Thứ Bảy, 7 tháng 1, 2012

Bí mật người “cha” những kiệt tác cây cảnh trị giá trăm tỉ

Năm 2009, khi thăm 1 số vườn cây cảnh tại Vĩnh Phúc, Việt Trì..., người ta nói với tôi rằng tiền lương của người chăm sóc, sáng chế các loại cây cảnh là 1-1,2 triệu đồng / ngày.

Bí mật người “cha” những kiệt tác cây cảnh trị giá trăm tỉ

Từ những “khúc gỗ”, anh đã sáng tác ra cây "Mâm xôi con gà", "Phượng Vũ"… với giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.

Học làm tiền tỉ từ người nông dân

Nghề chính là thầy giáo dạy Mĩ thuật nhưng họa sĩ Đặng Xuân Cường lại đặc biệt đam mê nghệ thuật chế tác cây cảnh. Học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và chắt lọc từ những mảnh vụn của người nông dân, những người cao tuổi, họa sĩ Đặng Xuân Cường đã nhanh chóng trở thành người “cha” của những kiệt tác cây cảnh “động trời” trong làng cây cảnh hiện nay.


Từ những “khúc gỗ”, anh đã sáng tác ra cây "Mâm xôi con gà", "Phượng Vũ"… với giá lên đến hàng trăm tỉ đồng.


Bước vào nghiệp cây cảnh từ năm 1996, cuộc sống đang còn khó khăn, và thiếu thốn. Tại thời điểm đó, với những người khác, phong trào chơi cây cảnh chỉ là sở thích, tùy hứng của mỗi người, nhưng với họa sĩ Đặng Xuân Cường, đó lại là niềm say mê tột cùng. Và có lẽ chính nhờ niềm say mê đó đã đưa anh đến sự thành công của những kiệt tác cây cảnh nghệ thuật nổi tiếng ngày nay.

Họa sĩ Đặng Xuân Cường đặc biệt đam mê nghệ thuật chế tác cây cảnh.

Anh Cường chia sẻ: “Lúc đầu bước vào nghề chơi cây cảnh, anh những tưởng nó chỉ đơn thuần là một thú chơi như bất kì một thú chơi nào khác, nhưng không ngờ lại bị cuốn hút lạ thường khiến anh như bị “ma làm” vậy”.

Bên trong nhà máy in tiền tại Mỹ

Bên trong nhà máy in tiền tại Mỹ

Tại Mỹ, nhà máy in đồng đô la, một trong những đồng tiền được sử dụng trong giao dịch quốc tế cũng như dự trữ của thế giới, luôn mở cửa và chào đón khách tham quan.
Hầu hết các nhà máy in ấn tiền tại các quốc gia trên thế giới đều được canh phòng cẩn mật và không cho phép những người ngoài tới gần. Tuy nhiên, tại Mỹ, nhà máy in đồng đô la, một trong những đồng tiền được sử dụng trong giao dịch quốc tế cũng như dự trữ của thế giới, lại được công khai và mở cửa chào đón khách tham quan.
Nhà máy in ấn quốc gia Mỹ nằm trên đường số 14 khu tây nam thành phố Washington, mở cửa từ 8h30 tới 2 giờ chiều tất cả các ngày trong tuần (trừ thứ bảy, chủ nhật). Khách tham quan sẽ được đi vào từ cổng sau của nhà máy và không phải mất tiền mua vé vào. Ngoài ra, họ còn được giải đáp những câu hỏi liên quan tới quy trình in ấn hay tất tần tật những vấn đề mà họ băn khoăn.

Dưới đây là một số hình ảnh được chụp tại một trong những nhà máy in ấn tiền tại Mỹ:





Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt gần 1 tỷ USD

Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của Viettel đạt gần 1 tỷ USD

Doanh thu năm 2011 của Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tăng 28% 
đạt 117 nghìn tỷ đồng, trong khi lợi nhuận tăng 23% đạt 20 nghìn tỷ đồng.

Thông tin trên được ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó tổng giám đốc Viettel cho biết tại hội nghị tổng kết công tác năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012 của ngành sáng nay (6/1).
Theo đó, năm 2011, Viettel đã nộp ngân sách Nhà nước trên 10 nghìn tỷ đồng, tăng 25%, năng suất lao động đạt 4,7 tỷ đồng/người/năm, tăng 15%. Như vậy, có thể coi, Viettel là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi của Việt Nam đạt lợi nhuận trước thuế gần 1 tỷ USD.
Cũng tại hội nghị, ông Hùng cho biết, hết năm 2011, Viettel đã có số thuê bao điện thoại cố định hữu tuyến đạt 227.000, cố định vô tuyến là 1.952, thuê bao di động trả trước là 57,79 triệu và trả sau là 3,25 triệu thuê bao.
Đối với việc đầu tư ra nước ngoài, hiện Viettel đang hoạt động tại 5 nước Lào, Campuchia, Mozambique, Haiti, Peru. Doanh thu tăng trên 100%, đạt trên 10 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt xấp xỉ 70 triệu USD.
Về định hướng năm 2012, ông Hùng cho biết, Tập đoàn sẽ tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng với tốc độ từ 20 - 25%, cả về doanh thu, lợi nhuận và năng suất lao động; tập trung đưa 3G có chất lượng và vùng phủ như mạng 2G, đưa Internet băng rộng đến mọi nơi và phát triển truyền hình trả tiền.
Đối với kế hoạch hòa nhập thành công EVN Telecom trong năm 2012, Viettel cho biết sẽ đảm bảo quyền lợi khách hàng, đối tác, người lao động và EVN Telecom, đảm bảo việc sản xuất kinh doanh của tập đoàn vẫn ổn định và phát triển.

Kinh tế Việt Nam – một năm nhìn lại

Kinh tế Việt Nam – một năm nhìn lại


Hình: REUTERS

Năm 2011 là một năm bão tố trên lĩnh vực kinh tế của Việt Nam. Năm 2011 cũng là năm Việt Nam đứng trước ngã ba đường – quyết liệt đổi mới mạnh mẽ để khởi đầu một giai đoạn phát triển mới hoặc chìm sâu vào khủng hoảng và bẫy cân bằng thấp.
Để đánh giá cho đúng các diễn biến  đã xảy ra trong năm qua thì không thể nhìn nhận năm 2011 như là một giai đoạn tách rời mà phải đặt nó trong chuỗi lịch sử ít nhất từ khoảng 5 năm trở lại đây. Lý do là các diễn biến trong suốt quá trình lịch sử này đã kết đọng lại các hậu quả trong hệ thống kinh tế để cuối cùng bộc lộ ra vào năm 2011.
Cơn bão lạm phát và thách thức đối với người nghèo
Diễn biến được quan tâm nhiều nhất trong năm qua là tình trạng mất giá của tiền Đồng. Tính đến hết tháng 12, tốc độ tăng trưởng CPI của Việt Nam trong cả năm 2011 là 18,12%, cao hơn rất nhiều so với mục tiêu ban đầu của Quốc Hội và Chính phủ đề ra hồi đầu năm này (7%). Nhìn lại trong khoảng 10 năm trở lại đây, sự mất giá của tiền Đồng năm 2011 chỉ thua năm 2008 chút ít và cao hơn đáng kể so với tất cả các năm còn lại.
So với 5 năm trước, tiền Đồng mất giá gần một nửa. CPI của năm 2011 bằng 1,96 lần năm 2006, tức là 100 Đồng của năm 2011 chỉ bằng 50,1 đồng của năm 2006. So với 10 năm trước, giá trị tiền Đồng chỉ còn bằng hơn một phần ba. CPI của năm 2011 bằng 2, 58 lần so vơi CPI của năm 2011, tức là 100 Đồng của năm 2011 chỉ bằng 38,6 Đồng của năm 2001.

Khi ông bộ trưởng lòi đuôi nói khoác

Tôi rất ủng hộ những người dám nói và dám làm như BT # vì trong bối cảnh cái gì cũng sợ, không dám nói và càng không dám làm ở nước ta suốt nhiều năm qua, rất cần những người dám đột phá, đi đầu như thế. Người đó còn phải có trình độ nhất định và có vị thế nhất định. Tuy nhiên, vị trí chính trị của BT # quá thấp, trình độ lại non kém, nhiều hành động hơi điên rồ, bất chấp các quy định hiện hành...Tóm lại là mục tiêu tốt nhưng phương pháp sai. Như người ta vẫn nói: "Ngu dốt + Nhiệt tình = Phá hoại". Tiếc thay cho BT # và cho đất nước.

Khi ông bộ trưởng lòi đuôi nói khoác


http://lenguyenhong.blogspot.com/
Đến hôm nay câu chuyện ồn ào về ông bộ trưởng Bộ giao Thông vận Tải – Đinh La Thăng vẫn chưa thể lắng xuống. Ban đầu “ông bộ trưởngnói khoác” chỉ là nhận định. Nhưng hôm nay thì nhận định đó đã là sự thật.



Biển cảnh báo trơn trượt tại nhà ga sân bay Đà Nẵng 


Công trình nhà ga cảng hàng không Đà Nẵng được cho là cú “ra tay” đầu tiên của ông Thăng nhằm chấn chỉnh tốc độ thi công của công trình này. Báo chí trong nước giật tít “bộ trưởng trảm tướng” cứ như phim hành động Hollywod. Nhưng hôm nay, chỉ ít ngày sau khi được đưa vào khai thác sử dụng, nhà ga hang không nói trên đã kịp phơi bày một căn bệnh rất “nhi đồng” của ngành xây dựng, đó là: Dột và bung đá lát chân cầu thang.



Công nhân đang lau chùi nước dột do mưa


Nguyễn Chí Vịnh:Tôi tự hào với quân hàm "binh bét"

Người đương thời và sẽ tiếp tục có thời:

Nguyễn Chí Vịnh:Tôi tự hào với quân hàm "binh bét"

 
báo Tuổi Trẻ--Xuân Nhâm Thìn 2012

Lời dẫn  &  bình  ngắn của Blog Người Lót Gạch:


Báo Xuân Tuổi Trẻ số tết Nhâm Thìn có bài phỏng vấn Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh,  vị tướng được phong là một trong những nhân vật sáng giá trong năm 2011 với những hoạt động nổi bật trong quan hệ đối ngoại của quân đội bản lĩnh hơn hẳn các nhà ngoại giao chuyên nghiệp ! Vừa là một người lính cụ Hồ mang quân hàm Thượng Tướng (mới được sắc phong), UVTW Đảng, thứ trưởng quốc phòng , thuộc dòng dõi "danh gia", con trai của Đại Tướng Nguyễn Chí Thanh, có bằng TS luật học... Chúng ta không thể phủ nhận Ông ăn nói thật hoạt bát , lưu loát, chững chạc và lập luận có tính thuyết phục một cách rất tự tin. Thoạt nghe, Ông nói rất có lí có tình, vừa nguyên tắc lại khá mềm dẻo, chặt chẽ khó lòng phản biện nhưng nếu nhìn sâu vào nội dung thì thấp thoáng bóng dáng đâu đó của ông "anh"! ?
NLG vốn rất ngưỡng mộ Ông từ khi bắt tay làm blog, điểm tin hằng ngày...gặp bất cứ bài báo nào viết về ông--- những cuộc phỏng vấn sau một hội nghị quốc tế hay chuyến công du nước ngoài trở về của Tướng NC Vịnh--- đều  "save" đưa ngay vào file tư liệu xem như hồ sơ lưu trữ để nghiên cứu ,  qua đó có thể hiểu thêm đường lối đối ngoại, quân sự của nhà nước ta nhất là những ứng phó "vừa là đồng chí, vừa là anh em" với quan chức người "nước lạ" vốn có tiếng rất thân thiết với Ông. 
 NLG còn nhớ lời tuyên bố của tướng NC Vịnh rằng "Việt Nam không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc…Nếu Việt Nam cần sự ủng hộ, đồng cảm, hợp tác phát triển thì còn có ai hơn một nước Trung Quốc Xã hội chủ nghĩa láng giềng, với hơn 1 tỷ 350 triệu dân, đang phát triển, có vị thế và uy tín ngày càng cao trên thế giới, một khi các đồng chí tôn trọng độc lập chủ quyền của Việt Nam và mong muốn Việt Nam cùng phát triển” và mạnh mẽ cam kết Việt Nam sẽ "kiên quyết xử lý vấn đề tụ tập đông người ở Việt Nam", và dứt khoát "không để sự việc tái diễn" trong lần sang hội đàm quốc phòng với lãnh đạo TQ vào cuối tháng 8.2010 (!)

Cầm trên tay bài phỏng vấn đầu năm, mới nhất trên Tuổi Trẻ, đọc đi đọc lại,  xem có động thái gì mới sau chuyến đi thăm  TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng và chuyến thăm VN gần đây của ông Tập Cận Bình... qua bài báo này, NLG phát hiện được vài điểm lí thú qua cách nhìn của một kẻ ngoại đạo . 

Bộ ảnh cực hiếm về toàn cảnh Trường Sa từ trực thăng

Bộ ảnh cực hiếm về toàn cảnh Trường Sa từ trực thăng

Thứ sáu 06/01/2012 12:06
ANTĐ - Bộ ảnh hiếm về hình ảnh đảo Trường Sa từ trực thăng và cận cảnh cuộc sống của cán bộ chiến sĩ trên hải đảo...
Trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, lực lượng Hải quân và Phòng không- Không quân ngày đêm trực chiến, bảo vệ vùng trời, biển, hải đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Triển khai chiến đấu trong điều kiện khí hậu, thời tiết khắc nghiệt, cuộc sống còn nhiều khó khăn, nhưng các chiến sỹ PK- KQ luôn phát huy trách nhiệm, khắc phục và vượt qua mọi khó khăn gian khổ, bám máy bám đài để cánh sóng vươn xa. "Mắt thần" của bộ đội Rađa đã góp phần cùng với quân, dân Trường Sa quản lý và bảo vệ vững chắc chủ quyền vùng trời, vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc, không để Tổ quốc bị bất ngờ vì các tình huống trên không. Phương tiện bay của không quân luôn sẵn sàng ứng cứu ngư dân trong các trường hợp khẩn cấp.
Bộ ảnh hiếm toàn cảnh Trường Sa nhìn từ trực thăng
Ảnh hiếm toàn cảnh Trường Sa nhìn từ trực thăng quân đội
Toàn cảnh đảo Trường Sa Lớn nhìn từ trực thăng quân đội

Một chuyến đi dài... (1)

Việc và người ở Tây Bắc đầu xuân:

Một chuyến đi dài... (1)

Không ít lần có đoàn "cơm thịt lên vùng cao" bên bác Tuấn tổ chức đã định vác ba lô theo mà chưa lần nào đi được. Chuyến nào cũng dài 3, 4 ngày mà lại đi vào trong tuần nên thật khó xếp lịch, cho đến lần này. Đi rồi mình mới hiểu "cơm thịt" phải đi trong tuần để còn gặp các cháu, còn xem bữa cơm, áo mặc, lớp học, nơi ăn, còn gặp thầy cô bàn bạc. Nơi đã đỡ đầu cơm thịt đến rồi thì đi "kiểm tra", nơi được thông tin "các cô chú đến đi ạ, ở đó nghèo lắm" thì đến tận nơi "khảo sát" để phủ sóng khi quỹ đủ sức.

Chuyến đi lần này nhóm "cơm thịt" qua các điểm trường 'quen' ở ba xã (Pa Cheo, Dền Thàng, Y Tý - huyện Bát Xát, Lào Cai), khảo sát một xã mới (Sàng Ma Sáo) cũng ở Bát Xát và một điểm nghe là cũng rất nghèo ở Mường Khương (Điện Biên), kết hợp với "Gánh hàng lên Pa Cheo" là một chương trình song song do bạn Sống Thật Chậm là nhà tổ chức chính.

Ngày thứ nhất (02/01/2012) - Sapa:
Sợ đi xe nên mình bắt tàu lên Lào Cai từ tối hôm trước rồi bắt xe đò vào Sapa. Đoàn xe xuất phát từ Hà Nội đi Sapa sáng sớm Thứ Hai 03/01/2012. 4 chiếc xe (đều của những 'tình nguyện viên' theo đoàn) chở chật đồ của các nhà hảo tâm khắp nơi góp cho 'Gánh hàng lên Pa Cheo') với khoảng gần 20 người, số nhỏ trong họ là hạt nhân của Quỹ 'cơm thịt', còn lại là những tình nguyện viên như tôi, lần đầu gặp nhau trong một chuyến đi dài.
Trời SaPa mù đặc quánh, đứng cách nhau 7-8m là không nhìn thấy gì, lại thêm mưa kéo dài làm đường đi trở xấu.

Dù vậy, ngay trong chiều Thứ 2 đoàn đã chia hai nhóm, một nhóm theo xe chở vật dụng ủng hộ (TV, chăn, mền, sách vở...) đến trường chính mạng lưới Mầm non xã Pa Cheo, nhóm khác ở lại Sapa chuẩn bị giò chả, bánh mì sữa... để ngày mai làm bữa trưa đầu năm cho 285 bé ở 6 phân điểm trường nằm rải rác trong các thôn bản. Pa Cheo là một xã nghèo ở huyện Bát Xát, Lào Cai mà chương trình cơm thịt đã đến từ tháng trước, tức là các con đã đang được ăn cơm thịt và đoàn lên Pa Cheo lần này vừa là thăm vừa mang quà tặng vật dụng và đồ ấm đến cho các 'mầm non':

Tản mạn cơm thịt đầu năm

Tản mạn cơm thịt đầu năm

Đầu năm nhưng mắc mấy món nợ viết lách chẳng có thời gian thảnh thơi nên cứ phải tắt máy điện thoại để tập trung cho công việc. Nhưng mà nhớ. Từ lâu cái máy kè kè bên mình như một người bạn không thể thiếu giờ triệt nó đi cứ trống trống vắng vắng thế nào ấy. Thành thử thi thoảng giải lao lại bật máy một lúc xem có ai gọi hoặc nhắn nhe gì cho mình không.


Buổi chiều vừa bật máy lên thì giật mình vì hồi chuông đổ giật. Sống Thật Chậm gọi. Cô chủ gánh hàng xén vừa đi Pa Cheo về đã gọi có việc gì thế này. Hóa ra là lời mời buổi tối đến gặp gỡ cuối năm với mấy người bạn ở Sài Gòn cùng tham gia đi miền núi về. Sấp ngửa vơ mấy cuốn sách làm quà tặng rồi lặng lẽ đóng máy vi tính chuồn khỏi cơ quan. Nhưng lại rung bần bật một bên túi. Đạo diễn trẻ Nguyễn Thế Anh gọi. Lạ nhỉ, tay này bỏ nghề rồi cơ mà. Mấy năm trước tương lai đạo diễn đang mở thênh thang thì xin thôi ra khỏi truyền hình. Nghe nói cu cậu chuyển về làm ở ngân hàng ACB thì phải. Chắc là ngứa nghề đạo diễn muốn xin kịch bản làm phim đây mà. Nhưng không phải, chú Tiến ơi cháu Tròn ( là vì có cái mặt béo tròn) đây, nhóm thanh niên bên cơ quan cháu muốn đi miền núi một chuyến, chú cho cháu xin vài địa chỉ để chúng cháu tặng quà, tiện thể chú tư vấn cho cháu mua gì cho trẻ miền núi. Có khoảng bao nhiêu tiền? Chừng dăm chục triệu chú ạ. Tư vấn xong chợt ngẩn ngơ nghĩ. Cả hai cuộc điện thoại đều liên quan đến những đứa trẻ miền núi đang cần sự giúp đỡ. Rồi lại nhớ đêm trước ngồi uống rượu với ông Trần Đăng Tuấn tại nhà ông ấy. Ngồi lâu lắm và suốt bữa là những cuộc điện thoại liên tục hỏi han thông báo trao đổi của những người đang tham gia chuyến đi của chương trình đến mấy trường Mầm Non ở Bát Xát, Lào Cai gọi về. Người nọ chuyền người kia thành thử bữa rượu thành những cuộc điện thoại bất tận. Cơm thịt. Ừ nhỉ khái niệm này giờ đã thân quen chen vào đời sống của mình từ bao giờ rồi. Vậy là khởi động lại máy tính viết nhanh mấy dòng về nó. Cơm thịt đầu năm. Khekhe….

Thứ Sáu, 6 tháng 1, 2012

Lời nguyền tài nguyên

Lời nguyền tài nguyên 
ThienNhien.Net – Lẽ thường, những quốc gia phong phú về tài nguyên thiên nhiên ắt hẳn phải có lợi thế nhiều hơn, giàu có và phồn vinh. Thế nhưng, các nhà kinh tế học lại khám phá ra điểm đáng ngạc nhiên của tăng trưởng kinh tế trong thời kỳ hiện đại là các nền kinh tế được hậu thuẫn bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú lại có xu hướng phát triển chậm hơn so với các nền kinh tế ở các quốc gia khác.
Bài viết này tóm lược một số điểm chính từ cuốn “Thoát khỏi lời nguyền tài nguyên” (Escaping the Resource Curse) do các tác giả nổi tiếng Macartan Humphreys, Jeffrey D. Sachs, và Joseph E. Stiglitz biên tập.
Tài nguyên và tính minh bạch trong ngân sách
Rất nhiều quốc gia sở hữu dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản nhưng lại thất bại trong phát triển kinh tế. Ngược lại, một số quốc gia khác dù thiếu tiềm năng tài nguyên thiên nhiên nhưng lại có nhiều thành công trong phát triển kinh tế. Các quốc gia và vùng lãnh thổ được mệnh danh là “Những con hổ châu Á” (Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan) đã đạt được thành tích tăng trưởng kinh ngạc mặc dù không có được nguồn dự trữ tài nguyên nhiên nhiên đáng kể nào.
Châu Phi là minh chứng rõ nhất cho lời nguyền tài nguyên. Lục địa giàu có tài nguyên khoáng sản này vẫn đang đối mặt với đói nghèo, bệnh dịch, chiến tranh … Công-gô, Ăng-gô-la, Su-đăng trải qua những xung đột sắc tộc, nội chiến tranh giành quyền lực và tài nguyên. Ni-giê-ria bị ảnh hưởng nặng nề do nạn tham nhũng.

Tài nguyên – của trời cho hay lời nguyền?

Tài nguyên – của trời cho hay lời nguyền?

ThienNhien.Net – Trong khi nhiều nước giàu tài nguyên đã biến “của trời cho” này thành sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội thì cũng không ít nước mắc phải cái được gọi là “lời nguyền tài nguyên”. Đặc biệt, lời nguyền này thường rơi vào các nước có thu nhập thấp và trung bình, vốn có thể chế và nguồn lực quản lý yếu kém trong giải quyết các thách thức để chuyển sự giàu có về tài nguyên thành các lợi ích phụng sự con người. Hiện tượng này tuy không mới mẻ song đang có nguy cơ lan rộng và sâu sắc hơn khi nền kinh tế bấp bênh, giá cả hàng hóa tăng. – Đó là những nhận định từ Báo cáo mới công bố mang tên “Blessing or curse?” (Sự may mắn hay lời nguyền) của Tổ chức Oxford Policy Mannagement (OPM), xin giới thiệu tới quý độc giả.

Gia tăng các quốc gia thu nhập thấp và trung bình phụ thuộc vào tài nguyên
Dựa vào định nghĩa phụ thuộc vào xuất khẩu của Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), nghiên cứu của OPM xác định, một nước được coi là phụ thuộc vào khoáng sản khi khoáng sản chiếm từ 25% giá trị xuất khẩu trở lên. Từ đó, nghiên cứu chỉ ra sự gia tăng mạnh mẽ các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình phụ thuộc vào khoáng sản từ năm 1996, cả về số lượng lẫn mức độ phụ thuộc. Tuy nhiên, mức độ phụ thuộc này cũng không hẳn gia tăng ở tất cả các nước: trong khi có nhiều nước thoát khỏi danh sách phụ thuộc vào khoáng sản thì danh sách này cũng đón thêm những thành viên mới. Xét về mức độ phụ thuộc vào khoáng sản, nghiên cứu đã chỉ ra ba xu hướng chính.
Thứ nhất, phân tích cho thấy ngày càng có nhiều nước thu nhập thấp và trung bình phụ thuộc vào khoáng sản hơn. Cụ thể, trong giai đoạn từ 1996 đến 2010, số các quốc gia thu nhập thấp và trung bình phụ thuộc vào xuất khẩu khoáng sản tăng 33%, từ 46 lên 61 quốc gia.

Những chiếc phong bì bị từ chối

Lại chuyện phong bì, song lần này:

Những chiếc phong bì bị từ chối

- Nghe bố mẹ bàn chuyện đi Tết thầy cô, bé Thanh Mai kêu lên: "Cô con không nhận phong bì đâu."... Anh Hoàng Tùng và phụ huynh của lớp được một lần "hụt hẫng" và đầy cảm kích khi chuẩn bị phong bì kỷ niệm cho cô giáo chủ nhiệm của con rất chu đáo, nhưng cô kiên quyết không nhận...

Tết cổ truyền cũng là dịp các thế hệ học sinh tri ân thầy cô

"Để con chọn quà Tết cho cô"

Tết cổ truyền sắp đến nên mấy ngày hôm nay, bé Thanh Mai, học sinh trường tiểu học Tân Mai lại đang ngồi hí hoáy vẽ một bức tranh tặng cô giáo. Nghe bố mẹ bàn đến phong bì cho cô vào dịp Tết, bé Mai kêu lên:
“Bố mẹ đừng tặng phong bì cô giáo của con.”

Nhìn bố mẹ tủm tỉm nói:
“Có cô giáo nào lại chê phong bì chứ?”, Mai ngồi kể lể thanh minh: “Thật đấy. Hôm 20/11 vừa rồi có mẹ một bạn lớp con tặng phong bì cho cô nhưng cô không nhận đâu. Mẹ bạn ấy phải cầm về đấy. Cô chỉ nhận bó hoa thôi!”

Bé Mai cho biết, như đã thành thói quen, ngày lễ nào mỗi bạn trong lớp đều tặng cô một tấm thiệp với những lời chúc riêng.


Và cuối cùng, bé Mai quyết định:
“Để con chọn quà tết cho các cô. Con hiểu tâm lý các cô mà. Cô Tiếng Anh thích trang điểm, cô Mỹ thuật giản dị lắm, cô Âm nhạc cầu kỳ hơn một chút, còn thầy Thể dục thì thích đi giầy…” làm cả nhà không thốt nên lời.

BƯU THIẾP

BƯU THIẾP

(NCTG) “Rồi cô rút tấm bưu thiếp ra, tấm bưu thiếp mình kỳ công chọn mất một buổi ở Đinh Lễ, cô mở ra, mắt liếc rất nhanh đống chữ mình in cẩn thận phía bên phải rồi nhét trả bưu thiếp vào phong bì. Ðoạn, cô quay ra phía sau vứt nó vào sọt rác cuối phòng.”



Hôm nay mình làm bưu thiếp chúc tết các thầy cô giáo của con, chỉ cần mở file chúc tết từ các năm trước ra sửa lại năm, sửa lại lớp, tên trường, tên cô là xong. Rồi mình lần dịch ngược lại về phía đầu của file vì mình có tính copy ra rồi sửa và save lại, như vậy từ hồi con học lớp 1 đến giờ mình vẫn lưu những lời chúc đó.
 
Mình lần về những trang đầu tiên của file, thấy một lời chúc viết rất dài, đọc lại thấy tình cảm và hay ghê...
 
Đó là hồi con học cấp 1, mình ở trong Ban phụ huynh trường và lần đó được phân công làm bưu thiếp cho tất cả các thầy cô trong trường với lời dặn dò của chị hiệu trưởng: “Mẹ làm lời chúc độc đáo, tình cảm và hay vào nhé”.
 
Mình cũng suy nghĩ, tham khảo các bưu thiếp khác và rồi kỳ công ngồi viết một bưu thiếp độc đáo và tình cảm không giống bưu thiếp nào cả. Bao tình cảm của phụ huynh cho giáo viên được mình gửi gắm vào đó với tất cả sự trân trọng và biết ơn.
 
Rồi in thử đưa các chị hiệu trưởng, hiệu phó duyệt các chị tấm tắc khen hay và thế là mình bắt đầu in đồng loạt toàn bộ bưu thiếp cho các thầy cô trong trường.
 
Hôm lễ mừng xuân, mình ngồi bàn cuối cùng trong phòng cạnh một cô giáo trong trường, nhưng không phải giáo viên lớp con mình. Buổi lễ đi được một nửa thì có một cô vào đứng cạnh mình, mình dịch về phía cô giáo bên trong nhường chỗ cho cô mới vào ngồi.

Biển Đông là sinh mệnh của Trung Quốc trong tương lai

Biển Đông là sinh mệnh của Trung Quốc trong tương lai

Trong bài viết đăng trên Tuần báo “Tin tức Trung Quốc", Trịnh Vĩnh Niên, trưởng phòng nghiên cứu Đông Á thuộc trường Đại học công lập Xinhgapo, cho rằng trên thực tế, Biển Đông không chỉ là vấn đề chủ quyền, mà còn là sinh mệnh của Trung Quốc. Một khi đánh mất Biển Đông, ưu thế địa hải dương của Trung Quốc có thể không tồn tại, sẽ không thể tránh khỏi phải trở thành một quốc gia lục địa.
 
Đối với Trung Quốc, tầm quan trọng của Biển Đông là điều không phải nghi ngờ. Một số người nói Biển Đông là lợi ích quốc gia của Trung Quốc, hoặc nói ở mức độ cao hơn là lợi ích quốc gia cốt lõi, vì nó liên quan tới vấn đề chủ quyền của Trung Quốc. Nhưng trên thực tế, Biển Đông không chỉ là vấn đề chủ quyền, mà còn là sinh mệnh của Trung Quốc. Một khi đánh mất Biển Đông, ưu thế địa hải dương của Trung Quốc có thể không tồn tại, sẽ không thể tránh khỏi phải trở thành một quốc gia lục địa. Vì sao có thể nói như vậy? Mặt phía Đông của Trung Quốc đã có khối đồng minh vững chắc Mỹ-Nhật-Hàn. Liên minh này lấy Mỹ làm thủ lĩnh, đã trở thành cơ chế hoá cao độ. Sau khi đảng Dân chủ Nhật Bản lên cầm quyền (năm 2009), Thủ tướng Nhật Bản Hatoyama khi đó đã tính toán theo đuổi quan hệ tương đối cân bằng với Mỹ, tuy nhiên đã sớm thất bại. Thất bại của Chính quyền Hatoyama đã cho thấy bất cứ một Chính phủ Nhật Bản nào cũng khó có thể thay đổi hiện trạng cơ chế hiện nay trong quan hệ Nhật-Mỹ. 
Sau sự kiện “tàu Cheonan” của Hàn Quốc bị đánh chìm tại vùng biển Hoàng Hải, xu hướng liên minh Mỹ-Nhật-Hàn được tăng cường. Liên minh này có ý nghĩa gì đối với Trung Quốc? Thứ nhất, Trung Quốc rất khó có thể thông qua phía Đông để trở thành quốc gia hải dương. Thứ hai, Nhật Bản, Hàn Quốc có thể lợi dụng liên minh này để tăng cường lợi ích bản thân, từ đó làm tổn hại lợi ích của Trung Quốc. Ví dụ Nhật Bản có thể tăng cường năng lực đàm phán của mình trong vấn đề Đông Hải. Nhật Bản quyết định tiến hành “quốc hữu hoá” những vùng biển có tính tranh chấp như đảo Điếu Ngư (Senkaku) chính là nhằm tranh thủ liên minh Mỹ-Nhật-Hàn hiện nay đang có lợi cho cục diện của Nhật Bản. Sau khi xảy ra sự kiện đảo Điếu Ngư gần đây, quan hệ giữa Nhật Bản và Mỹ cũng cho thấy rõ ý đồ của Nhật Bản trong vấn đề này. Thứ ba, liên minh này cũng có thể cấu thành mối đe doạ an ninh trực tiếp đối với Trung Quốc. Trong thời kỳ Chính quyền Bush (con), Mỹ đã hoàn thành ý đồ bố trí “tiểu NATO” tại châu Á, thông qua sự điều chỉnh lớn về chiến lược để nâng cao năng lực tấn công và phá hoại “các quốc gia thù địch” trên phạm vi toàn thế giới. 

Cơn đói quặng của Trung Hoa đã làm biến dạng thế giới ra sao?

Michael Schuman:

Cơn đói quặng của Trung Hoa đã làm biến dạng thế giới ra sao?

 

 Ảnh minh hoạ. Nguồn: economist.com

Nếu bạn có ý định đến thành phố cảng tiền đồn của Australia, Port Hedland, hãy chắc chắn số tiền trong thẻ tín dụng của bạn còn kha khá. Khu thương mại bụi bặm của cái làng biệt lập 20.000 dân này có thể chỉ là vài đường phố vắng teo với mấy chi nhánh ngân hàng, sinh hoạt văn hóa của địa phương gói gọn những quán giải khát và những bàn pool[1]. Nhưng khi giấy tính tiền đưa đến, bạn tưởng bạn đang ở Beverly Hills[2] Một bữa ăn với hai quả trứng bác, bánh mì, thịt băm và một lon Coca-Cola trong một quán ăn rẻ tiền nhớp mỡ và ám khói hết hơn 20$. Một khách sạn địa phương với các căn phòng không hơn gì những khối bê tông phơi nắng giá 300$ một đêm. Giá cước taxi quá đáng đến nỗi dễ khiến các bác tài taxi ở Tokyo hay London phải ngẩn ngơ. Cửa kính của các văn phòng đại lý bất động sản dán đầy những quảng cáo những ngôi nhà một tầng, ba phòng ngủ – loại nhà có thể thấy khắp nơi trên đất Austalia – rao bán hơn một triệu đô la. Tại sao lại có người chịu trả cái giá điên rồ như thế để ở đây? “Trung Hoa cần quặng sắt, Tony Swiericzuk nói, ông là dân địa phương và là tổng giám đốc công ty mỏ Fortescue Metals của Australia.
Điều ấy giải thích mọi chuyện. Nằm thuận lợi trên bờ biển tây bắc Australia, Port Hedland là điểm mà qua nó quặng sắt, đồng, và các tài nguyên khác được đào lên từ vùng đất hoang sâu trong nội địa được chở bằng tàu biển ra nước ngoài – ngày càng nhiều cho nền kinh tế Trung Hoa đang đói ngấu. Năm ngoái 70% hàng xuất khẩu từ Port Hedland là gắn với Trung Hoa, tăng lên từ 45% năm 2005. Sự tăng vọt này đã biến Port Hedland thành một phần thiết yếu của kinh tế Australia và một điểm đến nóng bỏng của ngành khai mỏ. Cảng này chỉ vừa đủ để thỏa mãn yêu cầu của Trung Hoa. Năng lực của nó đã tăng lên ba lần trong vòng tám năm qua, và Lindsay Copeman, giám đốc điều hành của cảng vụ Port Hedland hy vọng rằng đến năm 2016 nó sẽ lại tăng gấp đôi nữa. “Đây là một quá trình tiến triển cực kỳ nhanh chóng,” Copeman nói. “Thay vì là một đường cong đi lên thoai thoải, nó là một đường cong hàm số mũ, và chúng tôi gần như đứng trước một bức tường dựng đứng.”
Toàn bộ Australia đã và đang hưởng sự tăng vọt này. Sự tăng vọt do Trung Hoa đẩy lên ở Port Hedland tượng trưng cho tác động khổng lồ đang tăng lên trên toàn bộ nền kinh tế Australia. Yêu cầu của Trung Hoa đối với xuất khẩu của Australia, đặc biệt là nguyên liệu, là một lý do lớn để Australia không rơi vào suy thoái sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Vì Trung Hoa sẽ còn đói tài nguyên thiên nhiên nữa khi kinh tế của nó gầm rú tiến lên phía trước, Australia chắc sẽ còn trở nên càng phụ thuộc nhiều hơn vào nước này. Ben Hunt, một nhà kinh tế học của Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự tính rằng khoảng 12% tăng trưởng GDP của Australia trong 10 năm qua có thể quy cho buôn bán với Trung Hoa, còn trong thập kỷ tới, tỉ lệ đó lên tới 35%. Colin Barnett, thủ hiến Tây Australia, bang của Port Hedland, nói Trung Hoa đã “là nhân tố lớn duy nhất” đằng sau thành tích của vùng này trong cuộc Đại Suy Thoái. “Nhu cầu vô độ của Trung Hoa đối với tài nguyên thiên nhiên tiếp tục thúc đẩy nền kinh tế nước tôi,” ông nói.
Đó là tin vui theo nhiều khía cạnh. Trung Hoa đang trở thành khách hàng lớn nhất về hầu như mọi thứ, từ xe hơi đến thịt và nước nào có khả năng cắm vòi vào sự giàu có đang vọt lên của Trung Hoa sẽ được thưởng bằng có nhiều việc làm hơn và tăng trưởng kinh tế nhanh hơn. Vì kinh tế Trung Hoa còn đang lớn lên hơn nữa, nên ngày càng có nhiều công ty, nhiều ngành công nghiệp, nhiều nền kinh tế bị hút vào quỹ đạo của nó, giống như Australia. Tính đàn hồi của Trung Hoa đã giúp nâng Nhật Bản, Nam Triều Tiên và các nước láng giềng châu Á khác ra khỏi bước suy sụp gần đây, và tăng giá các nhà xuất khẩu hàng hóa như Brazil, trong khi tiền của Trung Hoa đường sá và tạo thêm công ăn việc làm trên khắp châu Á. Những gì đang diễn ra ở Down Under[3] là một tương lai thoáng hiện đối với mọi người.
Tuy nhiên tương lai ấy cũng khiến cho nhiều nước phải nôn mửa. Ảnh hưởng nặng nề của Trung Hoa đã trở thành một nguồn gây ra cơn giận dữ của dân chúng và cuộc tranh luận chính trị ở Zambia và nhiều nơi khác ở châu Phi, còn các quan chức Brazil thì bực bội càu nhàu rằng lối làm ăn buôn bán của Trung Hoa đang làm nghẹt thở nền công nghiệp địa phương. Cả người Australia nữa cũng đang lo lắng về mặt xấu tiềm tàng của sự nương tựa ngày càng nhiều của họ vào anh khổng lồ đang lên. “Kinh tế Australia đang trở nên phụ thuộc khủng khiếp vào chức năng hoạch định chính sách của Trung Hoa,” Scott Ludlam, một thượng nghị sĩ thuộc đảng Xanh đối lập của bang Tây Austrailia nói. “Chúng ta đang bắt đầu làm cho chính mình dễ bị nguy hiểm.” Trong một cuộc điều tra năm nay do Viện Chính sách Quốc tế Lowy, một think-tank (nhóm cố vấn) có cơ sở ở Sydney tổ chức, 57% những người được hỏi nói rằng chính phủ Australia đã cho phép Trung Hoa đầu tư quá nhiều vào nước này, và 65% nghĩ mục đích của Trung Hoa là thống trị châu Á. “Hầu như có một nỗi lo lắng tiềm thức [về Trung Hoa] đang len vào tâm thức người Australia,” Michael Westley, giám đốc điều hành viện Lowy nói.
Trung Hoa càng trở nên quan trọng hơn đối với kinh tế Australia thì người Australia càng cảnh giác hơn về Trung Hoa. Họ đã nhận ra các giá trị chính trị của Trung Hoa đối chọi sâu sắc như thế nào với những giá trị của họ, nổi bật bởi những thủ tục tố tụng mờ ám dẫn đến việc kết tội bốn nhân viên của công ty mỏ khổng lồ Anh Australia Rio Tinto vì đã nhận hối lộ và chiếm được những bí mật thương mại – và chính phủ Australia đã đấu với Bắc Kinh về vấn đề nhân quyền. Các nhà lãnh đạo Australia lo ngại về sự bành trướng thế lực quân sự của Trung Hoa, đã củng cố lại liên minh chiến lược của nước họ với Hoa Kỳ ngay cả khi các quan hệ kinh tế với Trung Hoa đang được tăng cường.
Thủ tướng Julia Gillard đã cố gắng làm một động thái cân bằng tế nhị: làm vui lòng Washington với những lời hứa hữu nghị hồi tháng ba, trong khi ký những hiệp định tăng cường buôn bán và du lịch trong một chuyến thăm Bắc Kinh hồi tháng Tư.
Những tình cảm trái ngược còn có thể thấy trong công nghiệp mỏ Australia, khu vực được lợi nhiều nhất từ Trung Hoa. Trung Hoa đã ngốn hết 37% xuất khẩu khoáng sản trong năm tài chính vừa qua, tăng lên từ 5% từ cách đây một thập kỷ. Yêu cầu này đang khuyến khích tăng mạnh đầu tư vào khu vực này. Các công ty mỏ đầu tư hơn 40 tỉ $ vào Australia trong năm 2010 – gần gấp ba lần năm 2005. Một dự án khác về năng lượng và khai mỏ trị giá 140 tỉ $ cũng đang được tiến hành, Cục Nông nghiệp, Tài nguyên Kinh tế và khoa học ước tính, tăng bảy lần so với cách đây sáu năm. “Australia đang sắp sửa bước vào thời kỳ tăng đầu tư hầm mỏ lớn nhất kể từ cuộc đổ xô đi tìm vàng những năm 1850.” Wayne Swan, Bộ trưởng Tài chính Australia, gần đây đã khoe như vậy.
Không nơi nào mà tác động của Trung Hoa lớn hơn ở Tây Australia. Bang này chiếm tới hai phần ba xuất khẩu sang Trung Hoa, và điều này dẫn đến tăng trưởng nhanh và mức thất nghiệp thấp so với cả nước. Trong khi phần lớn các nước đang phát triển khác phải vật lộn để tìm việc cho hàng triệu người thất nghiệp, thì Tây Australia lại lo thiếu lao động. Phòng công nghiệp Khoáng sản và Năng lượng của địa phương hy vọng sẽ tạo thêm 33.500 việc làm trong khu vực này trong vòng 18 tháng tới, ngoài 85.000 việc làm hiện có. Sự bùng phát ngành mỏ cũng sẽ có tác động lan tràn sang các ngành công nghiệp khác, đẻ thêm công việc cho những người chạy bàn, tài xế taxi, nhân viên khách sạn. Trong thập kỷ tới, mỗi năm bang này có thể cần đến hàng vạn công nhân mới. Với một dân số chỉ có 2,3 triệu, Tây Australia chắc sẽ tràn ngập những người di cư tìm việc, làm thay đổi hẳn diện mạo xã hội ở đây. “Những mối liên hệ của chúng ta với châu Á đang ngày càng quan trọng trong mọi phương diện của xã hội,” thủ hiến Barnett nói.
Sự bùng phát ngành mỏ cũng đang gây ra những lo ngại. Một số người Australia lo sợ rằng nhu cầu đáng lồng lên của Trung Hoa về tài nguyên thiên nhiên sẽ biến nền kinh tế này thành không hơn một cái hầm mỏ của các nhà máy Trung Hoa. “Một nền kinh tế quá phụ thuộc bất kỳ một khu vực nào sẽ nhận lấy những rủi ro quá lớn,” Gillard gần đây đã cảnh báo. Trên hết, người Australia đang lo sợ về việc mất kiểm soát nguồn tài nguyên thiên nhiên của họ vào tay Trung Hoa, và điều đó đã dựng lên những chướng ngại đối với đầu tư của Trung Hoa vào khu vực này. Viện đến an ninh quốc gia, chính phủ đã ngăn không cho công ty quốc doanh Trung Hoa mua được công ty mỏ Oz Minerals của Australia vào năm 2009, vì một trong những cơ sở của nó, Prominent Hill, nằm rất gần với một căn cứ quân sự nhạy cảm. (nhưng cuối cùng cuộc thương lượng lại, trong đó không có vị trí nói trên, đã hoàn tất). “Khi các vị đàm phán với những tập đoàn Trung Hoa, là các vị đang đàm phán với những thực thể gắn liền với những lợi ích chiến lược của chính phủ [Trung Hoa],” Ludlam nói. Trung hoa “không ngại sử dụng ảnh hưởng kinh tế của họ cho các mục đích chính trị.”
Tiền Trung Hoa đã có tác động sâu sắc lên ngành mỏ Australia. Các khách hàng và nhà đầu tư mới từ Trung Hoa đến đã mở ra những cơ hội cho các nhà thầu và các công ty nhỏ phát đạt lên và thách thức những tập đoàn hầm mỏ lớn nhất đất nước. Nổi bật nhất trong những kẻ mới nổi này là Andrew Forrest, 49 tuổi, giám đốc điều hành công ty Fortescue. Cách đây tám năm, nó bắt đầu cố gắng thâm nhập vào một ngành công nghiệp do Rio Tinto và BHP Billiton kiểm soát. Ngày nay, nó là công ti quặng sắt lớn thứ ba Australia, với thu nhập khoảng 5,5 tỉ $ trong năm tài chính này. Forrest, người hôm 1 tháng Sáu vừa rồi tuyên bố rằng ông ta sẽ rời vị trí giám đốc điều hành để lên làm chủ tịch, có vốn góp trong công ty trị giá 6,8 tỉ đô la.
Forrest có thể cám ơn Trung Hoa. Hầu như toàn bộ quặng của Fortescue chạy sang Trung Hoa, trong khi tiền Trung Hoa là một nguồn cấp vốn. Công ty Sắt & Thép Valin của Hồ Nam mua 360 triệu $ (với tỷ lệ hối đoái lịch sử) những cổ phần mới của hãng của Forrest trong năm 2009. Để đáp ứng nhu cầu vô hạn của Trung Hoa, hội đồng quản trị công ti 8,4 tỉ $ đầu tư trong tháng 11 nhằm tăng sản lượng hiện nay của Fortescue lên bốn lần vào năm 2013. “Vì sự tăng trưởng này, chủ yếu ở Trung Hoa, chúng tôi đã có gió cho buồm của chúng tôi và chúng tôi có thể mở rộng đến một mức độ chưa từng có,” Forrest nói, khi một chiếc máy xúc khổng lồ xúc quặng sắt quí lên một băng tải bên chân ông ta.
Tuy vậy ngay cả Forrest cũng mang những lo âu về quan hệ của công ti ông ta với Trung Hoa. Ông ta đang cố gắng đa dạng hóa thành phần khách hàng để giảm sự lệ thuộc của ông ta vào Trung Hoa, nhưng trên hết, ông muốn bảo vệ sự độc lập của ông việc quản lý của ông khỏi ảnh hưởng quá đáng của Trung Hoa. “Trung Hoa có tâm lý kiểm soát mà tôi cho là sẽ không tốt cho họ trong dài hạn,” Forrest nói. Năm 2004, ba công ti Trung Hoa đã đồng ý xây dựng đường sắt và các phương tiện khác cho Fortescue đòi có phần góp vốn chủ yếu trong công ti non trẻ này như một phần của thỏa thuận. Forrest đã từ chối, ông buộc phải đi tìm nguồn tài chính ở nơi khác. (Từ đó đến nay, Forrest nói ông đã quên những mối quan hệ tốt đẹp với công nghiệp và chính phủ Trung Hoa trên cơ sở lòng tin cậy lẫn nhau sâu sắc.”)
Công ti Mount Gibson Iron cũng đã phát hiện ra rằng Trung Hoa đã mang đến cả thách thức lẫn lợi ích. Từ cuối 2008, Gibson đã cố gắng đòi tiền từ nhà sản xuất thép Trung Hoa Rizhao Steel, kẻ đã từ chối vận chuyển quặng sắt mà theo hợp đồng thì nó buộc phải chấp nhận. Richao thậm chí đã phớt lờ thanh toán cho Gibson theo quyết định của trọng tài. Alan Rule, chuyên viên tài chính của Gibson tin rằng có những công ti Trung Hoa không có cùng thái độ đối với giao thương quốc tế như những công ti phương Tây. “Biên bản và điều khoản hợp đồng khồng có lợi cho họ là họ bỏ đi” ông nói, (Richao không trả lời những cuộc điện thoại lặp lại nhiều lần và những e-mail yêu cầu trả lời.)
Những cảm giác xấu chạy cả hai chiều. Bắc Kinh cũng đang cảnh giác sợ trở nên quá phụ thuộc Australia như Australia sợ phụ thuộc Trung Hoa. Về quặng sắt, Trung Hoa đã phó mặc cho một nhúm các công ti mỏ – Rio và BHP và Vale của Brazil, những công ti mà người Trung Hoa cho là đã làm cho nền kinh tế của họ gặp nguy hiểm. Bởi vậy Trung Hoa đang cố gắng làm nghiêng cán cân quyền lực có lợi cho mình bằng cách giữ chặt những nguồn tài nguyên của chính nó. Các công ti của nó đang tỏa ra khắp thế  giới đi tìm kiếm những vỉa quặng mới. Ở Tây Australia, hai dự án quặng sắt do các công ti Trung Hoa sở hữu 100%.
Dù cho hai nước dè chừng lẫn nhau, nền kinh tế đang réo gào của Trung Hoa không thể thiếu tài nguyên của Australia, mà sự thịnh vượng của Australia không thể thiếu nền kinh tế đang réo gào của Trung Hoa. Nói đơn giản, Australia đang đối mặt với những thực tế của bước chuyển lớn ảnh hưởng kinh tế sang phía Đông. “Đây là nơi diễn ra tăng trưởng,” Barnett nói. Người Australia sẽ phải tìm ra một cách để thích ứng với một nước Trung Hoa mạnh hơn, dù họ muốn hay không – và những người còn lại trong chúng ta cũng vậy./.
Có sử dụng báo cáo của Jessie Jiang tại Bắc Kinh.
[1] Một lối chơi bi-a với 16 viên tròn có màu trên bàn
[2] Một thành phố phía tây Quận Los Angeles, California, là nơi ở của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng Holywood và những người giàu có.
[3] Chỉ Australia, vì nước này nằm ở Nam Bán cầu

ĐÃ BẬT KHÓC, NGAY TẠI DỀN THÀNG

Những ngày giáp Tết: 
Nói nhiều hơn về bọn trẻ vùng cao:

ĐÃ BẬT KHÓC, NGAY TẠI DỀN THÀNG 


Chân không tất, giữa trời 3-4 độ C
Mai Thanh Hải - Trường Mầm non Dền Thàng (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai), điểm trường chính nằm ngang lưng chừng dốc, trên đường từ Mường Hum nhẫn nại ngược lên đỉnh cao Y Tý hun hút sương mây.

Trời càng về trưa, càng lạnh đến nhức óc. Đã thế, mưa còn đổ xuống ào ạt từ sáng, phụ họa thêm cho khí lạnh giữ cứng những giọt nước đọng trên lá, trên cây đóng thành băng...

Ngồi trong xe, bật điều hòa nóng, trùm hết các loại mũ khăn, áo khoác lụng thụng, nhưng vẫn run lẩy bẩy. Ngước mắt nhìn đồng hồ đo nhiệt độ, sững sờ: 3 độ C. Thảo nào mà rét đến vậy...

Dừng xe trước điểm Trường, đúng lúc mưa rào rào đổ xuống trận cuối, khiến ai cũng ướt lướt thướt.

Gần trưa, cả 3 lớp học của Trường đóng cửa kín mít, nhìn từ khe cử vào như nhìn vào... kho thóc, bởi mấy bóng điện thắp sáng bị... cháy sạch.

Thứ duy nhất để phân biệt kho thóc với lớp học là tiếng trẻ ê a hát hò, học bài theo tiếng vỗ tay lẹt đẹt - run run của cô giáo.

Hàng Tết bloggers lên A Rem

Hàng Tết bloggers lên A Rem



          Ngày 4-1, canh ba gà gáy, chúng tôi lặng lẽ rời thành phố nhỏ giữa vô biên trời lạnh. Con đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn vắng người ngược xuôi, thi thoảng có một vài chuyến xe chở rau quả tất bật về các chợ vùng xa mùa cuối năm. Số hàng đưa lên cho người A Rem ăn Tết đã ém ở Sơn Trạch, Bố Trạch (Quảng Bình). Bí thư xã Nguyễn Chí Sĩ đợi trong đêm giá để vượt đường gian truân.
Nụ cười chăn ấm
        Chúng tôi đi khi mọi người đang ngon giấc, con đường cái ở đông Trường Sơn như xa và sâu hơn trong đêm tối rét mướt. Cứ chạy một khoảng lại nhận điện thoại của ông Sĩ, lo có vượt được rét đêm để ra đến nơi không.
Lên A Rem là hương khói thành tâm ở đền thiêng


          Cả tuần, lo trời mưa, không thuê được xe lên với anh em A Rem. Tìm mãi cũng có tài xế Hướng với con Ifa cũ huếch nhận chở hàng lên với đồng bào. Bởi cuối năm, các tài xế khác thường đánh hàng Tết hướng khác ngon ăn hơn đi đường 20-Quyết Thắng, con đường nguy hiểm và gian khổ nhất nước Nam. Tài xế Hướng ở vùng Sơn Trạch nhận chở nói khổ mấy cũng lên bằng được. Chiếc xe cũ nát không thể tả, nhưng được máy móc còn khỏe, cần gạt nước đã mệt mấy năm không còn xài được. Phanh và hai cầu vẫn sử dụng đỉnh.

NHỮNG CHIẾC LỀU MƯỜNG ẢI

NHỮNG CHIẾC LỀU MƯỜNG ẢI

                                                                                                              PHẠM XUÂN CẦN 
Trường phổ thông cơ sở Mường Ải. Trưa mùa đông. Một đứa trẻ lớp năm, người Mông đứng bên bếp lửa. Trên bếp một nồi nước đang sôi. Thằng bé vặt từng nắm rau cải bỏ vào nồi. Nó luộc rau? Không, nó cho thêm một ít muối. Vậy là một nồi canh. Bếp lửa nằm ngay dưới chân cầu thang. Một chiếc cầu thang bé tí, dẫn lên một cái lán cũng bé tý. Lán rộng chỉ ba bốn mét vuông. Trên đó lố nhố năm sáu đứa trẻ cũng bé tý. Tất cả đang thập thò trong tấm chăn mỏng. Chúng vừa tan lớp, đang chờ cơm chín. Thằng bé đang nấu canh có lẽ hôm nay đến phiên trực. Xung quanh lán treo đầy những bộ quần áo, đa phần cũ và rách. Không biết là chúng giặt phơi hay cứ vắt lên đấy, lúc nào cần thì lấy mặc. Quần áo cũ và cáu bẩn. Những khuôn mặt cũng cáu bẩn. Nhưng tất cả không giấu được những nét thanh tú, lanh lợi, rât nét của lũ trẻ. Đó là “cận cảnh” của một cái lán, trong hơn hai mưoi cái lán nằm rải rác quanh trường phổ thông cơ sở Mường Ải. Có tất cả một trăm hai mươi em học sinh sống trong những cái lán ấy.


    Đó là “mô hình nội trú dân nuôi” của ngành giáo dục Kỳ Sơn. Những đứa trẻ Khơ mú, HMông, Thái…ở các bản cách trường đến cả ngày hay ba bốn tiếng đi bộ đã đựơc gia đình chung nhau dựng lều ở đây. Hàng tuần chúng về nhà vào thứ 7, chủ nhật. Trở lại trường với gạo, muối, bí xanh ,rau và nếu may mắn hơn một ít thịt đã được băm và kho rất mặn, chúng đã yên tâm cho một tuần sống xa nhà. Nhìn những đứa trẻ lớp năm, lớp sáu đã phải tự lập, với một cuộc sống kham khổ, thật cám cảnh. Tôi nghĩ đến con tôi, cháu tôi, những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố. Tuổi ấy, bố mẹ đang phải rát họng, rát cổ chúng mới chịu ăn cho. Đang phải ngày mấy buổi đưa đến lớp, rồi đón về, tối tối còn đưa đón đi học thêm. Nghỉ hè về quê còn phải nhờ người kèm…

Quà biếu Tết và chuyện tiếu lâm thời @

Quà biếu Tết và chuyện tiếu lâm thời @

Vị chủ tịch trầm ngâm bao nhiêu dự án đang khát vốn, bao nhiêu quan hệ ràng buộc, ngay nhà báo èng èng như anh mà có Tết nào huyện tôi dám quên cành đào đâu..
2 tháng trước Tết cổ truyền Nhâm Thìn, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương không sử dụng tiền ngân sách, công quỹ để làm quà biếu trong dịp Tết. Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và rất nhiều Bộ, ngành, địa phương cũng lần lượt quán triệt tinh thần tiết kiệm, làm đúng chỉ đạo của Thủ tướng.
Tuần vừa rồi nhân đi công tác ở huyện, tôi mới dò hỏi ông chủ tịch huyện. Nghe cười khà khà và nói cấp trên thì phải chỉ đạo, cấp dưới thì phải chấp hành thôi. Lại hỏi thế là năm nay nghiêm ha. Trả lời việc đó không thể không làm. Tôi vặn sao lại không thể. Vị Chủ tịch trầm ngâm bao nhiêu dự án đang khát vốn, bao nhiêu quan hệ ràng buộc, ngay nhà báo èng èng như anh mà có Tết nào huyện tôi dám quên cành đào đâu. Tôi lại vặn kho bạc họ không quyết toán cho thì ai đền. Chủ tịch nói không ai đền cả, nhà báo đi lục chứng từ làm gì có khoản chi quà Tết, chánh văn phòng phải lo chỉ đạo hoán đổi mục chi để quyết toán chứ. Tôi hỏi thế mỗi năm tốn có nhiều không. Đáp cũng tùy mục tiêu quan hệ từng năm, trước đây thì rải khắp, nay phải đầu tư tập trung hơn, nhưng thịt đắt thì lại xắt ra miếng, mỡ nó rán nó  thôi chứ huyện nghèo làm gì có tiền.
Câu chuyện của huyện chỉ có thế mà lại làm tôi suy nghĩ lan man.




 Người Việt vốn có truyền thống nhân ái, cũng từ đó mà mỗi khi xuân về tết đến đều có tục mừng tuổi hay như trong Nam có tục lì xì. Mừng tuổi hay lì xì thì cũng chỉ là tặng một món quà tượng trưng, qua đó chuyển những thông điệp có ý nghĩa tinh thần tốt lành như lời chúc sức khỏe, chúc may mắn, chúc tài lộc. Bây giờ câu chuyện đẹp đó cũng đang được lưu giữ và phát huy.
Chúng ta đã có rất nhiều chương trình tết dành cho người nghèo, tết dành cho đồng bào miền núi, tết dành cho trẻ em cơ nhỡ và người tàn tật. Mong ước giản đơn chỉ là có thêm tấm áo lành và bát cơm đầy cho những số phận chưa được may mắn trong cuộc đời. Rồi cứ đến gần cuối năm lãnh đạo các cấp lại ưu tiên sắp xếp thời gian, chuẩn bị quà tặng đến thăm các gia đình chính sách, thăm các cán bộ đã nghỉ hưu, xa hơn thì đi thăm và động viên lực lượng vũ trang đang làm nhiệm vụ nơi biên cương và hải đảo.
Những món quà tết như thế làm ấm dậy cả mùa đông giá lạnh.

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ cuối)

BẮC TRIỀU TIÊN - ĐƯỜNG ĐẾN THIÊN ĐƯỜNG (Kỳ cuối)

(NCTG) “Các cô phụ trách ra hiệu cho chúng hát, bài hát ca ngợi Kim Nhật Thành, người hết lòng chăm lo, yêu quý trẻ mồ côi. Theo nhịp nhạc bọn trẻ đung đưa những thân hình gầy guộc, răng lợi huếch hoác hát lên bài ca cách mạng. Lũ trẻ hôi hám, đầy chấy rận và chắc hẳn những đau đớn khủng khiếp đang hành hạ cơ thể nhỏ bé của chúng. Nhưng chúng vẫn hát vì bắt buộc phải cống hiến cho các vị khách tới từ thủ đô xa xôi.”


Bệnh viện mang tên Rákosi do Hungary xây dựng từ đầu thập niên 50 thế kỷ trước, nay đã đổ nát và nhiều nơi vẫn giữ nguyên trạng như 60 năm về trước, được coi là một trong những cơ sở y tế hiện đại nhất của Bắc Hàn - Ảnh: pokoli.hu

 … Ở xưởng làm bánh mì công việc kết thúc khá nhanh, ngoài mấy con chuột đói lùng sục đây đó ra chúng tôi thấy mọi thứ đều ổn, chất lượng bánh mì cũng đạt mức tạm “ăn được”. Các kho của tổ chức Baptiste được canh gác cẩn mật, không hề có dấu tích bị đột phá. Béla cho công nhân bốc đầy hai xe tải thực phẩm, rồi chúng tôi lên đường đi Sarivon.

Mới đến thành phố chúng tôi đã thấy khu bệnh viện hiện ra. (
Đây là bệnh viện do Hungary thiết kế và xây dựng từ đầu những năm 50 thế kỷ trước - ND). Nhưng khi tới cổng ra vào thì tôi thực sự bị bất ngờ đến kinh ngạc. Tôi hỏi Chol dòng chữ tiếng Triều Tiên trên cửa ra vào có nghĩa gì. Anh ta dịch theo thói quen:

- Bệnh viện Hungary Rákosi Mátyás, Sarivon.


Tôi phải ngồi xuống đất. Vậy là giai thoại về bệnh viện này là có thật. Cho đến tận bây giờ, đầu thế kỷ XXI nó vẫn mang tên Rákosi Mátyás (*).

12 bí quyết ngăn chặn bệnh tiểu đường

12 bí quyết ngăn chặn bệnh tiểu đường

Ảnh:

Ban đầu chỉ là nồng độ đường huyết cao hơn trung bình một chút và sẽ phát triển thành bệnh trong khoảng 10 năm. Tuy vậy, bệnh gây ra biến chứng nguy hiểm như mù mắt, cụt chân tay... Song chỉ cần ăn uống điều độ, tập luyện thể thao sẽ giúp bạn tránh xa nó.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường/ Mắc tiểu đường mà không biết

Dưới đây là 12 bí quyết loại bỏ bệnh tiểu đường đơn giản được đăng trên tạp chí Prevention.

1 - Có bạn đời

Tình yêu và gia đình không chỉ là nơi muốn đến, chốn mong về mà còn giúp mang lại nhiều sức khỏe cho bạn, như tránh xa bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Diabetes Care cho thấy, phụ nữ sống độc thân có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao gấp 2,5 lần so với những phụ nữ có tình yêu hoặc gia đình. Ngoài ra, theo nghiên cứu của tổ chức Annal of Behavioral Medicine thì những người có hôn nhân hạnh phúc có nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn rất nhiều so với những người độc thân hay những gia đình không hạnh phúc. Điều này có ý nghĩa rất lớn vì nó giúp ngăn chặn bệnh tiểu đường và các bệnh liên quan khác. Khảo sát cũng phát hiện những người độc thân có mối quan hệ xã hội rộng thì nồng độ đường huyết khỏe mạnh hơn so với những người ít quan hệ.

2- Giảm cân

Nghiên cứu của Hiệp hội tiểu đường Mỹ cho biết, ngay cả những người béo phì cũng giảm được 70% nguy cơ phát bệnh tiểu đường nếu họ giảm được 5% trọng lượng cơ thể, kể cả khi không tập thể dục thể thao. Ví dụ nếu bạn nặng 80 kg, thì bạn chỉ cần giảm 4 kg cũng có tác dụng. Nhưng lời khuyên tốt nhất vẫn là nên đưa cân nặng về mức trung bình. Để giảm cân hiệu quả, bạn cần tăng cường tập luyện nhằm đốt cháy lượng mỡ thừa, có lối sống lành mạnh, tăng cường ăn rau, củ, quả và hạn chế những thực phẩm nhiều mỡ.

Thứ Năm, 5 tháng 1, 2012

Những điều cần tránh khi uống rượu

Những điều cần tránh khi uống rượu


Những điều cần tránh khi uống rượu
Người tăng huyết áp dễ bị chảy máu não nếu uống nhiều rượu.

Rượu được coi là một thức uống đưa đẩy trong mỗi cuộc vui, những cuộc gặp gỡ, trong nhiều bữa tiệc, nhất là trong dịp đầu xuân… Thế nhưng, sau mỗi lần như thế, nhiều người khó tránh khỏi sự choáng váng, ngà ngà của men rượu. Chúng tôi xin đưa ra một số điểm cần lưu ý để bạn không phải từ bỏ các cuộc vui ngày đầu năm mà vẫn giữ được sức khoẻ.

Một số điểm cần tránh khi uống rượu 

Không uống quá nhiều rượu: Uống rượu quá nhiều, độ cồn trong rượu sẽ làm cho biểu bì não ở trong trạng thái tê liệt hoặc quá phấn khích, lúc đó sẽ mất đi kiểm soát ý thức. Một số người có bệnh lý mạch máu não nếu uống nhiều rượu dễ dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng; ví dụ người mắc bệnh xơ cứng động mạch dễ bị thiếu máu não, người tăng huyết áp dễ bị chảy máu não. Nói chung, để đảm bảo sức khoẻ nên uống rượu bia theo sức khoẻ của mình, nhưng với rượu trắng thì không nên vượt quá 50ml, uống bia thì không quá 1 chai.

Đầu năm xông đất Cambodia

Bài viết hay:

Đầu năm xông đất Cambodia


Kết thúc 1 năm làm việc với nhiều thành công, dù không gọi là quá to tát nhưng cũng đạt được những kế hoạch vạch ra từ đầu năm. Cả công ty mừng thắng lợi bằng một lời hứa của Sếp: “cho tất cả đi xuất ngoại”. Ái chà! Cái câu xuất ngoại nghe thật xôm tụ, hào hứng, nôn nao. Từ đời cha sinh mẹ đẻ chỉ biết quanh quẩn lòng vòng sau khóm tre, ao làng… to hơn tí là cái xứ kẹt xe đông nghẹt Sài Gòn này thôi. Hai từ xuất ngoại của Sếp làm mình mất ăn mất ngủ 1 tuần đúng. Không biết nó như thế nào… hồi hộp và háo hức
Những cú chạm đầu tiên
 5h sáng đã lồm cồm ngồi dậy…Tính cố hữu ngàn đời là nghe đi đâu thì y như rằng cả đêm chập chờn. Lo chuẩn bị đủ thứ nào áo ấm, khăn quàng, giày dép, thuốc cảm ho, xà bông, dầu gió… Vừa ngủ vừa mơ không biết cái nơi mình đi nó thế nào. Lò mò lên mạng coi sơ sơ để qua đó còn biết đường mà xoay sở. Mọi người trêu: “Nhìn mặt tí tởn ghớm, làm như đi tận Châu Phi qua sa mạc Sahara vậy...”. Kệ, lần đầu tiên mà… cảm giác phải khác chứ sao. Chuyến xe rời khỏi bến lúc 6h30.Tạm biệt Sài Gòn trong 2 ngày nhé.
Sau hơn 2 tiếng ngồi đồng trên xe cuối cùng cũng đến Biên giới, từ phía bên cửa khẩu Mộc bài nhìn sang Campuchia. Những dãy nhà nhô cao với cái chóp nhọn giống nhau. Hai bên là những sòng bạc ven biên giới rôm rả. Vậy mới thấy hệ thống cờ bạc thu hút những con bạc đến thế nào. Chỉ cần bạn có chút ít tiền, bạn cũng có thể làm giàu hoặc bỏ thân nơi đất khách. Mất nữa giờ để làm thủ tục cuối cùng tôi cũng chạm vào thước đất đầu tiên của xứ sở chùa tháp. Dọc hai bên đường, tôi quan sát thấy là những ngôi nhà sàn rất lạ trông giống như kiểu nhà sàn của người dân tộc ở Việt Nam. Trục đường chính tiến vào thủ đô Phnôm Pênh khá vắng vẻ, chốc chốc có một vài chiếc xe tải chở theo là một nhóm người đứng chen chúc nhau trên thùng xe. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy kiểu đi xe của một số người Cam tại khu vực giáp biên. Cái cách lưu thông này khiến mình hơi sờ sợ. Hai bên đường trẻ em chạy nhảy bất chấp những chiếc xe ù ù chạy qua, chúng hồn nhiên chạy băng qua đường mà không kịp nhìn trước nhìn sau. Những con bò trắng phau, còm nhom đi ngênh ngang hai bên đường… Bác tài vẫn cố lái một cách chậm rãi. Trên xe chỉ còn lại một vài cặp mắt ngó nghiêng qua cửa kính trò chuyện trong đó có tôi…đã nói là háo hức cho chuyến xuất ngoại đầu tiên mà.

Quan điểm phát triển bền vững của một GS

Đọc cái tiêu đề bài báo này quá hấp dẫn. Một là đã lâu không thấy nhà kinh tế nào dám bày tỏ quan điểm phát triển của riêng mình mà chỉ lặp lại y chang các nghị quyết của Đảng và Chính phủ. Hai là lại được đọc quan điểm phát triển bền vững của một Giáo sư kinh tế thì càng tuyệt. Tuy nhiên, đến khi bấm vào trang link để đọc thì thấy thất vọng. GS Thái có quan điểm gì đâu; chỉ lặp lại y chang kèm theo những lời ca tụng hết cỡ quan điểm của TT. Khi 1 nhà khoa học viết một bài y chang ý người khác thì người ta gọi là con vẹt. Còn khi ca tụng hết cỡ như thế này thì người ta gọi là bồi bút.
Lại nhớ khi đọc bài GS HÀ MINH ĐỨC SẮP ẴM CÚ ĐÚP GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH, tôi đã viết bình luận: "Nhớ lại thời đi học phổ thông, phải đọc thêm bao nhiêu tài liệu tham khảo về thơ văn Hồ Chí Minh, Tố Hữu..., trong đó nhiều bài viết của các GS Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ (hồi đó nước mình chưa có chức danh GS)... Đọc mà thấy sao các ông ấy tán giỏi thế, chả bù cho thầy giáo dạy văn (Đỗ Phú) của mình, chẳng biết cách ca tụng như mấy GS trên nên thầy phải vung chân vung tay diễn giải hoặc nói kiểu "cả vú lấp miệng em" để làm cho học trò tin (tất nhiên, tôi cũng thích thơ văn Hồ Chí Minh, Tố Hữu...). Rồi 1 hôm tình cờ nói chuyện với một nhà toán học, ông cười bảo toàn đám "đại đại bồi bút ấy mà". Nhà toán học này còn liệt kê một danh sách các "đại đại bồi bút đương đại"; chẳng biết đúng hay sai nhưng cũng thú". Không biết khi bước vào tuổi xưa nay hiếm, GS Thái có đang tự biến mình thành một thứ "đại đại bồi bút" không ?

Quan điểm phát triển bền vững của một Giáo sư kinh tế.

(Tamnhin.net) - Trân trọng giới thiệu bài viết của GS Nguyễn Quang Thái, Tổng thư ký Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, chia sẻ nhận thức về bản thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.

Trong mùa xuân đầu tiên của Chính phủ mới sau gần 6 tháng hoạt động, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có thông điệp gửi toàn dân. Dưới tiêu đề “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng”, thông điệp này đã gây sự chú ý đặc biệt của người đọc. Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã phát đi một thông điệp rất rõ ràng, hợp lòng người, đó là: Ngay trong điều kiện cực kỳ khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước, với tầm nhìn chiến lược dài hạn, bám sát nhiệm vụ xuyên suốt về phát triển bền vững: "Phải chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới - Quỹ đạo phát triển bền vững".

Tư duy chiến lược mẫn cảm


GS,TS Nguyễn Quang Thái

Điều đầu tiên rất quan trọng là thông điệp này dựa chắc trên “tư tưởng kinh tế cốt lõi trong các văn kiện của Đại hội Đảng lần thứ XI là tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững”. Trên cơ sở tư tưởng cốt lõi đó, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh rất trúng về “tiền đề để thực hiện thành công nhiệm vụ này là triển khai hiệu quả ba đột phá chiến lược; trong đó, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là một đột phá then chốt, có tác động trực tiếp đến quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng...”. Bản thông điệp này ngay từ đầu cũng đã giúp giải tỏa một thắc mắc của nhiều người về việc làm thế nào để có thể thắng được “sức ỳ” của tư duy và thói quen cũ.

Chính là trong những dòng đầu tiên của thông điệp đầu năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh tính chất hệ thống của việc chuyển sang mô hình tăng trưởng mới và thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng phát triển bền vững, trong đó xem hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường là một đột phá then chốt, có tác dụng tạo ra tiền đề khởi động và tiếp thêm động lực cho quá trình phát triển trong muôn vàn khó khăn hiện nay. Nói về rào cản tạo nên sức ỳ khi khởi động đổi mới và cơ cấu lại hệ thống kinh tế, bài viết đã chỉ đích danh tư duy sơ cứng, “ngại” đổi thay theo kịp thời đại toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt như đã từng diễn ra ở nước ta ¼ thế kỷ trước, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh “nếu nhận thức đúng và quyết tâm cao” và thực hiện việc “chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ” của quá trình khởi động để làm mới hệ thống kinh tế yếu kém hiện nay thì không chỉ tạo ra các chuyển biến cục bộ, mà hoàn toàn có thể đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới - quỹ đạo phát triển bền vững.

Chính vì cần trước hết thay đổi tư duy phát triển, trong thông điệp của mình Thủ tướng Chính phủ tạm thời chưa nói về các chi phí nguồn lực cho đổi mới, mặc dù một khi tiến hành bất cứ vấn đề lớn nhỏ trong tái cơ cấu nền kinh tế, thì ở khâu này, khâu khác cũng phải có chỉnh sửa và thay thế, cùng đòi hỏi cả thời gian và nguồn lực, nhưng đây là một quá trình phát triển liên tục. Hơn thế, nếu không thay đổi để chuyển sang quỹ đạo phát triển có chất lượng cao hơn, thì chính mô hình kinh tế hiện nay đã không hiệu quả, cũng tức là tốn kém chi phí nguồn lực rất lớn, làm cản trở sự phát triển khi tài nguyên chỉ có hạn. Người đọc hiểu khi nói về chi phí tài chính không nhiều là xét trên tầm dài hạn với ý nghĩa đó. Còn thời gian để thực hiện sự chuyển đổi, dĩ nhiên chúng ta cần kiên trì, liên tục trong dài hạn theo hướng không ngừng hoàn thiện hơn, nhưng mọi sự chuyển biến trong khởi đầu để tiến sang quỹ đạo mới, quỹ đạo phát triển bền vững thì lại đòi hỏi quyết sách nhanh chóng và dứt khoát, bởi lẽ đòi hỏi của cuộc sống đã đến “độ” chuyển đổi dứt khoát. Chậm chuyển đổi khi tình thế đã đến “độ” không thể đừng, thì về mặt kinh tế sẽ làm tăng chi phí, giảm hiệu quả sử dụng nguồn lực. Thông điệp năm nay của Thủ tướng Chính phủ, theo người đọc, đã góp một phần quan trọng vào việc làm sáng tỏ con đường của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước theo hướng bền vững. Hai vấn đề đã được đề cập sâu là vấn đề xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại và vấn đề cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đã góp phần tạo nên nhận thức chung đúng đắn, sáng tạo, từ đó bằng hành động thực tiễn có thể đặt nền kinh tế đất nước vào quỹ đạo phát triển bền vững, dù sự khởi đầu không ít gian nan.

Năm đặc điểm thể chế kinh tế thị trường hiện đại


Sau ¼ thế kỷ thực hiện đường lối Đổi mới, chúng ta “đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhờ đó, đã huy động được các nguồn lực cho phát triển, bảo đảm tốc độ tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và cải thiện đời sống nhân dân”. Tuy nhiên, diễn tiến phát triển trong 5-10 năm gần đây, nhất là qua sự ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay đã bộc lộ rõ những yếu kém của thể chế kinh tế hiện hữu, mà hệ quả là hiệu quả chung của nền kinh tế đang bị giảm đi nhanh chóng, tiêu biểu nhất là hiệu quả đầu tư ngày càng thấp. Nhiều thời cơ và lợi thế so sánh của đất nước trong điều kiện đi vào hội nhập quốc tế chưa được khai thác có hiệu quả. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này là “thể chế kinh tế thị trường vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường chưa hình thành đầy đủ”.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh hàng loạt các bất cập của thị trường hiện đang tồn tại ở nước ta: “Thị trường đất đai còn nhiều vướng mắc. Thị trường tài chính phát triển không cân đối, thị trường trái phiếu còn sơ khai, thị trường chứng khoán thiếu chiều sâu, chưa trở thành một kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đang dồn gánh nặng lên thị trường tín dụng, làm cho thị trường này rất dễ bị tổn thương. Thị trường khoa học công nghệ chậm phát triển. Thị trường lao động tuy đã khá hoàn chỉnh nhưng chất lượng nguồn nhân lực thấp cùng với sự bất hợp lý về tiền lương giữa các khu vực đang là rào cản lớn cho việc chuyển dịch lao động đến những lĩnh vực thiết yếu trong quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công. Giá cả một số hàng hóa và dịch vụ chưa bù đắp được chi phí, chưa theo cơ chế thị trường, làm cản trở việc thu hút nguồn lực và công nghệ cao cho phát triển”. Vạch ra hàng loạt các yếu kém này của các loại thị trường kinh tế cụ thể hiện nay không phải là cách làm “liệt kê la liệt” mà chính là để thấy cần có sự chuyển đổi mang tính hệ thống, nhất quán. Thủ tướng Chính phủ viết rất đúng trong bản thông điệp đầu năm là: “Thể chế kinh tế thị trường là một chỉnh thể gồm nhiều loại thị trường vận động đồng bộ trong chỉnh thể đó. Một loại thị trường không phát triển đầy đủ sẽ kìm giữ sự vận động của các thị trường khác và làm cản trở sự vận động chung. Trong bối cảnh đó, rất dễ dẫn đến sự can thiệp hành chính vào các quá trình kinh tế. Sự can thiệp này có thể giải quyết những khó khăn trước mắt nhưng chi phí sẽ lớn hơn cơ hội tạo ra và làm sai lệch quá trình phát triển. Rốt cuộc, những vấn đề cơ bản vẫn không được giải quyết. Đây có thể là một nghịch lý trong sự vận động của tư duy mà những người làm công tác quản lý phải nhận thức được để có cách hành xử đúng đắn và nhất quán”. Và đó cũng chính là những công việc năm 2012 này phải tập trung sức thực hiện theo quan điểm đã được Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định.


Thúc đẩy sự chuyển dịch tương đối liên tục cơ cấu đầu tư, sản xuất, tạo ra một nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩm mới, bảo đảm hiệu quả và sức cạnh của nền kinh tế... - Ảnh minh họa

Vì sao lúc này lại đặt ra nhiệm vụ đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, với trọng tâm là đổi mới thể chế kinh tế thị trường theo hướng hiện đại? Thực tế qua 20 năm đổi mới, nước ta đã có thế và lực ngày càng lớn mạnh. Từ một nước nghèo, với tổng sản phẩm trong nước GDP tính theo ngoại tệ chưa tới 8 tỷ USD, nông nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 40%GDP, sau 20 năm đổi mới, quy mô kinh tế theo GDP đã tăng hơn 10 lần, xuất khẩu tăng 25 lần, với tổng giá trị xuất nhập khẩu trên 200 tỷ USD và tỷ trọng nông nghiệp chỉ chiếm 22%GDP. Tích lũy nội bộ nền kinh tế từ chỗ gần như không có bao nhiêu, phải dựa chủ yếu vào viện trợ nước ngoài, nay đã đạt gần 30%GDP, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào nội lực. Ngày nay quy mô tổng sản phẩm trong nước GDP đã vượt 100 tỷ USD (tính theo tỷ giá chính thức) và đạt gần 300 tỷ USD (tính theo sức mua tương đương), đưa Việt Nam đứng trong hàng ngũ 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Tuy GDP bình quân đầu người từ năm 2009 đã vượt mức nước thu thập thấp (trên 1000 USD/người), nhưng còn thua trung bình chung của thế giới đến 9 lần và chỉ đứng thứ hạng sau hơn 130 nền kinh tế trên thế giới. Thành tựu phát triển xã hội của nước ta theo định hướng xã hội chủ nghĩa cũng rất lớn, nhưng chỉ số chung phát triển nguồn con người HDI (dựa trên các tiêu chí tổng hợp về kinh tế, y tế và giáo dục) năm 2010 mới đứng thứ 113 trong 169 nền kinh tế so sánh; còn chỉ số cạnh tranh toàn cầu GCI của nước ta (dựa trên 12 trụ cột là thể chế; hạ tầng; môi trường kinh tế vĩ mô; y tế và giáo dục sơ cấp; giáo dục cao đẳng và đào tạo; hiệu quả thị trường hàng hóa; hiệu quả thị trường lao động; phát triển thị trường tài chính; sẵn sàng công nghệ; quy mô thị trường; độ tinh vi của kinh doanh và đổi mới công nghệ) năm 2011/2012 theo Diễn đàn kinh tế thế giới WEF mới đứng thứ 65 trong 142 nền kinh tế.

Hơn thế, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, nhiều thứ hạng của Việt Nam trong so sánh chưa được cải thiện nhiều, thậm chí có năm sụt giảm. Chính vì thế, người đọc tâm đắc với nhận định của Thủ tướng Chính phủ: “Trong điều kiện toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt, để đất nước có thể tăng tốc phát triển, rút ngắn khoảng cách với các nước trong khu vực, phải xây dựng thể chế kinh tế thị trường hiện đại, tạo điều kiện cho các nguồn lực dịch chuyển trong các ngành và đến các vùng của đất nước theo tín hiệu của thị trường quanh trục lợi nhuận bình quân, bảo đảm sự phát triển hài hòa, cân đối của nền kinh tế. Điều này sẽ kích thích các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng và sáng tạo công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý mới, tạo lập lợi thế cạnh tranh động để tìm kiếm lợi nhuận vượt trội so với các chủ thể kinh doanh khác, qua đó thúc đẩy sự chuyển dịch tương đối liên tục cơ cấu đầu tư, sản xuất, tạo ra một nền kinh tế có khả năng sáng tạo cao với nhiều sản phẩm mới, bảo đảm hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Đây chính là biện chứng của sự phát triển”.

Nhưng chuyển đổi thể chế kinh tế thị trường hiện đại như thế nào? Đây cũng là điều không đơn giản. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Phải từ những đặc điểm của thể chế kinh tế thị trường hiện đại để làm chuẩn mực cho quá trình hoàn thiện thể chế”. Và người đọc rất tâm đắc đối với 5 đặc điểm cơ bản của kinh tế thị trường hiện đại cần xây dựng mà Thủ tướng Chính phủ đã nêu. Đây là nhưng vấn đề rất cơ bản, phải hiểu cho rõ và làm cho đúng.

Đầu tiên là tính hệ thống của thể chế kinh tế thị trường hiện đại. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “các loại thị trường phát triển đồng bộ, các yếu tố của kinh tế thị trường hình thành đầy đủ, vận động cùng nhịp, hỗ trợ lẫn nhau, cùng tương tác trong một chỉnh thể thống nhất. Đây là điều kiện để thị trường vận hành thông suốt, các nguồn lực dịch chuyển thuận lợi, được phân bổ hợp lý, hiệu quả”. Vậy phải khởi đầu với các loại thị trường nào? Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh trong năm 2012 và những năm tiếp theo “phải tập trung sức sửa đổi Luật Đất đai, tạo điều kiện hình thành loại thị trường này, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của thị trường bất động sản; phát triển thị trường trái phiếu, mở rộng thị trường bảo hiểm; phát triển mạnh thị trường khoa học công nghệ. Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với cải cách tiền lương, tạo điều kiện cho thị trường lao động vận hành thông suốt. Kiên trì thực hiện lộ trình giá thị trường đối với những sản phẩm Nhà nước còn định giá...”. Đó là các loại thị trường quan trọng nhất, có tác động khơi dậy các loại thị trường trong điều kiện đổi mới hội nhập quốc tế. Điều rất hoan nghênh là Thủ tướng Chính phủ đã đưa lên hàng đầu vấn đề tập trung sức sửa Luật đất đai, một vấn đề đang gây bức xúc trong xã hội, là nguyên cớ của nhiều cuộc khiếu kiện kéo dài cả ở thành thị và nông thôn, thậm chí làm tụ họp đông người, nhưng chưa được xử lý thỏa đáng do vướng mắc nhiều vấn đề liên quan đến sở hữu đất đai...

Hai là, phải là thị trường cạnh tranh. Thủ tướng Chính phủ trong bài viết đã nhấn mạnh “thể chế kinh tế thị trường hiện đại đòi hỏi phải tạo lập được môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các chủ thể tham gia thị trường” và rằng “cạnh tranh là thuộc tính của kinh tế thị trường, là một trong những tiêu chí đo lường tính thị trường của nền kinh tế. Một thị trường cạnh tranh cao có tác dụng kiềm giữ giá tốt hơn sự kiểm soát giá của nhà nước”. Trong điều kiện cạnh tranh sẽ tạo ra một “sân chơi” bình đẳng, “buộc doanh nghiệp phải tiết giảm chi phí, nâng cao năng suất, bảo đảm hiệu quả”. Và đó chính là điều kiện để tạo nên chất lượng tăng trưởng mới cho toàn nền kinh tế. Để xây dựng được thị trường cạnh tranh, “Chính phủ sẽ chỉ đạo rà soát, đánh giá mức độ cạnh tranh trong từng ngành sản xuất, dịch vụ, loại bỏ sự phân biệt đối xử còn tồn tại trong thực tế giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Hoàn thiện pháp luật về cạnh tranh, kiểm soát độc quyền tự nhiên; tăng cường năng lực của cơ quan bảo vệ tài sản trí tuệ và cơ quan quản lý cạnh tranh trong việc xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh và lợi dụng vị thế thống lĩnh thị trường để hạn chế cạnh tranh”.

Đây là những công việc phức tạp, tỉ mỉ, đòi hỏi tất cả các ngành, các cấp và từng doanh nghiệp cần cùng chung sức để cùng Chính phủ xây dựng và thực hiện một môi trường cạnh tranh hiện đại, cả đối với thị trường trong nước và vươn ra cạnh tranh bình đẳng trên thị trường quốc tế. Rõ ràng từ năm 2007 khi bắt đầu bước vào cạnh tranh trong môi trường của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) với hơn 150 nền kinh tế thành viên, sức cạnh tranh của kinh tế nước ta đang được không ngừng nâng lên mạnh mẽ. Thành tích xuất khẩu 96 tỷ USD năm 2011 cũng có phần đóng góp quan trọng của môi trường thể chế mới. Nhưng khi đi phân tích sâu hơn, có thể thấy còn nhiều hiện tượng cạnh tranh chưa lành mạnh, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và của đất nước chưa được tiếp sức đủ mạnh khi chuẩn bị các điều kiện chủ động hội nhập quốc tế, tham gia ngày càng sâu vào các thỏa thuận gia nhập thị trường quốc tế và khu vực, như ASEAN (tổ chức các nước Đông Nam Á), WTO (tổ chức thương mại thế giới) và sắp tới là TPP (đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương) ngày càng hiệu quả hơn...

Ba là, tính công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình. Trong thể chế kinh tế thị trường hiện đại, hơn lúc nào hết cần “thực hiện công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình về các chính sách quản lý, các đề án phát triển cũng như trong hoạt động của các chủ thể kinh doanh”. Thực tế những năm qua, nhiều thông tin kinh tế, hiệu quả kinh doanh đã được công khai minh bạch ngày càng tốt hơn, trong nghị trường Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, trên các phương tiện thông tin đại chúng... Nhưng còn rất nhiều vấn đề còn thiếu công khai minh bạch, chẳng những làm phiền hà người dân với hàng loạt thủ tục hành chính rắc rối, với nhiều sự giải trình vòng vo, mà lại là điều kiện để các phần tử xấu đủ mọi loại “đục nước béo cò”. Rất nhiều vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng lại liên quan đến đời sống của hàng triệu người dân đôi khi đã bị bộ máy quan liêu, với những thủ tục nhiêu khê vô tình hay hữu ý che khuất, không chịu qua “bộ lọc” của giải trình.

Có khi đó là những khó khăn kỹ thuật, là sự luộm thuộm trong quản lý, nhưng không ít trường hợp có thể còn do sự chi phối của các “nhóm lợi ích” (không chính đáng). Vấn đề thường được gọi là “nhạy cảm” này đã được Thủ tướng Chính phủ lý giải rõ ràng trong bài viết: “Thể chế kinh tế thị trường cùng với tác động của quá trình mở cửa, hội nhập gắn liền với việc hình thành cấu trúc đa sở hữu và cơ cấu đa chủ thể kinh tế dẫn đến sự hình thành các “nhóm lợi ích”. Về khách quan, các “nhóm lợi ích” này có thể tác động đến quá trình ra quyết định. Công khai minh bạch không những tạo cơ hội bình đẳng trong tiếp cận thông tin, mà quan trọng hơn, thực hiện công khai minh bạch và đề cao trách nhiệm giải trình, tạo điều kiện cho người dân giám sát các quyết định của các cơ quan quản lý, là biện pháp cơ bản để ngăn ngừa tham nhũng và sự tác động của các “nhóm lợi ích” vào quá trình ra quyết định, bảo đảm cho các quyết định theo chuẩn “giá trị chung”, vì lợi ích của đất nước. Công khai minh bạch cũng hạn chế đầu cơ, giảm chi phí kinh doanh và tăng hiệu quả của thị trường”. Người đọc cũng thấy rõ tinh thần nhìn thẳng sự thật của người đứng đầu Chính phủ khi viết rằng các kết quả cải cách trong lĩnh vực này “vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu”. Không dừng ở chỗ nhận biết tình hình và vạch ra những yếu kém, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “quan điểm chính trị chủ đạo là Đảng và Nhà nước ta phải bảo đảm quyền của người dân trong tiếp cận thông tin và phản biện xã hội” và cam kết “Chính phủ sẽ nghiên cứu hoàn thiện các quy định về công khai thông tin và quyền tiếp cận thông tin, đồng thời tăng cường đối thoại chính sách, các đề án phát triển giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với các chuyên gia độc lập và người dân, không chỉ ở công đoạn “hậu kiểm” như đang làm hiện nay mà quan trọng hơn là ở công đoạn “tiền kiểm”, trước khi các quyết định được ban hành. Tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, tập trung vào những nội dung thuộc chính sách phát triển và tác động của nó đến các tầng lớp dân cư”. Đây chính là một vấn đề rất quan trọng, góp phần “an dân”, mà không chỉ là cứu trợ tiền gạo, tu sửa nhà cửa, đường xá... sau mỗi đợt bị thiên tai.


Tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo một quy hoạch và một hệ thống phân cấp được rà soát chặt chẽ theo tầm nhìn dài hạn và tư duy liên vùng... - Ảnh minh họa

Bốn là, thị trường hiện đại trong toàn cầu hóa. Nền kinh tế Việt Nam hơn lúc nào hết không thể tự “một mình một chợ” trong thế giới toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, đan xen ngày nay. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “thể chế kinh tế thị trường hiện đại trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đòi hỏi phải định vị lại mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường. Theo đó, Nhà nước chuyển từ việc can thiệp trực tiếp vào các quá trình kinh tế sang thực hiện chức năng kiến tạo phát triển: bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh; tạo cơ chế phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công”. Đây là sự chuyển biến không dễ, chỉ xét về mặt “thói quen” sử dụng các biện pháp hành chính, mà đôi khi bị gọi chệch ra là “hành là chính” đối với người dân và doanh nghiệp (từ thủ tục hải quan, đóng thuế đến các giao dịch dân sự khác nhau...).

Trong điều kiện hội nhập ngày nay, khi kinh tế thế giới đang trải qua cơn chao đảo chưa từng có, khi thể chế “quản trị toàn cầu” còn quá nhiều bất hợp lý và chưa có tiếng nói chung, trong điều kiện bản đồ kinh tế thế giới đang được mưu toan “tự vẽ” do các thế lực mới nổi và cả lợi ích của các quốc gia và các tập đoàn xuyên quốc gia.... Chính vì vậy, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “Một thách thức đặt ra cho quản lý của Nhà nước trong điều kiện toàn cầu hóa là mỗi biến động trên thị trường thế giới tác động rất nhanh, rất mạnh đến thị trường trong nước. Tình hình đó đòi hỏi Nhà nước phải nâng cao năng lực dự báo và khả năng phản ứng chính sách nhằm hạn chế những tác động xấu đến nền kinh tế”. Hơn thế, trong điều kiện đất nước ta mới gia nhập Nhóm nền kinh tế có mức thu nhập trung bình thấp, lại có sự phân hóa thu nhập tăng mạnh cùng với tăng trưởng nhanh, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ: “Kinh tế thị trường và toàn cầu hóa cũng làm cho một bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo.

Nhà nước cần có các chính sách đúng đắn, sử dụng những công cụ điều tiết nhằm khắc phục mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá, bảo đảm tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội”. Đối với vấn đề phức tạp này, Thủ tướng Chính phủ đã lý giải về vai trò của Nhà nước và thị trường: “Cần khẳng định rằng thị trường hoạt động theo quy luật của nó, trước hết là quy luật cạnh tranh, quy luật lợi nhuận. Sự phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa là chức năng của Nhà nước. Một mặt, Nhà nước cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khác phải “hoá giải” được tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm định hướng của sự phát triển. Từ đó, vai trò của Nhà nước không hề giảm đi mà phải được tăng cường trên những nội dung mới, theo những phương thức tác động mới”. Liên quan đến thị trường kinh tế hiện đại trong hội nhập, cũng cần có những chuyển biến trong bộ máy tổ chức và cán bộ, công chức. Thủ tướng viết: “Phải từ những quan điểm cơ bản về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đề ra mà hoàn thiện bộ máy nhà nước các cấp cả về chức năng, cơ cấu tổ chức, các quy định về phân cấp và giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường”. Đây là vấn đề cần làm ngay, nhưng cũng nên hiểu về mối quan hệ biện chứng của hạ tầng cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng để có sự xử lý thỏa đáng một cách biện chứng, với bước đi thích hợp, khi đụng tới con người.

Năm là, vai trò chủ thể của người tiêu dùng, cũng tức là vai trò chủ đạo của yếu tố “cầu” đối với “cung”, mà thị trường kinh tế hiện đại phải làm cho sự gặp gỡ cung-cầu được thực hiện một cách lành mạnh, nhân văn nhất có thể. Khi nhấn mạnh sự khác biệt của nền kinh tế hiện vật thời bao cấp với nền kinh tế thị trường hiện đại, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “một thể chế kinh tế thị trường hiện đại phải hướng về người tiêu dùng, lấy người tiêu dùng làm chủ thể. Phải không ngừng hoàn thiện các thiết chế bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, phát triển các trung tâm bảo vệ người tiêu dùng”. Từ đó, đã nhấn mạnh những việc cần làm ngay là “Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường công tác kiểm tra hàng hoá nhập khẩu và hàng hoá lưu thông trên thị trường nội địa; bổ sung các chế tài xử lý nghiêm các vi phạm. Rà soát, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn Luật Bảo vệ người tiêu dùng để đưa pháp luật vào cuộc sống; tạo lập các cơ sở pháp lý để khuyến khích phát triển các tổ chức phi chính phủ về bảo vệ người tiêu dùng”.

Cả năm đặc điểm đã phân tích trên của thể chế kinh tế thị trường hiện đại cần được thực hiện đồng bộ, nhất quán, có lộ trình thích hợp và những chuyển biến quyết đoán. Nhờ đó “sẽ tạo điều kiện để đất nước tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức trong một thế giới đang toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng và cạnh tranh gay gắt”.

Thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Cùng với việc xây dựng thể thế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một nền kinh tế thị trường hiện đại, tạo nên đột phá trong tư duy phát triển, thì vấn đề thứ hai đi cùng, cũng rất quan trọng là xây dựng nền kinh tế như thế nào, khi nền kinh tế hiện nay đang rất thiếu hiệu quả, thiếu động lực. Về vấn đề này, thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính phủ đã lý giải sâu sắc rằng: “Khi nói các đột phá chiến lược là tiền đề của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng hoàn toàn không có nghĩa là phải đợi thực hiện xong các đột phá mới thực hiện tiến trình này. Các tiền đề đã hình thành và sẽ được hoàn thiện trong suốt quá trình phát triển. Tái cơ cấu là công việc diễn ra tương đối liên tục dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ và sự dịch chuyển lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia cũng như trong từng doanh nghiệp”. Và nhấn mạnh sự quyết đoán của Đảng ta, khi Thủ tướng viết về vấn đề này xét trong chiến lược 10 năm và kế hoạch 5 năm: “Chính trên quan điểm đó và từ tầm nhìn của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020, Hội nghị Trung ương 3 khóa XI đã đặt yêu cầu thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng ngay trong thời kỳ kế hoạch 2011 – 2015”.

Trong bài viết của mình, Thủ tướng Chính phủ đã phân tích cội nguồn của các quyết sách này của Đảng ta là: “Mục tiêu của tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng là thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ theo yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế để có thể tham gia vào những công đoạn có giá trị gia tăng cao trong mạng sản xuất và chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu”. Tuy nhiên, khi đề cập tới ba lĩnh vực quan trọng cần đẩy mạnh tái cơ cấu, một số người, thậm chí không ít nhà kinh tế đôi khi đã có sự giải thích phần nào hơi hẹp, dễ gây hiểu lầm rằng hình như cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chỉ cần làm đôi ba việc như đã nêu với các lĩnh vực đầu tư, DNNN hay thị trường tài chính. Bài viết đã góp phần chỉnh sửa lại nhận thức này khi nhấn mạnh, quá trình cơ cấu lại nền kinh tế sẽ được thực hiện đồng bộ trên một số các nội dung chính quan trọng về cơ cấu lại các ngành, cơ cấu lại doanh nghiệp, điều chỉnh chiến lược thị trường, ... Những vấn đề này đã được viết rõ thêm, chắc chắn đòi hỏi các nhà kinh tế nước ta đào sâu hơn, để nhận thức cho rõ, làm cho đúng và đạt hiệu quả cao nhất của quá trình này.


Chuyển từ một ngành công nghiệp gia công lắp ráp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng thấp, sang phát triển các ngành chế tạo và chế biến có giá trị gia tăng cao... - Ảnh minh họa

Một là, về tái cơ cấu ngành (các ngành sản xuất và dịch vụ). Đây là một vấn đề rộng lớn, khi các ngành ngày càng được phân công và hợp tác đa dạng trên phạm vi quốc gia, vùng và quốc tế. Trong công nghiệp, Thủ tướng đã nhấn mạnh phải “chuyển từ một ngành công nghiệp gia công lắp ráp có hàm lượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng thấp, sang phát triển các ngành chế tạo và chế biến có giá trị gia tăng cao, tập trung phát triển các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và một số sản phẩm công nghệ cao mà nước ta có tiềm năng và lợi thế”. Quan điểm này đang được các ngành, các địa phương quán triệt và thi hành. Nhiều địa phương dù muốn tăng trưởng nhanh kinh tế, nhưng đã biết chọn lọc hơn để nói “không” với các dự án lắp ráp, công nghệ thấp, sử dụng nhiều nguyên liệu nhập ngoại và gây ô nhiễm. Việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng đang được chỉnh đốn đúng hướng để không ham chạy theo số lượng dự án, ham chạy theo các con số cam kết lớn, mà quên rằng, các dự án này tạo việc làm thế nào, tác động lan tỏa trong nền kinh tế và thúc đẩy xuất nhập khẩu đến mức nào...

Trong lĩnh vực dịch vụ, vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động, “nhất là các ngành là “mạch máu” của nền kinh tế như các dịch vụ tài chính, nâng cao năng lực quản trị, bảo đảm phòng tránh rủi ro và an toàn hệ thống”. Chính trong điều kiện đó, các hoạt động tái cơ cấu đã nhằm vào các lĩnh vực của thị trường tài chính, nhất là các ngân hàng thương mại, các kênh dẫn vốn khác nhau trong nền kinh tế. Những đây cũng là các lĩnh vực rất “nhạy”, nếu xử lý thiếu thận trọng, có thể gây tai hại cho nền kinh tế và người tiêu dùng, doanh nghiệp... Thủ tướng cũng nhấn mạnh: “Phát triển các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, đổi mới cơ chế nhằm khuyến khích phát triển và nâng cao chất lượng các dịch vụ công”. Trong nông nghiệp, một lĩnh vực năm vừa qua đã có những thành quả to lớn cả về quy mô và giá trị, với sản lượng lúa tăng hơn 2,2 triệu tấn và giá trị nông sản xuất khẩu đã đạt 25 tỷ USD. Đối với lĩnh vực quan trọng hiện có dân số làm nông nghiệp chiếm 48% lực lượng lao động và gần 70% dân cư sống ở nông thôn, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh “phát triển nền nông nghiệp hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao; gắn phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới và cải thiện đời sống nông dân. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn”. Để nâng cao năng suất nông nghiệp, cần “đưa công nghiệp và khoa học công nghệ tác động vào nông nghiệp trên tất cả các công đoạn từ nuôi trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, chế biến đến phân phối. Gắn việc áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất, phát triển các mô hình sản xuất lớn, từng bước hình thành các tổ hợp nông công nghiệp công nghệ cao; gắn kết các công đoạn của quá trình tái sản xuất trong một chuỗi giá trị bảo đảm phân phối hài hòa lợi ích giữa các công đoạn trong chuỗi gia trị đó”. Và Thủ tướng đã nhấn manh đúng rằng “đây là con đường cơ bản để phát triển nông nghiệp bền vững”.

Hai là, tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường, các hoạt động sản xuất riêng lẻ của các hộ gia đình đang ngày càng giảm bớt về quy mô và trở thành các “vệ tinh”, mắt xích của các doanh nghiệp nhiều loại, đang hoạt động trong nền kinh tế. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: “Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế được mở đường từ các chính sách vĩ mô nhưng lại phải được thực hiện trong từng doanh nghiệp. Tái cơ cấu doanh nghiệp là cơ sở tạo nên diện mạo mới của nền kinh tế”. Tuy nhiên, không thể nào có thể tái cơ cấu từng doanh nghiệp riêng lẻ, mà cần có một chính sách thống nhất, tạo môi trường thuận lợi nhất để các doanh nghiệp có thể tự điều chỉnh theo hướng hoạt động ngày càng hiệu quả trong các ngành, trên các địa bàn lãnh thổ khác nhau, trong sự đan xen và liên kết với nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng cuả thị trường trong và ngoài nước trong điều kiện hội nhập.

Để tạo nên năng suất ngày càng cao, hiệu quả ngày càng lớn, mang tính hệ thống, cần thực hiện “tái cơ cấu doanh nghiệp, phải ứng dụng những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý, phải đổi mới mô hình tổ chức và phương pháp quản trị doanh nghiệp phù hợp với sự thay đổi công nghệ sản xuất và sự phát triển của thị trường nhằm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp”. Dĩ nhiên trong quá trình này, cũng là tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực, cả công nhân trực tiếp sản xuất và các nhà quản lý kinh doanh thời thị trường hội nhập. Mọi người trong nền kinh tế phải không ngừng học hỏi để tiến bộ không ngừng và thích ứng với thị trường quốc tế thay đổi nhanh chóng.
Ba là, điều chỉnh chiến lược thị trường. Thích ứng với một nền kinh tế toàn cầu hóa, hội nhập sâu và cạnh tranh gay gắt, trên phạm vi cả nước và trong từng doanh nghiệp cần có sự điều chỉnh để thích nghi và phát triển không ngừng. Thủ tướng Chính phủ lưu ý rằng, “toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mở ra thị trường rộng lớn cho doanh nghiệp tăng khả năng tận dụng lợi thế do quy mô các dự án đầu tư và tiêu thụ sản phẩm”. Và cũng không quên cảnh báo rất đúng rằng, “toàn cầu hóa cũng làm tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, nhất là những nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta. Điều đó cũng dễ dẫn đến những bất định nhiều khi vượt khỏi khả năng dự báo”. Khi nghĩ về kinh nghiệm nước ta về việc mở rộng thị trường cạnh tranh của cá ba-sa ra ngoài thị trường Hoa Kỳ, mà cả Nga, Tây Âu, và các nước khác cũng như thị trường trong nước, với những đặc thù khác nhau về thói quen tiêu dùng đã mang lại hiệu quả, người đọc thấm thía là “phải đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu, hạn chế sự lệ thuộc vào một số ít thị trường, đồng thời phải hết sức coi trọng thị trường nội địa, nhất là địa bàn nông thôn”. Với một quan điểm biện chứng và sự hiểu biết rất thấu đáo về cơ chế thị trường hiện đại, Thủ tướng lưu ý “điều quan trọng không chỉ là tăng xuất khẩu vào từng quốc gia, vùng lãnh thổ mà là xâm nhập vào chuỗi giá trị trong bối cảnh mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu ngày càng phát triển” và đặt ra yêu cầu phải hình thành “chuỗi cung ngay trên thị trường trong nước”. Đây là con đường để phát triển thương mại bền vững- Thủ tướng nhắc nhở trong bài viết đầu năm.

Về tái cơ cấu đầu tư và ba lĩnh vực cấp bách cần cơ cấu lại. Những vấn đề tái cơ cấu đầu tư nói chung và đầu tư công đã được nói nhiều, nói khá kỹ, vì nó đụng chạm ngay đến mọi lĩnh vực phát triển của nền kinh tế. Cần lưu ý rằng, trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, việc điều chỉnh đầu tư công như đã nêu ra gần đây đã được các địa phương nhận thức rất rõ và thể hiện quyết tâm cùng hành động trong Hội nghị cuối năm triển khai kế hoạch 2012 tại Hà Nội giữa các thành viên Chính phủ và lãnh đạo các địa phương. Nhưng tái đầu tư không đồng nghĩa với giảm đầu tư nhất loạt, có hại cho số lượng và cả chất lượng tăng trưởng. Vì thế bên cạnh giảm đầu tư công và cơ cấu lại cho hiệu quả theo quan điểm hệ thống cả nước trong điều kiện mới, cũng cần lưu ý tạo điều kiện và môi trường kinh doanh thuận lợi như tín dụng với lãi suất hợp lý để bảo đảm tăng trưởng và việc làm, thu hút đa dạng các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước bên ngoài đầu tư công. Thủ tướng Chính phủ trong bài viết đã lưu ý thêm rằng cần “gắn kết và thực hiện đồng thời với tái cơ cấu các lĩnh vực nêu trên là tái cơ cấu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo một quy hoạch và một hệ thống phân cấp được rà soát chặt chẽ theo tầm nhìn dài hạn và tư duy liên vùng. Khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán, tập trung cho các công trình thiết yếu, sớm đưa vào khai thác, tạo điều kiện cho các yếu tố sản xuất dịch chuyển thuận lợi đến những vùng có tiềm năng phát triển, góp phần giảm chi phí vận tải, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Giảm tỷ trọng đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội; hoàn thiện cơ chế khuyến khích để thu hút mạnh đầu tư của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp nước ngoài, phát triển các phương thức đầu tư, đặc biệt là phương thức hợp tác công - tư (PPP), nâng cao hiệu quả đầu tư”.
Trong bài viết, Thủ tướng Chính phủ cũng đã nhấn mạnh, “các nội dung cơ cấu lại nền kinh tế phải được thực hiện trong suốt quá trình công nghiệp hóa nhưng phải được bắt đầu ở những lĩnh vực cấp bách nhất, đó là tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công; tái cơ cấu thị trường tài chính, trọng tâm là hệ thống các ngân hàng thương mại và tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước”. Thủ tướng giải thích vì sao Trung ương và Chính phủ đã lựa chọn các lĩnh vực này, cho đó là rất đúng đắn và cần thiết vì đây là “những lĩnh vực hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực bỏ ra và tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn kinh tế vĩ mô, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế”. Tái cơ cấu các lĩnh vực này còn có tác động thúc đẩy quá trình tái cơ cấu theo các nội dung toàn diện nêu trên.

Vấn đề tái cơ cấu kinh tế, với nội dung rất phong phú và đa dạng như trên đang được các cơ quan Chính Phủ xây dựng đề án chi tiết, nhưng cũng đã được Chính phủ quan tâm xây dựng thành đề án chung. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh “đang chỉ đạo sát sao việc xây dựng đề án tái cơ cấu trong từng lĩnh vực để triển khai mạnh mẽ theo những quy trình chặt chẽ cho từng bước với những mục tiêu cụ thể đặt ra cho mỗi bước, xác định rõ các tiêu chí đo lường và đánh giá kết quả. Yêu cầu đặt ra là phải bảo đảm sự đồng bộ khi thực hiện tái cơ cấu các lĩnh vực nói trên do mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa chúng, đồng thời tăng cường công tác giám sát việc thực hiện ở mỗi Bộ, ngành, địa phương và từng doanh nghiệp, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, không gây xáo động lớn cho nền kinh tế, “rút dây” mà không “động rừng”...”.

Vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng trưởng. Trong bài viết của mình, Thủ tướng Chính phủ đã phân tích rất rõ mối quan hệ biện chứng, đa chiều: tái cơ cấu nền kinh tế một mặt đòi hỏi chuyển đổi mô hình tăng trưởng và “chuyển đổi mô hình tăng trưởng là nội dung cơ bản của tái cơ cấu doanh nghiệp, là điều kiện để tăng hiệu suất sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, có tác động mạnh mẽ đến tái cơ cấu đầu tư và tái cấu trúc thị trường tài chính, góp phần giảm thiểu chi phí của quá trình tái cơ cấu. Phải chuyển mạnh từ tăng trưởng theo chiều rộng dựa vào tăng vốn đầu tư, khai thác tài nguyên đang ngày càng cạn kiệt và nguồn nhân lực chất lượng thấp sang mô hình tăng trưởng dựa vào việc áp dụng những thành tựu của khoa học công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao và phương pháp quản trị hiện đại; nâng cao mức đóng góp của các yếu tố tổng năng suất vào tăng trưởng”.

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh về mối quan hệ biện chứng đối với vấn đề khoa học công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao: “chuyển đổi mô hình tăng trưởng vừa là yêu cầu cấp bách vừa là nhiệm vụ lâu dài, gắn với phát triển nguồn nhân lực và quá trình đổi mới công nghệ sản xuất và quản lý. Để thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012, cùng với việc sớm phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ, Chính phủ sẽ ban hành các chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp; quy định tiêu chuẩn công nghệ trong Luật Đầu tư công và các dự án đấu thầu; khuyến khích mạnh các dự án áp dụng công nghệ mới và các dự án có lập trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ; tăng cường hợp tác công - tư trong việc hình các quỹ đầu tư mạo hiểm về khoa học công nghệ… Xây dựng văn bản pháp lý cao hơn để phát triển công nghiệp hỗ trợ”.

Không quên nhiệm vụ ngắn hạn, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đạt mức tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội. Thủ tướng Chính phủ nêu rõ vấn đề gắn các nhiệm vụ trước mắt với các vấn đề trung, dài hạn, mang tầm chiến lược: “Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012 phải tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Chính phủ, tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, thậm chí có nguy cơ rơi vào vòng suy thoái mới, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò mở đường, tạo cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nhưng kết quả phải được phản ánh trên từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải là chủ thể, có vai trò quyết định”.

Thông điệp đầu năm của Thủ tướng Chính Phủ đã tạo ra một nhận thức chung trên cơ sở “thuận lợi cơ bản là đã tạo được sự thống nhất cao về nhận thức trong cả hệ thống chính trị, có sự quyết tâm cao trong các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương và cộng đồng doanh nghiệp”.

Lời kết luận của thông điệp đầu năm đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc, và chắc chắn sẽ còn là chủ đề nghiên cứu để hiểu cho thấu triệt và không ngừng làm phong phú thêm trong hoạt động thực tiễn
, đó là “Phải chuyển nhận thức, quyết tâm thành hành động và hành động quyết liệt để vượt qua sức ỳ của quá trình khởi động, đặt tiến trình phát triển của đất nước vào quỹ đạo mới - Quỹ đạo phát triển bền vững” . Một tư duy sáng tỏ như vậy sẽ được đón nhận tích cực của mọi giới đồng bào. Khi đó, đúng là “dễ một lần không dân cũng chịu, khó trăm lần dân liệu cũng qua”. Mong rằng thông điệp này như một sự khẳng định về ý Đảng, lòng dân hòa hợp và trở thành sức mạnh mới mang tính thời đại trong mùa xuân 2012, đưa dân tộc ta tiếp tục vượt gian khó, phát triển bền vững.

Thủ tướng cũng lưu ý các Bộ, ngành cần sớm khắc phục một số hạn chế như công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chất lượng chưa cao, công tác qui hoạch, quản lý tài nguyên còn bất cập, hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật còn chưa nghiêm, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước còn lúng túng……

Trước hết với tinh thần tự phê bình và phê bình các thành viên Chính phủ, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng thực thực trạng, sớm triển khai kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ, ngành mình quản lý, chỉ rõ những ưu khuyết điểm, từ đó ra sức khắc phục những tồn tại,nhưng lời nói phải đi với việc làm trong công tác chỉ đạo, điều hành thì mới thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra trong năm 2012.

GS,TS Nguyễn Quang Thái