Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

TRÍ THỨC LÀ GÌ?

Trí thức là gì?

Tháng Chín 15, 2011
Đôi lời: Thời gian gần đây, nhiều người bàn về trí thức. Vậy trí thức là gì? Ai là trí thức? Vai trò của trí thức như thế nào trong xã hội?…
Nhận được bản dịch công phu của dịch giả Quốc Trung, Da Vàng blog xin giới thiệu cùng quý độc giả để cùng tìm hiểu, nghiên cứu.
Tác giả: Chức Sa Mộng – Người dịch: Quốc Trung
Về định nghĩa trí thức là gì, theo quan điểm thịnh hành ở các nước, trí thức là chủ thể đã qua đào tạo chuyên ngành, nắm vững kiến thức chuyên môn, lấy tri thức làm thủ pháp mưu sinh, lấy lao động trí óc làm nghề nghiệp
Hiện nay, giới học thuật Trung Quốc nhìn chung cho rằng, trí thức là người lao động trí óc có trình độ văn hóa tương đối cao, chủ yếu lấy việc sáng tạo, tích lũy, tìm hiểu, truyền bá, quản lí và ứng dụng kiến thức văn hóa khoa học là ngành nghề, được phân bố trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục, kĩ thuật công trình, văn hóa nghệ thuật, y tế…, là chủ thể được Trung Quốc gọi chung là “tầng lớp có thu nhập trung bình”.
Trí thức với tư cách là một khái niệm mang tính chính trị và là một tầng lớp xã hội tương đối độc lập sẽ tồn tại lâu dài, và cuối cùng sẽ phát triển cùng với trình độ cao của sức sản xuất, sẽ biến mất cùng với sự biến mất của khoảng cách chênh lệch giữa công nhân với nông dân, giữa nông thôn với thành thị, giữa lao động trí óc với lao động thể lực.
1) Trí thức là một trong 4 loại người lao động lớn của Trung Quốc: Công nhân, nông dân, quân nhân, trí thức, tức trí thức là người lao động trí óc, người lao động kĩ thuật chuyên môn. Như: Giáo viên, bác sĩ, kĩ sư và nhà khoa học đều là những trí thức điển hình.
2) Trí thức là người đọc sách (“độc thư nhân”) thời cổ đại, hoặc là sự tiếp diễn hiện đại của “sĩ” thời cổ đại. Hoài bão của “độc thư nhân” thời cổ đại là “dĩ thiên hạ vi kỉ nhiệm, vi quốc (đế) phân ưu, vi dân thỉnh nguyện”, đồng thời hoàng đế cũng thực sự trọng đãi và tôn trọng họ. Xét từ góc độ này, xã hội Trung Quốc hiện đại đã không còn trí thức.
3) Xã hội hiện đại vẫn có những người thích được ở vào địa vị trí thức, hoặc có thói quen nói những lời kính cẩn với trí thức, thường là chỉ những người có trình độ văn hóa tương đối cao, học hành tương đối nhiều.
4) Biệt danh của trí thức là “xú lão cửu” (tạm dịch: loại người thối tha thứ 9), phản ánh địa vị chính trị và kinh tế thấp hèn của trí thức trong và sau Cách mạng Văn hóa .

I. Đối tượng mà từ “trí thức” muốn chỉ là gì?
Không ít học giả Trung Quốc cho rằng từ “trí thức” (tiếng Hán: tri thức phần tử “知识分子”- ND) được dịch từ tiếng Tây. Giáo sư Diệp Khải Chính ở Khoa xã hội Trường Đại học Đài Loan đã có sự trao đổi khá tường tận về vấn đề này. Theo quan điểm của Diệp Khải Chính, khái niệm “trí thức” bắt nguồn từ Phương Tây. Ở Châu Âu có hai từ có liên quan đến khái niệm “trí thức”, nếu nói theo tiếng Anh tương đối thông dụng hiện giờ thì một là intelligentsia (giới trí thức – ND), hai là intellectual (người trí thức – ND).
Hai từ này lần lượt thuộc Đông Âu và Tây Âu, mang ý nghĩa lịch sử khác nhau.
Từ intelligentsia bắt nguồn từ nước Nga, do nhà văn Nga Boborykin (Petr Dmitrievich Boborykin; 1836-1921 đề xuất vào năm 1860, được dùng để chỉ riêng một nhóm nhân vật đã đưa triết học Đức vào nước Nga.

Nước Nga Sa hoàng khi ấy còn khá lạc hậu, du học sinh đem những tư tưởng và lối sống của xã hội Tây Âu, tỏ ra bất mãn với tình trạng nước Nga đương thời, hoặc cao đàm khoát luận về lí tưởng sặc mùi chủ nghĩa không tưởng và học theo lối sống của xã hội thượng lưu Phương Tây, hoặc bắt tay vào cải cách xã hội thực tế. Trong số họ sau này đã hình thành nên những nhóm tư tưởng khác nhau, như chủ nghĩa Dân túy, chủ nghĩa Tự do, chủ nghĩa Tân Căng-tơ…

Có học giả lại cho rằng intelligentsia có nguồn gốc từ Ba Lan, được sử dụng bởi nhà triết học Ba Lan Karol Libelt (1807-1875).
Ba Lan khi ấy đã có một tầng lớp xã hội mang tính đồng nhất rất cao về mặt văn hóa, cả đặc điểm tâm lí, lối sống, địa vị xã hội lẫn hệ thống giá trị của họ đều mang màu sắc riêng.
Tầng lớp này là giới quí tộc thị thành có ruộng đất, khác với tầng lớp trung lưu mới nổi, đã thiết lập một hệ thống giáo dục của mình nhằm duy trì lối sống mang màu sắc riêng.
Trong hệ thống này, học sinh học kiến thức thuộc đủ mọi phương diện, và đặc biệt chú trọng bồi dưỡng ý thức lãnh đạo và trách nhiệm xã hội mạnh mẽ. Những người được đào tạo trong môi trường này hết sức coi trọng nền học thức của mình và lấy đó làm tự hào.
Về sau, tinh thần của giới quí tộc này đã được những người học đại học ở Ba Lan kế thừa, họ dũng cảm phê phán xã hội, coi đại sự quốc gia là trách nhiệm của mình.
Khi Ba Lan bị các cường quốc chia cắt, lớp người này trở thành lực lượng chủ yếu trong công cuộc cứu nước và chống lại giai cấp thống trị. Vì thế, nếu xét từ ý nghĩa lịch sử của từ intelligentsia , thì trí thức là lớp người được qua học hành tương đối, có óc phê phán và có tinh thần phản kháng đối với hiện trạng, họ hình thành nên một tầng lớp riêng biệt trong xã hội.
Tầng lớp này cùng những đặc tính truyền thống của nó đã dần bị tan rã và biến mất sau Cách mạng Tháng Mười.
Thời đại Liên Xô cùng những ảnh hưởng của cuộc Cách mạng Tháng Mười đã sản sinh ra các nước xã hội chủ nghĩa của cách mạng vô sản, đều định nghĩa trí thức là những nhà chuyên môn làm lao động trí óc, mà không còn chỉ một tầng lớp riêng có ý thức xã hội và óc phê phán mạnh nữa.
Từ “trí thức” có nguồn gốc từ Tây Âu khác với từ Đông Âu.
Intellectual có nguồn gốc từ nước Pháp, được khởi nguồn từ Vụ án Dreyfus.
alt
Tôi lên án
(J’accuse), bài trên báo L’Aurore số ra ngày 13/1/1898

Ngày 13/01/1898, Zola đã viết một bức thư ngỏ gửi Tổng thống với đầu đề “Tôi lên án”, kêu gọi xét xử lại Vụ án Dreyfus vì bị vu cáo. Ngày hôm sau, bức thư ngỏ này đã được đăng trên tờ “Tia sáng”, chủ bút Clémenceau (có lẽ là Georges Clemenceau; 1841-1929 – ND) đã dùng câu “Tuyên ngôn của giới trí thức” (Manifeste des intellectuels) để mô tả nó.
Về sau, chỉ cần cứ nhắc đến intellectuels là người ta hiểu ngay đó là những nhà văn, giáo viên, nhà báo chủ trương hoặc đồng tình với việc sửa sai cho Dreyfus (…).
Vì thế, intellectuels trong tiếng Pháp được dùng để chỉ nhóm nhà văn, giáo viên, nghệ sĩ nổi tiếng về học thuật, họ phê phán nền chính trị và trở thành trung tâm của ý thức xã hội đương thời.
Truyền thống này được khởi nguồn từ những người có qua học hành sau Đại Cách mạng Pháp. Họ phản kháng lại xã hội đương thời vừa bằng những chuẩn mực, biện pháp, đàm luận cổ súy cho triết học thực chứng, lại vừa mang khí phách cách mạng khá sâu đậm.
Phần lớn những người này không thuộc giới học thuật, mà là từng nhiều năm chuyện trò bàn luận trong các quán cà phê, mang theo tinh thần kiểu Messianic Bohemians, coi mình có sứ mệnh phải lo cho thiên hạ.
Nếu xét theo truyền thống này thì intellectuel không mang ý nghĩa giai cấp xã hội, mà chỉ chú trọng đến tâm thái cá nhân cùng vai trò của mình trong xã hội.

alt alt
Do hàm nghĩa lịch sử của hai từ trên không giống nhau, cho nên trong tiếng Anh hiện đại thường dùng intellectual để chỉ “người trí thức”, và dùng intelligentsia để chỉ “tầng lớp trí thức”.
Trung Quốc thời cổ đại, các khái niệm gần với hàm nghĩa của “trí thức” là “sĩ” hoặc “sĩ đại phu”.
“Sĩ” chiếm vị trí trung tâm trong cơ cấu xã hội truyền thống Trung Quốc, nằm trong “tứ dân chi đạo” sĩ, nông, công, thương.
Tuân Tử có thuyết pháp “Nho giả tại bản triều tắc mĩ chính, tại hạ vị tắc mĩ tục”, nói lên chức năng chính trị và văn hóa xã hội của “sĩ”.
Kể từ thời Tần Hán, ở những thời kì tương đối ổn định, sự duy trì trật tự chính trị và trật tự văn hóa đều nằm trong tay “sĩ”; còn ở những thời kì hắc ám hoặc hỗn loạn, “sĩ” cũng thường gánh vác nhiệm vụ phê phán chính trị hoặc phê phán xã hội.
Bằng hình thức hương cử, lý tuyển ở đời Hán và chế độ khoa cử từ thời Tùy Đường, “sĩ” có thể được bước vào hàng ngũ quan lại qua thi cử, nghĩa là “học nhi ưu tắc sĩ”, cả hệ thống quan lại về đại thể đều do “sĩ” thao túng.
Thông qua các tổ chức xã hội tông tộc, học hiệu, hương ước, hội quán…, “sĩ” trở thành tầng lớp lãnh đạo của xã hội dân gian.
Vì thế, theo tâm lí xã hội thông thường, “sĩ” là người “độc thư minh lí”; thứ đạo đức và sự rèn luyện tri thức (chủ yếu là Nho gia kinh điển) mà họ được thụ hưởng khiến cho họ trở thành hạng người được lựa chọn duy nhất có tư cách trị lí quốc gia và lãnh đạo xã hội

 alt
Theo Dư Anh Thời, trí thức Trung Quốc khởi xuất từ  một cội nguồn văn hóa khác hẳn với Phương Tây.
Bắt đầu từ thời Khổng Tử, trí thức tự gánh lấy “đạo”, mà thứ “đạo’ này chỉ riêng có ở Trung Quốc.
Ba học phái lớn thời Tiên Tần, là Nho, Mặc, Đạo, mặc dù đều có đạo riêng của mình, nhưng cũng không nằm ngoài sự đại diện cho “đạo” này.
Trí thức Phương Tây thời cận đại về cơ bản là những nhân vật “thế tục” (Secular) đã thoát li khỏi tôn giáo Trung cổ.
Họ ít nhiều đều có xuất thân tôn giáo, song khi phê phán xã hội, họ lại khỏi cần dựa vào tín ngưỡng tôn giáo hoặc lí luận Thần học.
Trái lại, chỗ dựa của họ thường chỉ là “lí tính” hoặc “lương tâm trí thức” cá nhân.
Mặt khác, “đạo” của Phương Tây thời Trung cổ là được kí thác ở Cơ đốc giáo, đó là “đạo” được Thượng đế khải thị; kẻ đại diện cho nó là tăng lữ Giáo hội và nhà thần học – quyền uy tinh thần ngang hàng với quyền uy chính trị thế tục.

alt
The Tribute Money – tranh của họa sĩ Phục hưng Ý Masaccio vẽ
về điển tích “Render unto Caesar the things which are Caesar’s, and unto God the things that are God’s”

Vì thế, trí thức Phương Tây thời cận đại không chịu tự nhận mình khởi nguồn từ truyền thống tôn giáo này, bởi vì họ đã không còn tuân thủ nguyên tắc “Cái gì của Caesar thì trả lại cho Caesar, cái gì của Thượng đế thì trả lại cho Thượng đế” nữa, thứ mà họ muốn quản là cái của Caesar.
Trí thức Trung Quốc khởi xuất từ trực tiếp kế thừa truyền thống Tam Đại.
Xuân Thu Chiến Quốc là một thời đại “lễ băng nhạc hoại”; lễ nhạc đã không xuất  từ thiên tử, mà là xuất từ chư hầu, thế nên Khổng Tử mới quở trách là “thiên hạ vô đạo”. Tầng lớp thống trị vừa không thể đảm trách “đạo”, cái gánh “đạo” bèn rơi vào tay “sĩ” được hiểu một cách đúng đắn là “lễ ý”.
Xét về nghĩa này, có thể nói Khổng Tử là  bậc trí thức hàng đầu xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc.
“Sĩ” trước Khổng Tử chỉ là một tầng ớp cố định trong xã hội quí tộc cổ đại.
Sau Khổng Tử, nguồn gốc xuất thân của “sĩ” bắt đầu thay đổi.
Khổng Tử trước tiên bèn giới thuyết thêm cho “sĩ”.
Ông nói: “Sĩ trí vu đạo, nhi sỉ ố y ố thực giả, vị túc ư nghị dã”(…). “Luận ngữ” . Lí nhân  lại nói: “Sĩ nhi hoài cư, bất túc dĩ vi sĩ hĩ”(…). Loại “sĩ” mới này (cùng với “Hiến vấn” ở trên) chính là nguyên mẫu trí thức mà chúng ta nói tới.
“Đạo” thời thượng cổ chứa đựng thành phần (“thiên đạo”) mang tính tôn giáo, truyền thống này tới tay Khổng Tử đã không còn đi theo hướng “thiên đạo” (đạo trời) nữa mà đã chuyển sang lĩnh vực “nhân đạo” (đạo người).
Sau Khổng Tử, bách gia ý khởi, tuy giữa các “đạo” khác nhau, nhưng về đại thể vẫn đều lấy việc tạo dựng lại trật tự chính trị xã hội làm cái đích cuối cùng. Cho nên, tính cách lịch sử của trí thức Trung Quốc đã chịu sự qui định của truyền thống văn hóa mà mình kế thừa; nếu xét theo kiểu “cái của Xêda”, thì tiếp cận với trí thức Phương Tây thời cận đại; còn nếu xét theo kiểu đại diện cho “đạo”, thì lại tiếp cận với tăng lữ và nhà thần học Phương Tây thời Trung cổ.

alt
Trí  thức, nếu xét theo ý nghĩa của Trung Quốc thời cận đại, xuất hiện ở Trung Quốc sau Chiến tranh Nha phiến, chịu sự ảnh hưởng của nền văn minh Phương Tây, đi kèm với việc phế bỏ khoa cử, chấn hưng tân học, thoát thai từ giới sĩ đại phu phong kiến trong quá trình chuyển từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến.
Họ hoặc là truyền bá tư tưởng mới, kiến thức mới, hoặc là làm các nghiên cứu học thuật thời cận đại, hoặc là mở các xí nghiệp thời cận đại, hoặc là dồn sức vào công cuộc xây dựng hiện đại hóa.
Nghiêm Phục, Lương Khải Siêu, Chiêm Thiên Hựu… có thể được coi là đại diện cho trí thức thế hệ đầu của Trung Quốc.
Ngày nay, khi chúng ta sử dụng từ “trí thức” thì hàm nghĩa của nó đã khác xa so với “sĩ” của Trung Quốc thời cổ đại, và hoàn toàn khác với cách dùng của Phương Tây, nó thường được dùng để chỉ những người lao động trí óc đã qua học chuyên ngành ở một trình độ nhất định, có kiến thức chuyên môn, làm công việc kĩ thuật chuyên môn đồng thời có chức danh tương ứng.

II. Trí thức điển hình có những đặc tính cơ bản nào

Theo quan điểm duy vật Mác-xít, trí thức là sản phẩm  của lịch sử xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định.
K.Marx nói: “Khi hiệu suất lao động sản xuất của con người vẫn còn cực thấp, chỉ có thể tạo ra mức thặng dư hết sức ít ỏi ngoài những tư liệu sinh hoạt cần thiết, thì việc nâng cao sức sản xuất, mở rộng trao đổi hàng hóa, phát triển nhà nước và luật pháp, mở mang nghệ thuật và khoa học, đều chỉ có thể thực hiện được bằng một sự phân công lớn hơn, nền tảng của sự phân công này là làm một cuộc đại phân công giữa quần chúng lao động thể lực đơn thuần với thiểu số những người cầm quyền quản lí lao động, kinh doanh buôn bán, quản lí quốc sự cùng làm nghệ thuật và khoa học sau này”.
Điều này có nghĩa trí thức là sản phẩm của sự phân công xã hội chia tách lao động trí óc với lao động thể lực..
Như vậy có thể nói, đặc tính cơ bản của trí thức là “người lao động trí óc”.
Nhà  xã hội học đương đại T.Parsons đã xuất phát từ chủ nghĩa kết cấu chức năng để tìm ra cội nguồn văn hóa sản sinh ra trí thức.
Theo quan điểm của T.Parsons, trí thức được sinh ra dựa vào hai điều kiện: Một là sự xuất hiện của văn tự, hai là “sự đột phá của triết học”.
Cái gọi là sự đột phá của triết học được dùng để chỉ con người đã có được một sự nắm bắt khái niệm hóa đối với môi trường tự nhiên và thế giới vũ trụ mà mình dựa vào đó để sinh tồn, tức đã ý thức được mối quan hệ giữa cái tôi với thế giới.
Con người không chỉ là một sự tồn tại mang tính sinh học, mà ngoài những nhu cầu mang tính sinh học ra, anh ta còn có những nhu cầu mang tính tâm lí, tức sự truy cầu ý nghĩa cuộc sống, sự truy cầu giá trị lớn nhất, sự truy cầu tiếp xúc được với thế giới vũ trụ.

alt


Nói một cách khác, anh ta có một loại nhu cầu là hiểu được “Tại sao?”.
Để đáp ứng cho nhu cầu ấy mà đã xuất hiện chuyên gia về văn hóa, tức trí thức xét về một ý nghĩa nào đó.
Chức năng chủ yếu nhất của trí  thức chính là trăn trở để giải đáp những vấn đề ấy.
Đó chính là nguyên nhân cắt nghĩa vì sao hầu hết trí thức đều khởi nguồn từ giáo sĩ, nhà tiên tri, nhà triết học.
Vì thế, chức năng của trí thức chủ yếu mang tính văn hóa, những làm có liên quan đến các hoạt động mang tính văn hóa như giá trị, quan niệm, kí hiệu…, nhằm thiết lập một hệ thống ý nghĩa mang tính văn hóa cho xã hội.
Ở buổi đầu của sự phát triển xã hội, văn tự là thứ kí hiệu tượng trưng mà chỉ có một số ít người nắm được, vì thế mà mang tính chất “thần thánh”.
Trong một xã hội mà văn tự được quần chúng cả xã hội sùng bái, thì trí thức mới có thể trở thành một tầng lớp, một nhóm được nhận dạng.
Xét từ góc độ này, trí thức cần là “chuyên gia về văn hóa”, chứ không chỉ là “người lao động trí óc” chung chung, hoặc trí thức là một bộ phận người quan tâm đến đồng thời tạo ra, làm sáng tỏ và truyền bá các giá trị văn hóa trong số “người lao động trí óc”.
Chức năng của trí thức một khi đã là giải thích thế  giới ngoại tại, thì lẽ dĩ nhiên là bao giờ cũng có thiên hướng hoài nghi và phê phán, cách nghĩ và quan điểm bao giờ cũng có khoảng cách so với hiện trạng xã hội.
Không có một xã hội hiện thực nào là tròn trĩnh cả, vì thế mà trí thức luôn tỏ ra không hài lòng với hiện trạng xã hội, bao giờ cũng phê phán cái xã hội mà anh ta đang ở vào, bao giờ cũng có ý muốn cải tạo hoặc làm cho xã hội tốt đẹp hơn theo lí tính và theo lí tưởng của mình.
Đây có lẽ là hình ảnh của người trí thức điển hình nhất trên thế giới từ xưa đến nay. Nhờ hình ảnh này mà anh ta được đánh đồng một cách lãng mạn với lương tâm của xã hội.
K.Marx và F.Engels có thể được xem là đại diện điển hình, họ sáng lập ra học thuyết về chủ nghĩa xã hội khoa học, làm rõ được qui luật khách quan chủ nghĩa tư bản phát sinh, phát triển rồi cuối cùng đi đến diệt vong, kêu gọi giai cấp vô sản lãnh sứ mệnh đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, đánh hồi chuông cầu nguyện cho chế độ cũ.
K.Marx và F.Engels được suy tôn là “người thầy dẫn dắt cách mạng vô sản”, song họ lại không phải xuất thân từ giai cấp vô sản, thành phần xã hội thực chất của họ là trí thức. Qua đây có thể thấy, trí thức còn là lực lượng tự phê phán và là người có tiếng nói đại diện cho quần chúng trong xã hội.
Do trí thức bao giờ cũng phê phán xã hội anh ta đang ở vào, cho nên anh ta bao giờ cũng có mối quan hệ căng thẳng mang tính bẩm sinh với giới quyền uy chính trị.
Một mặt, trí thức muốn tạo một khoảng cách với giới quyền uy chính trị, để giữ được tư cách là người phê phán riêng biệt của mình; mặt khác, giới quyền uy chính trị cũng chẳng ưa gì trí thức, sợ rằng quyền uy của mình sẽ bị hoài nghi và chỉ trích.
Xét về điểm này, trí thức còn có chiều hướng lánh xa giới quyền uy chính trị.
Bởi trí thức không chỉ nắm tri thức mà không chiếm hữu tư liệu sản xuất, cho nên sẽ không chiếm hữu một vị trí độc lập trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội, không phải là một giai cấp độc lập, trong một vài thời kì lịch sử nhất định của xã hội thậm chí còn không gắn kết thực sự với bất cứ một giai cấp hoặc tầng lớp nào trong xã hội.
Mao Trạch Đông từng ví trí thức của nước Trung Quốc thực dân nửa phong kiến với lông mao, cho là họ phụ bám trên da bọn đế quốc, giai cấp phong kiến, giai cấp tư sản quan liêu, giai cấp tư sản dân tộc và giai cấp tiểu tư sản, cách mạng dân chủ đã lột sạch 3 tấm da đầu, còn cách mạng xã hội chủ nghĩa lột sạch 2 tấm da sau. “Da đã bị lột, lông còn biết bám vào đâu”, kết quả là chỉ còn biết bám vào thân giai cấp vô sản.

altKarl Mannheim, nhà sáng lập môn xã hội học tri thức thì cho rằng, một đặc tính cơ bản của trí thức là tự do bay bổng (free-floating).
Xét từ điểm này, bản thân trí thức chẳng phải là một giai cấp và tầng lớp xã hội độc lập, cũng chẳng gắn kết thực sự với gia cấp hoặc tầng lớp nào khác trong xã hội, mà là một tập hợp người tương đối tự do bay bổng trong xã hội.
Xét về đại thể, trong ngữ cảnh Phương Tây hiện đại, trí thức có 3 đặc tính cơ bản:
Một: Đã qua đào tạo chuyên ngành, nắm được kiến thức chuyên ngành, biết cách sử dụng những kí hiệu tượng trưng để giải thích vũ trụ nhân sinh;
Hai: Lấy tri thức làm thủ pháp mưu sinh, lấy lao động trí óc làm nghề nghiệp, hình thành nên một tầng lớp xã hội không gắn kết thực sự với giai cấp khác, không lệ thuộc vào thể chế hiện tại, “tự do bay bổng”, tương đối độc lập;
Ba: Có ý thức về trách nhiệm xã hội mạnh mẽ, có thái độ phê phán đối với chính trị đương thời, thường tỏ ra không hài lòng với hiện trạng.
alt
Đặc tính thứ ba, sau khi qua Michael Confino tổng hợp ý kiến của các nhà khoa học, đã được qui tụ lại thành 5 điểm sau:
1) Quan tâm sâu sắc đến tất cả mọi vấn đề thuộc lợi ích chung – bao gồm những vấn đề về các phương diện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị;
2) Tầng lớp này thường tự có cảm giác mình mắc tội, vì cho rằng việc giải quyết quốc gia đại sự và những vấn đề nói trên đều có trách nhiệm cá nhân của họ;
3) Có thiên hướng xem tất cả những vấn đề về chính trị, xã hội là thuộc vấn đề đạo đức;
4) Bất luận là về mặt tư tưởng hay về mặt đời sống, những người thuộc tầng lớp này đều cảm thấy mình có nghĩa vụ tìm ra lời giải đáp mang tính logic cuối cùng cho mọi vấn đề;
5) Họ tin chắc rằng hiện trạng xã hội bất hợp lí, cần phải thay đổi.
Năm điểm do M.Confino tổng hợp về đại thể là phù hợp với truyền thống trí thức Trung Quốc, nhất là về mặt tinh thần trách nhiệm và quan tâm thế sự. Từ “nhân dĩ vi kỉ nhiệm” của Tăng Sâm đến “dĩ thiên hạ vi kỉ nhiệm” của Phạm Trọng Yêm đều hiển thị điều trí thức Trung Quốc có tinh thần trách nhiệm sâu sắc đối với những vấn đề thuộc các phương diện đạo đức, chính trị, xã hội.
Nói về mặt quan tâm thế sự, lại càng nên dẫn câu sau trong bộ câu đối của Đông Lâm Đảng Cố Hiến Thành cuối đời Minh: “Gia sự, quốc sự, thiên hạ sự, sự sự quan tâm”.
Cho đến khi nước Trung Quốc mới được thành lập, tinh thần của truyền thống “quan tâm” này vẫn tràn đầy sức sống trong sinh mệnh của trí thức Trung Quốc.
Đặng Thác bèn viết một thiên tạp văn “Sự sự quan tâm” trong “Yến Sơn dạ thoại”. Ông còn viết trong bài thơ có tên “Ca xướng Thái Hồ”: “Đông Lâm giảng học kế qui sơn, sự sự quan tâm thiên địa gian. Mạc vị thư sinh không nghị luận, đầu lô trịch ngoại huyết ban ban”. Đây chính là minh chứng cho sự diên miên bất tuyệt của truyền thống trí thức Trung Quốc.
Người trí thức đại diện cho “lương tâm xã hội” tồn tại cả trong xã hội Phương Tây lẫn xã hội Trung Quốc.
Song, nếu quan sát từ góc độ lịch sử, thì truyền thống này ở Phương Tây là một hiện tượng hiện đại. Nhìn chung, tầng lớp trí thức được hình thành không trước thế kỷ 17, 18.
Nhà tư tưởng (philosopher) trong phong trào Khai sáng ở Tây Âu dại thể có thể đại diện cho nguyên hình trí thức Phương Tây; nguồn gốc xa xưa intellegentsia của nước Nga cũng chỉ có thể tính ngược dòng đến thế kỉ 18.
So với Phương Tây, truyền thống trí thức Trung Quốc có thể được coi là xa xưa hơn, ít nhất cũng được tính từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, đã có lịch sử hơn 2000 năm, và dường như có thể nói là chưa từng bị gián đoạn.
Từ xưa đến nay, Trung Quốc luôn có một nhóm người không đông về cơ bản là xử lí văn tự, tức là “đọc thư nhân” hoặc “sĩ” như vẫn thường nói, họ có cả một truyền thống được hun đúc bằng Nho học.
Theo ý kiến của Tiền Mục, “sĩ” do học lễ mà dẫn đến phê phán tất cả những thứ phi lễ trong giới quí tộc đương thời, Khổng Tử là đại diện điển hình.
Bách gia chư tử có thể nói là lần đầu tiên tỏ rõ nhất sự bất mãn đối với xã hội và giới quí tộc đương thời. Sau khi chế độ khoa cử được thiết lập, “sĩ” của Trung Quốc tỏ ra hết sức bạc nhược trước sự cám dỗ của con đường tấn thăng đã thành chế độ cùng với sự đè nén của thể chế chính trị quân quyền chí thượng.
Trong tình hình ấy, đặc tính của “sĩ”, dưới sự dẫn dắt của tinh thần nhân văn, lấy thành tựu đạo đức cá nhân theo kiểu nội phát làm nền, là chăm chút tu dưỡng cá nhân, lấy thành tựu làm qui phạm luân lí đạo đức phổ biến, từ đó mà suy diễn sang hệ chính trị, chứ không phải là lấy thành tựu tri thức làm chủ đề.
Vì thế, “sĩ” của Trung Quốc cổ đại về mặt truy cầu tinh thần trước sau vẫn không quên được chính trị, cho dù là Lão Tử hay Trang Tử, thì khi viết sách dạy học vẫn hết sức hào hứng với chính trị.
Xét về đại thể, “sĩ” của Trung Quốc cổ đại có 2 điểm khác cơ bản với trí thức của Phương Tây thời cận đại:
Một, “sĩ” của Trung Quốc không truy cầu tri thức như trí thức Phương Tây, mà lấy tư tưởng Nho gia là cốt lõi, chú trọng luân lí đạo đức, truy cầu sức mạnh đạo đức nội hóa để ràng buộc mình, nhào nặn nên nhân cách cho mình, bằng đạo “nội thánh ngoại vương” của “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, bằng “vi thiên địa lập tâm, vi sinh dân lập mệnh”, “vi vương giả sư”, dùng Nho học để giáo hóa thiên hạ.
Hai, trí thức Phương Tây thời cận đại là sản phẩm của chủ nghĩa tư bản, họ lấy “xã hội thị dân” làm môi trường sinh tồn, có thể dựa vào tri thức và kĩ năng của mình để tìm chỗ đứng trong đời, làm nghề tự do, mưu sinh độc lập, được tương đối tự do bay bổng trong một môi trường như vậy thì sẽ không có được bao nhiêu mối liên hệ tất yếu nội tại với thể chế cùng giai cấp thống trị chiếm địa vị chi phối.
“Sĩ” của Trung Quốc cổ đại thì lệ thuộc và phục vụ, theo tính chế độ, cho thể chế hiện tồn, họ vừa là sản phẩm của thể chế hiện tồn lại vừa tạo ra đồng thời bảo vệ thể chế ấy, hơn nữa chỉ có làm một thành viên hoặc quân hậu bị của giai cấp thống trị thì mới có giá trị để tồn tại.
“Học nhi ưu tắc sĩ” chính là biểu trưng điển hình của tính lệ thuộc này.
Dù “sĩ” của Trung Quốc cũng coi trọng “hồng nghị”, coi trọng “dĩ thiên hạ vi kỉ nhiệm”, nhưng cũng chỉ khi ở vào thuận cảnh thì mới thể hiện được tinh thần tiến thủ tích cực của Nho gia, còn một khi đã bị rơi vào nghịch cảnh, thì lại chuyển hướng Lão Trang, lui về điền viên, tức điều gọi là “Nho Đạo hỗ bổ”.

III.  Trong đời sống hiện thực, trí thức trên thực tế chỉ những người nào
Căn cứ theo các đặc tính của trí thức, người trí thức điển hình bao gồm nhà triết học, nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ, nhạc sĩ…
Ở đây, trí thức không phải là người lao động trí óc được hiểu theo cách thông thường, mà là chỉ một bộ phận người quan tâm đến các giá trị văn hóa của nhân loại, có ý thức trách nhiệm đối với xã hội nằm trong số người lao động trí óc, về đại thể tương đương với “nhà tư tưởng”.
Nếu một nhà khoa học kiệt xuất vắt kiệt cuộc đời mình, không từ gian khổ để phát minh ra bom nguyên tử, điểm xuyết thêm một nội dung quan trọng cho văn hóa nhân loại, song trong quá trình phát minh lại không hề tìm hiểu xem hậu quả có thể đem lại của bom nguyên tử là gì, thì nhà khoa học như thế tuy là nhà sáng chế, nhưng lại không thuộc về trí thức điển hình.
Do sự phân công xã hội, chức năng xã hội của mọi người ngày càng đi vào chuyên sâu hơn, khiến cho mối quan hệ giữa con người với xã hội có chiều hướng lấy mối quan hệ nghề nghiệp đơn thuần làm cốt lõi, sự phát triển của khoa học kĩ thuật đã đem lại tính chuyên biệt hóa ngành nghề.
Chúng ta có được những chuyên gia lão luyện, họ có thể mang lại lối sống tiện nghi hơn, đời sống vật chất thịnh vượng hơn cho mọi người, nhưng có thể nhận thức xã hội của họ lại nông cạn, sự hiểu biết về sinh mệnh có thể còn đơn thuần; điều mà họ quan tâm là làm sao để phát huy được tài năng của mình vào chuyên môn, và thường xem nhẹ nội dung văn hóa của những thứ họ sáng tạo ra.
Vì thế, một nhà khoa học hoặc một học giả không nhất thiết là trí thức, trừ phi anh ta quan tâm đến những vấn đề lớn liên quan đến xã hội và đến cả nhân loại (như chiến tranh, nghèo đói, phát triển bền vững…); một nhà viết tiểu thuyết hoặc đạo diễn điện ảnh cũng không nhất thiết là trí thức, trừ phi những thứ anh ta viết ra, đạo diễn không đơn thuần là mang tính giải trí, mà hoặc mờ hoặc tỏ có đề cập đến những vấn đề xã hội đã tương đối sâu rộng.
Đồng thời, trí thức có một hàm nghĩa riêng biệt được xem là giới thuyết căn bản, đó là trí thức là một nhà phê phán và là người phát ngôn có quan tâm đến xã hội và thời đại mà mình đang ở vào.
Nhưng trong đời sống hiện thực, loại trí thức điển hình này rút cục chỉ là một thiểu số cực ít, trí thức như chúng ta thường nói không phải chỉ hình ảnh của loại trí thức lí tưởng hóa này.
Trong tiếng Hán hiện đại, người ta thường giải thích trí thức là “người lao động trí óc có vốn kiến thức văn hóa khoa học nhất định.
Như người làm công tác khoa học kỹ thuật, người làm công tác nghệ thuật, giáo viên, bác sĩ…” Theo mục “Trí thức” trong “Giản minh triết học từ điển” do Rosenthal và Eugene chủ biên, trí thức là “tầng lớp xã hội được cấu thành bởi những người lao động trí óc”. “Kĩ sư, công trình sư cùng đại diện của các nhân viên kĩ thuật khác, bác sĩ, luật sư, người làm công tác nghệ thuật, giáo viên, người làm công tác khoa học và phần lớn công chức đều thuộc về tầng lớp xã hội này”.
Trong các thao tác cụ thể, Trung Quốc lâu nay vẫn xếp những người có trình độ trung học trở lên và làm lao động trí óc vào loại trí thức.
Trong các công việc thực tế có liên quan đến trí thức, khái niệm được sử dụng ở các bộ phận không giống nhau, bộ phận tổ chức gọi là “cán bộ khoa học kĩ thuật”, bộ phận nhân sự gọi là “nhân tài”.
Việc phân chia ranh giới cho khái niệm ở các bộ phận cũng thường là xác định dựa theo phạm vi công tác của mình, chẳng hạn Vụ Công tác mặt trận giới định đối tượng làm công việc loại trí thức của mình là trí thức ngoài Đảng có tính đại diện, có tác động ảnh hưởng.
Có một điểm cần phải làm rõ, không phải cứ những người đã qua học hành nhất định, có kiến thức chuyên môn, làm lao động trí óc thì đều là trí thức.
Chẳng hạn, ở Trung Quốc, công chức nhà nước không thuộc về phạm trù trí thức.
Công chức nhà nước là cán bộ chính đảng như thường nói.
Do việc thực hiện tri thức hóa, chuyên môn hóa đã được tiến hành từ Hội nghị toàn thể Trung ương của Đảng cộng sản Trung Quốc lần thứ 11 khóa 3 mà một bộ phận tương đối lớn trong đội ngũ này hiện đã có trình độ đại học chuyên ngành trở lên, số thạc sĩ, tiến sĩ cũng không phải là ít.
Nếu chỉ xét ở góc độ bối cảnh học hành và trình độ kiến thức chuyên môn, thì rõ ràng họ chẳng khác gì mấy với trí thức, hơn nữa nhiều người vốn lại là trí thức.
Song, trí thức mà chúng ta nói đến có một đặc tính quan trọng, đó là làm công tác chuyên môn kĩ thuật, tức nội dung cốt lõi trong công việc của trí thức là sáng tạo, tìm hiểu, truyền bá hoặc vận dụng tri thức.
Công chức nhà nước tuy trong công việc cũng phải vận dụng các loại kiến thức chuyên môn, nhưng họ chủ yếu vẫn là quản lí xã hội, có sự khác nhau căn bản về nội dung và tính chất với công việc của trí thức.
Mặt khác, trí thức của Trung Quốc với tư cách là đối tượng chính sách mà được xếp là tầng lớp xã hội đặc thù.
Như vậy có thể thấy, công chức là người chế định và người thực hiện chính sách, bản thân họ dĩ nhiên không thể trở thành đối tượng của chính sách.
Hiện nay, trong công tác tổ chức cán bộ quản lí nhân sự của Trung Quốc đã xếp công chức và nhân viên chuyên môn kĩ thuật vào loại quản lí.
Vì thế, nếu xét theo tình hình của Trung Quốc hiện nay, thì tất cả những cán bộ được xếp vào loại công chức hoặc được quản lí theo kiểu công chức trong các cơ quan chính đảng, bất luận trình độ cao thấp, và cũng bất luận trong công việc phải động chạm đến bao nhiêu kiến thức chuyên môn, đều không nằm trong phạm vi trí thức.

Nguyên văn: 什么是知识分子?
织ゆ梦
http://zhidao.baidu.com/question/35269408
悬赏分:0 – 解决时间:2007-9-22 15:13
关于知识分子的定义,国外的主流看法是,知识分子是受过专门训练,掌握专门知识,以知 识为谋生手段,以脑力劳动为职业,具有强烈的社会责任感的群 体,是国外通称“中产阶级”的主体。目前,国内学术界一般认为,知识分子是具有较高文化水平的,主要以创造、积累、传播、管理及应用科学文化知识为职业的 脑力劳动者,分布在科学研究、教育、工程技术、文化艺术、医疗卫生等领域,是国内通称“中等收入阶层”的主体。知识分子作为一个政治性的概念和一个相对独 立的社会阶层将长期存在,最终将随着生产力的高度发展以及工农之间、城乡之间、脑力劳动与体力劳动之间差别的消失而消失。
1)知识分子是中国社会中四大劳动者之一:工人、农民、士兵、知识分子,即知识分子是脑力劳动者、专业技术劳动者。如:教师、医生、工程师和科学家都是典型的知识分子。
2)知识分子是古代读书人,或古代“士”的现代延续。古代读书人的抱负是要以天下为己任,为国(帝)分忧,为民请愿,并且皇帝也确实会礼遇和尊重他们。从这个角度,现代中国社会已无知识分子。
3)现代社会仍然有喜欢以知识分子自居的人,或以知识分子为敬语的习惯,一般指学历较高、读书较多的人。
4)知识分子的别名是臭老九,反映在元、文革及以后时期知识分子政治和经济地位的低下。
知识分子条目补充
知识分子是一个历史的文化的范畴。作用一个社会阶层,它是在人类发展的一定历史阶段和 一定的文化条件下产生的。在不同历史时期和文化背景下,人们对 知识分子的理解和界说颇为不同。在我国特定的历史文化背景和政治语境中,知识分子又是中国共产党的特殊政策的对象,其中的党外人士还是统一战线工作的对 象,除了一般理论上的界说外,还有特定的操作性界定。
厘清“知识分子”这个概念,可以从三个不同层面入手:第一,“知识分子”这个词指称的对象是什么?第二,典型的知识分子具有那些基本特征?第三,在现实生活中,知识分子实际上包括那些人?
一、“知识分子”这个词指称的对象是什么?
不少中国学者认为“知识分子”这个词是西文的译语。台湾大学社会系的叶启政教授对此有 比较详尽的讨论。按照叶启政的看法,“知识分子”这个概念来自 西方。欧洲有关知识分子的概念有两个,就现行较常用的英文来说,一个是intelligentsia, 另一个是intellectual。这两个词分属东欧和西欧,含有不同的历史意义。intelligentsia来自俄国,1860年由作家波波里金 (Boborykin)提出,专指19世纪30到40年代把德国哲学引进俄国的一小圈人物。当时的沙皇俄国相当落后,留学生带回西欧社会思想及生活方式, 不满当时俄国的状况,或者满怀乌托邦的理想高谈阔论并模仿西欧上流社会的生活方式,或者着手实际的社会改革,他们当中后来产生出不同的思想群体,如民粹主 义、马克思主义、自由主义、新康德主义等。另有学者认为,intelligentsia这个词源于波兰,1844年即由李贝尔特(Karol Libelt)使用。当时的波兰有一个文化上同质性很高的社会阶层,他们的心理特征、生活方式、社会地位、价值体系都独具特色。这个阶层是拥有土地的城市 贵族,与正在兴起的中产阶级有别,为了维持其独具特色的生活方式,设立了一套自己的教育体系。在此体系中,学生学习各方面的知识,突出培养强烈的领导意识 与社会责任。由此环境培养出来的人非常重视自己的学历并以此为荣。后来这种贵族式的精神为波兰受高等教育的人所继承,他们勇于批判社会,以国家大事为己 任。当波兰被列强分割时,这批人成为救国和反抗统治者的主要力量。因此,从intelligentsia这个词的历史含义来看,知识分子是一群受过相当教 育、对现状持批判态度和反抗精神的人,他们在社会中形成一个独特的阶层。这个阶层及其传统特性在十月革命后已经逐步瓦解消失。苏联时代以及在十月革命影响 下先后发生无产阶级革命的社会主义国家,都把知识分子定义为从事脑力劳动的专业人才,不再指具有强烈社会意识及批判态度的特殊阶层。西欧“知识分子”一词 的来源与东欧不同。Intellectual来自法国,起源于1898年的德雷弗斯(Dreyfus)案件。左拉在1898年1月13日以《我控诉!》为 题给总统写了一封公开信,呼吁重审德雷弗斯被诬案。第二天,这封公开信在《曙光》报上刊出,主编克雷孟梭用“知识分子宣言”(Manifeste des intellectuels)几个字来形容它。此后,只要一提intellectuels,人们就理解为主张或同情为德雷弗斯平反的作家、教授、新闻记者 们,他们对时政和时局多所指陈訾议,是政治上激进色彩很浓的人。因此,法文中的intellectuels专指一群在科学或学术上杰出的作家、教授及艺术 家,他们批判政治,成为当时社会意识的中心。这种传统渊源于法国大革命后一批受过教育的人。他们反抗当时社会既有的标准及措施,谈论、鼓吹实证哲学,具有 相当浓厚的革命气息。这些人大都不在学术界,而是长年逗留在咖啡馆中高谈阔论,带有波西米亚圣徒(Messianic Bohemians)式的精神,以天下为己任。就此传统来看,intellectual没有社会阶层的含义,而注重个人心态及其在社会上所扮演的角色。由 于这两个词的历史含义有所不同,因而在现代英语中通常intellectual泛指“知识分子”,而intelligentsia则专指“知识阶层”。
在中国古代,与近代西方“知识分子”涵义相近的概念是“士”或“士大夫”。“士”在中 国传统社会结构中占据着中心位置,位居士、农、工、商“四民之 首”。荀子有“儒者在本朝则美政,在下位则美俗”的说法,道出了“士”的政治和社会文化功能。中国历史上,自秦汉以降,在比较安定的时期,政治秩序和文化 秩序的维持都落在“士”的身上;在比较黑暗或混乱的时期,“士”也往往负起政治批评或社会批评的任务。通过汉代的乡举里选和隋唐以降的科举制度,“士”可 以通过考试进入官僚集团,即所谓“学而优则仕”,整个官僚系统大体上是由“士”来操纵的。通过宗族、学校、乡约、会馆等社会组织,“士”成为民间社会的领 导阶层。因此,在一般社会心理中,“士”是“读书明理”的人;他们所受的道德和知识训练(以儒家经典为主)使他们成为唯一有资格治理国家和领导社会的人 选。
余英时指出,中国知识分子来自一个与西方截然不同的文化源头。从孔子开始,知识分子就 以“道”自任,而这个“道”是中国所特有的。先秦三大学派—— 儒、墨、道——尽管各道其所道,但他们在代表“道”说话这一点上却并无例外。西方近代知识分子基本上是脱离中古宗教的“俗世”(Secular)人物。他 们尽管多少都有宗教背景,但是他们批评社会则不必根据宗教信仰或神学理论。相反地,他们的凭藉往往只是个人的“理性”或“知识良心”。另一方面,西方中古 的“道”寄托在基督教。这是上帝所启示的“道”;其代理人是教会僧侣与神学家——和世俗政治权威并立的精神权威。因此,近代西方知识分子不肯自承源于这个 宗教传统,因为他们已不复遵守“凯撒之事归之凯撒,上帝之事归之上帝”的原则,他们要管的正是凯撒的事。中国古代知识分子直接承三代的传统而起。春秋战国 是一个“礼崩乐坏”的时代;礼乐已不再出自天子,而出自诸侯,故孔子斥之为“天下无道”。统治阶级既不能承担“道”,“道”的担子便落到了真正了解“礼 意”的“士”的身上。在这个意义上,孔子可以说是中国史上最先出现的第一位知识分子。孔子以前的“士”只是古代贵族社会中的一个固定阶层,孔子以后,士的 处境开始变化。孔子首先便对“士”重新加以界说。他说:“士志于道,而耻恶衣恶食者,未足与议也。”(《论语》“里仁”)又说:“士而怀居,不足以为士 矣。”(同上“宪问”)这种新的“士”就是我们所说的知识分子的原型。上古的“道”具有宗教性(“天道”)的成分,这个传统到了孔子手中却并没有走上“天 道”的方向而转入了“人道”的领域。孔子以后,百家竞起,虽所持之“道”不同,但大都以政治社会秩序的重建为最后归宿。所以,中国知识分子的历史性格受到 他们所承继的文化传统的规定:就要管凯撒的事这一点来说,接近西方近代的知识分子;但是就代表“道”而言,则又接近西方中古的僧侣和神学家。
中国近代意义上的知识分子,是鸦片战争后,在西方文明的影响下,伴随着废科举、兴新学 而出现的,是在中国从封建社会向半殖民地半封建社会转变过程 中,从封建士大夫中脱胎而来的。他们或传播新思想、新知识,或从事近代学术研究,或创办近代企业,或致力于现代化建设。严复,梁启超,张謇,詹天佑等人可 以算作中国第一代知识分子的代表。
今天我们在使用“知识分子”这个词时,它的涵义早已远远超出中国古代的“士”,与西方的用法也不完全相同,通常是指受过一定程度的专门教育、具有专业知识、从事专业技术工作并具有相应职称的脑力劳动者。
二、典型的知识分子具有那些基本特征
根据马克思的唯物史观,知识分子是社会历史发展到一定阶段的产物。恩格斯指出:“当人 的劳动生产率还非常低,除了必需的生活资料只能提供微少的剩余 的时候,生产力的提高、交换的扩大、国家和法律的发展、艺术和科学的创立,都只有通过更大的分工才有可能,这种分工的基础是,从事单纯体力劳动的群众同管 理劳动、经营商业和掌管国事以及后来从事艺术和科学的少数特权分子之间的大分工。”这就是说,知识分子是社会分工即脑力劳动和体力劳动分离的产物。由此而 论,知识分子的基本特征就是“脑力劳动者”。
当代社会学大师帕森斯(T.Parsons)从结构功能主义出发,揭示了知识分子产生 的文化根源。按帕森斯的看法,知识分子的产生有赖于两个条件: 一是文字的出现,一是“哲学的突破”。所谓哲学的突破是指人对赖以生存的自然环境、宇宙世界有了一个概念化的掌握,即意识到人之自我与世界的关系。人不只 是一个生物性的存在,他除了生物性的需求之外,还有心理性的需求,即对于生命意义的追求,对终极价值的追求,同宇宙世界接触的追求。一言以蔽之,他有一种 了解“为什么”的需求。为了满足这种需求,出现了文化事务专家即某种意义上的知识分子。知识分子最主要的功能就是思索解答这些问题。这就是知识分子的起源 几乎都是教士、先知、哲学家的原因。因此,知识分子的功能主要是文化性的,他们所从事的是有关价值、观念、符号等文化性的活动,为社会建立一个文化性的意 义系统。在社会发展的早期,文字是极少数人能够掌握的象征符号,因此具有“神圣的”性质。在一个文字被社会大众崇拜的社会里,知识分子才能成为一个阶层, 一个身份集团。从这个角度看,知识分子应当是“文化事务专家”,而不仅仅是一般的“脑力劳动者”,或者说知识分子是“脑力劳动者”中关心并从事创造、阐 发、传播文化价值的那一部分人。
知识分子的功能既然在解释外在世界,自然总是倾向怀疑与批判,他的想法和看法与社会现 状总有距离。没有一个现实社会是圆满的,因此知识分子总是对社 会现状不满足,总是批判他身处其中的社会,总是企图按照理性和自己的理想改造或改良社会。这也许是古今中外最典型的知识分子的形象。由于这个形象,他们被 浪漫地认同为社会的良心。马克思和恩格斯可算是典型代表,他们创立了科学社会主义学说,揭示了资本主义社会发生、发展以至最终灭亡的客观规律,号召无产阶 级充当资本主义的掘墓人,敲响旧制度的丧钟。马克思和恩格斯被尊奉为“无产阶级革命导师”,但是他们并非来自无产阶级,其真正的社会成分是知识分子。就此 而言,知识分子又是社会的自我批判力量及大众的代言人。
由于知识分子总是批判他身处的社会,因此,他与政治权威总是具有先天性的紧张关系。一方面知识分子要与政治权威保持距离,以保持他特殊的批判者的身份;另一方面政治权威也不喜欢知识分子,害怕自己的权威受到怀疑和批判。就这点说,知识分子又具有同政治权威疏离的倾向。
因为知识分子仅仅掌握知识而不占有生产资料,所以在社会生产关系体系中并不占有独立的 地位,不是一个独立的阶级,在某些社会的特定历史时期,甚至也 不同任何一个社会阶级或阶层充分整合。毛泽东曾把半殖民地半封建中国的知识分子比作毛,认为他们附在帝国主义者、封建阶级、官僚资产阶级、民族资产阶级和 小资产阶级五张皮上,民主革命革掉了前三张皮,社会主义革命革掉了后两张皮,“皮之不存,毛将焉附”,结果只能附在无产阶级身上。知识社会学的创始人曼海 姆(Karl Mannheim)则认为,知识分子的一个基本特征是自由飘游、无所依附(free-floating)。从这里看,知识分子本身不是一个独立的社会阶级 和阶层,也不与其他社会阶级或阶层充分整合,而是一个社会中相对自由飘游的集团。
大体说来,在现代西方语境中,知识分子有三个基本特征:第一,受过专门训练,掌握专门 知识,懂得使用象征符号来解释宇宙人生;第二,以知识为谋生手 段,以脑力劳动为职业,形成一个与社会中其他阶级不充分整合的、不依附于现存体制的、“自由飘游”的、相对独立的社会阶层;第三,具有强烈的社会责任意 识,对时政采取批判态度,对现状往往不满。对于第三个特征,以色列的康菲诺(Michael Confino)综合各家的意见,归结为以下的五点:①对于公共利益的一切问题——包括社会、经济、文化、政治各方面的问题——都抱有深切的关怀;②这个 阶层常自觉有一种罪恶感,因此认为国家之事以及上述各种问题的解决,都是他们的个人责任;③倾向于把一切政治、社会问题看作道德问题;④无论在思想上或生 活上,这个阶层的人都觉得他们有义务对一切问题找出最后的逻辑的解答;⑤他们深信社会现状不合理,应当加以改变。
康菲诺综合出来的五点,大体和中国知识分子的传统相符,特别在责任感和关心世事方面。 从曾参的“仁以为己任”到范仲淹的“以天下为己任”,都显示出 中国知识分子对道德、政治、社会各方面的问题具有深刻的责任感。谈到关心世事,更有到明末东林党顾宪成的一副对联的下句为证:“家事、国事、天下事、事事 关心。”直至新中国成立后,这种“关心”的传统精神仍然跃动在中国知识分子的生命之中。邓拓在《燕山夜话》中便写过一篇“事事关心”的杂文。他在一首名为 “歌唱太湖”的诗中更写道:“东林讲学继龟山,事事关心天地间。莫谓书生空议论,头颅掷处血斑斑。”这是中国知识分子的传统延绵不绝的明证。
代表“社会的良心”的知识分子无论在西方社会或中国社会都是存在的。但是从历史的角度 来观察,这个传统在西方是一个现代的现象。一般地说,其形成不 早于十七、十八世纪。西欧启蒙运动中的“思想家”(philosopher)大概可代表西方知识分子的原型;俄国的intellegentsia的远源也 只能上溯到18世纪。与西方相对照,中国知识分子的传统可算是源远流长,至少要从春秋战国时代算起,足足有2000多年的历史,而且几乎可以说是没有中断 过。
中国自古以来一直存在一群为数不多、基本上是处理文字的人,即通常所说的“读书人”或 “士”,他们在儒学的熏陶下具有一套传统。根据钱穆的意见,早 期的“士”由习礼而至批评当时贵族的一切非礼,孔子是典型的代表。诸子百家可说是第一次最明显地表现出“士”在思想上对社会对贵族的不满。科举制度建立以 后,中国的“士”在制度化的晋升渠道引诱与君权至上的政治体制高压下,显得十分软弱无力。在这种情况下,“士”的特性在于以人文精神为指导,以内发式的个 人道德成就为基础,讲求个人修养,以成就普遍的道德伦理规范,进而推演到政治设施,而不以成就知识为主题。因此,中国古代的“士”在精神追求上始终忘不了 政治,即使是老子和庄子,著书讲学也对政治抱有很大的兴趣。
大致上讲,中国古代的“士”与西方近代知识分子有二点基本差异:第一,中国的“士”不 象西方知识分子那样追求知识,而是以儒家思想为核心,注重伦理 道德,追求以内化的道德力量来约束自己、塑造自己的人格,通过“修身、齐家、治国、平天下”的“内圣外王”之道,“为天地立心,为生民立命”,“为王者 师”,以儒学教化天下。第二,西方近代知识分子资本主义的产物,他们以“市民社会”为其生存环境,可以依靠自己的知识和技能在民间立足,从事自由职业,独 立谋生,在这种环境中相对自由漂游,与现存占支配地位的体制及统治阶级没有多少内在的必然联系;中国古代的“士”则制度性地依附于、服务于现存体制,他们 既是现存体制的产物又造就并维护了现存体制,并且只有作为统治阶级的一员或者后备军才有存在的价值,“学而优则仕”正是这种依附性的典型表征。尽管中国的 “士”也讲求“弘毅”,讲求“以天下为己任”,但只是当处于顺境时,才表现出儒家的积极进取精神,一旦处于逆境,则转向老庄,退隐田园,即所谓“儒道互 补”。
三、在现实生活中,知识分子实际上指的是哪些人
根据知识分子的基本特征,典型的的知识分子可包含哲学家、科学家、作家、艺术家、音乐 家等等。在这里,知识分子并不是通常所理解的脑力劳动者,而是 指脑力劳动者中关心人类文化价值、具有社会责任意识的那部分人,大体上相当于“思想家”。如果一个杰出的科学家竭其一生,不辞辛劳的发明了原子弹,为人类 文化添加了重要的内容,但是他却没有在发明过程中,探究原子弹可能带来的后果,那么,这样的科学家是创造者,但不属于典型的知识分子。由于社会分工,人们 的社会功能日益细化,使得人与社会的关系趋向以单纯的职业关系为核心,科技的发展带来了职业的专业化。我们有的是学有专长的专家,他们可以为社会大众带来 更便利的生活方式、更丰盛的物质生活,但他们对社会的认识可能是浅薄的,对生命的了解可能是单纯的;他们关心的是如何把自己的才干发挥在专业上,往往忽视 了他们所创造出来的文化内容。因此,一个科学家或学者不一定就是知识分子,除非他关注事关社会乃至整个人类的大问题(如战争、贫穷、可持续发展等);一个 小说家或电影导演也不一定就是知识分子,除非他写作、导演的东西不纯为感官娱乐而或明或暗地触及到较为广泛深入的社会问题。与此相关,知识分子有一个被认 为是基本界说的特殊涵义,即知识分子是一个关心他个人身处的社会及时代的批判者与代言人。
但是在现实生活中,这种典型的知识分子毕竟只是极少数,通常我们所说的知识分子并不是 指这种理想化的知识分子形象。在现代汉语中,通常把知识分子解 释为“有一定文化科学知识的脑力劳动者。如科技工作者、文艺工作者、教师、医生等”。 照罗森塔尔和尤金主编的《简明哲学辞典》“知识分子”条目,知识分子是“由脑力劳动者所构成的社会阶层。”“工程师、技师及其他技术人员的代表、医生、律 师、艺术工作者、教师、科学工作者和大部分职员都属于这一社会阶层。”在具体操作中,我国长期以来是把具有中专以上学历并从事脑力劳动的人划定为知识分 子。在有关知识分子的实际工作中,各部门使用的概念不一样,组织部称“科技干部”,人事部称“人才”。各部门对概念的界定也往往根据自己的工作范围确定, 例如统战部就把自己知识分子工作的对象界定为有代表性、有影响的党外知识分子。
有一点需要明确,并非凡是受过一定教育、具有专业知识、从事脑力劳动人都是知识分子。 例如,在我国,国家公务员就不属于知识分子的范畴。国家公务员 即通常所说的党政干部。由于中共十一届三中全会以来实行干部知识化、专业化,这支队伍中相当多的一部分人现在已经具有大专以上的学历,其中硕士、博士也不 在少数。如果仅从他们的教育背景和掌握的专业知识水平来看,无疑同知识分子没有什么差别,而且许多人原来就是知识分子。但是,我们所说的知识分子有一个重 要特征,即从事专业技术工作,就是说,知识分子的工作是以创造、阐发、传播或者运用知识为核心内容的。国家公务员虽然在工作中也要运用各种专业知识,但他 们主要是管理社会,同知识分子在工作的内容和性质上有根本的区别。另一方面,我国的知识分子主要是作为政策对象而被界定的特殊社会阶层。就此而论,国家公 务员是政策的制定者和执行者,他们本身自然不能成为政策的对象。目前,我国在干部组织人事管理中,已经将公务员和专业技术人员分类管理。因此,就我国目前 的情况而言,凡是党政机关纳入公务员序列或参照公务员来管理的干部,无论其具有多高的学历,也无论其在工作中涉及多少专业知识,都不在知识分子范围之内。

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét