Xin đừng vay tiền để nuôi… tham nhũng!
Bùi Hoàng Tám
Chuyện tham nhũng ở ta đã trở thành “chuyện thường ngày”, có nói cả tháng, cả năm cũng không hết. Mà toàn những câu “trên cả tuyệt vời”, như “Chống tham nhũng ở ta như đánh trận giả” hay “Người ta “ăn” của dân không từ một cái gì”…
Tham nhũng ở ta có lẽ không ai là không biết, không bàn nên nói về chuyện này nhiều khi nhàm chán.
Chán! Rất chán nhưng vẫn không khỏi ngạc nhiên!
Ngạc nhiên vì mỗi khi có một vụ tham nhũng bị phát hiện là lại không khỏi giật mình. Giật mình không phải chỉ bởi số tiền khổng lồ hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đồng thất thoát mà là cái cách thất thoát. Tiền nhà nước, tức là tiền của dân do nhà nước quản lý rất dễ lấy.
Cứ nghĩ tham nhũng tức là bớt xén, như kiểu đi chợ mua con cá, mớ rau. Đáng lý một ngàn thì bảo ngàn mốt, ngàn hai còn nơm nớp lo bị phát hiện.
Cao hơn nữa là ăn một hai chục phần trăm bớt xén, ví như cái công trình đáng 100 triệu thì bớt 10-20 triệu đã là kinh khủng lắm rồi.
Thế nhưng té ra không phải chỉ có thế.
Ví như cái vụ mua ụ nổi 83M thì không khỏi ngả mũ… kính phục các “vĩ nhân tham nhũng”.
Một cục sẳt già nua, hoen gỉ, có tuổi đời 1/2 thế kỉ đáng giá hàng đồng nát. Vậy mà chỉ qua mấy lần “phù phép”, các “vĩ nhân tham nhũng” đã biến nó thành cái ụ vàng có giá lên tới hàng trăm tỉ đồng, gấp cả chục lần cái giá mua và gấp nhiều chục lần cái giá trị thực.
Thế mà trót lọt, thế mà không ai phát hiện ra dù qua bao nhiêu cửa với các “quan trấn ải” uy nghiêm có tên là thanh tra, kiểm soát, đăng kiểm…
Té ra tiền Nhà nước dễ lấy thật. Dễ hơn ông Quan Công thời Tam Quốc đi qua 5 cửa quan “thò tay vào túi” lấy đầu 6 tướng.
Trong khi tiền dân dễ lấy đến kinh ngạc thì trái lại, các “nhà tham nhũng” lại tài ba đến mức… đáng kính phục!
Kính phục bởi ví như số tiền tham nhũng, thất thoát khổng lồ hàng chục, hàng trăm tỉ của Vinalines, Vinashin… nếu qui ra tiền mệnh giá 500.000 đồng có khi phải cỡ vài toa tàu hỏa. Thế mà chỉ qua “vài đường cơ bản”, nó biến đi lúc nào không ai biết, chẳng ai hay, không để lại vết tích và nhẹ nhàng như cơn gió thoảng qua…
Đang lan man chuyện tham nhũng lại chợt nhớ đến chuyện nợ công.
Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận về ngân sách. Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho biết một tin rất phải giật mình: “Hiện mỗi người dân gánh 826,4 USD nợ công, nếu năm tới lại tăng bội chi thì gánh nặng nợ nần sẽ tăng thêm”.
Thôi chết, theo như ĐB. Nguyệt Hường nhà mình 4 người, vị chi gánh hơn 3.300 USD, qui đổi ra tiền VND, cỡ 70 triệu.
Cha cha! Không biết vay để làm gì mà nhiều thế nhỉ?
Con cái học hành thì đóng tiền học phí, xây dựng… Ốm đau thì ngoài đóng tiền bảo hiểm còn gánh đủ khoản thu. Xe cộ thì è cổ ra thuế, phí. Xăng dầu, điện nước thì tăng đến hoa mắt, chóng mặt…
Thế mà giờ lại nợ nần chồng chất thế này thì nguy quá.
Chợt băn khoăn không biết cái khoản nợ khổng lồ bị bổ vào đầu kia liệu có phần trăm nào phải gánh cho các Vinalines, Vinashin và nhiều các “vina” khác nữa không nhỉ?
Không biết trong cái khoản nợ nhà mình phải gánh chịu kia có bao nhiêu là khoản ông Dương Chí Dũng dùng trả tiền mua nhà cho bồ nhí?
Đành rằng mình nghèo, muốn phát triển thì vay là điều tất yếu. Các nước giàu có như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp… hay gần hơn là Sìngapo cũng nợ nần. Nhưng có một điều chắc chắn, họ vay về để làm ăn và không có, hoặc có cũng rất ít thất thoát do tham nhũng.
Xin đừng vay tiền để nuôi… tham nhũng!
Theo Dân Trí
Tham nhũng ở ta có lẽ không ai là không biết, không bàn nên nói về chuyện này nhiều khi nhàm chán.
Chán! Rất chán nhưng vẫn không khỏi ngạc nhiên!
Ngạc nhiên vì mỗi khi có một vụ tham nhũng bị phát hiện là lại không khỏi giật mình. Giật mình không phải chỉ bởi số tiền khổng lồ hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng ngàn tỉ đồng thất thoát mà là cái cách thất thoát. Tiền nhà nước, tức là tiền của dân do nhà nước quản lý rất dễ lấy.
Cứ nghĩ tham nhũng tức là bớt xén, như kiểu đi chợ mua con cá, mớ rau. Đáng lý một ngàn thì bảo ngàn mốt, ngàn hai còn nơm nớp lo bị phát hiện.
Cao hơn nữa là ăn một hai chục phần trăm bớt xén, ví như cái công trình đáng 100 triệu thì bớt 10-20 triệu đã là kinh khủng lắm rồi.
Thế nhưng té ra không phải chỉ có thế.
Ví như cái vụ mua ụ nổi 83M thì không khỏi ngả mũ… kính phục các “vĩ nhân tham nhũng”.
Một cục sẳt già nua, hoen gỉ, có tuổi đời 1/2 thế kỉ đáng giá hàng đồng nát. Vậy mà chỉ qua mấy lần “phù phép”, các “vĩ nhân tham nhũng” đã biến nó thành cái ụ vàng có giá lên tới hàng trăm tỉ đồng, gấp cả chục lần cái giá mua và gấp nhiều chục lần cái giá trị thực.
Thế mà trót lọt, thế mà không ai phát hiện ra dù qua bao nhiêu cửa với các “quan trấn ải” uy nghiêm có tên là thanh tra, kiểm soát, đăng kiểm…
Té ra tiền Nhà nước dễ lấy thật. Dễ hơn ông Quan Công thời Tam Quốc đi qua 5 cửa quan “thò tay vào túi” lấy đầu 6 tướng.
Trong khi tiền dân dễ lấy đến kinh ngạc thì trái lại, các “nhà tham nhũng” lại tài ba đến mức… đáng kính phục!
Kính phục bởi ví như số tiền tham nhũng, thất thoát khổng lồ hàng chục, hàng trăm tỉ của Vinalines, Vinashin… nếu qui ra tiền mệnh giá 500.000 đồng có khi phải cỡ vài toa tàu hỏa. Thế mà chỉ qua “vài đường cơ bản”, nó biến đi lúc nào không ai biết, chẳng ai hay, không để lại vết tích và nhẹ nhàng như cơn gió thoảng qua…
Đang lan man chuyện tham nhũng lại chợt nhớ đến chuyện nợ công.
Sáng 25/10, Quốc hội thảo luận về ngân sách. Đại biểu Nguyễn Thị Nguyệt Hường (Hà Nội) cho biết một tin rất phải giật mình: “Hiện mỗi người dân gánh 826,4 USD nợ công, nếu năm tới lại tăng bội chi thì gánh nặng nợ nần sẽ tăng thêm”.
Thôi chết, theo như ĐB. Nguyệt Hường nhà mình 4 người, vị chi gánh hơn 3.300 USD, qui đổi ra tiền VND, cỡ 70 triệu.
Cha cha! Không biết vay để làm gì mà nhiều thế nhỉ?
Con cái học hành thì đóng tiền học phí, xây dựng… Ốm đau thì ngoài đóng tiền bảo hiểm còn gánh đủ khoản thu. Xe cộ thì è cổ ra thuế, phí. Xăng dầu, điện nước thì tăng đến hoa mắt, chóng mặt…
Thế mà giờ lại nợ nần chồng chất thế này thì nguy quá.
Chợt băn khoăn không biết cái khoản nợ khổng lồ bị bổ vào đầu kia liệu có phần trăm nào phải gánh cho các Vinalines, Vinashin và nhiều các “vina” khác nữa không nhỉ?
Không biết trong cái khoản nợ nhà mình phải gánh chịu kia có bao nhiêu là khoản ông Dương Chí Dũng dùng trả tiền mua nhà cho bồ nhí?
Đành rằng mình nghèo, muốn phát triển thì vay là điều tất yếu. Các nước giàu có như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp… hay gần hơn là Sìngapo cũng nợ nần. Nhưng có một điều chắc chắn, họ vay về để làm ăn và không có, hoặc có cũng rất ít thất thoát do tham nhũng.
Xin đừng vay tiền để nuôi… tham nhũng!
Theo Dân Trí
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét