Tiến sĩ Lê Hồng Giang cho rằng thị trường bất động sản tác động không quá lớn đến nền kinh tế, vì vậy nên để doanh nghiệp trả giá cho sai lầm của họ thay vì giải cứu. Trong khi vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh việc giải cứu thị trường bất động sản, Tiến sĩ Lê Hồng Giang cho rằng các lý do để giải cứu cũng như các lập luận về giá trị thế chấp và nợ xấu của ngành này chưa thực sự hợp lý.
Trong bài viết của Tiến sĩ Giang giả định, nếu bất động sản chết, chỉ 3,2% GDP chết theo. Lãnh đạo các bộ ngành đã nhận định bất động sản đóng băng kéo theo nhiều ngành khác đình trệ như vật liệu xây dựng, ngân hàng. 70% tài sản thế chấp của 200.000 tỷ đồng nợ xấu là bất động sản. Vì thế, nếu để giá bất động sản sụp đổ, hệ thống ngân hàng sẽ chịu lỗ lớn do không phát mãi được số tài sản thế chấp này như giá định ban đầu.
Mối liên hệ chồng chéo giữa nợ xấu và bất động sản đã được nhiều người viện dẫn. Song điều không ai nói ra là các ngân hàng đã sai lầm khi nhận thế chấp bằng bất động sản với mức giá trên trời. Nếu các chủ dự án phải chịu lỗ để trả giá cho sai lầm của họ, tại sao các chủ ngân hàng lại không?
Tiến sĩ Lê Hồng Giang cho rằng nếu bất động sản chết, chỉ 3,2% GDP chết theo, con số không quá lớn; vì vậy nên để cho các đại gia địa ốc trả giá cho sai lầm của họ thay vì giải cứu ngành này. Ảnh: Hà Thanh
Vấn đề cần đặt ra là liệu thị trường bất động sản có quá lớn để có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế hay không. Số liệu công bố cho thấy tổng dư nợ cho bất động sản khoảng 200.000 tỷ đồng. Cứ cho số đó bằng 70% giá trị dự án thì giá trị bất động sản ở Việt Nam vào khoảng 285.000 tỷ đồng.
Giả sử vòng đời trung bình của các dự án bất động sản là khoảng 3 năm và toàn bộ doanh thu mà ngành bất động sản tạo ra được tính vào GDP cho nền kinh tế. Nếu sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu xây dựng được sản xuất tại Việt Nam thì giá trị bất động sản tạo ra chỉ khoảng 95.000 tỷ đồng một năm, tương đương 3,2% GDP. Hiện GDP danh nghĩa của Việt Nam năm 2012 ước tính khoảng 2.950.000 tỷ đồng.
Theo Tiến sĩ Giang, nếu so với các hoạt động xuất nhập khẩu tương đương hơn 150% GDP hay giá trị sản xuất công nghiệp, thậm chí nông nghiệp thì 3,2% GDP của bất động sản là rất nhỏ. Hiện nay không có số liệu nhưng ước đoán ảnh hưởng trực tiếp vào thị trường lao động. Có thể tạm kết luận tác động trực tiếp của thị trường bất động sản lên nền kinh tế là không đáng ngại.
Thế nhưng, một số ý kiến lại cho rằng do bất động sản là tài sản thế chấp của phần lớn các khoản vay. Việc giá bất động sản sụt giảm không chỉ ảnh hưởng đến những dự án hiện tại mà còn đến phần lớn giá trị thế chấp của hàng triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng. Do đó, Chính phủ phải giải cứu để không cho giá bất động sản sụp đổ.
Ông Giang cho rằng thoạt nghe có vẻ có lý nhưng không phải vậy. Bởi vì khi cho vay và yêu cầu thế chấp, không ngân hàng nào thực sự muốn sẽ phải đem tài sản thế chấp đi bán. Nhà băng luôn muốn khoản cho vay được con nợ sử dụng hiệu quả, sinh lời và trả nợ đúng hạn. Trong những trường hợp như vậy, giá trị của tài sản thế chấp không có ý nghĩa. Ngân hàng chỉ bắt đầu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp khi khoản cho vay bắt đầu trở thành những khoản nợ xấu, lúc họ bắt đầu phải trích lập dự phòng.
Giá trị tài sản thế chấp càng giảm thì phải trích lập dự phòng càng nhiều và lợi nhuận càng teo tóp lại. Vấn đề này càng trầm trọng hơn khi nền kinh tế bắt đầu đi xuống trong năm 2012 do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát trong năm 2011 và ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế toàn cầu.
Vậy số tiền phải trích lập dự phòng là bao nhiêu? Theo ước lượng, số tiền phải trích lập dự phòng ở mức 35% giá trị bất động sản được đánh giá lúc cho vay. Giả sử 70% số nợ xấu này có thế chấp là bất động sản và Ngân hàng Nhà nước quy định bất động sản chỉ được tính 50% giá trị khi khấu trừ trích lập dự phòng.
Như vậy, khi giá bất động sản giảm 10%, phần khấu trừ cho việc trích lập dự phòng này sẽ giảm 3,5%. Nói cách khác, số tiền ngân hàng tăng thêm trích lập dự phòng sẽ tăng bằng 3,5% tổng giá trị nợ xấu và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm tương ứng.
Tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng 250.000 tỷ đồng. Nếu phần tỉ lệ trích lập dự phòng bằng 50%, tương đương với 125.000 tỷ đồng, khi giá bất động sản giảm 10%, ngân hàng lỗ 4.375 tỷ đồng. Con số này sẽ lớn hơn rất nhiều nếu giá giảm 20-30%, hay thậm chí 50% như tại một số dự án.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Trong bài viết của Tiến sĩ Giang giả định, nếu bất động sản chết, chỉ 3,2% GDP chết theo. Lãnh đạo các bộ ngành đã nhận định bất động sản đóng băng kéo theo nhiều ngành khác đình trệ như vật liệu xây dựng, ngân hàng. 70% tài sản thế chấp của 200.000 tỷ đồng nợ xấu là bất động sản. Vì thế, nếu để giá bất động sản sụp đổ, hệ thống ngân hàng sẽ chịu lỗ lớn do không phát mãi được số tài sản thế chấp này như giá định ban đầu.
Mối liên hệ chồng chéo giữa nợ xấu và bất động sản đã được nhiều người viện dẫn. Song điều không ai nói ra là các ngân hàng đã sai lầm khi nhận thế chấp bằng bất động sản với mức giá trên trời. Nếu các chủ dự án phải chịu lỗ để trả giá cho sai lầm của họ, tại sao các chủ ngân hàng lại không?
Vấn đề cần đặt ra là liệu thị trường bất động sản có quá lớn để có thể tác động tiêu cực đến nền kinh tế hay không. Số liệu công bố cho thấy tổng dư nợ cho bất động sản khoảng 200.000 tỷ đồng. Cứ cho số đó bằng 70% giá trị dự án thì giá trị bất động sản ở Việt Nam vào khoảng 285.000 tỷ đồng.
Giả sử vòng đời trung bình của các dự án bất động sản là khoảng 3 năm và toàn bộ doanh thu mà ngành bất động sản tạo ra được tính vào GDP cho nền kinh tế. Nếu sử dụng các loại nguyên liệu, vật liệu xây dựng được sản xuất tại Việt Nam thì giá trị bất động sản tạo ra chỉ khoảng 95.000 tỷ đồng một năm, tương đương 3,2% GDP. Hiện GDP danh nghĩa của Việt Nam năm 2012 ước tính khoảng 2.950.000 tỷ đồng.
Theo Tiến sĩ Giang, nếu so với các hoạt động xuất nhập khẩu tương đương hơn 150% GDP hay giá trị sản xuất công nghiệp, thậm chí nông nghiệp thì 3,2% GDP của bất động sản là rất nhỏ. Hiện nay không có số liệu nhưng ước đoán ảnh hưởng trực tiếp vào thị trường lao động. Có thể tạm kết luận tác động trực tiếp của thị trường bất động sản lên nền kinh tế là không đáng ngại.
Thế nhưng, một số ý kiến lại cho rằng do bất động sản là tài sản thế chấp của phần lớn các khoản vay. Việc giá bất động sản sụt giảm không chỉ ảnh hưởng đến những dự án hiện tại mà còn đến phần lớn giá trị thế chấp của hàng triệu tỷ đồng dư nợ tín dụng của hệ thống ngân hàng. Do đó, Chính phủ phải giải cứu để không cho giá bất động sản sụp đổ.
Ông Giang cho rằng thoạt nghe có vẻ có lý nhưng không phải vậy. Bởi vì khi cho vay và yêu cầu thế chấp, không ngân hàng nào thực sự muốn sẽ phải đem tài sản thế chấp đi bán. Nhà băng luôn muốn khoản cho vay được con nợ sử dụng hiệu quả, sinh lời và trả nợ đúng hạn. Trong những trường hợp như vậy, giá trị của tài sản thế chấp không có ý nghĩa. Ngân hàng chỉ bắt đầu quan tâm đến giá trị tài sản thế chấp khi khoản cho vay bắt đầu trở thành những khoản nợ xấu, lúc họ bắt đầu phải trích lập dự phòng.
Giá trị tài sản thế chấp càng giảm thì phải trích lập dự phòng càng nhiều và lợi nhuận càng teo tóp lại. Vấn đề này càng trầm trọng hơn khi nền kinh tế bắt đầu đi xuống trong năm 2012 do tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát trong năm 2011 và ảnh hưởng của sự suy yếu kinh tế toàn cầu.
Vậy số tiền phải trích lập dự phòng là bao nhiêu? Theo ước lượng, số tiền phải trích lập dự phòng ở mức 35% giá trị bất động sản được đánh giá lúc cho vay. Giả sử 70% số nợ xấu này có thế chấp là bất động sản và Ngân hàng Nhà nước quy định bất động sản chỉ được tính 50% giá trị khi khấu trừ trích lập dự phòng.
Như vậy, khi giá bất động sản giảm 10%, phần khấu trừ cho việc trích lập dự phòng này sẽ giảm 3,5%. Nói cách khác, số tiền ngân hàng tăng thêm trích lập dự phòng sẽ tăng bằng 3,5% tổng giá trị nợ xấu và lợi nhuận của ngân hàng sẽ giảm tương ứng.
Tổng số nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam vào khoảng 250.000 tỷ đồng. Nếu phần tỉ lệ trích lập dự phòng bằng 50%, tương đương với 125.000 tỷ đồng, khi giá bất động sản giảm 10%, ngân hàng lỗ 4.375 tỷ đồng. Con số này sẽ lớn hơn rất nhiều nếu giá giảm 20-30%, hay thậm chí 50% như tại một số dự án.
Theo Nhịp cầu đầu tư
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét