Kiến nghị Bộ Chính trị VN đồng ý dự án Long Thành
Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, được chính phủ kiến nghị “đồng ý về chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư giai đoạn 1” của dự án sân bay Long Thành. Báo chí trong nước đưa tin Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ủy quyền cho Ban cán sự Đảng Bộ Giao thông Vận tải báo cáo Bộ Chính trị quyết định đầu tư dự án sân bay Long Thành.Tháng 10 năm ngoái, Bộ Chính trị Việt Nam cũng đã xem xét báo cáo của của Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải. Trang tin chính phủ Việt Nam cũng từng đưa tin tại phiên họp thường kỳ tháng 9, các thành viên chính phủ "nhất trí về chủ trương đầu tư Dự án".
Tuy vậy, dự án xây sân bay Long Thành vẫn đang gây tranh luận tại Việt Nam với câu hỏi về chi phí, nợ công và nhu cầu thực sự.
BBC đã hỏi luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, liệu kiến nghị gửi Bộ Chính trị có phải là bỏ qua vai trò của Quốc hội Việt Nam.
Theo luật sư Thuận, con đường trình các dự án lớn tại Việt Nam “thường đi theo con đường vòng như vậy”.
Ông giải thích thông thường, ban cán sự đảng của chính phủ Việt Nam sẽ trình Bộ Chính trị để có ý kiến. Ý kiến của Bộ Chính trị được chính phủ chuyển cho Quốc hội để thảo luận và quyết định.
Quốc hội Việt Nam đã nghe về chủ trương đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành
“Theo hệ thống Đảng, họ sẽ báo cáo, còn đưa ra Quốc hội có đồng ý hay không là chuyện khác.”
Ông Thuận nhắc lại vào năm 2010, Bộ Chính trị cũng đã đồng ý chủ trương về đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Nhưng khi đưa ra Quốc hội, chỉ có 37% số đại biểu tán thành, 41% không tán thành chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ đôla.
Quốc hội Việt Nam mấy năm gần đây được cho là đã trở nên độc lập và có nhiều quyền lực hơn.
Năm 2014 đánh dấu việc lần thứ hai Quốc hội Việt Nam tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các vị trí lãnh đạo, trong đó có Chủ tịch nước và Thủ tướng.
Ông Thuận dự đoán sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Quốc hội Việt Nam sẽ có phiên thảo luận “công khai và bỏ phiếu”.
Hôm 26/2, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng gửi báo cáo bổ sung cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho biết tổng đầu tư dự kiến là 15,8 tỷ đôla Mỹ, giảm hơn 2,9 tỷ so với đề xuất ban đầu.
Vốn ngân sách dự kiến chiếm 11,1%; vốn ODA chiếm 26,5% và còn lại là vốn huy động ngoài ngân sách.
“Theo hệ thống Đảng, họ sẽ báo cáo, còn đưa ra Quốc hội có đồng ý hay không là chuyện khác.”
Ông Thuận nhắc lại vào năm 2010, Bộ Chính trị cũng đã đồng ý chủ trương về đường sắt cao tốc Bắc – Nam.
Nhưng khi đưa ra Quốc hội, chỉ có 37% số đại biểu tán thành, 41% không tán thành chủ trương xây dựng dự án đường sắt cao tốc trị giá 56 tỷ đôla.
Quốc hội Việt Nam mấy năm gần đây được cho là đã trở nên độc lập và có nhiều quyền lực hơn.
Năm 2014 đánh dấu việc lần thứ hai Quốc hội Việt Nam tiến hành lấy phiếu tín nhiệm với các vị trí lãnh đạo, trong đó có Chủ tịch nước và Thủ tướng.
Ông Thuận dự đoán sau khi có ý kiến của Bộ Chính trị, Quốc hội Việt Nam sẽ có phiên thảo luận “công khai và bỏ phiếu”.
Hôm 26/2, Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng gửi báo cáo bổ sung cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, cho biết tổng đầu tư dự kiến là 15,8 tỷ đôla Mỹ, giảm hơn 2,9 tỷ so với đề xuất ban đầu.
Vốn ngân sách dự kiến chiếm 11,1%; vốn ODA chiếm 26,5% và còn lại là vốn huy động ngoài ngân sách.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/03/150310_bo_chinh_tri_san_bay_long_thanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét