Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

(1) CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD

Bài giảng cũ của chủ Blog. Gần đây có một số bạn viết thư hỏi xin mình bài dưới đây. Mình đã đưa lên trang này một số phần nhưng sau đó lười không đưa tiếp. Hôm nay mình đưa lên bản khá đầy đủ mà mình còn giữ được để ai cần thì tham khảo. Vì không thạo phông màn và cũng không có thời gian nên mình chỉ copy và dán vào đây, do đó nhiều công thức, đồ thị chắc sẽ không hiện ra. Bạn nào cần bản đủ thì gửi thư cho mình để mình gửi cho. Xin cám ơn.
CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD
        I. MỞ ĐẦU:
Để xây dựng các mô hình kinh tế vĩ mô dùng trong phân tích và dự báo ở cấp các Bộ, cơ quan tổng hợp, nhất thiết phải nắm vững các quan hệ cân đối kinh tế vĩ mô vì mục tiêu phân tích, dự báo của bất kỳ một cơ quan tổng hợp nào cũng là xem xét ảnh hưởng của chính sách ngành mình, lĩnh vực mình tới các chỉ tiêu cân đối vĩ mô chung. Các loại cân đối vĩ mô quan trọng nhất là:
- Cân đối trong hệ thống tài khoản quốc gia (khối lượng và giá trị);
- Cân đối ngân sách (theo giá trị)
- Cân đối tiền tệ
- Cân đối cán cân thanh toán quốc tế
- Quan hệ qua lại giữa các cân đối trên.
Ngoài ra còn có một số cân đối vĩ mô khác như cân đối lao động, cân đối vốn đầu tư... Trong bài này, chúng tôi sẽ chỉ tập trung giới thiệu rất sơ lược về năm cân đối lớn nêu trên và các phương pháp chính để dự báo chúng.

II. CÁC CÂN ĐỐI VĨ MÔ VÀ QUAN HỆ GIỮA CHÚNG

A) Cân đối trong hệ thống tài khoản quốc gia

  Lý thuyết kinh tế vĩ mô có nhiệm vụ phân tích và giải thích tiến triển của các chỉ tiêu chính (các biến kinh tế gộp chủ yếu) của nền kinh tế quốc dân. Những chỉ tiêu kinh tế chính mà lý thuyết kinh tế vĩ mô tập trung phân tích là sản xuất, thu nhập, tiêu dùng, đầu tư, thu chi ngân sách, khối lượng tiền tệ, ngoại thương và cán cân thanh toán quốc tế; ngoài ra, để giải thích tiến triển của các chỉ tiêu này, lý thuyết kinh tế vĩ mô còn phân tích các chỉ tiêu liên quan như lạm phát, lãi suất, tỷ giá...
  Do tầm quan trọng của các chỉ tiêu trên đối với hoạch định các chính sách kinh tế, để bắt đầu thực hiện quá trình phân tích và dự báo, cần phải phân tích và giải thích được xu hướng tiến triển (ngắn, trung và dài hạn) của chúng trong mối quan hệ tương tác với nhau.
  Để đạt được mục tiêu này, điều đầu tiên là phải có hệ thống thống kê tốt, minh bạch và nhiều năm. Một trong những hệ thống thống kê tốt nhất hiện nay là Hệ thống hạch toán quốc gia (hoặc hệ thống tài khoản quốc gia) do Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Liên minh Châu Âu (EU), Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hợp tác xây dựng năm 1993. Hệ thống này cho phép cân đối các chỉ tiêu vĩ mô chủ yếu của nền kinh tế quốc dân, đảm bảo sự khớp nhau giữa các số liệu lịch sử và sự khớp nhau giữa các số liệu dự báo. Sự khớp nhau này rất quan trọng vì vừa cho phép đảm bảo tính cân đối của hệ thống kinh tế, vừa cho phép kiểm tra được tình hình phát triển kinh tế theo các giả thuyết khác nhau. Nó cũng cho phép theo dõi xu hướng phát triển của các chỉ tiêu chính...
Các tài khoản quốc gia là bộ phận cấu thành của hệ thống hạch toán quốc gia; chúng cho phép thực hiện các so sánh quốc tế để các nước học tập kinh nghiệm của nhau trong quá trình phát triển. Điểm đặc biệt của phương pháp hạch toán theo các tài khoản quốc gia là nó không gắn liền với bất kỳ lý thuyết kinh tế cụ thể nào, không phản ánh cơ cấu đặc thù của nước nào, do đó áp dụng được cho mọi quốc gia tại mọi thời điểm.
1) Các chỉ tiêu gộp trong nền kinh tế quốc dân được phản ánh trong hệ thống tài khoản quốc gia:
Các chỉ tiêu gộp trong hệ thống tài khoản quốc gia và mối quan hệ giữa chúng được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:

SẢN XUẤT (GO)
Tổng sản phẩm
 trong nước (GDP)
Tiêu dùng trung gian (IC)
Tổng sản phẩm trong nước
Thu nhập thô chuyển từ nước ngoài về
Thu nhập quốc gia thô
Thu nhập thô chuyển ra nước ngoài
Thu nhập quốc gia thô
Thu nhập vãng lai chuyển từ nước ngoài về
Thu nhập quốc gia sẵn có thô
Thu nhập vãng lai chuyển ra nước ngoài
Thu nhập quốc gia sẵn có thô
Tiết kiệm quốc gia thô
Tiêu dùng cuối cùng

(1) Tổng giá trị sản xuất (Gross Output - GO):
Tổng giá trị sản xuất là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của toàn bộ nền kinh tế theo từng thời kỳ tháng, quý, năm. Chỉ tiêu này được định nghĩa bằng tổng cộng giá trị sản xuất của từng ngành kinh tế, từng thành phần kinh tế. Như vậy, trong khi chỉ tiêu Tổng sản phẩm xã hội (TSPXH) trong hệ MPS chỉ đo lường tổng giá trị sản xuất của các ngành sản xuất vật chất thì chỉ tiêu GO bao gồm tất cả các ngành sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất. Do vậy, GO lớn hơn TSPXH.
Về nguồn, tổng giá trị sản xuất bao gồm hai yếu tố: Tiêu dùng trung gian và tổng sản phẩm trong nước (ở cấp ngành gọi là giá trị mới tăng thêm) được hình thành từ quá trình sản xuất của tất cả các ngành trong nền kinh tế - xã hội.
Về sử dụng, tổng giá trị sản xuất bao gồm kết quả sản xuất sử dụng cho nhu cầu sản xuất (tiêu dùng trung gian), cho tiêu dùng cuối cùng của các hộ gia đình và xã hội (tiêu dùng của Nhà nước), cho tích luỹ tài sản và để xuất khẩu ra nước ngoài.
Do vai trò của chỉ tiêu này không quan trọng bằng chỉ tiêu GDP nên hiện nay ít tài liệu thống kê đưa chỉ tiêu này vào danh mục số liệu công bố. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có thể tìm thấy để đáp ứng yêu cầu khi nghiên cứu, phân tích kinh tế.
(2) Tiêu dùng trung gian (Intermediate Consumption - IC) :
Tiêu dùng trung gian gồm toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ cho phục vụ cho quá trình sản xuất. Trong tiêu dùng trung gian, có các yếu tố sau:
  - Chi phí sản phẩm vật chất gồm nguyên vật liệu chính và phụ, nhiên liệu, dầu mỡ, điện, khí đốt, chi phí công cụ sản xuất nhỏ, vật rẻ tiền mau hỏng...
  - Chi phí dịch vụ gồm vận tải, thương nghiệp, bảo hiểm, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ pháp lý, quảng cáo,...
  Như vậy so sánh khái niệm tiêu dùng trung gian trong hệ SNA với khái niệm tiêu hao vật chất (THVC) trong hệ MPS, chúng ta thấy có hai điểm khác nhau cơ bản:
  - Tiêu dùng trung gian tính đến mọi chi phí cho sản xuất, được hạch toán vào giá thành sản phẩm, kể cả các chi phí vật chất lẫn chi phí dịch vụ, trong khi tiêu hao vật chất không tính đến chi phí dịch vụ trong quá trình sản xuất.
  - Tiêu dùng trung gian không tính khấu hao tài sản cố định, khấu hao được đưa vào chỉ tiêu giá trị tăng thêm vì được coi là thu nhập của quá trình sản xuất (bán dần tài sản cố định). Ngược lại, tiêu hao vật chất có tính cả khấu hao.
(3) Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product - GDP)
 Tổng sản phẩm trong nước còn được gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Đây là chỉ tiêu gộp quan trọng nhất và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước đo lường toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ (được đem ra trao đổi hoặc không) do tất cả các ngành kinh tế (hoặc tất cả các thành phần kinh tế) mới sáng tạo ra trong từng thời kỳ. Cụ thể, tổng sản phẩm trong nước bằng tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành (hoặc tất cả các thành phần kinh tế) cộng với thuế nhập khẩu hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài.
Chính vì ở cấp địa phương không xác định được thuế nhập khẩu mà địa phương phải chịu, nên rất khó tính GDP địa phương. Do vậy, thực chất cái được gọi là GDP địa phương hiện nay chỉ là giá trị tăng thêm tạo ra ở địa phương trong thời kỳ đó. Tình hình cũng tương tự đối với giá trị tăng thêm của các ngành.
  So với khái niệm Thu nhập quốc dân (TNQD) trong hệ MPS, GDP bao gồm toàn bộ giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế, sản xuất vật chất và phi sản xuất vật chất, trong khi Thu nhập quốc dân chỉ tính đến giá trị tăng thêm của các ngành thuộc khu vực sản xuất vật chất. Do vậy, GDP lớn hơn TNQD. Người ta đã ước tính GDP các năm 1980 bằng TNQD những năm đó nhân với hệ số 1,33.
Khái niệm "sản phẩm" trong GDP được sử dụng để chỉ các hàng hoá và dịch vụ sản xuất ra để thoả mãn nhu cầu cuối cùng (tức là cho tiêu dùng) trong năm. Do vậy, giá trị sản phẩm sẽ bằng toàn bộ giá trị sản xuất trừ đi giá trị hàng hoá và dịch vụ được sử dụng làm đầu vào của quá trình sản xuất, tức là trừ đi toàn bộ giá trị tiêu dùng trung gian. Làm như vậy để tránh tính trùng các kết quả sản xuất vì tiêu dùng trung gian đã được sản xuất trong các thời kỳ trước.
  Về công thức, chúng ta có:
            GDP = GO - IC
  và     TNQD = TSPXH - THVC
  trong đó GO > TSPXH, GDP > TNQD và IC ¹ THVC
(4) Thu nhập quốc gia thô (RNB):
Thu nhập quốc gia thô được định nghĩa bằng GDP cộng với thu nhập ban đầu của người không thường trú chuyển cho người thường trú và trừ đi thu nhập ban đầu của người thường trú trả cho người không thường trú.
Nói đơn giản, đó là GDP cộng với phần thu nhập do người Lào đầu tư ra nước ngoài chuyển về trừ đi phần phải trả cho người nước ngoài đầu tư vào nước Lào. Quan hệ ở đây mới tính theo tài khoản vốn.
Thu nhập ban đầu bao gồm: (i) Thuế ròng (thuế trừ trợ cấp) thu từ sản xuất và nhập khẩu, đây là phần Nhà nước được hưởng; (ii) Thu nhập của người lao động; (iii) Thu nhập của chủ sở hữu, lãi suất vốn đầu tư...
(5) Thu nhập quốc gia thô sẵn có (RNDB):
Thu nhập quốc gia thô sẵn có bằng thu nhập quốc gia thô cộng thêm phần thu nhập vãng lai ròng (vào trừ ra) chuyển từ nước ngoài về. Đây là quan hệ thu nhập có tính đến cán cân tài khoản vãng lai.
Nói đơn giản, thu nhập quốc gia thô sẵn có bằng thu nhập quốc gia thô trừ đi chi vãng lai trả người nước ngoài tạm ở nước ta cộng với nhận vãng lai từ nước ngoài của người Lào thường trú ở nước ngoài chuyển về.
Thu nhập vãng lai bao gồm ba bộ phận: (i) Thuế đánh vào chuyển thu nhập và tài sản; (ii) Các khoản đóng góp xã hội theo quy định của pháp luật; (iii) Một số loại thu nhập vãng lai khác.
Về nguyên tắc, thu nhập quốc gia thô sẵn có là một chỉ tiêu rất quan trọng vì nó đo lường thu nhập thực tế và có thể sử dụng của một đất nước; trên cơ sở chỉ tiêu này, người ta sẽ phân chia sử dụng theo mục đích tiết kiệm hoặc tiêu dùng.
(6) Tiết kiệm quốc gia thô (BNS):
Tiết kiệm quốc gia thô là phần còn lại của thu nhập quốc gia thô sẵn có sau khi đã tiêu dùng cuối cùng. trong đó tiêu dùng cuối cùng gồm tiêu dùng nhà nước và tiêu dùng của dân cư. Như vậy, tiết kiệm quốc gia thô là phần thu nhập chưa được tiêu dùng.
(7) Tiết kiệm nội địa thô (BDS):
Tiết kiệm nội địa thô được định nghĩa bằng tổng sản phẩm trong nước trừ đi tiêu dùng cuối cùng. Như vậy, tiết kiệm nội địa thô khác với tiết kiệm quốc gia thô ở chỗ nó không tính đến quan hệ thanh toán với nước ngoài, tức là không tính đến thu nhập ròng từ tài khoản vốn lẫn tài khoản vãng lai giữa người thường trú và người không thường trú.
(8) Tiêu dùng cuối cùng (C):
Tiêu dùng cuối cùng là sử dụng hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu của các cá nhân hoặc tập thể. Tiêu dùng cuối cùng khác với tiêu dùng trung gian vì tiêu dùng trung gian hợp thành từ các đầu vào sử dụng trong quá trình sản xuất.
(9) Đầu tư hình thành tài sản cố định (FBCF):
Đầu tư hình thành tài sản cố định là tổng số vốn đầu tư được thực hiện với mục đích làm tăng tài sản cố định trong kỳ. Việc đầu tư thường do Nhà nước và doanh nghiệp thực hiện; tuy nhiên các hộ gia đình cũng tham gia đầu tư như mua hoặc xây nhà mới.
(10) Tài sản cố định (FBC):
Tài sản cố định gồm tài sản cố định mới tăng trong kỳ và tài sản cố định đã có đầu kỳ trừ đi số đã được khấu hao trong kỳ.
(11) Cầu nội địa cuối cùng
Cầu nội địa cuối cùng là tổng của tiêu cùng cuối cùng, đầu tư hình thành tài sản cố định và thay đổi dự trữ.
(12) Tổng cầu:
 Tổng cầu bằng cầu nội địa cuối cùng cộng với cầu xuất khẩu ròng; trong đó cầu xuất khẩu ròng bằng xuất khẩu trừ đi nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ
2) Chu trình kinh tế đã được đơn giản hoá:
a) Chu kỳ kinh tế:
Để xây dựng mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên, chúng ta có thể mô tả dưới dạng các công thức toán học chu trình diễn ra trong kinh tế thông qua các quan hệ giữa các nhóm tác nhân kinh tế.
Khái niệm chu trình kinh tế bao gồm các luồng chuyển động vật chất và tiền tệ giữa các khu vực trong nền kinh tế, gắn với quan hệ sản xuất, thu nhập và tiêu dùng.
Thực tế, quá trình sản xuất sẽ đồng thời vừa tạo ra sản phẩm, vừa tạo ra thu nhập; thu nhập này đến lượt mình lại được chi tiêu để mua sắm sản phẩm và tạo ra cầu.
Nếu phân chia nền kinh tế ra làm 4 khu vực thể chế gồm các hộ gia đình, các doanh nghiệp, nhà nước và phần còn lại phản ánh quan hệ với nước ngoài, thì giữa những khu vực này có một số quan hệ sau:

(Sơ đồ vẽ rời bên ngoài, không có trong file nên nay không còn)

(1) Doanh nghiệp sản xuất hàng hoá và dịch vụ để bán; khi đó doanh nghiệp sẽ phải thuê nhân công, đồng thời mua các đầu vào cần thiết từ các doanh nghiệp khác. Các sản phẩm làm ra được bán trên thị trường hàng hoá và dịch vụ. Giá trị của chúng sau khi trừ các chi phí đầu vào sẽ tạo thành giá trị gia tăng hay tổng sản phẩm trong nước, sau đó được phân chia cho các thể chế như: Nhà nước thu thuế, các hộ gia đình nhận thu nhập qua lương. Phần còn lại cũng được coi là thuộc các hộ gia đình với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp hay sở hữu vốn.
Trong trường hợp này, chúng ta coi doanh nghiệp không tiết kiệm (toàn bộ số lãi có thể tiết kiệm đã được chuyển cho các hộ gia đình), cũng không đầu tư (các gia đình sẽ thực hiện đầu tư bằng cách cho doanh nghiệp vay vốn).
(2) Các hộ gia đình nắm giữ các yếu tố sản xuất, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp và nhận lại các thanh toán, tạo thành thu nhập của các hộ gia đình.
Thu nhập sẵn có của các hộ gia đình bằng thu nhập trên trừ đi thuế thu nhập và thuế tài sản phải nộp nhà nước. Với số thu nhập sẵn có này, các gia đình sẽ thực hiện tiêu dùng hoặc đầu tư. Tiết kiệm của các hộ gia đình bằng thu nhập sẵn có trừ đi tiêu dùng. Khả năng cấp tài chính của các hộ gia đình chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của họ.
(3) Nhà nước cung cấp chủ yếu các dịch vụ phi hàng hoá. Nhà nước thu thuế đánh vào sản xuất và vào thu nhập và tài sản, đồng thời lại giúp đỡ tài chính cho các hộ gia đình và mua hàng hoá và dịch vụ do các doanh nghiệp sản xuất ra.
Tiết kiệm của nhà nước bằng chênh lệch giữa thu và chi của nhà nước. Khả năng cấp tài chính của nhà nước chính là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của nhà nước.
(4) Phần còn lại là một tài khoản phản ánh hoạt động trao đổi giữa các  đơn vị thường trú và không thường trú đối với đất nước, đơn giản là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, hoạt động đầu tư... Lưu ý là khi nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ, sẽ có một khoản tiền phải chuyển ra nước ngoài. Ngược lại, nếu là hành động xuất khẩu, thì sẽ có một khoản tiền chuyển vào nước.
Đối với từng khu vực, có thể xảy ra tình trạng tiết kiệm dương hoặc âm tuỳ theo tiêu dùng thấp hơn hay cao hơn thu nhập sẵn có. Mặt khác, tiết kiệm này cũng có thể cao hơn hay thấp hơn đầu tư. Nếu tiết kiệm của một khu vực thấp hơn đầu tư thì sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt và cần nguồn bù đắp tài chính. Trên bình diện quốc gia, nhu cầu (tiết kiệm thấp hơn đầu tư) hay khả năng tài chính (tiết kiệm cao hơn đầu tư) được bù đắp bằng khả năng hay nhu cầu tài chính của bên ngoài (phần còn lại).
b) Các quan hệ kế toán:
Chu trình kinh tế đơn giản trên có thể được diễn đạt bằng các phương trình kế toán giữa các chỉ tiêu gộp của hệ thống tài khoản quốc gia, cụ thể như sau:
(1) Qua sản xuất, các doanh nghiệp phân phối thu nhập (GDP) cho các khu vực như sau:
- Nhà nước nhận thuế:                     TP
- Hộ gia đình nhận lương:                         RS
- Phần còn lại của doanh nghiệp:            EBE
Cân đối:                TP +  RS  + EBE   =   GDP
(2) Thu nhập sẵn có của các hộ gia đình (RDBP) gồm thu nhập từ lương (RS), từ phần còn lại của doanh nghiệp (EBE), từ hỗ trợ của nhà nước (TR) nhưng lại phải trừ đi thuế thu nhập và thuế tài sản (IR):
            RDBP          =  RS + EBE + TR - IR
Thay phương trình (1) trên vào phương trình này, chúng ta còn có:
            RDBP          =  GDP - TP  -  IR +  TR
tức là bằng tổng sản phẩm trong nước trừ đi thuế đánh vào sản xuất song lại được cộng với tiền hỗ trợ của nhà nước.
(3) Thu nhập sẵn có của nhà nước (RDBG) gồm thu nhập từ thuế và các chuyển giao ròng khác:
            RDBG  =  TP  +  IR  - TR
(4) Thu nhập quốc gia sẵn có gồm thu nhập sẵn có của các hộ gia đình và nhà nước, tức là:
            RNDB  = RDBP  + RDBG   =   GDP
(trong trường hợp này, để đơn giản, chúng ta giả thiết thu nhập từ nhân tố - tài khoản vốn - và từ chuyển giao ròng - tài khoản vãng lai - với phần bên ngoài bằng 0).
(5) Thu nhập quốc gia sẵn có được sử dụng cho tiêu dùng và tiết kiệm:
- Cho tiêu dùng:                                 C  = CP  +  CG
- Cho tiết kiệm gia đình:                   SP  = RDBP  -  CP
- Cho tiết kiệm nhà nước:                SG = RDBG  - CG
- Cho tiết kiệm quốc gia:                  S   = RNDB - CP - CG = GDP - C
trong đó C là tiêu dùng cuối cùng, CP và CG lần lượt là tiêu dùng cá nhân và tiêu dùng nhà nước, SP và SG lần lượt là tiết kiệm cá nhân và tiết kiệm của nhà nước.
(6) Tài chính:
Chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư của mỗi khu vực sẽ tạo ra khả năng tài chính (chênh lệch dương) hoặc nhu cầu tài chính (chênh lệch âm):
- Khả năng tài chính của khu vực tư nhân:
            CFP = SP - IP
                    = GDP - TP - IR + TR - CP - IP  
- Khả năng tài chính của khu vực nhà nước:
            CFG = SG - IG
                    = TP + IR - TR - CG - IG
- Khả năng tài chính của quốc gia:
            CF  =  S  -  I    =   GDP  -  C  -  I
trong đó I là tổng vốn đầu tư của nền kinh tế, IP và IG lần lượt là đầu tư cá nhân và đầu tư của nhà nước.
(7) Cầu hàng hoá và dịch vụ:
Cầu hàng hoá và dịch vụ của toàn nền kinh tế bao gồm ba thành phần:
- Tiêu dùng:          C  =  CP  +  CG
- Đầu tư:                I   =  IP   +   IG
- Trao đổi hàng hoá và dịch vụ với bên ngoài:           X  - M
trong đó:  X là xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ;
                 M là nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ.
 (8) Nhu cầu tài chính từ bên ngoài:
- Nhu cầu tài chính của quốc gia:
            CF  =  S  -  I    =   GDP  -  C  -  I
- Nhu cầu này sẽ được đáp ứng bằng nguồn từ bên ngoài:
            SE  =   -  CF
- Cân bằng với bên ngoài:
            X  -  M  =  - SE     =   CF
từ đây suy ra:
            X  -  M  =   GDP   -   C   -  I
điều này cũng tương đương với cân bằng tổng quát:
            GDP   =   C  +  I   +  X  - M
Lưu ý là các quan hệ trên đều là các quan hệ kế toán để đảm bảo tính cân đối trong nền kinh tế; không phải là các quan hệ nhân quả giữa các biến kinh tế vĩ mô liên quan.
Ví dụ phương trình sản xuất phải bằng với tổng cầu không có nghĩa là người ta luôn phải chấp nhận áp dụng học thuyết Keynes cho nền kinh tế, trong đó cân bằng kinh tế được xác định bởi tổng cầu.
3) Ba phương pháp tính tổng sản phẩm trong nước
Theo chu trình kinh tế nêu trên, có thể thấy GDP có thể được tính theo ba phương pháp: (i) Sản xuất, (ii) thu nhập, (iii) Tiêu dùng. Việc sử dụng ba phương pháp này để tính GDP không chỉ cần thiết về phương pháp luận mà còn để đảm bảo có được các tính toán GDP chính xác nhất tuỳ theo các nguồn số liệu thống kê khác nhau.
Sơ đồ tính GDP theo ba phương pháp như sau:
Phương pháp 1               Phương pháp  2                Phương pháp 3
 


GO

IC





Nhập
Xuất
Đầu tư

Tiêu dùng

GDP

GDP
TP

GDP
RS
EBE

a) Tính GDP theo phương pháp sản xuất:
Đây là cách được áp dụng nhiều nhất tại các nước đang phát triển. Việc tính GDP theo phương pháp này rất phù hợp với định nghĩa GDP, tức là tính tổng giá trị gia tăng của các đơn vị thể chế thường trú. Khi sử dụng khái niệm giá trị gia tăng, sẽ tránh được tình trạng tính trùng nhiều lần cùng một kết quả sản xuất, mà chỉ tính phần đóng góp của từng đơn vị tới sản xuất. Ví dụ khi tính giá trị gia tăng của công nghiệp chế biến thực phẩm, dùng khái niệm giá trị gia tăng sẽ loại bỏ được tính trùng đầu vào qua các khâu của quá trình chế biến. Khi đó, giá trị gia tăng sẽ là chênh lệch giữa toàn bộ giá trị sản xuất và giá trị các đầu vào phục vụ sản xuất (tức là tiêu dùng trung gian).
Quy trình tính toán GDP theo phương pháp sản xuất gồm các bước sau:
+ Bước 1: Tính giá trị tăng thêm của từng ngành và thành phần kinh tế theo công thức:
  Giá trị tăng thêm = Giá trị sản xuất - Tiêu dùng trung gian.
  Việc tính hai chỉ tiêu giá trị sản xuất và tiêu dùng trung gian cụ thể cho các ngành căn cứ vào phương pháp phức tạp của ngành thống kê và đòi hỏi lượng thông tin rất lớn, nên không được trình bày ở đây.
  + Bước hai: Tính GDP theo công thức:
  GDP = Tổng giá trị tăng thêm + Thuế nhập khẩu đánh vào hàng hoá, dịch vụ nhập từ nước ngoài.
Trong thực tế, không phải bao giờ cũng tính trực tiếp được giá trị gia tăng bằng cách lấy giá trị sản xuất trừ đi tiêu dùng trung gian. Do vậy, người ta thường chia các hoạt động sản xuất làm 2 loại: loại có thể đem bán trên thị trường và loại không thể đem bán trên thị trường. Loại thứ 2 này thường là các dịch vụ công không mất tiền hoặc được cung cấp với giá rất thấp so với giá trị thật của chúng.
Tiếp đến, người ta đánh giá giá trị sản xuất căn cứ vào chi phí sản xuất gồm 3 thành phần chính là tiêu dùng trung gian, tiền lương và thuế (giả thiết lợi nhuận bằng 0). Khi đó, theo đúng định nghĩa, giá trị gia tăng sẽ bằng giá trị sản xuất trừ đi tiêu dùng trung gian (vì các dịch vụ này không tạo ra lợi nhuận).
b) Tính GDP theo phương pháp thu nhập hay phương pháp phân phối:
Trong sơ đồ chu trình kinh tế đơn giản nêu trên, các doanh nghiệp sản xuất ra toàn bộ GDP của đất nước; tiếp đến GDP sẽ là nguồn để phân chia sử dụng cho nhà nước (thuế), người lao động (tiền lương) và doanh nghiệp (lợi nhuận). Do vậy, theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước bao gồm các yếu tố sau:
- Thu nhập từ sản xuất của người sản xuất, gồm tiền lương, tiền trả công lao động, tiền trích bảo hiểm xã hội trả thay lương và các thu nhập khác từ sản xuất.
- Thuế sản xuất (không bao gồm thuế lợi tức, thuế thu nhập và các lệ phí khác không được xem là thuế sản xuất). Thuế sản xuất bao gồm thuế doanh thu hoặc thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế vốn, thuế tài nguyên: đất, rừng, hầm mỏ, thuế môn bài, các lệ phí được xem như thuế sản xuất.
- Khấu hao tài sản cố định;
- Giá trị thặng dư và các thu nhập khác từ sản xuất.
Nếu khấu hao tài sản cố định đã được đưa vào thành thu nhập của người sản xuất hoặc nhà đầu tư thì công thức xác định GDP như sau:
  GDP  =  RS  +   TP   +  EBE
Thu nhập ban đầu này được tính toán từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thường trú; nó sẽ được phân phối cho các đơn vị thường trú khác và có thể cho cả các đơn vị không thường trú. Ngược lại, cũng có thể có cả thu nhập của các đơn vị thường trú ở nước ngoài chuyển thu nhập về. Đây là quan hệ với phần còn lại hay là với bên ngoài.
Do vậy, phát sinh khái niệm thu nhập quốc dân thô; chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy GDP công với thu nhập từ nước ngoài chuyển về trừ đi thu nhập phải trả cho người nước ngoài thường trú tại nước ta (tức là trừ đi thu nhập chuyển đi nước ngoài).
Phương pháp phân phối cũng tính cho từng ngành kinh tế, thành phần kinh tế rồi tổng hợp cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
c) Phương pháp sử dụng cuối cùng, hay còn được gọi là phương pháp chi tiêu:
Sản xuất (PR) là nguồn quan trọng nhất để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tiêu dùng. Tuy nhiên, để xác định tổng cung của nền kinh tế, cần phải bổ sung vào đó khối lượng hàng hoá và dịch vụ được nhập khẩu từ bên ngoài (M).
Tổng cung hàng hoá và dịch vụ (PR+M) được các khu vực kinh tế thường trú sử dụng, tức là đáp ứng tổng cầu nội địa của nền kinh tế (các đơn vị thường trú) và xuất khẩu (các đơn vị không thường trú).
Tổng cầu nội địa bao gồm tiêu dùng trung gian và tiêu dùng cuối cùng; trong đó tiêu dùng cuối cùng tiêu dùng cuối cùng gồm tiêu dùng của khu vực tư nhân, tiêu dùng của khu vực nhà nước và tiêu dùng cho đầu tư. Tiêu dùng cho đầu tư lại có thể được chia thành đầu tư của khu vực tư nhân và đầu tư của khu vực nhà nước, hoặc đầu tư tài sản cố định.
Về nguyên tắc, tổng cung phải luôn luôn bằng tổng cầu; tuy nhiên, trong thực tế, điều này chỉ được đảm bảo nếu các tính toán thống kê cho kết quả khớp nhau. Thực tế, tiêu dùng được tính theo giá do người sử dụng trả trong đó có tính cả thuế đối với hàng nhập khẩu và thuế sản xuất, thuế giá trị gia tăng...; trong khi đó, cung được tính theo giá của người sản xuất hoặc theo giá thị trường.
Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trong nước cho phạm vi toàn bộ nền kinh tế quốc dân được tính theo công thức sau:

Tổng sản phẩm trong nước


=
Tiêu dùng cuối cùng của dân cư và xã hội (nhà nước)


+
Tích luỹ tài sản cố định và tài sản lưu động


+
Xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ theo giá FOB


-
Nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ theo giá FOB

Cụ thể, chúng ta có:
Cân bằng cung cầu:
            PR  +  M  =  IC  +  C  +  I   +  X
từ đây, chúng ta có:
            PR  - IC  =   C  +  I   +  X  -  M
hay:       GDP    =   C  +  I   +  X  -  M
Vế phải của phương trình trên là tổng cầu nội địa cuối cùng cộng với xuất khẩu rồi trừ đi nhập khẩu.
Lưu ý khái niệm tổng cầu nội địa được hiểu bao gồm tiêu dùng trung gian và tổng cầu nội địa cuối cùng, tức là bằng (IC  +  C  +  I).
Phạm vi, phương pháp, nguồn thông tin tính các chỉ tiêu về phải trong công thức trên không được nêu ở đây. Bạn đọc có thể tìm hiểu trong các tài liệu chuyên sâu của Tổng cục Thống kê.
d) Kỹ thuật xử lý khi tính toán GDP:
(1) Về xử lý sai số:
Trên giác độ toàn bộ nền kinh tế, chỉ tiêu tổng sản phẩm trong nước được tính đồng thời theo ba phương pháp nêu trên. Ba phương pháp này dựa vào các nguồn thông tin khác nhau nên kết quả tính GDP thường không giống nhau. Chênh lệch giữa GDP tính toán theo các phương pháp khác nhau được gọi là sai số thống kê.
Ở Việt Nam, phương pháp sản xuất được coi là phương pháp cơ bản vì chúng ta có số liệu tương đối tốt về sản xuất trong khi các số liệu về thu nhập và tiêu dùng còn thiếu nhiều. Kết quả tính theo phương pháp sản xuất được dùng để làm căn cứ kiểm tra và để chỉnh các kết quả tính toán theo hai phương pháp phân phối và sử dụng cuối cùng. Nếu sai số thống kê không vượt quá khoảng từ -2% đến +2% thì kết quả được chấp nhận. Nếu sai số thống kê vượt quá khoảng này thì phải chỉnh lý theo phương pháp sau:
- Trường hợp sai số lớn hơn ±5% so với giá trị sản xuất: Phải kiểm tra lại các nguồn thông tin sử dụng do các đơn vị cơ sở cung cấp để tính GDP, gồm thông tin để tính giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng thêm, như doanh thu tiêu thụ, chênh lệch đầu cuối kỳ về thành phẩm tồn kho, sản phẩm dở dang, chi phí sản xuất theo yếu tố, thuế doanh thu, xuất nhập khẩu phải nộp, lợi tức từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh... Nhiều chủ doanh nghiệp khai thấp doanh thu, lợi nhuận để trốn thuế, khai tăng chi phí để giảm thuế lợi tức... có thể là nguyên nhân làm mất cân đối chung trong hạch toán toàn ngành kinh tế. Tóm lại, phải kiểm tra lại mọi nguồn thông tin và tính lại khi sai số lớn hơn ±5%.
- Trường hợp sai số lớn nằm giữa  ±2% và ±5% so với giá trị sản xuất:
Trong trường hợp này, số liệu sẽ được chỉnh theo nguyên tắc sau:
  + Nếu giá trị sản xuất < Chi phí trung gian + Giá trị tăng thêm
thì sai số cần phải chỉnh sẽ là:
  Giá trị sản xuất - (Chi phí trung gian + Giá trị tăng thêm) = -a
trong đó a là sai số cần phải chỉnh. Toàn bộ sai số sẽ được cộng thêm vào giá trị sản xuất, tức giá trị sản xuất đúng bằng giá trị sản xuất tính lúc đầu cộng với sai số phải chỉnh theo công thức:
  Giá trị sản xuất + a = Chi phí trung gian + Giá trị tăng thêm
  + Nếu giá trị sản xuất > Chi phí trung gian + Giá trị tăng thêm
thì sai số cần chỉnh là:
  Giá trị sản xuất - (Chi phí trung gian + Giá trị tăng thêm) = a
Chúng ta sẽ phân bổ sai số a vào cả chi phí trung gian lẫn giá trị tăng thêm. Gọi a1 là lượng sai số phân bổ vào chi phí trung gian, ta có:
  a1 = a * Chi phí trung gian / (Chi phí trung gian + Giá trị tăng thêm)
Khi đó, sai số cần phân bổ vào giá trị tăng thêm là:
  a2 = a - a1
Số liệu sau khi điều chỉnh là:
  Giá trị sản xuất = (Chi phí trung gian + a1) + (Giá trị tăng thêm + a2)
(2) Về các phương pháp tính chỉ tiêu GDP theo giá cố định và giá GDP:
GDP và các thành phần của nó cũng như nhiều chỉ tiêu gộp khác có thể được đo bằng khối lượng hoặc bằng giá trị, tức là được tính theo giá cố định hoặc giá hiện hành.
- Để đo lường thành tựu phát triển kinh tế hoặc sự tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế gộp, người ta phải loại trừ ảnh hưởng của yếu tố tăng, giảm giá, chỉ tính đến sự tăng giảm thực (khối lượng) của chỉ tiêu đó. Trong trường hợp này, các chỉ tiêu phải được tính theo giá cố định hoặc giá so sánh, thông thường là theo giá cố định.
- Tuy nhiên, việc sử dụng các chỉ tiêu kinh tế gộp tính theo giá hiện hành cũng có nhiều ưu điểm. Ví dụ khi tính theo giá hiện hành, sẽ có thể tính gộp được mọi thành phần của các chỉ tiêu mà bình thường khó có thể làm được. Hoặc nhờ nghiên cứu dưới dạng giá hiện hành, có thể xem xét chúng trong quan hệ với các biến tài chính, tiền tệ và khả năng cân đối tài chính để đáp ứng những yêu cầu của các chỉ tiêu vĩ mô...
Khái niệm cơ sở:
Đối với một phần tử, giá trị tiền tệ của nó có thể được định nghĩa là tích của giá tính trên đơn vị (p) và khối lượng của nó (q). Khi đó, có thể tính được tổng giá trị của nhiều phần tử mặc dù chúng được đo lường bằng các thước đo khác nhau hoặc với khối lượng, đơn giá khác nhau... Ví dụ GDP gồm đồng thời sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và trong mỗi ngành này lại gồm nhiều ngành và nhiều sản phẩm chi tiết hơn với đơn giá và số lượng rất khác nhau; do đó nếu không sử dụng thước đo tiền tệ thì không thể gộp chúng lại được.
Đồng thời, người ta cũng có thể phân rã (tách) biến động của các chỉ tiêu theo giá trị và theo khối lượng bằng cách sau: Đối với đo lường tiến triển về lượng của một chỉ tiêu gộp, người ta giữ nguyên các đơn vị tiền tệ bằng cách giữ giá cả đúng bằng giá năm trước (gọi là năm cơ sở), nhưng thay khối lượng năm trước bằng khối lượng năm nay. Khi đó, sẽ xác định mức tăng lên về lượng của chỉ tiêu đó vì đã giữ giá không đổi. Giá của năm cơ sở được gọi là giá cố định. Nếu đó là giá này được lấy là giá được hình thành tự phát trên thị trường thì đó là giá so sánh; còn nếu đó là giá so sánh đã được điều chỉnh để loại bỏ những yếu tố ngẫu nhiên, bất thường, thì được gọi là giá cố định.
Phương pháp xác định giá trị và biến động của các chỉ tiêu gộp như sau:
Gọi Vit là giá trị của sản phẩm i tại thời điểm t;
       Pit là giá 1 đơn vị của sản phẩm i tại thời điểm t;
       Qit là khối lượng sản phẩm i tại thời điểm t;
thì ta có quan hệ:
                               Vit   =   Pit  *   Qit
Gọi Pit/ Pi0 là chỉ số giá năm t so với năm cơ sở 0, tức là mức thay đổi giá giữa năm t và năm 0, thì ta có"
                     Vit   =  (Pit / Pi0) *   Qit * Pi0
trong đó Qit * Pi0 là khối lượng năm t nhưng tính theo giá năm cơ sở.
Khi đó, thay đổi của Vi từ năm 0 đến năm t, tức Vit / Vi0 được phân tách như sau:
            Vit / Vi0   =  (Pit * Qit) / (Pi0 * Qi0)
                          = [(Pit * Qit) / (Pi0 * Qit)] * [(Pi0 * Qit) / (Pi0 * Qi0)]
Trong công thức cuối cùng này, cụm đầu tiên [(Pit * Qit) / (Pi0 * Qit)] phản ánh thay đổi của giá cả, cụm thứ hai [(Pi0 * Qit) / (Pi0 * Qi0)] phản ánh thay đổi của khối lượng (tức là khi được tính theo giá cố định năm gốc).
Việc phân tách này có thể được thực hiện với toàn bộ các sản phẩm, tức là:
    Vt / V0   =   [S(Pit * Qit) / S(Pi0 * Qit)] * [S(Pi0 * Qit) / S(Pi0 * Qi0)]
Trong công thức trên, cụm đầu tiên đại diện cho chỉ tiêu chỉ số giá cả vì nó đo lường tiến triển giá trị của cùng một giỏ hàng hoá (cùng khối lượng Qit) nhưng giá cả đã chuyển từ giá ban đầu (Pi0) của giỏ hàng hoá sang giá ở thời điểm t (Pit). Tương tự, cụm thứ hai so sánh giá trị của hai giỏ hàng hoá khác nhau (Qi0 và Qit) theo cùng một giá là giá năm gốc (Pi0); do vậy, cụm thứ hai đo lường tiến triển về mặt lượng của chỉ tiêu V.
Phương trình trên có thể được nói gọn như sau:
    Chỉ số giá trị (Vt/V0) = Chỉ số giá * Chỉ số khối lượng
Công thức quan hệ giữa giá trị, giá cả và khối lượng này có thể được áp dụng để tính gộp bất kỳ các nhóm sản phẩm nào. Đặc biệt, nó được sử dụng rộng rãi trong tính toán kết quả sản xuất của nền kinh tế, trước hết là tính GDP.
Xác định GDP và các thành phần của nó
Ba cách dưới đây thường được dùng trong tính toán GDP và các thành phần của nó khi chuyển từ cân đối hiện vật sang cân đối giá trị hoặc ngược lại:
- Phương pháp hai chỉ số giá:
Giả sử biết chỉ số giá sản xuất của các ngành khác nhau, khi đó làm theo 5 bước sau:
+ Chia sản xuất tính theo giá hiện hành của từng ngành cho chỉ số giá tương ứng của ngành đó để tìm ra giá trị sản xuất của các ngành theo giá cố định;
+ Chia tiêu dùng trung gian theo giá hiện hành của từng ngành cho chỉ số giá tương ứng của loại tiêu dùng trung gian đó.
+ Đối với mỗi ngành, giá trị gia tăng tính theo giá cố định sẽ bằng chênh lệch giữa giá trị sản xuất và giá trị tiêu dùng trung gian được tính trong hai bước trên.
+ Từ đây, tính GDP theo giá cố định bằng tổng các giá trị gia tăng theo giá cố định của các ngành.
+ Cuối cùng tính chỉ số giá GDP bằng cách lấy GDP theo giá hiện hành chia cho GDP theo giá cố định.
- Phương pháp từ khối lượng và giá cố định:
Nếu ta có thông tin về khối lượng, đồng thời biết hệ thống giá cố định của 1 năm nào đó thì có thể làm như sau:
+ Tính giá trị sản xuất và tiêu dùng trung gian của các ngành theo giá cố định
+ Trừ giá trị sản xuất bởi tiêu dùng trung gian để có giá trị gia tăng. Cộng các giá trị gia tăng có GDP
+ Chia GDP theo giá hiện hành cho GDP theo giá cố định để có chỉ số giá GDP.
- Phương pháp từ các thành phần sử dụng cuối cùng:
Chúng ta biết GDP là tổng các thành phần của cầu cuối cùng, do đó cũng có thể tính GDP theo giá cố định và chỉ số giá GDP bằng cách sau:
+ Chia mỗi thành phần của cầu tính theo giá hiện hành (cầu danh nghĩa), gồm tiêu dùng, đầu tư, xuất và nhập khẩu, bởi các chỉ số giá tương ứng của nó để thu được các chỉ tiêu thành phần theo giá cố định.
+ Cộng các chỉ tiêu thành phần theo giá cố định trên để tính ra GDP theo giá cố định;
+ Chia GDP theo giá hiện hành cho GDP theo giá cố định để có chỉ số  giá GDP.
Về tính toán chỉ tiêu giá:
Chỉ số giá của một chỉ tiêu gộp nào đó (deflator) được định nghĩa là tỷ lệ giữa chỉ tiêu gộp đó tính theo giá hiện hành với bản thân chỉ tiêu gộp đó tính theo giá cố định. Do đặc trưng không lộ mặt của nó nên người ta thường gọi là giá ẩn (implicit price). Tuy nhiên, vẫn có thể xác định nó một cách tường minh (explicit) theo kiểu là trung bình trọng số của một số chỉ số khác.
Ví dụ trường hợp chỉ số Paasche và Laspeyre:
Chỉ số giá P được định nghĩa là tỷ lệ giữa chỉ tiêu gộp V và bản thân nó nhưng được tính theo giá cố định, gọi là Q. Khi đó, chúng ta có:
                     Pt/P0   =   (Vt/V0) / (Qt/Q0)
hay:                       =  S(Pit * Qit) / S(Pi0 * Qi0)
                               =   S(Pit * Qit) /  [S(Pit * Qi0) * (Pi0 / Pit)]
Chia cả tử số và mẫu số cho S(Pit * Qit), chúng ta có:
            Pt/P0   =  1 / S {[(Pit * Qit) / [S(Pit * Qit) * 1 / (Pit / Pi0)]}
Như vậy, trong phương pháp này, chỉ số giá là trung bình trọng số của các chỉ số phần tử cấu thành (Pit / Pi0); các hệ số được dùng làm trọng số là Pit * Qit / [S(Pit * Qit)], tức là trọng số của thời kỳ hiện tại. Chỉ số này được gọi là chỉ số Paasche.
Tương tự, chỉ số khối lượng (Qt/Q0) cũng có thể xác định thông qua các chỉ số thành phần của nó với trọng số theo năm cơ sở. Chỉ số này được gọi là chỉ số Laspeyres. Công thức tính như sau:
                   (Qt/Q0)  =  S(Pi0 * Qit) / S(Pi0 * Qi0)
                               = [S(Pi0 * Qi0 * (Qit / Qi0)] / S(Pi0 * Qi0)
                               = S {[(Pi0 * Qi0)/ S(Pi0 * Qi0)] * (Qit / Qi0)}
Để đo lường tiến triển của các chỉ tiêu giá (ví dụ giá sản xuất hoặc giá tiêu dùng), thông thường người ta tính toán chúng bằng cách lấy trung bình trọng số các thành phần của chúng. Trọng số thường là tỷ trọng khối lượng của từng thành phần trong tổng khối lượng sản xuất hoặc tiêu dùng.
Hiện nay, đa số các nước trên thế giới đều tính toán và công bố định kỳ các chỉ số giá, trong đó tập tryng vào chỉ số giá tiêu dùng hoặc chỉ số giá bán lẻ. Trọng số trong các tính toán này là tỷ trọng tiêu dùng từng mặt, nhóm hàng trong tổng tiêu dùng của các hộ gia đình. Chúng thường được xác định thông qua các cuộc điều tra cơ cấu tiêu dùng của các hộ gia đình (giỏ hàng hoá của người đi mua hàng). Các chỉ số giá thường được tính theo tháng nhưng các trọng số được điều tra một lần rồi được sử dụng trong nhiều năm do tính ổn định tương đối của chúng. Công thức tính thường là chỉ số Laspeyres (trung bình cộng với trọng số cố định).
Trong một số nước, người ta có tính toán và công bố định kỳ các chỉ số tổng hợp đo lường tiến triển của giá bán buôn, giá sản xuất, giá xuất nhập khẩu, giá lao động (tiền lương). Công thức tính thường cũng là chỉ số Laspeyres (trung bình cộng với trọng số cố định).
Lợi thế lớn nhất của chỉ số Laspeyres là tính đơn giản (ví trọng số cố định) và khả năng đo lường biến động của giá không liên quan tới thay đổi cơ cấu.  Tuy nhiên, điểm bất lợi của nó cũng chính là không tính đến những thay đổi cơ cấu hay hành vi của người tiêu dùng, do đó có nguy cơ dùng trọng số không phản ánh đúng tình hình.
Chỉ số Laspeyres lại có những ưu điểm đối lập. Nó phản ánh tốt hậu quả của việc thay đổi cơ cấu  nhưng lại không giải thích tốt các tiến triển của giá, nhất là khi có những thay đổi cơ cấu diễn ra mạnh.
(3) Phân biệt các chỉ tiêu khối lượng, giá trị và giá cả:
Việc phân biệt các chỉ tiêu khối lượng, giá trị và giá cả rất quan trọng trong mô hình hoá để đảm bảo nhận dạng đúng các phương trình trong mô hình. Thường có những nhầm lẫn rất nguy hiểm là một biến khối lượng (tính theo giá cố định) lại phụ thuộc vào một biến giá trị (tính theo giá hiện hành). Khi đó quan hệ là giả tạo vì biến khối lượng phải chịu ảnh hưởng của cả yếu tố giá hoặc bản chất của quan hệ là quan hệ giữa 2 chỉ tiêu giá chứ không phải giữa hai chỉ tiêu lượng.
Thông thường các biến sản xuất, tiêu dùng, đầu tư, xuất nhập khẩu... được tính theo hai loại giá cố định và hiện hành (khối lượng và giá trị), nhưng các chỉ tiêu tài chính, tiền tệ, hoạt động của thị trường... chỉ được tính theo giá hiện hành hoặc so với GDP. Khi muốn đánh giá thành tựu kinh tế, xã hội thì phải dùng chỉ tiêu khối lượng, nhưng khi muốn xem xét vai trò và ảnh hưởng của các yếu tố tài chính tiền tệ tới biến đổi các luồng hàng hoá, dịch vụ thì phải sử dụng quan hệ giữa các biến giá trị với các biến khối lượng.
Cầu nối trung gian giữa các loại chỉ tiêu khối lượng và giá trị là giá cả. Do đó, nói chung biến giá cả có ảnh hưởng đến tất cả các khối trong mô hình, như là mạng lưới mạch máu trong cơ thể vậy.
Trong hệ thống tài khoản quốc gia, để đảm bảo tính khớp nhau của các chỉ tiêu, vấn đề giá cả - khối lượng được xử lý theo ba cách, trong đó cách thông dụng nhất như sau: Tính toán các chỉ tiêu theo giá cố định của một năm cơ sở. Thông thường, các biến trọng số nên được thay đổi 5 năm 1 lần, nhưng của ta rất chậm được thay đổi, ví dụ như tính chỉ số giá tiêu dùng, cơ cấu giỏ hàng hoá đến nay rất lạc hậu.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản vì dùng giá cố định 1 năm cho nhiều năm; có sự khớp nhau hoàn toàn vì các chỉ tiêu tổng hợp là tổng cộng của các chỉ tiêu thành phần; và có thể so sánh các chỉ tiêu với nhau vì có cùng một năm gốc.

********

Vì đưa lên mạng khó khăn nên chủ Blog phải chia làm nhiều phần, mong bạn đọc thông cảm. Xin xem tiếp trong theo thứ tự (2), (3)...
Nhiều hình không xuất hiện, nếu bạn nào cần bản đủ thì gửi thư cho mình để mình gửi cho.
Xin cám ơn.

24 nhận xét:

  1. could you send me please! Gmail: vanthanhtrungxn@gmail.com
    thank for sharing....

    Trả lờiXóa
  2. Xin chào anh Tran Mai, Loại bài viết này rất bổ ích và có giá trị! A có thể gửi giúp bài đầy đủ cho em được không?

    Đây là email của em: thatuco@gmail.com

    Cảm ơn a nhiều và chúc a mọi điều an lành

    Trả lờiXóa
  3. Anh gửi cho em với. Em biết anh ở nhiều diễn đàn khác, anh là người đi trước, mong chỉ giáo đàn em nhiều nhé.

    Email của em: pkdvn1977@yahoo.com

    Cảm ơn anh nhiều!

    Trả lờiXóa
  4. Mình đã gửi cho các bạn (và một số bạn khác đề nghị qua gửi email trực tiếp) rồi đấy. Không nhận được thì báo nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chú cho cháu xin bản đầy đủ theo email thuyphunguyen@gmail.com được không ạ?
      Cháu cảm ơn chú nhiều.

      Xóa
    2. Tôi đã gửi cho bạn rồi đấy.

      Xóa
  5. Xin chào! Cảm ơn bài viết rất nhiều. Dạ chú có thể cho cháu bài đầy đủ không ạ.
    Mail của cháu là : aipham92@gmail.com

    Trả lờiXóa
  6. Chú ơi, cháu cũng muốn chú gửi cho cháu với. Cám ơn chú. thehung88@hotmail.com

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn bài viết của chú rất nhiều. Dạ chú có thể cho cháu bài đầy đủ không ạ.
    Mail của cháu là: letung.qth@gmail.com
    P/s: bạn nào có rồi có thì gửi cho mình với, thanks !

    Trả lờiXóa
  8. Chú ơi, cháu thâys bài này hay quá. Chú có thể gửi cho cháu vào bacduyvu@gmail.com được không ạ. Cháu cảm ơn chú nhiều lắm

    Trả lờiXóa
  9. Chu oi,chu cho chau xin bai nay duoc khong
    Mail con la nguyentan.lab@gmail.com
    Cam on chu nhieu

    Trả lờiXóa
  10. Xin chú gửi giúp qua mail cho cháu là, nhapcuaviet@gmail.com.

    Cam on chú nhiều.

    Trả lờiXóa
  11. Cảm ơn Bác! Chúc Bác luôn mạnh khoẻ và duy trì ngọn lửa có nhiều bài viết cho chúng cháu.
    Bài viết này của Bác rất hay và ý nghĩa! Mong Bác gửi cho Cháu: lpn162@gmail.com.
    Cảm ơn Bác nhiều!

    Trả lờiXóa
  12. Tôi đã gửi bài cho các bạn theo yêu cầu.

    Trả lờiXóa
  13. Thưa Bác, Bác cho cháu xin bài viết này với. email : khanh_hoangquoc_bmt@yahoo.com
    Cảm ơn Bác nhiều ạ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đã gửi bạn bài trên, và trả lời email bạn ở đây:
      http://toithichdoc.blogspot.ch/2014/04/tra-loi-ban-oc-chi-so-on-inh-cua-nen.html

      Xóa
  14. Chào Bác, Bác cho cháu xin bài viết đầy đủ với ạ. Email của cháu: lantaenganger@gmail.com
    Cám ơn Bác và chúc Bác thật nhiều sức khỏe

    Trả lờiXóa
  15. Bác Mai cho cháu xin bài đầy đủ nhé. Email của cháu: khanhkerry@yahoo.com. Cảm ơn bác nhiều.

    Trả lờiXóa
  16. Bác Mai cho cháu xin bài đầy đủ nhé. Email của cháu: khanhkerry@yahoo.com. Cảm ơn bác nhiều.

    Trả lờiXóa
  17. Bác Mai cho cháu xin bản đủ với ạ. Email của cháu là thuhoangkim@gmail.com Cảm ơn bác nhiều.

    Trả lờiXóa
  18. Bác cho cháu xin bản đầy đủ ạ
    Email: huongmoclan_882004@yahoo.com
    Cháu cảm ơn bác nhiều ạ

    Trả lờiXóa
  19. Hay tuyệt và rất đầy đủ nữa. Xin cảm ơn tác giả rất nhiều :D

    Trả lờiXóa
  20. Bác cho cháu xin bản đầy đủ ạ
    Email: buidanhduc81@gmail.com
    Cháu cảm ơn bác nhiều ạ

    Trả lờiXóa
  21. Cháu chào bác Mai. Bác cho cháu xin bản đầy đủ với ạ.
    Email: hungdang.dhnh@gmail.com
    Cháu cảm ơn Bác ạ

    Trả lờiXóa