Bệnh viện ở các nước giầu muốn làm vậy cũng phải dựa vào nguồn phí bảo hiểm y tế rất lớn do bệnh nhân đã đóng bảo hiểm từ trước, và cần thêm cả nguồn hỗ trợ của chính quyền địa phương và trung ương, hoặc người bệnh phải tự nguyện đóng thêm. Đi khám bệnh ở Mỹ, Pháp và Thụy Sĩ, việc đầu tiên nhân viên đón tiếp hỏi là bạn có mang theo thẻ bảo hiểm không ? Nếu không có thẻ thì sẽ bị từ chối khám. Đối với bệnh viện tư, nhiều khi còn đòi hỏi cao hơn: Bạn có mang thẻ ngân hàng đi không ? Trong thẻ còn tối thiểu ngần này tiền không ? Nếu quên thẻ hay thẻ chỉ còn dăm mười nghìn đô la thì họ sẽ mời bạn sang bệnh viện khác chữa. Bên này Việt Kiều hay Tây vẫn nói đùa: Đến khám bệnh viện tư là phải mang cặc theo, không là về. Đấy là diễn vui của từ "carte - card", tức là thẻ ngân hàng.
Chuyện không thể tin ở bệnh viện Đà Nẵng
Một buổi sáng Chủ nhật vừa qua, uống cà phê với mấy cậu “bạn ruột”, tình cờ nghe được mấy câu chuyện liên quan đến mấy bệnh viện ở Đà Nẵng.Ông cụ mất hơn một tuần thì cậu con rể đến bệnh viện để thanh toán các khoản chi phí sau khi lo xong chuyện ma chay. Khi làm thủ tục, cậu bạn tôi ngỡ ngàng khi được bệnh viện thông báo là…không tốn một đồng nào cả. Chuyện này không liên quan đến bảo hiểm y tế, mà là do ông cụ thuộc đối tượng bệnh nhân trên 80 tuổi, nên được miễn toàn bộ chi phí thuốc men và viện phí. Thì ra đây là quy định của TP mà người của bệnh viện nói là do “Ông Thanh (ông Nguyễn Bá Thanh) quyết như vậy”.
Chuyện thứ hai là chuyện do một anh bạn khác kể. Chuyện là, vừa rồi, anh chở mẹ vợ đi thăm một người quen, phải mổ và điều trị tại Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, theo anh chứng kiến thì phòng bệnh nhân nằm rất sang, phòng nào cũng có máy lạnh, anh vào cái toilet trong buồng bệnh để “tìm hiểu”, thấy có một cái nút “lạ” bèn táy máy bấm vào, ai ngờ không lâu sau đó có một cô y tá chạy vào ngay, thì ra, đây là nút báo khẩn cấp dành cho bệnh nhân khi vào toilet, nếu có chuyện gì nghiêm trọng thì bấm vào đó, đèn ở ngoài sẽ báo đỏ và nhân viên y tế sẽ can thiệp ngay.
Chuyện tưởng nhỏ như vậy nhưng dễ gì có ở các bệnh viện khác kể cả ở Hà Nội hay TPHCM. Liên quan đến Bệnh viện Ung thư, người viết cũng đã vào đây một vài lần và nhận thấy rằng, đây quả là Bệnh viện rất quy mô và đẹp nhất mà bản thân từng thấy, nó trông như một cái khách sạn loại sang, vừa có công viên, có nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân, có “Cháo tình thương” phát miễn phí sáng, trưa chiều cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, mà lại rất ngon và bổ… Đây đúng nghĩa là “Nhà Thương” mà hồi xưa ông bà ta thường nói vì nó không lấy tiêu chí dịch vụ làm đầu mà đưa tiêu chí chăm sóc sức khỏe lên hàng đầu. Đến Bệnh viện này, dân nghèo, nhất là đặc biệt nghèo, không phải lo lắng về tiền bạc khi lâm bệnh, vì bệnh nhân sẽ được điều trị miễn phí.
Đồng chí Nguyễn Bá Thanh, hồi còn làm Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã bày tỏ về Bệnh viện này: “Chúng ta sẽ quyết tâm xây dựng thành công một Bệnh viện Ung thư, một trung tâm chẩn đoán và tầm soát ung thư hiện đại và một viện nghiên cứu về ung thư trên dải đất này. Đây là một bệnh viện ung thư hoạt động mang tính từ thiện, nhân đạo, hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận đầu tiên tại Việt Nam. Những bệnh nhân ung thư đặc biệt nghèo sẽ được miễn phí hoàn toàn”.
Trong khi nhiều bệnh viện ở các TP khác nêm cứng bệnh nhân, như tại TPHCM, bệnh nhân trẻ em không phải nằm viện mà “ngồi viện” bởi vì quá tải, thì Đà Nẵng lại xây dựng một bệnh viện hiện đại và miễn phí cho người nghèo. Điều mới mẻ khác nữa là việc tổ chức cho người nhà bệnh nhân ăn ở, không để nằm phải la liệt ngoài hành lang hay chui dưới gầm giường người bệnh.
Đã từng có nhiều bệnh nhân đi khám chữa bệnh ở nước ngoài, khi trở về, có người đã nói rằng: “Khám ở bệnh viện ở Singapore hay Mỹ, mới thấy mình là một con người”. Những nhận xét đó đó rất đáng để mọi người suy ngẫm. Và Đà Nẵng đã tiên phong cho hành động này.
Nhân “lan man” về chuyện “bệnh viện ở Đà Nẵng” cũng cần biết thêm là ở Đà Nẵng, bệnh nhân chạy thận nhân tạo không phải tốn tiền, vào bệnh viện công lập được giữ xe miễn phí, đi cầu thang máy không phải tốn tiền và các chi phí khi xe cứu thương phải bỏ ra khi làm nhiệm vụ đều được miễn đối với người được cấp cứu cũng như đối với các nạn nhân của các vụ tai nạn.
Để hướng tới một Đà Nẵng “Thành phố đáng sống” còn là một quá trình lâu dài, nhưng chí ít, khi lạm bàn về chuyện “đáng sống” từ những điều mắt thấy tai nghe ở trên, dù là dưới “góc độ bệnh viện” cũng thấy mục tiêu nhân văn kia hoàn toàn không phải là điều viển vông!
Theo ĐÀI PTTH ĐÀ NẴNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét