CÁC CÂN ĐỐI VÀ QUAN HỆ VĨ MÔ CHỦ YẾU CỦA NỀN KTQD
4) Cân đối gộp trong hệ thống tài khoản quốc gia
a)
Vài nét về phát triển của HTTKQG Việt nam
(1) Vai trò
của hệ thống tài khoản quốc gia:
Trong nền kinh
tế thị trường, hệ thống thông tin đóng vai trò rất quan trọng đối với sản xuất
kinh doanh, vì mọi hoạt động trong hệ kinh tế xã hội đều gắn với tín hiệu của
thị trường và phát triển trên cơ sở thông tin tín hiệu của thị trường. Trong hệ
thống thông kê số liệu cần thu thập, các thông tin cung và cầu đều quan trọng
nhưng thông tin về cầu đóng vai trò quan trọng hơn vì sản xuất phải thích nghi
với nhu cầu. Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống thông tin SNA là một trong
những nhiệm vụ trung tâm.
Việt Nam đã
bắt đầu triển khai thử nghiệm xây dựng những bảng cân đối quan trọng nhất trong
hệ SNA từ năm 1990 dựa vào nguồn tài trợ của cơ quan thống kê Liên hợp quốc.
Cuối năm 1991, những kết quả đầu tiên đã được công bố và lấy ý kiến các nhà
kinh tế.
Trên cơ sở những kết quả này, ngày 25/12/1992, Thủ tướng Chính phủ đã
ra quyết định 183/Ttg bắt đầu áp dụng hệ thống thống kê SNA ở nước ta từ năm
1993 thay thế cho hệ thống các Bảng cân đối kinh tế quốc dân trong hệ MPS. Tuy
nhiên, đến nay, việc sử dụng hệ thống tài khoản quốc gia trong phân tích kinh
tế ở nước ta vẫn bị hạn chế do chưa có sự hướng dẫn cụ thể, thống nhất trong
từng ngành, từng lĩnh vực.
(2) Sơ lược
về hệ thống SNA:
Hệ thống SNA
là hệ thống thống kê phục vụ nhu cầu phân tích tổng hợp một cách tổng hợp toàn
bộ các hoạt động kinh tế trong một nền kinh tế ở tầm vĩ mô. Đến này, đay vẫn là
hệ thống thống kê kinh tế xã hội tiên tiến nhất được áp dụng ở hầu hết các nước
trên thế giới.
Hệ thống SNA
được hình thành bởi một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, được trình bày
dưới dạng những bảng cân đối hoặc những tài khoản tổng hợp nhằm phản ánh những
điều kiện sản xuất, kết quả sản xuất tổng hợp, quá trình phân phối, phân phối
lại thu nhập giữa các ngành kinh tế, giữa các khu vực thể chế và các nhóm dân
cư, phản ánh quá trình sử dụng cuối cùng kết quả sản xuất cho các nhu cầu: tiêu
dùng cuối cùng của các cá nhân dân cư và xã hội, tích luỹ tài sản, xuất nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ với nước ngoài.
Trên cơ sở các
bảng này, chúng ta sẽ thấy cơ cấu kinh tế, xu thế phát triển về trình độ và
hiệu quả sản xuất tổng hợp, phản ánh các mối quan hệ giữa các ngành, các tỷ lệ
quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất xã hội trong từng thời kỳ nhất định,
nhất là các quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng cuối cùng, sản xuất và tích luỹ
tài sản, sản xuất trong nước và quan hệ với nước ngoài...
Hệ thống SNA
gồm nhiều bảng liên hoàn nối với nhau thành hệ thống khớp với nhau; cộng trừ
nhân hoặc chia bảng A với bảng B sẽ cho kết quả bảng C... Thay số liệu trong
một ô là toàn hệ thống thay đổi. Chính nhờ đặc trưng này mà người ta thường sử
dụng các bảng SNA để kiểm tra sự khớp nhau của các nguồn thông tin. Với hệ SNA,
không thể bịa ra số liệu được vì càng bịa số liệu, sai số càng chồng lên nhau,
dẫn tới những mâu thuẫn không thể chấp nhận được.
Như vậy, hệ
thống tài khoản quốc gia SNA là một mô hình khái quát về nền kinh tế được thể
hiện dưới dạng các biểu, bảng phản ánh các quan hệ kinh tế. Dựa trên mô hình
khái quát này, có thể xây dựng nhiều loại mô hình toán học khác nhau ứng dụng
trong phân tích kinh tế, phân tích ảnh hưởng của các chính sách tới kết quả sản
xuất, kinh doanh, lập kế hoạch và dự báo kinh tế ở tầm vĩ mô.
Hệ thống tài
khoản quốc gia gồm những tài khoản chủ yếu sau:
- Tài khoản sản xuất,
- Tài khoản thu nhập và phân phối thu nhập,
- Tài khoản vốn và tài chính,
- Tài khoản quan hệ kinh tế với nước ngoài,
- Bảng tổng kết tài sản,
-
Bảng vào / ra (Input / Output - I/O).
Ngoài những tài khoản tổng hợp, còn có
các bảng phụ nhằm bổ xung, phân tích cụ thể từng mặt của quá trình tái sản
xuất. Trong các tài khoản tổng hợp trên, bảng I/O là trung tâm của hệ thống.
(3) Khái niệm sản xuất và bảng phân
ngành kinh tế quốc dân ở Việt nam:
Từ trước năm 1992, Việt Nam vận dụng
hệ thống bảng cân đối kinh tế quốc dân theo phương thức xã hội chủ nghĩa, trong
đó toàn bộ hoạt động của nền kinh tế được phân thành hai khu vực: Khu vực sản
xuất vật chất và khu vực không sản xuất. Chỉ có lao động trong khu vực sản xuất
vật chất mới trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội; còn khu vực
không sản xuất không tham gia trực tiếp vào sản xuất ra của cải vật chất xã hội
mà chỉ tiêu dùng những của cải xã hội do khu vực sản xuất vật chất tạo ra. Thu
nhập của các thành viên trong khu vực không sản xuất là do quá trình phân phối
lại thu nhập đã được tạo ra từ khu vực sản xuất.
Căn cứ vào quan niệm về sản xuất như
trên, khu vực sản xuất bao gồm các ngành kinh tế: nông nghiệp, lâm nghiệp, công
nghiệp (cả công nghiệp khai thác và chế biến), xây dựng, thương nghiệp, dịch vụ
ăn uống, vận tải hàng hoá và bưu chính viễn thông phục vụ cho sản xuất và một
vài ngành sản xuất vật chất nhỏ khác. Tất cả các hoạt động ngoài các ngành
trên, bao gồm quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, kinh doanh tiền tệ, tài
chính, dịch vụ phục vụ cộng đồng, văn hoá, khoa học kỹ thuật, y tế, giáo dục,
thể thao... thuộc khu vực không sản xuất.
Trong khu vực sản xuất vật chất, chúng
ta còn chia nhỏ ra làm hai khu vực nhỏ hơn: Khu vực sản xuất ra tư liệu sản
xuất (khu vực I) và khu vực sản xuất ra vật phẩm tiêu dùng (khu vực II), để
nghiên cứu mối quan hệ giữa hai khu vực này và xây dựng chiến lược kinh tế vĩ
mô. Ví dụ phải ưu tiên phát triển sản xuất khu vực I trên cơ sở đó mới phát
triển khu vực II.
Từ năm 1992, Việt nam đã chuyển sang
sử dụng hệ thống SNA nên các khái niệm về sản xuất và phân ngành kinh tế quốc
dân đã khác căn bản. Theo quan niệm của hệ SNA, sản xuất là mọi hoạt động của
con người với tư cách là cá nhân hay một tổ chức, bằng năng lực của mình, cùng
với các yếu tố tài nguyên, đất đai và vốn, sản xuất ra những sản phẩm vật chất
và dịch vụ hữu ích và có hiệu quả, nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng cho sản xuất,
sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của đời sống sinh hoạt hộ gia đình dân
cư, nhà nước, tích luỹ tài sản để mở rộng sản xuất và nâng cao đời sống xã hội,
xuất khẩu ra nước ngoài...
Từ quan niệm sản xuất trên, đã dẫn tới
cách phân ngành kinh tế quốc dân như sau (theo Nghị định 75/CP của Chính phủ
ngày 27 tháng 10 năm 1993): Toàn bộ nền kinh tế quốc dân được phân chia thành 3
khu vực:
+ Khu vực I bao gồm những hoạt động
khai thác sản phẩm từ tự nhiên như nông nghiệp, lâm nghiệp, khai thác và nuôi
trồng thuỷ, hải sản;
+ Khu vực II bao gồm những hoạt động
khai thác và chế biến các sản phẩm từ mỏ các loại, công nghiệp chế biến, sản
xuất và phân phối điện, nước, ga, và ngành xây dựng;
+ Khu vực III bao gồm các hoạt động
dịch vụ như thương nghiệp, vận tải, bưu chính viễn thông, quản lý nhà nước, an
ninh quốc phòng, văn hoá, y tế, giao dục, dịch vụ phục vụ cá nhân và cộng
đồng...
Trong mỗi khu vực lại chia nhỏ ra các
ngành kinh tế cấp 1, cấp 2 và cấp 3. Có 20 ngành cấp 1 theo phân loại của Việt
nam.
Sự
khác nhau trong quan niệm về sản xuất giữa hệ MPS và hệ SNA:
Điểm khác biệt cơ bản nhất về khái
niệm sản xuất theo hệ SNA so với hệ MPS là sản xuất theo SNA bao gồm toàn bộ
hoạt động của con người, tạo ra sản phẩm cho xã hội, không phải chỉ là sản xuất
sản phẩm vật chất mà bao gồm cả sản phẩm là dịch vụ. Những sản phẩm vật chất và
dịch vụ đó có thể đem trao đổi trên thị trường và cũng có thể không đem trao
đổi trên thị trường mà để tự tiêu dùng.
(4) Khái niệm lãnh thổ kinh tế
trong hệ SNA:
Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong
các tài khoản thuộc hệ thống tài khoản quốc gia SNA được tính theo phạm vi lãnh
thổ kinh tế, không phải theo lãnh thổ địa lý. Lãnh thổ kinh tế của một quốc gia
bao gồm các đơn vị hoạt động sản xuất kinh
doanh dưới hình thức một tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thường trú. Các
đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh
dưới hình thức một tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không thường trú thì không
thuộc lãnh thổ kinh tế của quốc gia mà thuộc nước ngoài.
-
Đơn vị thường trú của lãnh thổ kinh tế Việt nam bao gồm:
+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt
động trong các ngành kinh tế thuộc tất cả các hình thức sở hưũ: Nhà nước, tập
thể, tư nhân, hỗn hợp, cá thể... của Việt nam hoạt động trên lãnh thổ địa lý
của Việt nam.
+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh hoạt
động trong các ngành kinh tế của nước ngoài đầu tư trực tiếp, hợp tác liên
doanh ở Việt nam với thời gian trên 1 năm.
+ Các tổ chức hoặc cư dân Việt nam đi
công tác, làm việc ở nước ngoài thời gian dưới 1 năm, kể cả học sinh Việt nam
đi du học ở nước ngoài trên 1 năm.
+ Các lãnh sự quán, đại sứ quán, đại
diện quốc phòng, an ninh làm việc ở nước ngoài.
-
Đơn vị không thường trú của lãnh thổ kinh tế Việt nam bao gồm:
+ Phần còn lại của các đơn vị thuộc
các nước không hoạt động trên lãnh thổ địa lý Việt nam.
+ Các đơn vị sản xuất kinh doanh của
Việt nam hoạt động ở nước ngoài với thời gian trên 1 năm.
+ Các tổ chức hoặc cá nhân cư dân nước
ngoài hoạt động ở Việt nam thời gian dưới 1 năm, kể cả học sinh nước ngoài du
học ở Việt nam.
+ Các đại sứ quán, lãnh sự quán, tổ
chức quốc phòng, an ninh của nước ngoài làm việc tại Việt nam.
Việc xác định đơn vị thường trú đóng
vai trò rất quan trọng khi tính các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp để xây dựng hệ
thống tài khoản quốc gia.
Phân
theo vùng, lãnh thổ trong hệ thống SNA:
Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp chủ yếu
trong hệ SNA ngoài việc được tính chung cho cả nước, còn được tính cho từng
vùng, lãnh thổ. Các chỉ tiêu giá trị sản xuất, chi phí trung gian, giá trị tăng
thêm còn được xác định theo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tính chỉ tiêu kinh tế tổng hợp theo
vùng, lãnh thổ, tỉnh, thành phố là một yêu cầu khách quan của công tác quản lý
kinh tế, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế kế hoạch hoá nền kinh tế
quốc dân ở tầm vĩ mô ở nước ta. Trong quá trình tính, cần coi tỉnh, thành phố
là một cấp quản lý kinh tế (cấp địa phương), một cấp kế hoạch, cấp thu hci ngân
sách, là đơn vị cơ sở hành chính để hình thành các vùng kinh tế liên hệ với
nhau trong một thể thống nhất của cả nước.
(5) Vấn đề giá cả trong xây dựng hệ
SNA:
Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp trong hệ
thống tài khoản quốc gia SNA được tính theo hai loại giá: giá thực tế (hiện
hành), và giá so sánh năm gốc.
Giá
thực tế là giá phát
sinh trong quá trình giao dịch của năm báo cáo. Giá thực tế phản ánh sự vận
động thống nhất của giá trị sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ trong sản xuất, kinh
doanh, trong quá trình lưu thông, phân phối và sử dụng cuối cùng với sự vận
động tiền tệ, tài chính, thanh toán. Nhờ hệ thống giá này, chúng ta hiểu được
thực tiễn khách quan về cơ cấu kinh tế, mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành trong
sản xuất, mối quan hệ phân phối thu nhập, mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với
phần huy động vào ngân sách... trong từng năm. Chúng ta sống với hệ thống giá
hiện hành nên mọi phân tích nên cố gắng dựa vào hệ thống giá này.
Giá
so sánh năm gốc là
giá lấy sản xuất thực tế của một năm nào đó được chọn làm gốc, trên cơ sở đó
tính đổi các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của các năm khác theo giá năm gốc, nhằm
loại trừ sự ảnh hưởng của yếu tố giá trong mỗi năm để nghiên cứu sự thay đổi
thuần về khối lượng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ...
Chúng ta đã từng có hệ thống giá cố
định 1982, giá so sánh 1989 và giá cố định 1989, và giá cố định 1994.
Các
công thức xác định chỉ tiêu giá trị sản xuất:
Giá trị sản xuất của sản phẩm, của
một ngành kinh tế theo giá cơ bản
|
=
|
Tổng chi phí sản xuất (giá thành)
|
+
|
Lợi tức thuần từ hoạt động kinh
doanh
|
Giá trị sản xuất của sản phẩm, của
một ngành kinh tế theo giá sản xuất
|
=
|
Giá trị sản xuất của sản phẩm, của
một ngành kinh tế theo giá cơ bản
|
+
|
Thuế doanh thu hoặc VAT, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu
|
Giá trị sản xuất của sản phẩm, của
một ngành kinh tế theo giá sử dụng cuối cùng
|
=
|
Giá trị sản xuất của sản phẩm, của
một ngành kinh tế theo giá sản xuất
|
+
|
Phí lưu thông thương nghiệp và phí
vận tải
|
Chuyển
đổi GDP và GDP đầu người sang tiền nước ngoài (ví dụ sang đô la Mỹ):
Mục đích của việc chuyển đổi hai chỉ
tiêu này sang tiền nước ngoài là để so sánh quốc tế, giữa nước ta và các nước
khác trên thế giới. Công thức chuyển đổi sang đồng đô la Mỹ như sau:
GDP của Việt nam
theo đô la Mỹ
|
GDP của Việt nam theo tiền Việt
|
|
=
|
----------------------------------------------
|
|
Hệ số quy đổi tiền Việt sang đô la
Mỹ
|
Vấn đề phức tạp nhất trong công thức
trên là xác định hệ số quy đổi tiền Việt sang đô la Mỹ như thế nào. Xuất phát
từ mục đích nghiên cứu và so sánh khác nhau, các nhà kinh tế đã đề xuất nhiều
phương pháp tính hệ số quy đổi khác nhau. Tuy nhiên, có hai hệ số quy đổi được
áp dụng phổ biến là:
- Khi muốn so sánh thực trạng kinh tế
và sức mạnh của nền kinh tế Việt nam trong quan hệ với kinh tế thế giới, thì
dùng tỷ giá hối đoái bình quân năm giữa đồng Việt nam và đồng đô la Mỹ do Ngân
hàng Nhà nước công bố theo thời gian.
- Khi muốn so sánh thu nhập và mức
sống thực tế của người Việt nam với người nước ngoài thì dùng tỷ giá so sánh
sức mua tương đương. Việc xác định tỷ giá này rất phức tạp, hiện nay chúng ta
vẫn trong quá trình nghiên cứu, chưa công bố kết quả chính thức.
b) Các bảng cân đối chủ yếu trong hệ
thống tài khoản quốc gia:
(1) Khái niệm chung:
Nguyên tắc cơ bản nhất của hệ thống
tài khoản quốc gia là tất cả các chỉ tiêu phải tạo thành một hệ thống thống
nhất và khớp nhau, trong đó tất cả các chỉ tiêu giống nhau trong các bảng, các
khu vực của hệ thống phải có cùng định nghĩa, cùng khái niệm, cùng thành phần
và cùng quy tắc kế toán.
Hệ thống tài khoản quốc gia bao gồm 5
khu vực thể chế lớn phụ thuộc vào vai trò, hành vi và mục tiêu của các đơn vị
trong chúng. Đó là các hộ gia đình, các
doanh nghiệp phi tài chính, các thể chế tài chính, các thể chế hành chính và
các thể chế phi lợi nhuận phục vụ các gia đình. Ngoài ra, còn có một bộ phận
khác phản ánh quan hệ giữa những đơn vị thường trú và những đơn vị không thường
trú, được gọi là phần còn lại.
Hoạt động của các đơn vị được nhóm
thành 4 loại lớn, gồm hoạt động về hàng hoá và dịch vụ (sản xuất và sử dụng
hàng hoá và dịch vụ), hoạt động phân phối (thu nhập, thuế, chuyển giao), hoạt
động tài chính (cho vay và thu hồi các khoản tài chính), và các hoạt động gắn
với tài sản tích luỹ (tiêu dùng vốn cố định, khám phá và khai thác các nguồn
tài nguyên thiên nhiên, tác động của thảm hoạ tự nhiên hay chiến tranh...).
Hệ thống tài khoản quốc gia bao gồm
hai loại bảng tổng thể: Bảng các tài khoản kinh tế gộp và bảng cân đối nguồn và
sử dụng hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ra, còn có một loạt bảng chi tiết phản ánh
các hoạt động đặc thù, như bảng quan hệ tài chính giữa các khu vực, bảng dân số
và lao động... Dưới đây xin giới thiệu hai loại bảng tổng thể.
(2) Bảng các tài khoản kinh tế gộp:
Bảng các tài khoản kinh tế gộp bao gồm
một tập hợp các tài khoản của các khu vực thể chế và phần còn lại. Bảng này còn
được gọi là bảng vào ra.
Đối với mỗi khu vực, bảng vào ra đều
phải xác định ba loại tài khoản là tài khoản thường xuyên, tài khoản tích luỹ
và tài khoản tài sản. Thâm hụt hoặc thặng dư trong tài khoản này được đưa vào
cân đối trong các tài khoản khác.
- Tài khoản thường xuyên hay vãng lai:
- Tài khoản tích luỹ:
- Tài khoản tài sản.:
(3) Bảng cân đối nguồn và sử dụng
hàng hoá và dịch vụ:
Bảng này cung cấp các phân tích chi
tiết về sản xuất theo ngành và các luồng của cải và dịch vụ theo sản phẩm. Bảng
bao gồm tài khoản sản xuất trong đó các tiêu dùng trung gian được phân chia
theo sản phẩm, và tài khoản khai thác của mỗi ngành.
Phần trên của bảng trình bày nguồn
theo sản phẩm, gồm nhập khẩu, sản xuất của các ngành, thuế theo sản phẩm đã
loại trừ các trợ cấp, chi phí thương mại và vận tải.
Phần tiếp của bảng trình bày sử dụng
sản phẩm, gồm tiêu dùng trung gian của các ngành theo sản phẩm, xuất khẩu, tiêu
dùng cuối cùng và đầu tư. Giá trị tăng thêm của các ngành được tính bằng cách
lấy giá trị sản xuất của chúng trừ đi tiêu dùng trung gian.
Phần cuối của bảng trình bày các khoản
lương, thuế đánh vào sản xuất và nhập khẩu (đã trừ trợ cấp), thu nhập ròng của
các doanh nghiệp, tiêu dùng vốn cố định...
Bảng cân đối nguồn và sử dụng hàng hoá
và dịch vụ phản ánh cả ba phương pháp tính GDP đã trình bày ở trên; do vậy, để
các ô trong bảng khớp nhau, việc tính GDP theo 3 phương pháp cũng phải khớp
nhau.
Dưới đây xin giới thiệu một số bảng
gộp quan trọng nhất, thường được lấy từ Niên giám Thống kê hoặc được suy ra từ
các bảng trong niên giám thống kê:
Bảng 1: Cân đối nguồn - sử dụng theo
giá hiện hành (tỷ đồng):
Tên
chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Tiêu
dùng
|
9947,0
|
|||
Tiêu dùng cá nhân
|
8503,2
|
|||
Tiêu dùng chính phủ (trung ương)
|
1443,8
|
|||
Đầu
tư tài sản cố định
|
2727,0
|
|||
Tiêu dùng cá nhân
|
2030,0
|
|||
Tiêu dùng chính phủ (trung ương)
|
697,0
|
|||
Thay
đổi dự trữ (tồn kho)
|
109,5
|
|||
Cầu
nội địa
|
12783,5
|
|||
Xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ
|
4710,9
|
|||
Nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ
|
5300,4
|
|||
GDP
theo giá thị trường
|
12194,0
|
|||
Chênh
lệch về thu nhập thường xuyên với nước ngoài
|
54,2
|
|||
Thu
nhập quốc dân sẵn có
|
12248,2
|
Lưu ý: Tiêu dùng cá nhân bao gồm tiêu
dùng của tất cả các đơn vị ngoài chính phủ.
Bảng 2: Cân đối nguồn - sử dụng theo
giá cố định 1986 (tỷ đồng):
Tên
chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Tiêu
dùng
|
9171,6
|
|||
Tiêu dùng cá nhân
|
7840,9
|
|||
Tiêu dùng chính phủ (trung ương)
|
1330,7
|
|||
Đầu
tư tài sản cố định
|
2555,0
|
|||
Tiêu dùng cá nhân
|
||||
Tiêu dùng chính phủ (trung ương)
|
||||
Thay
đổi dự trữ (tồn kho)
|
208,2
|
|||
Cầu
nội địa
|
11934,8
|
|||
Xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ
|
4417,4
|
|||
Nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ
|
4938,2
|
|||
GDP
theo giá thị trường
|
11414,0
|
|||
Chênh
lệch về thu nhập thường xuyên với nước ngoài
|
51,2
|
|||
Thu
nhập quốc dân sẵn có
|
11465,2
|
Bảng 3: Tốc độ tăng trưởng của nguồn
và sử dụng (%):
Tên
chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Tiêu
dùng
|
3,2
|
|||
Tiêu dùng cá nhân
|
2,6
|
|||
Tiêu dùng chính phủ (trung ương)
|
6,9
|
|||
Đầu
tư tài sản cố định
|
1,6
|
|||
Tiêu dùng cá nhân
|
||||
Tiêu dùng chính phủ (trung ương)
|
||||
Thay
đổi dự trữ (tồn kho)
|
||||
Cầu
nội địa
|
1,3
|
|||
Xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ
|
-3,8
|
|||
Nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ
|
-8,3
|
|||
GDP
theo giá thị trường
|
3,9
|
Bảng 4: Thay đổi chỉ số giá của nguồn
và sử dụng (năm 1986 là 100%)
Tên
chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Tiêu
dùng
|
108,5
|
|||
Tiêu dùng cá nhân
|
108,4
|
|||
Tiêu dùng chính phủ (trung ương)
|
108,5
|
|||
Đầu
tư tài sản cố định
|
106,7
|
|||
Tiêu dùng cá nhân
|
||||
Tiêu dùng chính phủ (trung ương)
|
||||
Thay
đổi dự trữ (tồn kho)
|
||||
Cầu
nội địa
|
107,1
|
|||
Xuất
khẩu hàng hoá và dịch vụ
|
106,6
|
|||
Nhập
khẩu hàng hoá và dịch vụ
|
107,3
|
|||
GDP
theo giá thị trường
|
106,8
|
Bảng 5: Tiến triển theo ngành của GDP
theo giá hiện hành (tỷ đồng)
Tên
chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Khu
vực nông lâm ngư nghiệp
|
||||
Nông nghiệp
|
||||
Lâm nghiệp
|
||||
Ngư nghiệp
|
||||
Khu
vực công nghiệp và xây dựng
|
||||
Công nghiệp khai thác
|
||||
Công nghiệp điện, ga, nước
|
||||
Công nghiệp chế biến
|
||||
Công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm
|
||||
Công nghiệp vật liệu xây dựng và thuỷ
tinh
|
||||
Công nghiệp cơ khí và điện tử
|
||||
Công nghiệp hoá chất, cao su
|
||||
Công nghiệp dệt may
|
||||
Công nghiệp gỗ, giấy, da
|
||||
Công nghiệp xây dựng
|
||||
Khu
vực dịch vụ
|
||||
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
|
||||
Du lịch
|
||||
Thương mại
|
||||
Dịch vụ hành chính
|
||||
Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm
|
||||
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
|
||||
GDP
theo giá nhân tố
|
||||
Thuế
gián tiếp trừ trợ cấp
|
||||
GDP
theo giá thị trường
|
Bảng 6: Tiến triển theo ngành của GDP
theo giá cố định (tỷ đồng)
Tên
chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Khu
vực nông lâm ngư nghiệp
|
||||
Nông nghiệp
|
||||
Lâm nghiệp
|
||||
Ngư nghiệp
|
||||
Khu
vực công nghiệp và xây dựng
|
||||
Công nghiệp khai thác
|
||||
Công nghiệp điện, ga, nước
|
||||
Công nghiệp chế biến
|
||||
Công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm
|
||||
Công nghiệp vật liệu xây dựng và thuỷ
tinh
|
||||
Công nghiệp cơ khí và điện tử
|
||||
Công nghiệp hoá chất, cao su
|
||||
Công nghiệp dệt may
|
||||
Công nghiệp gỗ, giấy, da
|
||||
Công nghiệp xây dựng
|
||||
Khu
vực dịch vụ
|
||||
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
|
||||
Du lịch
|
||||
Thương mại
|
||||
Dịch vụ hành chính
|
||||
Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm
|
||||
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
|
||||
GDP
theo giá nhân tố
|
||||
Thuế
gián tiếp trừ trợ cấp
|
||||
GDP
theo giá thị trường
|
Bảng 7: Tiến triển của các chỉ số giá
(năm 1986 = 100%)
Tên
chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Khu
vực nông lâm ngư nghiệp
|
||||
Nông nghiệp
|
||||
Lâm nghiệp
|
||||
Ngư nghiệp
|
||||
Khu
vực công nghiệp và xây dựng
|
||||
Công nghiệp khai thác
|
||||
Công nghiệp điện, ga, nước
|
||||
Công nghiệp chế biến
|
||||
Công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm
|
||||
Công nghiệp vật liệu xây dựng và thuỷ
tinh
|
||||
Công nghiệp cơ khí và điện tử
|
||||
Công nghiệp hoá chất, cao su
|
||||
Công nghiệp dệt may
|
||||
Công nghiệp gỗ, giấy, da
|
||||
Công nghiệp xây dựng
|
||||
Khu
vực dịch vụ
|
||||
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
|
||||
Du lịch
|
||||
Thương mại
|
||||
Dịch vụ hành chính
|
||||
Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm
|
||||
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
|
||||
GDP
theo giá nhân tố
|
||||
Thuế
gián tiếp trừ trợ cấp
|
||||
GDP
theo giá thị trường
|
Bảng 8: Tăng trưởng của các thành phần
của GDP (%)
Tên
chỉ tiêu
|
1986
|
1987
|
...
|
2010
|
Khu
vực nông lâm ngư nghiệp
|
||||
Nông nghiệp
|
||||
Lâm nghiệp
|
||||
Ngư nghiệp
|
||||
Khu
vực công nghiệp và xây dựng
|
||||
Công nghiệp khai thác
|
||||
Công nghiệp điện, ga, nước
|
||||
Công nghiệp chế biến
|
||||
Công nghiệp chế biến lương thực thực
phẩm
|
||||
Công nghiệp vật liệu xây dựng và thuỷ
tinh
|
||||
Công nghiệp cơ khí và điện tử
|
||||
Công nghiệp hoá chất, cao su
|
||||
Công nghiệp dệt may
|
||||
Công nghiệp gỗ, giấy, da
|
||||
Công nghiệp xây dựng
|
||||
Khu
vực dịch vụ
|
||||
Giao thông vận tải và thông tin liên lạc
|
||||
Du lịch
|
||||
Thương mại
|
||||
Dịch vụ hành chính
|
||||
Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm
|
||||
Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ
|
||||
GDP
theo giá nhân tố
|
||||
Thuế
gián tiếp trừ trợ cấp
|
||||
GDP
theo giá thị trường
|
....
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét