Một bài viết hết sức đúng. Lưu ý thêm: "Đỉnh điểm của sự thăng hoa (2006) chính là năm chuyển giao quyền lãnh đạo đất nước cho ông NTD".
Đằng sau sự biến động của vàng và đô-la
TIN LIÊN QUAN |
---|
Nhiều người có tiền đang trú chân vào hai loại tài sản này để đảm bảo rằng của cải của mình ít bị hao hụt nhất thay vì bỏ vốn làm ăn để tạo thêm của cải cho xã hội.
Tại sao lại như vậy?
Câu trả lời ở đây là chính là lòng tin và kỳ vọng vào khả năng sinh lời của đồng tiền.
Chúng ta biết rằng, khi kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường kinh doanh tốt thì người dân sẽ bỏ vốn ra làm ăn để đồng tiền của mình sinh lời. Kết quả là nền kinh tế sẽ tăng trưởng tốt và cả xã hội khấm khá lên.
Ngược lại, khi bất ổn vĩ mô xảy ra, đồng vốn sẽ được chuyển vào những tài sản ít có khả năng hao hụt nhất thay vì được đưa vào hoạt động kinh doanh. Hậu quả là những bất ổn vĩ mô sẽ trầm trọng hơn và cả xã hội bị thiệt hại.
Những gì đã và đang xảy ra ở Việt Nam kể từ khi Đổi mới đến nay cho thấy rất rõ điều này.
Thống đốc NHNN với bài toán khó từ thực trạng cấu trúc nền kinh tế. Ảnh: Tuổi trẻ |
Khi cuộc khủng hoảng kinh tế hết sức trầm trọng, được kích hoạt bằng sự kiện đổi tiền năm 1985, nổ ra, nền kinh tế Việt Nam đã rơi vào tình trạng hết sức khó khăn. Hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn. Nhiều người đã “tị nạn” khỏi tiền Đồng bằng cách mua bất kỳ thứ gì có thể. Lúc này, thị trường vàng và Đô-la hoạt động hết sức sôi động cho dù việc mua bán ngoại tệ bị cấm.
Hậu quả là kinh tế xã hội Việt Nam ở thời điểm bấy giờ rơi vào tình trạng hết sức rối ren, ai cũng cảm thấy bất an, nhất là trong bối cảnh khối xã hội chủ nghĩa đang bị tan rã và sụp đổ.
Rất may là chính sách đổi mới được bắt đầu tư Đại hội VI của Đảng không chỉ giúp Việt Nam thoát khỏi một cuộc khủng hoảng trầm trọng mà còn đưa kinh tế nước nhà sang một trang mới với những thành công hết sức ấn tượng.