Sự thật nào ở việc tìm 4.000 hài cốt và con người thật Bích Hằng
(Saobongda) - Trong suốt thời gian tâm sự với Chuyện đời, Thiếu tướng – Tiến sĩ – Nhà văn Nguyễn Chu Phác - Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý, thuộc Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, đã đặt ra những câu hỏi mà ngay chính bản thân Thiếu tướng – người đã từng có thời gian dài (gần 20 năm) cộng tác với Phan Thị Bích Hằng cũng không có cơ sở để tin về khả năng ngoại cảm của người phụ nữ này.
Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác nói tất cả về
khả năng ngoại cảm của Phan Thị Bích Hằng
Tìm mộ ở Phú Quốc: Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang không biết Bích Hằng là ai?Một trong những câu chuyện được mọi người truyền tai nhau và góp phần không nhỏ tạo nên lời đồn về “huyền thoại ngoại cảm” của Việt Nam – Phan Thị Bích Hằng là câu chuyện tìm kiếm hơn 4.000 hài cốt liệt sĩ tại nhà tù Phú Quốc – Kiên Giang vào năm 2008.
Đây được coi là hành trình tìm kiếm hài cốt liệt sĩ lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. Trong cuộc tìm kiếm này có nhiều đoàn dựa trên những nhân chứng là cựu tù Phú Quốc, những bằng chứng lịch sử để đi tìm hài cốt các chiến sĩ đã hi sinh vì nền độc lập của dân tộc và bà Phan Thị Bích Hằng là một trong những người tham gia một đoàn tìm mộ trong đợt này.
Nhiều nguồn tin nói rằng, vào tháng 10/2008, bà Phan Thị Bích Hằng cùng với ông Nguyễn Trọng Dư – Phó Giám đốc Bảo tàng Chiến sĩ Cách mạng, đã đặt chân lên huyện đảo Phú Quốc. Khi xe ô tô vừa đỗ trước cửa Tượng đài, Bích Hằng vừa bước chân xuống thì như có một thế lực nào huyền bí, ngăn không cho chị vào mà kéo tuột chị đến cánh rừng rậm rạp phía trước. Cho đến khi cánh cửa sắt lừng lững với hàng rào kẽm gai hiện ra trước mặt, chị và đoàn tìm kiếm mới dừng lại.
Tại đây, bà Hằng thốt lên: “Các chú ơi! Hài cốt nhiều quá. Nằm ngang, nằm dọc, tầng tầng lớp lớp. Toàn hầm mộ tập thể các chú ơi!”. Đi bộ vào sâu trong rừng chừng 100m, bất chợt bà Bích Hằng kêu lên thảng thốt rồi chắp tay, giọng run run khấn thần núi, thần sông, thần biển, khấn vong linh các anh hùng liệt sĩ. Sau đó, Bích Hằng đã vạch cây rừng chạy lên trên đồi, một trung tá quân đội ngăn cản nhưng bà Hằng mặc kệ mà phăm phăm chạy đến những khoảng đất mà bà Hằng cho rằng đang có hài cốt liệt sĩ ở bên dưới.
Kết quả của lần tìm kiếm dưới sự hướng dẫn của bà Phan Thị Bích Hằng là việc tìm ra hơn 4.000 bộ hài cốt liệt sĩ.
Tuy nhiên, theo xác nhận từ Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác, trong cuộc tìm kiếm hài cốt quy mô lớn ở nhà tù Phú Quốc, Kiên Giang vào tháng 10/2008 này không chỉ có Phan Thị Bích Hằng, mà còn có rất nhiều đoàn tìm kiếm hài cốt liệt sĩ có nhiều kinh nghiệm cũng tham gia ở nhà tù Phú Quốc.
Sự thật là hơn 4000 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy ở một mảnh đất xác định là hố chôn tập thể nhưng đoàn nào có công tham gia tìm kiếm được hơn 4000 bộ hài cốt đó thì vẫn chưa thể xác định được. Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác nói: “Cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Phú Quốc, Kiên Giang có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Ngay từ thời điểm bắt đầu tìm kiếm, tôi đã chú ý tới sự kiện này.
Có nhiều đoàn có kinh nghiệm về tìm mộ liệt sĩ cùng tham gia tìm kiếm ở khu vực nhà tù Phú Quốc. Sau khi tìm kiếm được hơn 4000 hài cốt liệt sĩ ở đây, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tri ân, trao thưởng cho những cá nhân, tổ chức tham gia tìm được hơn 4000 bộ hài cốt. Tuy nhiên, trong buổi lễ này lại không có cô Phan Thị Bích Hằng và theo tôi được biết, cô Hằng cũng không được trao phần thưởng gì cả.
Bất ngờ và băn khoăn với tình tiết này nên ngay sau đó tôi đã viết thư gửi vào cho ban lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để hỏi rõ về sự việc trao thưởng và tri ân các đoàn tìm mộ. Nhưng lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã trả lời tôi rằng: Chúng tôi không biết bà Hằng – bà Phan Thị Bích Hằng nào đã tìm hài cốt liệt sĩ ở Phú Quốc cả!”.
Câu trả lời này của ban lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã làm Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác sững sờ vì không hiểu được bà Hằng có thực sự tham gia vào cuộc tìm kiếm hơn 4000 bộ hài cốt liệt sĩ ở nhà tù Phú Quốc hay không? Hay là lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã “bỏ quên” công lao của Phan Thị Bích Hằng trong đợt tìm kiếm ấy. Câu hỏi này cho đến nay, Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác vẫn chưa thể trả lời được và chỉ biết tin vào câu trả lời chính thức từ phía tỉnh.Đồng thời, Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác cũng tâm sự thêm: “Thời gian trước đây, cũng có một nhà báo đến hỏi tôi về chuyện có thật cô Hằng đã tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài hay không. Tôi đã thẳng thắn trả lời rằng cái đó thì chỉ có thể sang cái nước mà cô Hằng bảo đã từng tốt nghiệp Tiến sĩ để mà hỏi, chứ tôi không biết về việc này”.
Phan Thị Bích Hằng qua lời tâm sự của Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác
Theo lời Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác - Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), ông và Phan Thị Bích Hằng đã có thời gian gần 20 năm cộng tác với nhau để cùng nghiên cứu về khả năng đặc biệt của con người và kết hợp tham gia việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.Chia sẻ về sự cộng tác của mình với Phan Thị Bích Hằng, Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác cho biết: “Tôi biết cô Hằng từ khi cô ấy còn học lớp 9. Khi lớn lên, tôi đã mời cô ấy về cơ quan của tôi để cùng hợp tác tìm mộ liệt sĩ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tôi tin tưởng tuyệt đối vào khả năng của cô Hằng.
Trong mỗi đợt tìm kiếm, tôi luôn bố trí từ 3 – 4 đoàn tìm kiếm độc lập, song song với nhau. Chỉ khi thông tin cô Hằng đưa ra về phần hài cốt liệt sĩ có sự trùng khớp với các đoàn còn lại và với thông tin mà thân nhân gia đình liệt sĩ cung cấp thì tôi mới tin tưởng cho khai quật, tìm kiếm”.
Được biết, quãng thời gian Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác cộng tác với bà Phan Thị Bích Hằng kéo dài từ đầu những năm 1990 đến năm 2005 thì bà Hằng rời bỏ Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người để tiến hành tìm mộ độc lập.
“Trong những năm đầu cộng tác, cô Hằng cho tôi thấy đấy là con người tốt, một số trường hợp cô Hằng tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm cho kết quả khả quan. Nhưng về sau này, trước sự phát triển của xã hội, trước sức ép về kinh tế, năm 2005 cô Hằng đã rời trung tâm của tôi. Từ khi cô Hằng rời trung tâm thì mọi cuộc tìm kiếm của cô ấy đều dựa trên cá nhân của cô Hằng chứ không liên quan gì tới Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cả.Cô ấy cũng không báo cáo lại các cuộc tìm kiếm của mình, hay xin ý kiến tôi vì thế tôi cũng không biết được trong suốt quãng thời gian từ khi cô Hằng rời Trung tâm cho đến nay, cô ấy đã làm những công việc gì, tìm mộ ở đâu…
Mỗi con người đều có thể có khả năng ngoại cảm dù ít hay nhiều, nhưng khả năng ngoại cảm đó không tồn tại mãi mãi và không phải lúc nào cũng có sẵn. Chính vì thế, hiện tại tôi không thể khẳng định được Phan Thị Bích Hằng có còn khả năng ngoại cảm để đi tìm mộ nữa hay không”, Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác nói.Ông Chu Phác chia sẻ thêm: “Chuyện cô Hằng có tham gia vào việc tìm kiếm phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên năm 2009, tôi cũng có biết thông qua một người học trò nhà ở đường Điện Biên Phủ - Hà Nội tham gia trực tiếp vào cuộc tìm kiếm đó kể cho tôi nghe. Hình ảnh và băng đĩa trong quá trình tìm kiếm đó tôi cũng có lần xem, nhưng có nhiều điểm trong cuộc tìm kiếm thấy khó hiểu.
Tôi được biết, khu đất cô Hằng xác định là nơi chôn phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên còn rất mới, trong khi Tướng Phùng Chí Kiên đã mất từ những năm 40 của thế kỷ XX. Hơn nữa, khi đoàn tìm kiếm mới chỉ đào sâu xuống khoảng gần 1m đã tìm thấy hài cốt và di vật để lại…Điều khó hiểu đó chỉ dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm tôi đúc rút được. Nhưng quan trọng nhất là thông tin sau khi đoàn tìm kiếm đưa phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên về Viện Pháp y Quân đội – Bộ Quốc phòng thì cho kết quả đó chỉ là mảnh sành, răng lợn rừng và tổ mối. Điều này đã chứng tỏ sự thật về khả năng ngoại cảm của cô Hằng”.
Nhất Nam
http://saobongda.vn/Ky-an/Ky-cuoi-Su-that-nao-o-viec-tim-4000-hai-cot-lay-bang-tien-si-va-con-nguoi-that-Bich-Hang.aspx
Sự thật là hơn 4000 hài cốt liệt sĩ được tìm thấy ở một mảnh đất xác định là hố chôn tập thể nhưng đoàn nào có công tham gia tìm kiếm được hơn 4000 bộ hài cốt đó thì vẫn chưa thể xác định được. Thiếu tướng, TS Nguyễn Chu Phác nói: “Cuộc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ tại Phú Quốc, Kiên Giang có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Ngay từ thời điểm bắt đầu tìm kiếm, tôi đã chú ý tới sự kiện này.
Có nhiều đoàn có kinh nghiệm về tìm mộ liệt sĩ cùng tham gia tìm kiếm ở khu vực nhà tù Phú Quốc. Sau khi tìm kiếm được hơn 4000 hài cốt liệt sĩ ở đây, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã tổ chức tri ân, trao thưởng cho những cá nhân, tổ chức tham gia tìm được hơn 4000 bộ hài cốt. Tuy nhiên, trong buổi lễ này lại không có cô Phan Thị Bích Hằng và theo tôi được biết, cô Hằng cũng không được trao phần thưởng gì cả.
Bất ngờ và băn khoăn với tình tiết này nên ngay sau đó tôi đã viết thư gửi vào cho ban lãnh đạo tỉnh Kiên Giang để hỏi rõ về sự việc trao thưởng và tri ân các đoàn tìm mộ. Nhưng lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã trả lời tôi rằng: Chúng tôi không biết bà Hằng – bà Phan Thị Bích Hằng nào đã tìm hài cốt liệt sĩ ở Phú Quốc cả!”.
Câu trả lời này của ban lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã làm Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác sững sờ vì không hiểu được bà Hằng có thực sự tham gia vào cuộc tìm kiếm hơn 4000 bộ hài cốt liệt sĩ ở nhà tù Phú Quốc hay không? Hay là lãnh đạo tỉnh Kiên Giang đã “bỏ quên” công lao của Phan Thị Bích Hằng trong đợt tìm kiếm ấy. Câu hỏi này cho đến nay, Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác vẫn chưa thể trả lời được và chỉ biết tin vào câu trả lời chính thức từ phía tỉnh.Đồng thời, Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác cũng tâm sự thêm: “Thời gian trước đây, cũng có một nhà báo đến hỏi tôi về chuyện có thật cô Hằng đã tốt nghiệp Tiến sĩ ở nước ngoài hay không. Tôi đã thẳng thắn trả lời rằng cái đó thì chỉ có thể sang cái nước mà cô Hằng bảo đã từng tốt nghiệp Tiến sĩ để mà hỏi, chứ tôi không biết về việc này”.
Phan Thị Bích Hằng qua lời tâm sự của Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác
Theo lời Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác - Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý, Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), ông và Phan Thị Bích Hằng đã có thời gian gần 20 năm cộng tác với nhau để cùng nghiên cứu về khả năng đặc biệt của con người và kết hợp tham gia việc tìm kiếm hài cốt liệt sĩ.Chia sẻ về sự cộng tác của mình với Phan Thị Bích Hằng, Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác cho biết: “Tôi biết cô Hằng từ khi cô ấy còn học lớp 9. Khi lớn lên, tôi đã mời cô ấy về cơ quan của tôi để cùng hợp tác tìm mộ liệt sĩ. Tuy nhiên, không phải vì thế mà tôi tin tưởng tuyệt đối vào khả năng của cô Hằng.
Trong mỗi đợt tìm kiếm, tôi luôn bố trí từ 3 – 4 đoàn tìm kiếm độc lập, song song với nhau. Chỉ khi thông tin cô Hằng đưa ra về phần hài cốt liệt sĩ có sự trùng khớp với các đoàn còn lại và với thông tin mà thân nhân gia đình liệt sĩ cung cấp thì tôi mới tin tưởng cho khai quật, tìm kiếm”.
Được biết, quãng thời gian Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác cộng tác với bà Phan Thị Bích Hằng kéo dài từ đầu những năm 1990 đến năm 2005 thì bà Hằng rời bỏ Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người để tiến hành tìm mộ độc lập.
“Trong những năm đầu cộng tác, cô Hằng cho tôi thấy đấy là con người tốt, một số trường hợp cô Hằng tìm mộ bằng phương pháp ngoại cảm cho kết quả khả quan. Nhưng về sau này, trước sự phát triển của xã hội, trước sức ép về kinh tế, năm 2005 cô Hằng đã rời trung tâm của tôi. Từ khi cô Hằng rời trung tâm thì mọi cuộc tìm kiếm của cô ấy đều dựa trên cá nhân của cô Hằng chứ không liên quan gì tới Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người cả.Cô ấy cũng không báo cáo lại các cuộc tìm kiếm của mình, hay xin ý kiến tôi vì thế tôi cũng không biết được trong suốt quãng thời gian từ khi cô Hằng rời Trung tâm cho đến nay, cô ấy đã làm những công việc gì, tìm mộ ở đâu…
Mỗi con người đều có thể có khả năng ngoại cảm dù ít hay nhiều, nhưng khả năng ngoại cảm đó không tồn tại mãi mãi và không phải lúc nào cũng có sẵn. Chính vì thế, hiện tại tôi không thể khẳng định được Phan Thị Bích Hằng có còn khả năng ngoại cảm để đi tìm mộ nữa hay không”, Thiếu tướng – TS Nguyễn Chu Phác nói.Ông Chu Phác chia sẻ thêm: “Chuyện cô Hằng có tham gia vào việc tìm kiếm phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên năm 2009, tôi cũng có biết thông qua một người học trò nhà ở đường Điện Biên Phủ - Hà Nội tham gia trực tiếp vào cuộc tìm kiếm đó kể cho tôi nghe. Hình ảnh và băng đĩa trong quá trình tìm kiếm đó tôi cũng có lần xem, nhưng có nhiều điểm trong cuộc tìm kiếm thấy khó hiểu.
Tôi được biết, khu đất cô Hằng xác định là nơi chôn phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên còn rất mới, trong khi Tướng Phùng Chí Kiên đã mất từ những năm 40 của thế kỷ XX. Hơn nữa, khi đoàn tìm kiếm mới chỉ đào sâu xuống khoảng gần 1m đã tìm thấy hài cốt và di vật để lại…Điều khó hiểu đó chỉ dựa trên những kiến thức và kinh nghiệm tôi đúc rút được. Nhưng quan trọng nhất là thông tin sau khi đoàn tìm kiếm đưa phần hài cốt còn lại của Tướng Phùng Chí Kiên về Viện Pháp y Quân đội – Bộ Quốc phòng thì cho kết quả đó chỉ là mảnh sành, răng lợn rừng và tổ mối. Điều này đã chứng tỏ sự thật về khả năng ngoại cảm của cô Hằng”.
Nhất Nam
http://saobongda.vn/Ky-an/Ky-cuoi-Su-that-nao-o-viec-tim-4000-hai-cot-lay-bang-tien-si-va-con-nguoi-that-Bich-Hang.aspx
Thứ bảy, 26/10/2013 07:37 CH
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét