Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Hiệu quả đầu tư bằng phương pháp “so sánh”

Hiệu quả đầu tư bằng phương pháp “so sánh”

(Tamnhin.net)- Mọi sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đều tính đến hiệu quả, cũng như mọi hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đều nhằm tới lợi nhuận? Nhưng với sự thực nhìn được từ những con số thống kê của tổng cục thống kê công bố trong năm 2011, thì hệ số ICOR của các nguồn vốn đầu tư ở ta năm 2011 có hay không có hiệu quả và vì sao? 


Hệ số tăng vốn - sản lượng(ICOR) thể hiện xác định mức tăng hay giảm của GDP và là cơ sở tạo tăng trưởng kinh tế. Vốn là vấn đề quan trọng và đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam ?

Với kết quả tính toán hệ số ICOR cho ba khu vực sở hữu từ đó có bức tranh so sánh,đánh giá khu vực sử dụng vốn (NN, TN, Nước ngoài(FDI) khu vực nào hiệu quả nhất.

Với số liệu mà Tổng cục Thống kê công bố mới nhất cho năm 2011, GDP theo giá so sánh 1994 ước 584 nghìn tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư theo giá thực tế 877,9 nghìn tỷ đồng. Nếu loại trừ yếu tố giá, có thể thấy vốn đầu tư theo giá so sánh ước khoảng 338.5 nghìn tỷ đồng.

Nhưng hệ số ICOR được tính theo quy tắc “chuẩn tắc” chỉ được áp dụng cho một giai đoạn, vì đồng vốn thường có độ trễ và phải sau một giai đoạn mới phát huy tác dụng. Vốn tại một thời điểm là giá trị tổng các đầu tư qua các năm tài chính đến thời điểm tính (điểm đầu và điểm cuối của chu kỳ áp dụng tính ICOR).

Nếu xét theo con số thống kế và ở các giai đoạn kinh doanh của cả 3 khu vực sử dụng vốn thì khu vực (FDI) hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn, mặc dù trên thực tế khu vực này nhận được nhiều ưu đãi về mặt chính sách thu hút đầu tư, và cũng là khu vực được kỳ vọng nhiều về thu hút lao động và phát triển công nghệ.

Trong cả giai đoạn 2000-2011, để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm, khu vực này phải bỏ ra 10,13 đồng vốn. Còn xét trong giai đoạn 2006-2011, phải bỏ ra tới 17,42 đồng vốn mới có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Cũng cần lưu ý thêm, trong nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, khu vực FDI là khu vực có sự tăng trưởng chủ yếu dựa vào các yếu tố khác như tận dụng nguồn nhân lực phổ thông, giá rẻ, còn công nghệ chủ yếu là lạc hậu, đã khấu hao hết. Một kết luận đáng buồn cho việc chọn giải pháp “kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Việt Nam), Xét cho cùng các nhà đầu tư đã tận dụng mọi ưu đãi để kiếm lời ?

Về nhì về chỉ số ICOR là khu vực Nhà nước. Trong cả giai đoạn 2000-2011, khu vực này bỏ ra 7,54 đồng để có được 1 đồng giá trị tăng thêm. Trong giai đoạn 2006-2011, hiệu quả đầu tư vẫn tiếp tục giảm đi khi phải đầu tư 7,98 đồng mới tạo ra được 1 đồng giá trị tăng thêm.

Về nhất và có đôi chút ấn tượng về chỉ số (ICOR) ở VN là khu vực ngoài Nhà nước(sử dụng nguồn vốn tư nhân).

Với sự tác động nhiều nhất và mạnh nhất của khủng hoảng kinh tế, chính sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, lãi suất ngân hàng tăng, tiếp cận nguồn vốn vay khó khăn... nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn lại hiệu quả nhất. Ngay cả trong giai đoạn 2006-2011, mức đầu tư để tạo ra 1 đồng giá trị tăng thêm của khu vực này cũng chỉ là 4,32 đồng và đóng góp vào GDP lên đến khoảng 50%,dù không được ưu đãi về mặt chính sách như khu vực doanh nghiệp Nhà nước và FDI phải cạnh tranh trong môi trường kinh doanh không bình đẳng, phải ra khơi với đầy sóng to, bão lớn nhưng khu vực này vẫn có thể tự hào về chỉ số ICOR vì một điều rất đơn giản và cũng vô cùng giản dị thôi đó là quyền lợi và nhiệm vụ của chủ sở hữu tài sản trong kinh doanh thật đích thực và rõ ràng.
ICOR của 3 khu vực sở hữu cho ba giai đoạn 2006 đến 2011.
Phương Lan

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét