả, đứt gãy kinh tuyến 109-110o…, do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra.
Hình 1. Bản đồ địa chấn kiến tạo Việt Nam và các vùng lân cận

Từ đầu thế kỷ 20 đến nay ở khu vực phía Bắc có 2 trận động đất cấp 8-9, độ lớn M=6,7-6,8 độ Richter, hàng chục trận động đất cấp 7, M=5,1-5,5 độ Richter và hàng trăm trận động đất yếu hơn (hình 2).

THỜI THỔ TẢ

THỜI THỔ TẢ

Thuy Linh

Xin mượn tên tiểu thuyết của Gabriel Garcia Marquez - nhà văn vĩ đại người Colombia làm tựa đề cho bài viết này. Nhưng thời thổ tả của Marquez vẫn còn tình yêu. Chứ bây giờ ở đây, trên mảnh đất này còn lại gì? Đành dùng tạm dù biết thời nay còn hơn cả thổ tả…
Lớp mẫu giáo trên núi cao

Mầm non của đất nước
Mấy tháng nay mình chểnh mảng bờ lốc bờ leo vì nhiều lí do. Bỗng một ngày từ miền núi về đến Thủ đô, nghe có tiếng súng đạn trong câu chuyện của bạn bè. Hỏi ra là chuyện anh Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng bắn lại đám công sai chính quyền. Nghe kĩ hơn thấy chả có gì lạ. Chuyện là đương nhiên. Là không thể tránh. Còn là nhẹ. Vẫn là phản ứng của kẻ bị dồn đến đường cùng nhưng vẫn chưa hóa điên vì tuyệt vọng. Ai đã thống kê có bao nhiêu người như Đoàn Văn Vươn, bị tước đọat, bị cướp trắng máu và nước mắt đổ xuống cho miếng cơm manh áo cho gia đình và cộng đồng của mình? Có lẽ không thể kể hết…Nếu tất cả cùng đủ dũng cảm hành động như Đoàn Văn Vươn thì sẽ là cái gì? Một cuộc nội chiến chăng? Dám lắm…Vì chỉ một mình anh Vươn dám đứng lên chống lại chính quyền có đủ súng đạn, quyền lực đen và nhanh chóng đè bẹp anh cùng người thân trong chốc lát nên chỉ đủ sức đánh động dư luận. Mà cũng chỉ là dư luận của phận con sâu cái kiến, phận những ông chủ, bà chủ không thể mở miệng nói lại với đám đầy tớ ít hơn nhưng nắm toàn bộ các “công tắc” có thể tắt mở ánh sáng công lí.

XÉO DÌ HỒ ĐÓN TẾT

XÉO DÌ HỒ ĐÓN TẾT

Sau buổi chia tay đầy ngậm ngùi quyến luyến với các thầy giáo trường tiểu học và mần non Xéo Dì Hồ bên đầu cây cầu treo qua dòng suối Nậm Kim ngày cuối năm.
Nay tết đã đến gần, những cánh đào đã nở hồng và mơ trắng đã trải lớp cánh mong manh khắp núi rừng Tây bắc. Xếp lại những bộn bề của việc cuối năm - năm hết - tết đến của gia đình và công việc, ngày chủ nhật cuối cùng trước đêm trừ tịch. Chúng tôi lại có dịp được lo cho các em thơ nơi núi cao điểm trường tiểu học và mần non Xéo Dì Hồ thuộc xã Lao Chải - Mù Cang Chải một cái tết ấm áp hơn.

Chia tay và hẹn gặp lại 15/01/2012
Xã Lao Chải là một xã có dân số khá đông, gần 7000 dân, hoàn toàn là người dân tộc H'Mông. Tại điểm trường tiểu học và mần non Xéo Dì Hồ có tổng số 130 cháu mần non; 356 cháu học sinh tiểu học của toàn trường, thày cô là 38.

Hiệu quả đầu tư bằng phương pháp “so sánh”

Hiệu quả đầu tư bằng phương pháp “so sánh”

(Tamnhin.net)- Mọi sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều tính đến hiệu quả, cũng như mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều nhằm tới lợi nhuận? Nhưng với sự thực nhìn được từ những con số thống kê của tổng cục thống kê công bố trong năm 2011, thì hệ số ICOR của các nguồn vốn đầu tư ở ta năm 2011 có hay không có hiệu quả và vì sao? 


Hệ số tăng vốn - sản lượng(ICOR) thể hiện xác định mức tăng hay giảm của GDP và là cơ sở tạo tăng trưởng kinh tế. Vốn là vấn đề quan trọng và đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam ?

Với kết quả tính toán hệ số ICOR cho ba khu vực sở hữu từ đó có bức tranh so sánh,đánh giá khu vực sử dụng vốn (NN, TN, Nước ngoài(FDI) khu vực nào hiệu quả nhất.

Với số liệu mà Tổng cục Thống kê công bố mới nhất cho năm 2011, GDP theo giá so sánh 1994 ước 584 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư theo giá thực tế 877,9 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ yếu tố giá, có thể thấy vốn đầu tư theo giá so sánh ước khoảng 338.5 nghìn tỷ đồng.

Nhưng hệ số ICOR được tính theo quy tắc “chuẩn tắc” chỉ được áp dụng cho một giai đoạn, vì đồng vốn thường có độ trễ và phải sau một giai đoạn mới phát huy tác dụng. Vốn tại một thời điểm là giá trị tổng các đầu tư qua các năm tài chính đến thời điểm tính (điểm đầu và điểm cuối của chu kỳ áp dụng tính ICOR).

Thứ Tư, 11 tháng 1, 2012

PHỞ, ÔNG HOÀNG CỦA CÁC LOẠI XÚP ÐÔNG NAM Á

PHỞ, ÔNG HOÀNG CỦA CÁC LOẠI XÚP ÐÔNG NAM Á
 
[11.01.2012 00:41 - Nhịp Cầu Thế Giới Online]
(NCTG) “Dân tộc có khả năng kiến tạo món ăn màu nhiệm này - đa số dân Hung mới chỉ biết đến họ qua đôi dép cao su kỳ quặc, hay thứ dầu cao mùi nồng năc - thât sự xứng đáng trở thành ông hoàng của thế giới” - nhận xét của một nhà báo Hungary, Uj Péter, về món ăn truyền thống của người Việt Nam trên “Tự do Nhân dân”, tờ nhật báo xã hội - chính trị lớn nhất của Hungary.


Món phở bò rất được người Việt ưa chuộng - tại một khách sạn năm sao ở Hà Nội - Ảnh: Kham (Reuters)

Xuất phát từ TP Szolnok, nơi ấy đúng là hơi phía Đông một chút, nhưng từ đó chớp nhoáng chúng ta sẽ tới Hà Nội.

Tóm lại: tôi thích các món xúp. Câu chuyện bắt đầu từ Szolnok, nơi ông tôi cuối tuần nào cũng ngồi xuống bên đĩa xúp gà vàng óng với bộ mặt như bị hút hồn, rắc hạt tiêu đã xay vỡ từ chiếc túi đỏ thành những ốc đảo nổi bồng bềnh, rồi cúi xuống đĩa, mắt nhắm nghiền, lẩm bẩm gì đó như đang nhẩm khúc kinh cầu Tây Tạng, rồi xúc từng thìa.


Món xúp gà với mì hình ốc sên là tình yêu đầu của tôi với xúp, sau đó tới các loại khác như xúp đậu, xúp thịt bò (
gulyás), xúp bắp cải, v.v… và v.v..., cuối cùng, nhưng trên hết, tôi cho rằng xúp cá (halászlé) là đỉnh cao của tổng thể các món xúp truyền thống Hungary.

Sau đó tôi chuyển sang các món xúp châu Á: không tuần nào mà tôi không ăn xúp Ramen (
mỳ kiểu Trung Quốc ăn với nước lèo nóng, các lát thịt heo xá xíu và rau - NCTG) của Tàu-Nhật, xúp kim chi (mỳ nấu với kim chi, tôm sú, nấm rơm, nấm đông cô tươi, rau cải... - NCTG) của Hàn Quốc, còn món Tom Yam Gooung (xúp tôm chua cay - NCTG) của Thái thì bỏ qua vì ở Hungary không kiếm được loại có chất lượng chấp nhận được, nhưng ông hoàng của các món xúp Đông Nam Á - thậm chí, của tất cả các món xúp – thì là phở, đúng hơn là phở bò.

Đầu tư và để dành

Đầu tư và để dành

Trong quản lý kinh tế vĩ mô gần đây có nhiều ý kiến đề cao vai trò của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước. Hiệu quả sử dụng vốn của khu vực kinh tế này cho thấy đánh giá đó là chính xác

Hệ số tăng vốn - sản lượng (hệ số ICOR) phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GDP. Dựa trên những số liệu thống kê mới nhất, bài viết này tập trung đưa ra kết quả tính toán hệ số ICOR cho 3 khu vực sở hữu để đánh giá khu vực nào sử dụng vốn hiệu quả nhất và khả năng tích lũy của nền kinh tế.
Ấn tượng khu vực kinh tế tư nhân
Xét cả 3 giai đoạn (2000 - 2006, 2006 - 2011 và 2000 - 2011), khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn. Trong cả giai đoạn 2000 - 2011, để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm, khu vực này phải bỏ ra 10,13 đồng vốn. Xét trong giai đoạn 2006 - 2011, giá trị này phải là 17,42 đồng mới có được 1 đồng giá trị tăng thêm.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy FDI là khu vực có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như tận dụng nguồn nhân lực phổ thông, giá rẻ; trong khi công nghệ chủ yếu là lạc hậu và đã khấu hao hết. Điều đặc biệt là khu vực này hầu như được các địa phương ưu ái về chính sách và ngân hàng tạo điều kiện về vốn.
Việc hiệu quả đầu tư của khu vực này thấp, một phần do các báo cáo lỗ và việc chuyển giá giữa các công ty mẹ - con với nhau dường như khá phổ biến. Điều này đẩy chi phí sản xuất lên cao và dĩ nhiên là lợi nhuận (theo báo cáo) sẽ nhỏ đi, thậm chí nhiều doanh nghiệp FDI báo lỗ (có thể thực sự họ vẫn lãi).

SAI LẦM CHÍNH TRỊ HAY KINH TẾ?

SAI LẦM CHÍNH TRỊ HAY KINH TẾ?

BS Hải Hồ:

Bài đọc liên quan:
+ Biện chứng kinh tế và chính trị Việt đương đại

+ Tái cơ cấu cái gì?

+ Nhìn đến 2013

+ Thử hiểu kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và giải pháp cho nghịch lý

+ Khi độc quyền kinh doanh là một sự tự nhiên (1)


Mấy tháng nay báo chí và các nhà kinh tế bàn chuyện hạ lãi suất trần trong ngân hàng để vực nền kinh tế đang trên đà sụp đổ. Theo tôi, cần nhìn nguyên nhân vì sao có lãi suất trần ngân hàng cao. Nó là nguyên nhân hay là hậu quả của sự thiếu hiểu biết trong điều hành kinh tế vĩ mô?


Nghị quyết 11/2011 đã ra đời để làm chuyện ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát. Trong đó, có một công việc cụ thể là thu hút tiền đồng vào ngân hàng, bằng cách nâng tỷ lệ lãi suất cao của ngân hàng nhà nước, để giảm lượng tiền lưu thông ngoài xã hội, hòng giảm sức mua, đưa đến giảm giá hàng hoá, chống lạm phát. Đó là nguyên tắc cơ bản của bàn tay vô hình theo quy luật cung cầu của kinh tế thị trường tự do. Nhưng, đời lại có chữ nhưng nghịch lý.

Nhưng là kinh tế Việt Nam hiện nay không phải là kinh tế thị trường tự do theo quy luật cung cầu. Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường có bàn tay hữu hình của chính trị chi phối, bằng các nắm đấm thép theo đường lối bao cấp của chủ nghĩa Marx Lenin - với cái gọi là định hướng xã hội chủ nghĩa. Nên việc chi tiêu vô tội vạ trong suốt từ 2007 đến nay của các nắm đấm thép, học theo các tập đoàn tư bản của Hàn Quốc, mà lại được nhà nước bảo kê bằng thuế của dân, chứ không là các tổng công ty tư nhân tự lực, tự cường như ở Hàn Quốc.

Hậu quả của các đứa con được nuông chiều đã đẩy đến tình trạng lạm phát 18,58% trong năm 2011 là điều hiển nhiên. Hơn 50 ngàn doanh nghiệp đủ điều kiện để phá sản - chưa tính những doanh nghiệp nợ xấu không được phép phá sản - vì không xoay được vốn, trong khi lãi suất kịch trần có lúc lên đến gần 30%/năm cũng là điều hiển nhiên. Nó ảnh hưởng đến tình hình đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI: Foreign Direct Investement) năm 2012 giảm chỉ bằng 65% so với năm 2011 cũng là điều hiển nhiên. Câu chuyện thất nghiệp gia tăng hơn 11% ở thành phố năng động nhất - Sài Gòn - theo tổng kết cuối năm 2011 cũng là điều hiển nhiên, không tránh khỏi.

Sa Pa 'rất lạ' trên báo nước ngoài

Sa Pa 'rất lạ' trên báo nước ngoài
 
Cập nhật lúc :9:31 AM, 10/01/2012
Trang Hoàn Cầu – phụ san của Nhân Dân nhật báo (Trung Quốc) vừa có bài viết ca ngợi vẻ đẹp giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông – Tây của Sa Pa, Việt Nam.
Nhan sắc tuyệt trần 5 mỹ nữ của Vua Bảo Đại trên báo TQ

Theo trang này, Sa Pa rất gần Trung Quốc, từ Hà Khẩu, Vân Nam đi qua một cây cầu nhỏ là tới Lào Cai, Việt Nam. Đi sâu vào trong sẽ gặp thành phố mù sương ở độ cao 1.600 mét so với mực nước biển.

“Nơi đây có những cánh rừng bạt ngàn, những ngọn núi đá sừng sững chọc mây trời, tạo nên cảnh quan kỳ thú, đặc biệt. Sa Pa có lối kiến trúc đậm chất châu Âu với những tòa biệt thự, các nhà thờ cổ kính và những đồng bào dân tộc thiểu số lưu loát ngoại ngữ. Đi dạo trên những con phố, vẳng nghe tiếng chuông vang vọng từ những nhà thờ cổ, bắt gặp nụ cười rạng rỡ của một khách du lịch nước ngoài, hay nghe người dân tộc thiểu số dùng tiếng Anh, tiếng Pháp giao tiếp và chào mời khách mua đồ thủ công đậm chất “cây nhà lá vườn”, bạn sẽ nhận ra nét giao thoa đặc biệt giữa hai nền văn hóa Đông – Tây tại đây”, Hoàn Cầu nhận định.

Cô bé người dân tộc Mèo bày bán các sản phẩm thổ cẩm. Cô bạn nhỏ có khả năng sử dụng tiếng Anh rất thành thạo để giao tiếp với khách nước ngoài.
Theo Hoàn Cầu, Sa Pa đẹp nhất là từ tháng 12 tới tháng 6, khi sương mù giăng mắc khắp nẻo đường, tạo nên cảnh sắc huyền ảo mê hoặc với du khách thập phương. Từ đầu thế kỷ 20, người Pháp đã phát hiện ra vùng đất lý tưởng này và xây dựng khu nghỉ dưỡng. Về sau, khi nước nhà đã độc lập, người Việt vẫn gìn giữ kiến trúc và cảnh quan hoàn chỉnh của Sa Pa, khiến nơi đây trở thành thiên đường du lịch, thu hút sự quan tâm đặc biệt của du khách thập phương.
Cùng ngắm một Sa Pa tuyệt đẹp trên trang Hoàn Cầu:

Một góc hiện đại của SaPa.

Tư duy kinh tế nào đã và đang giết chết từng ngành và toàn nền kinh tế Việt Nam?

Tư duy kinh tế nào đã và đang giết chết
từng ngành và toàn nền kinh tế Việt Nam?
 
Phan Châu Thành

Đặt vấn đề về Tư duy Kinh tế của Việt Nam

Từ hơn năm chục năm nay, tức là ngay trong và sau các cuộc chiến tranh, khách quan mà nói, nhà nước XHCN Việt nam đã luôn có những cố gắng tìm cách phát triển nền kinh tế mà họ định hướng là sẽ phải mang tính XHCN. Thế nhưng tại sao kết quả thì “Việt Nam vẫn là nước nghèo”, như TTg NTD mới vừa “hùng hồn” tuyên bố? Thực tế, kinh tế nước Việt ta đang còn lùi xa sau các nước lân cận mà trước đó, ngay cả khi trong những cuộc chiến tranh tàn khốc, nước ta vẫn có Hòn ngọc Viễn đông để vẫy gọi họ.
Hơn ba chục năm hoà bình ổn định là thời gian đủ dài để hai nước Á Đông lớn trở thành cường quốc kinh tế thế giới là Nhật (số 3 thế giới) và Trung quốc (số 2 thế giới), hoặc để đa số các nước Đông Nam Á hoá rồng, như Hàn Quốc (thứ 13 thế giới) hay Đài loan, Hongkong hay Singapore (tốp Rồng con), Malaysia hay Thái Lan (tốp đầu Đông Nam Á), chỉ riêng trừ Việt Nam XHCN là cứ tự mình “ưu việt” từ tốp đầu ĐNA lùi lại chót!
Hiện nay, rõ ràng ngay cả Philippine, Myanmar, Lào hay Cămpuchia cũng đã, đang và sẽ có khả năng bứt phá, vượt qua Việt Nam trong 3-5 năm tới, làm câu hỏi trên càng thêm vô cùng nhức nhối lòng mỗi người Việt có tự trọng và tư duy.
Vậy, các nước đã và sẽ hoá rồng bứt phá bằng những điều kiện ưu việt hơn ta? Không, họ chỉ bứt phá bằng tư duy kinh tế khác. Đó không còn là vấn đề đúng sai của các chiến lược, mô hình hay đường lối kinh tế của đảng và chính phủ nữa, bởi vì vấn đề chiến lược các nước đều có thể học nhau và tự điều chỉnh… Vấn đề là tư duy kinh tế nào của đảng và chính phủ đang là cơ sở cho việc áp dụng các chiến lược kinh tế đó suốt mấy chục năm nay mà không thay đổi?

"HÀNG XÉN" NGÀY MAI, LÊN SÀNG MA SÁO - DỀN THÀNG

Ngày 09 tháng 1 năm 2012


"HÀNG XÉN" NGÀY MAI, LÊN SÀNG MA SÁO - DỀN THÀNG

Mai Thanh Hải -  Viết và post mấy bài của mình và chị Thùy Linh, Sống chậm, anh Trần Đăng Tuấn, Phạm Ngọc Tiến... về những gì lũ lít nhít trẻ con vùng cao biên giới đang phải chịu đựng, giữa cái rét mùa đông, đói cơm trời lạnh. Điện thoại và email của mình cứ rung lên bần bật vì những cuộc gọi, tin nhắn, thư từ. Mọi người thúc giục: "Mỗi người ủng hộ 1 chút, cho chúng nó đỡ co ro vì lạnh, lả người vì đói nhé!". 

Ối Giời! Sao giống nhau đến thế. Vậy thì anh em Quỹ "Cơm có thịt" và những người bạn tiến hành ngay thôi.


Và bây giờ, mọi thứ hàng cho vùng cao đã hòm hòm. Vất vả nhất là từ trưa qua, nguyên Phó Tổng Giám đốc VTV Trần Đăng Tuấn, Nhà văn/Đạo diễn Phạm Ngọc Tiến, Tổng Giám đốc Đoàn Minh Khôi và mấy anh em nữa phải đi lùng mua cho đủ 3.000 chiếc áo rét, hiện hàng đang chất chật cứng, cao ngất nghểu trên chiếc xe 30 chỗ, về Hà Nội tập kết - đóng gói để sáng mai lên vùng cao.



Đợt này, phải gấp gáp vì trên đó đang rét đậm. Sẽ chia thành các nhóm đi: Pa Cheo, Dền Thàng, Sàng Ma Sáo, Lao Chải... mang áo ấm, tất, mũ, ủng cho bọn lít nhít Mầm non, Tiểu học. Phải đi sớm kẻo chúng chịu rét không nổi và cũng sắp nghỉ Tết, có thêm đồ mới, oách xờ lách!.

Mình được phân công đi xã Sàng Ma Sáo (Bát Xát). Học sinh trong xã cụ thể như sau:


A. Mầm non: Tổng 306 (nữ 135, nam 171). Cụ thể:

- 3 tuổi: 85 (nữ 38, nam 47)
- 4 tuổi: 93 (nữ 41, nam 52)
- 5 tuổi: 128 (nữ 49, nam 79).

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2012

Rơi nước mắt cảnh dân lao động “oằn mình” trong giá lạnh

LĐ khẳng định đến năm 2020 nước cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển, nhưng đến đầu năm 2012 người lao động vẫn lầm than như dưới thời phong kiến:

Rơi nước mắt cảnh dân lao động
“oằn mình” trong giá lạnh
 
Chủ nhật 08/01/2012 07:48
(GDVN) - Cuộc sống lo toan với cơm, áo, gạo, tiền xô đẩy những cuộc đời nghèo khó nhưng họ vẫn viết những điều tốt đẹp khi năm mới về.
Đầu năm mới, Hà Nội và các tỉnh thành phía Bắc bước vào đợt rét đậm, rét hại kỷ lục. Nhiệt độ hạ thấp cộng thêm mưa phùn khiến cho cái lạnh càng thêm thấu xương, tê tái. Khi mọi người co ro trong những bộ quần áo dày và  sắm sửa thêm vật dụng cần thiết để sưởi ấm như máy sưởi, chăn, nệm..., thì những người lao động nghèo vẫn lặng lẽ trên con đường mưu sinh.
Cuộc mưu sinh nhọc nhằn
Đang giờ tan tầm buổi chiều nhưng Hà Nội không đông đúc, ồn ào như mọi khi. Cái lạnh làm cho không khí đìu hiu và ảm đạm. Trời xám xịt, gió thốc lên từng hồi, người tan sở gấp gáp và vội vã trở về nhà để tránh rét. Thế nhưng, không ít người vẫn phải dầm sương, lăn lộn ngoài đường để mưu cầu miếng cơm manh áo. Cơ thể họ run lên, bàn tay đông cứng, tất tưởi trong cái lạnh buốt của chiều đông.


Những lao động ngoại tỉnh làm việc tại gầm cầu Long Biên
Khu vực chợ người tại đường Bưởi vốn được coi là nơi tập trung dân lao động đông  nhất nhì thủ đô hôm nay cũng vắng vẻ lạ. Hầu hết họ tản mạn vào các quán trà nóng hoặc co ro thành từng nhóm một bên đống lửa. Bác Nguyễn Văn Huyên (58 tuổi, quê ở Nông Cống – Thanh Hóa) làm nghề bốc vác kể rằng: “Mấy hôm nay trời lạnh, một số lao động đã nghỉ về quê tránh rét chỉ còn một số ít cố bám trụ....” .

Đang dở câu chuyện, điện thoại của bác rung. Sau 2 phút trò chuyện, bác nói tiếp: “Vợ tôi gọi lên giục về quê tránh rét. Nhưng thôi, sắp Tết rồi, tôi cố ở lại, rét mướt thế này, ít người làm thì hi vọng tiền công sẽ cao hơn chút, cho cái Tết được đầy đủ hơn”, giọng bác chùng xuống. Đôi môi bác thâm tím, 2 bàn tay xoa xoa vào nhau. Có lẽ, ẩn sau sự lạc quan thường thấy ở những người lao động, bác đang lo lắng cho cả một gia đình nghèo ở quê hương.

Lá thư thống thiết của một lái xe taxi gửi Bộ trưởng Thăng

Có lẽ từ nay có thể quên bác # được rồi. Đây là bài cuối cùng
về 1 hiện tượng được coi là thùng thùng rỗng kêu to.
Về hiện tượng bác #, người được một vài tờ báo bình chọn là “nhân vật của năm 2011”, nhà văn Nguyễn Quang Lập có nhận xét khá thú vị: "Ông này hiện tượng cái dzầy. Phát ngôn thì giọng phong trào / Tư duy thì của ông nào bên trên".

Lá thư thống thiết của một lái xe taxi gửi Bộ trưởng Thăng

Thứ hai 09/01/2012
(GDVN) - Bộ trưởng cũng làm cha, chắc Bộ trưởng hiểu những lo lắng của tôi. Nhưng có lẽ, Bộ trưởng cũng chỉ hiểu được tí chút mà thôi...

LTS: Ít ngày vừa qua, báo Giáo dục Việt Nam nhận được hàng trăm bức thư của độc giả gửi tới, "luận bàn" về việc Bộ GTVT trình phương án lưu hành ô tô, xe máy. Trong số đó, lá thư của một độc giả là lái xe taxi mang rất nhiều tâm huyết. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin đăng tải nguyên văn bức thư này.

Thưa Bộ trưởng Đinh La Thăng, tôi là một lái xe taxi đã sống và làm việc tại Thủ đô 5 năm qua. Tôi hiểu rằng ông là người có tâm với công việc, có tâm với sự phát triển của đất nước, điều đó đã thể hiện qua một số hành động và phát ngôn được coi là “mạnh mẽ” của Bộ trưởng trong thời gian đầu nhậm chức. Phải thú thực là tôi và nhiều người dân khác ở Thu đô mừng lắm, vì đã lâu rồi mới có một Bộ trưởng “nói lớn” như ngài, nhất là cái khoản chống tắc đường.

Tôi đồ rằng, Bộ trưởng lúc nào cũng trăm công nghìn việc, vì thế mà không phải việc gì ngài cũng nghĩ hết, nắm hết, nên tôi mạo muội gửi tới ngài vài dòng suy nghĩ về vấn đề thu phí lưu hành ô tô, xe máy đang làm nóng dư luận suốt cả tuần qua.
Ngài đã trình phương án thu phí lưu hành xe ô tô từ 20 đến 50 triệu/năm và xe máy từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng/năm, được gọi là “phí lưu hành phương tiện giao thông cá nhân đường bộ”, có cả lý do “chống ùn tắc”. Phải thú thực, tôi đọc được tin này mà giật mình. Tôi đã lấy vợ và có một con nhỏ gần 2 tuổi. Vợ tôi là nhân viên bán hàng, thu nhập cũng rất khiêm tốn, chỉ có 1,5 triệu đồng/tháng. Cuộc sống ở Thủ đô khá khó khăn, thưa Bộ trưởng, và chúng tôi cũng đang phải thuê nhà trọ giống như hàng trăm ngàn cặp vợ chồng trẻ khác đang "bám trụ" tại Thủ đô.

"Phí lưu hành" sẽ là gánh nặng với nhiều người lái taxi
Tôi nghĩ mãi vẫn không hiểu ngài và những người tư vấn chuyên môn cho ngài nghĩ gì, tính toán thế nào mà đưa ra một khung phí như vậy? Tôi thắc mắc là vì nếu cứ theo mức phí mà ngài đã trình thì mỗi tháng tôi sẽ phải đóng thêm khoảng 800 nghìn đồng (vì xe tôi chạy là xe cổ phần, phần còn lại do công ty đóng). Đây là số tiền khá lớn với một gia đình còn nghèo khó như chúng tôi, nhất là lại vào những lúc kinh tế khó khăn thế này. Tôi có mức thu nhập vào khoảng 8 triệu mỗi tháng, đó là nếu mọi thứ suôn sẻ, còn nếu không may gặp phải các sự cố trên đường thì cũng chẳng biết thế nào mà lần.

1 và 99: khoảng cách có đáng sợ không?

1 và 99: khoảng cách có đáng sợ không?

Thế nhưng có phải người giàu có nào ở Việt Nam cũng có thể tự nhận là xứng đáng với tài sản mà họ có được không? Rằng trong quá trình tích lũy tài sản, họ đã tạo ra được giá trị mới cho xã hội?
Những năm gần đây, khi đăng bài về tình hình kinh tế Việt Nam và để nhấn mạnh khoảng cách giàu nghèo đang ngày một lớn, báo chí phương Tây thích đưa hình ảnh những cửa hàng đồ hiệu sang trọng, thường là Louis Vuitton hoặc Chanel, đi kèm là hình ảnh một ông xe ôm nằm ngủ gật trên yên xe máy, hoặc một bà bán rong đội nón, gánh thúng lủi thủi đi ngang.
Khi nhìn những hình ảnh này, tôi thường nhớ đến bài học chính trị năm lớp 10. Một thời chúng ta được dạy để tin vào sự bình đẳng trong xã hội, khi tất cả mọi người trong xã hội đều như nhau. Nhưng lịch sử dường như đã và đang diễn ra không theo bài học tôi được học. Việt Nam mở cửa với nền kinh tế thị trường, thay đổi chóng mặt trong vòng hơn 20 năm qua. Đi kèm với những đổi thay đó là khoảng cách ngày một lớn giữa các tầng lớp có thu nhập khác nhau trong xã hội. Điều đáng nói là, câu chuyện của Việt Nam cũng là câu chuyện chung của thế giới, của cả những nước lớn như Mỹ, Trung Quốc. Liệu khoảng cách giàu nghèo có phải là một mối đe dọa đến an ninh xã hội, hay là một hiện tượng hiển nhiên?
Phong trào "Chiếm phố Wall" nở rộ ở các thành phố lớn của Mỹ kể từ hồi tháng 9-2011 được coi như là một "cuộc chiến giai cấp" đang nổ ra trong lòng xã hội Mỹ. "99% chúng ta" - tức là đa số dân cư trong xã hội, chống lại "1% chúng nó", những người có thu nhập cao nhất xã hội, được cho là nắm đa số tài sản xã hội trong khi phần đông còn lại không có gì. Những người biểu tình tự cho là đại diện cho 99% không có yêu sách gì cụ thể, nhưng thành công thấy rõ của họ là bày tỏ được nỗi bất bình đang ngày càng tăng lên trong xã hội Mỹ, vào thời điểm nền kinh tế sa sút, khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp cao, nhiều gia đình nợ nần chồng chất.
Mặc dù vậy, 1 và 99 có thể là những con số mang tính ước lệ để gây ấn tượng hơn là chính xác. Không có những thống kê chính xác để chứng minh rằng 1% dân số là những người giàu nhất ở Mỹ đang nắm 99% của cải trong xã hội. Theo một kết quả điều tra về giới giàu có của nước Mỹ do Harrison Group và American Express Publishing công bố, những người giàu nhất ở Mỹ được xác định là có khoảng 668.000 hộ gia đình, chiếm 0,6% dân số, với thu nhập trung bình trên 950.000 đô la/năm và tài sản trung bình khoảng 4,5 triệu đô la. Còn theo danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ do tạp chí Forbes bình chọn, người giàu nhất là Bill Gates với 59 tỉ đô la, và người "nghèo" nhất danh sách này có tài sản trên 1 tỉ đô la. Bốn trăm người giàu nhất Mỹ này chiếm tỷ lệ rất nhỏ - 0,0000013% trong tổng dân số Mỹ (số này chắc không đúng).

Liệu chiến tranh Mỹ-Trung có xảy ra?

Liệu chiến tranh Mỹ-Trung có xảy ra?

Tổng thống Obama loan báo chiến lược quân sự Mỹ ở Lầu Năm Góc
Tổng thống Obama sẽ sắp xếp lại sự hiện diện
của quân đội Mỹ trên thế giới để đối phó với Trung Quốc

Sự điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ đã khiến một số người đặt vấn đề xung đột quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc có thể sẽ không tránh khỏi. Phóng viên BBC thường trú tại Bắc Kinh Damian Grammaticas có bài phân tích. BBC Việt ngữ trân trọng giới thiệu.
Liệu sự trỗi dậy của Trung Quốc có dẫn đến xung đột với Hoa Kỳ? Liệu Bắc Kinh sẽ có chiến tranh với siêu cường toàn cầu không phải bàn cãi ngày nay?
Các câu hỏi này không được đưa ra trực tiếp trong bản điều chỉnh chiến lược quốc phòng của Mỹ. Tuy nhiên, dù không nói ra, nó vẫn hiện diện trong đó, vẫn nằm xuyên suốt trong tài liệu được cho là sẽ định hình tư duy quân sự mới của Mỹ trong thế kỷ 21.

Cốt lõi chiến lược

Nếu đọc văn bản này chúng ta sẽ thấy rõ thách thức đến từ một nước Trung Quốc trỗi dậy nằm ngay ở cốt lõi của chiến lược quân sự mới của Mỹ.
Văn bản này đã cẩn thận khi viết rằng Trung Quốc sẽ không là kẻ thù nhưng cũng nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ sắp xếp lại lực lượng quân sự để kiềm chế Trung Quốc, và, trong trường hợp cần thiết, để đối đầu với nước này.

Thứ Hai, 9 tháng 1, 2012

Những thành phố có nhiều nhà chọc trời nhất thế giới

Những thành phố có nhiều nhà chọc trời nhất thế giới

Các thành phố Miami (Mỹ) hay Osaka (Nhật Bản) là những nơi tập trung nhiều tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới.
 

Miami (Mỹ) có số dân là 413.201 người, diện tích 92 km2, với 296 tòa nhà. Mỗi tòa nhà được thiết kế khác nhau dựa vào số tầng của nó.


Recife (Brazil) có số dân là 1.535.580 người, diện tích 217 km2, với số tòa nhà cao tầng lên tới 1.104. Đây là một trong những thành phố lớn nhất của Brazil.