Con đường của Việt Nam
Путь Вьетнама
Anton Tsvetov
Nguồn: stoletie.ru, Kichbu posted on 25.04.2013
Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa đang tìm mình
trong thế giới chủ nghĩa tư bản đang chiến thắng.
Có thể tính và đếm đi tính lại GDP và số lượng các tàu sân bay của một quốc gia này hoặc khác. Nhưng người ta thường đưa những vấn đề dường như trừu tượng như chân dung chính trị tâm lý của một đất nước lên cấp độ mới. Điều quan trọng không chỉ để xác định các quan điểm, mục tiêu, giá trị của mình và cách hành động trên trường quốc tế, mà còn đưa chúng đến cho các đối tác.Việt Nam của ngày hôm nay nhìn nhận bản thân mình như thế nào, Việt Nam cảm thấy mình là ai, đi về đâu? Là một nước xã hội chủ nghĩa trong thế giới tư bản chủ nghĩa? Người ta sẽ nói: Trung Quốc là nước lớn và mạnh, nó dễ dàng hơn. Còn Việt Nam, một quốc gia nhỏ hơn nhiều thì thế nào?
Sau sự biến mất của phe nghĩa xã hội chủ nghĩa, xác định tính tương đồng chính trị của bất kỳ quốc gia nào rõ ràng phức tạp hơn nhiều. Trong thời kỳ "chiến tranh lạnh" tất cả đều rành mạch: hai phe, xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, hoặc là anh ở bên kia hoặc ở đây. Sau năm 1991, chỉ có bốn quốc gia tiếp tục gọi mình là xã hội chủ nghĩa - Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Cuba và Việt Nam.
Tuy nhiên, trong các điều kiện địa chính trị hiện nay, các nước này buộc phải hoặc là hình thành tính tương đồng chính trị mới, hoặc sửa đổi cái cũ, để không biến thành một nhà nước lạc lõng. CHDCND Triều Tiên thực sự đã trở thành như vậy, rời bỏ đời sống quốc tế thích ứng, không biết điều chỉnh theo trật tự thế giới mới. Nhưng Trung Quốc và Việt Nam, ngược lại, tích cực tham gia vào quan hệ quốc tế, tính tương đồng chính trị mới của họ được một bộ phận đáng kể của cộng đồng thế giới tiếp nhận. Trong khi CHXHCN Việt Nam sở hữu các nguồn lực chính trị và kinh tế ít hơn nhiều so với Trung Quốc, chính bởi vậy thật thú vị khi phân tích tính tương đồng chính trị của đất nước châu Á nhỏ bé này hình thành như thế nào.
Vào giữa thập niên tám mươi ở Liên Xô xuất hiện "perestroika" và "glasnost", ban lãnh đạo của CHXHCN Việt Nam đã nhận thức được rằng: sự phi ý thức hệ sinh hoạt quốc tế, sự thoái trào của phe xã hội chủ nghĩa trong "chiến tranh lạnh" bắt đầu, và sự giúp đỡ vật chất và ủng hộ chính trị từ Liên Xô mà Moscow dành cho Hà Nội sẽ không còn nữa.
Song song, ở Trung Quốc trong nhiều năm các cuộc cải cách đã được thực hiện thành công. Và lúc bấy giờ các nhà lãnh đạo Việt Nam tại đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam - ĐCSVN - vào tháng 12 năm 1986, công bố đường lối đổi mới, “doi moi”. Nhiệm vụ chủ yếu được đặt ra là sự thích ứng của hệ thống kinh tế với môi trường tư bản chủ nghĩa, tiếp sau nhiệm vụ này, đến lượt mình, là cải cách chính trị. Một yếu tố quan trọng khác trong quá trình xây dựng sự tương đồng là cần thiết phải bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Washington và Pekin, mà với họ trong những năm 80s Việt Nam vẫn còn ở trong tình trạng "chiến tranh lạnh".
Tại đại hội XI mới đây của ĐCSVN, diễn ra vào tháng Một năm 2011, từ trong nhiều tài liệu của đại hội đảng, những đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ đất nước đã biến mất: ban lãnh đạo khẳng định rằng mối đe dọa bên ngoài thường hiện diện trước đây đã bị loại bỏ. Các nước tư bản bây giờ có khả năng cùng tồn tồn tại với CHXHCN Việt Nam - và ngược lại. ĐCSVN cho rằng chủ nghĩa tư bản vẫn còn là tiềm năng đáng kể cho sự phát triển, bao gồm - kinh tế. Tuy nhiên, theo ý kiến của những người cộng sản, thế giới chắc chắn sẽ tiến đến chủ nghĩa xã hội. Chính bởi vậy CHXHCN Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện của đại hội như một quốc gia tiên tiến: một nghịch lý, bởi vì phần lớn các nhà khoa học chính trị hiện nay xem chủ nghĩa xã hội, chắc chắn, là chế độ xã hội cổ xưa. Nhưng lập luận của Việt Nam rất đơn giản, họ thường dẫn Trung Quốc làm ví dụ, một nước tham gia vào nhóm các cường quốc để nuôi một phần năm dân số thế giới.
Đối với tính tương đồng chính trị củaViệt Nam, tầm quan trọng của dân chủ đã tăng lên. Nếu thuật ngữ này trước đây bị xem thường, thay thế nó bằng các khái niệm về tập trung dân chủ, thì bây giờ nó đang ngày càng được thể hiện trong các văn kiện của ĐCSVN.
Chẳng hạn, trong một trong những biểu hiện quan trọng nhất của một tương lai tươi sáng quan trọng nhất ở Việt Nam- "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" - từ "dân chủ" được đưa lên ở vị trí gần đầu câu.
Và điều này, theo truyền thống phát ngôn chính trị ở Việt Nam, rất quan trọng. Nguyên nhân có thể - nhiều chỉ trích từ các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, liên quan đến "vi phạm nhân quyền" ở CHXHCN Việt Nam.
Tuy nhiên, Hà Nội thường xuyên nhấn mạnh tính chất xã hội chủ nghĩa của hiện tại và tương lai của đất nước. Việt Nam được gọi là đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Và một trong những mục tiêu phát triển là xây dựng một nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Như trước đây trong các tài liệu chính thức có các trích dẫn của Hồ Chí Minh - là người xây dựng nhà nước độc lập, nhà tư tưởng chủ yếu mà đảng cho đến nay trung thành với những di huấn của ông.
Không có những vấn đề đặc biết về tính đồng nhất quốc gia. Sắc tộc bản địa, Việt, chiếm gần 90 phần trăm dân số đất nước, đó là nhóm Á Austro, có họ hàng với các dân tộc của các nước khác trong vùng Đông Nam Á. Các công dân không phủ nhận sự gần gũi văn hóa và văn minh của mình với CHND Trung Hoa, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào có thể, họ nhắc nhở cho cộng đồng thế giới rằng "Việt Nam – đó không phải là Trung Quốc". Rằng, nói thêm, sẽ rất tốt nếu ngay cả những người đồng hương của chúng ta cũng hiểu được điều đó.
Ở Việt Nam cũng có những sắc dân khác, nhưng thực tế không có những mâu thuẫn nghiêm trọng trong quan hệ giữa các sắc tộc, để tránh những o bế về biểu hiện dân tộc, các nhà chức tranh tiến hành chính sách tương đối rộng rãi. Đặc tính đa dân tộc của nhà nước Viết Nam được khẳng định trong tất cả các tài liệu chỉ đạo, và nhiều chức vụ cao cấp trong chính phủ theo truyền thống được trao cho đại diện của các dân tộc thiểu số. Đảng đặt ra cho mình nhiệm vụ là xây dựng một dân tộc thống nhất, đồng thời nhấn mạnh cả sự chăm lo cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Tôn giáo cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành tính tương đồng chính trị - thật nghịch lý, bởi chúng ta quen xem chủ nghĩa cộng sản là học thuyết vô thần. Nhưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam được biến hóa do truyền thống văn hóa phương Đông. Tôn giáo chính của người Việt Nam - thờ tổ tiên. Hầu như tất cả mọi người dân của đất nước thờ ông bà tổ tiên, mặc dù trong các cuộc điều tra phần lớn trong số họ xưng mình là Phật tử.
Ngay cả những người theo Kito giáo ở Việt Nam – trong nước họ chiếm đến 8 phần trăm, và cả người Hồi giáo, cũng theo thờ ông bà tổ tiên. Bàn thờ ông bà có thể nhìn thấy ở ngay trong những ngôi nhà của những đảng viên kiên trung.
Thờ cúng tổ tiên thực hiện chức năng tích hợp trong xã hội, hơn thế, đóng vai trò then chốt trong đời sống chính trị. Nó có ba cấp độ: thờ tổ tiên gia đình, tổ tiên cộng đồng và tổ tiên vua chúa. Kết hợp với hệ thống phân cấp Nho giáo, tất cả điều này tạo nên cái gọi là "tôn giáo của đế vương," mà nó trong biến thể hiện nay củng cố uy tín của ĐCSVN một cách đáng kể. Những nhà lãnh đạo vĩ đại của đất nước cũng được tôn thờ. Trước hết - Hồ Chí Minh. Ông thậm chí còn được dựng trên bệ thờ như người giám hộ tinh thần của dân tộc. Ngay tại đại sứ quán Việt Nam ở Moscow có một phòng riêng biệt dành cho bàn thờ của Hồ Chí Minh. Thần thánh hóa quyền lực ảnh hưởng một cách tích cực đến hình ảnh của tầng lớp cầm quyền. Trong nhân dân thường có những tin đồn rằng có một người nào đó trong ban lãnh đạo hiện nay của đất nước - người thân thích của Hồ Chí Minh, mặc dù điều này là hầu như không thể, bởi vì lãnh tụ không có con cái.
Thật ra, ĐCSVN cũng có những vấn đề với người Công giáo: Giáo hội Công giáo tại Việt Nam có truyền thống chống cộng sản, và thường xuyên tổ chức các cuộc biểu tình chống đối và bị đàn áp tàn nhẫn. Điều này, về phía mình, gây ra những chỉ trích Hà Nội từ phương Tây.
Sự hình thành tính tương đồng chính trị hiện nay của Việt Nam phức tạp bởi cuộc đấu tranh giữa hai phe phái trong giới chóp bu của ĐCSVN – những người cấp tiến và những người bảo thủ. Những người cấp tiến có mối quan hệ chặt chẽ với giới doanh nghiệp quốc gia và ủng hộ cho sự tăng tốc cải cách kinh tế và chính trị. Nhưng các quan điểm của họ đã suy giảm một ít sau khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu lan đến Việt Nam. Còn những gì hỗ trợ của những người bảo thủ theo đuổi chủ nghĩa xã hội cổ điển của Việt Nam. CHXHCN Việt Nam vẫn được coi là một nhà nước xã hội chủ nghĩa, mặc dù thực tế có nền kinh tế thị trường và sự công nhận về pháp lý theo hiến pháp, cũng như công nhận về thực tế sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất.
Có lẽ, những khó khăn có thể nảy sinh ngay cả trong bối cảnh phát triển sự phân tầng xã hội. Hiện tại, ở các thành phố lớn của nước này có những cửa hàng lớn hàng hóa cao cấp của các công ty nước ngoài và các phòng trưng bày xe hơi sang trọng. Những người Việt Nam mới phất lên muốn gây ảnh hưởng nhiều hơn đến đời sống chính trị, và Đảng, về phía mình, cố gắng đưa đội ngũ trí thức và đại diện của giai cấp công nhân vào quyền lực.
Tại Việt Nam, tính đồng nhất chính trị được xác định chủ yếu bởi ký ức lịch sử.
Thường nhấn mạnh rằng Việt Nam – đó là đất nước trong suốt XXI thế kỷ tồn tại của mình đã đấu tranh vì tự do và độc lập.
Uy tín của ĐCSVN hiện dựa trên sử nhận thức rằng rằng tổ chức chính trị này đã đưa đất nước đến độc lập, giải phóng và thống nhất. Theo mức độ sức mạnh chính trị và kinh tế của của CHXHCN Việt Nam được củng cố, đề tài thủ lĩnh khu vực của Hà Nội bắt đầu vận hành. Chính Việt Nam đã từng là một đế chế, một thành trì của văn hóa Nho giáo, bá quyền của bán đảo Đông Dương. Vấn đề này đặc biệt thường xuyên nêu lên với sự cạnh tranh gay gắt trong các nước ASEAN vì vai trò lãnh đạo trong tổ chức. Khi nói rằng Indonesia, ví dụ, về kinh tế mạnh hơn Việt Nam nhiều lần, ĐCSVN nhắc lại một cách tinh tế: chính nhân dân Việt Nam đã đánh trả người Pháp, Mỹ và thậm chí cả Trung Quốc – gần mười lần. Còn chính Trung Quốc – cường quốc mạnh nhất ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và ASEAN đang muốn cạnh tranh được với chính nó.
Quá khứ hào hùng nhìn chung là yếu tố của ký ức lịch sử trong chính sách đối ngoại hiện đại của Việt Nam. Các nhà lãnh đạo nhà nước thường nói rằng đất nước của họ là xứng đáng được sự tôn trọng, không chỉ vì sức mạnh tinh thần của dân tộc mình, mà còn vì khả năng tha thứ cho những kẻ xâm lược vì "những tội lỗi" cũ của họ. Trung Quốc được tha thứ cho cuộc xâm lược vào năm 1979 và ủng hộ chế độ Pol Pot ở Campuchia, Hoa Kỳ - việc đưa quân sang Việt Nam, ném bom, thiệt hại kinh tế khổng lồ, nhiều diện tích đất bị ô nhiễm và ba triệu người chết.
Nhấn mạnh rằng sau nhiều năm chiến tranh và tàn phá, Việt Nam đã có thể đứng vào hàng ngũ của các nước hàng đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tất cả điều này tạo nên cơ sở cho kỳ vọng của CHXHCN Việt Nam vào vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị của Đông Nam Á. Đồng thời, trong chính sách đối ngoại,Việt Nam định vị mình như một quốc gia mở cửa hợp tác với tất cả các nước, sẵn sàng tham gia có trách nhiệm trong việc giải quyết các vấn đề toàn cầu và khu vực. Vì vậy, sự tương đồng chính trị của Việt Nam hiện nay bao gồm nhiều yếu tố.
Tại sao Việt Nam ưa thích giữ bản chất xã hội chủ nghĩa của sự tương đồng chính trị trong thế giới hậu xã hội chủ nghĩa, nơi người ta công khai chế nhạo cờ đỏ và chân dung của những lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới? Các nước mạnh nhất của ASEAN luôn luôn giữ quan điểm chống cộng, chưa nói đến Washington, là đối tác được Hà Nội rất mong muốn. Có vẻ như không có gì ngăn cản Việt Nam phải từ bỏ những lý tưởng của mình và dễ dàng hội nhập vào thế giới tư bản chủ nghĩa, như các nước Đông Âu đã thực hiện điều này.
Rõ ràng, vấn đề không chỉ ở uy tín của ĐCSVN và sự trung thành của các cấu trúc sức mạnh và quân đội của đảng. Một quốc gia mà sự tương đồng của nó được sinh ra trong cuộc đấu tranh không mệt mỏi, có vẻ như, thể hiện mình ở tinh thần chiến đấu, giải thích được.
Mặt tích cực vô tận quan sát thấy trong cách thể hiện chính trị của ĐCSVN, người Việt Nam không cảm thấy giả tạo và tuyên truyền. Họ tin rằng con đường mà đảng đã chọn, là đúng đắn, bởi những kết quả trong thấy.
Việt Nam đang tích cực phát triển, mức sống của phần lớn dân chúng cơ bản được nâng lên, đất nước không nằm trong thế biệt lập, mặc cho đặc điểm chính trị của nó. Trong những năm 1990-2000s, Việt Nam bước vào thời kỳ phát triển kinh tế rất nhanh chóng, và chỉ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã kìm hảm tốc độ tăng trưởng này một ít.
Đồng thời, có hai yếu tố phụ mà chúng cùng với thời gian sẽ gây nên những khó khăn. Thứ nhất, phát triển chính trị, chắc là, vẫn còn mang đặc tính trì trệ - thế hệ những người đã chứng kiến chiến tranh ngay bây giờ là tầng lớp dân chúng có ảnh hưởng hơn cả. Thậm chí tướng Võ Nguyên Giáp, tác giả của chiến lược của kháng chiến chống Pháp và Hoa Kỳ, vẫn còn sống, mặc dù ông đã 101 tuổi. Thứ hai, CHXHCN Việt Nam vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển kinh tế bắt kịp. Các vấn đề lạm phát cao và nợ nần của nền kinh tế sẽ sớm được cho thấy.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo làm tất cả mọi việc có thể để uy tín của ĐCSVN và sự tin cậy vào mô hình phát triển của Việt Nam không bị sụp đổ. Dự kiến cải cách chính trị, và bản thân chiến lược đối ngoại đang được điều chỉnh thường xuyên. Có hy vọng rằng nước CHXHCN Việt Nam trẻ tuổi sẽ có thể tránh những cạm bẫy của sự phát triển, trong khi vẫn giữ được sự tương đồng của mình.
Với một đất nước như vậy cần đối thoại một cách bình đẳng, chứ không phải ứng xử với nó như một con tốt trong trò chơi địa chính trị lớn của mình.
Bài viết phản ánh quan điểm của tác giả. Bản dịch chưa được biên tập, các bạn đọc tham khảo.
http://kichbu.blogspot.ch/2013/04/con-uong-cua-viet-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét