Đào Tuấn - Kính Đảng, trọng chế độ, yêu bác Hồ
Hôm qua, vị “Phó tiến sĩ 70 ngàn đồng”, từng nuôi Phó tiến sĩ Văn Như Cương, và có lẽ nuôi vô vàn những người không Phó tiến sĩ khác, đang đứng trước nguy cơ bị cấm tiệtSau chuyện “chó mèo chính chủ” chưa ngớt những lời mai mỉa từ dư luận, Bộ NN và PTNT tiếp tục ném ra dư luận một dự thảo, theo đó, sẽ cấm tiệt việc nuôi lợn, gà trong “nội thành, nội thị”. Riêng “chó thả rông”, sẽ bị phạt cao nhất tới 500 ngàn đồng/lần.
Trong rất nhiều giai thoại về giáo sư lừng lẫy Văn Như Cương, có chuyện sau khi tu luyện ở Liên Xô về, năm 1971, lương Phó tiến sĩ không đủ ăn. Ông liền… nuôi lợn! Một con lợn, trừ tiền cám, giúp ông mỗi tháng kiếm được 70.000 đồng. Thật khôi hài, bằng đúng lương Phó tiến sĩ! Ông vẫn nói đùa với với khách đến chơi: Nhà có hai phó tiến sĩ. Cả hai cùng kiếm được 70.000 đồng mỗi tháng. Có người cắc cớ hỏi rằng “Sao không cho nó làm tiến sĩ”. Giáo sư, chắc là mỉm cười: Mình hết đề tài, tức hết tiền mua rau, cám nên phải cho nó “bảo vệ” sớm. Chuyện vỉa hè là khi cán bộ phường đến lập biên bản, ghi: “GS Văn Như Cương nuôi lợn ở tầng 4″. Ông phản đối, đòi phải ghi chính xác là “Lợn nuôi GS Văn Như Cương ở tầng 4” thì mới đúng.
Sau này, chính những con lợn, thứ sinh kế bất đắc dĩ, có lẽ cũng có chút công lao giúp vị Giáo sư lừng lẫy trở thành một “cây đa cây đề” trong làng giáo dục Việt. Có thể, đó cũng là “hậu phương sinh tồn” vững chắc để ông trở thành một trong những vị giáo sư cách tân với việc mở một trong những ngôi trường dân lập đầu tiên ở Việt Nam.Chưa một lần thấy vị Giáo sư lẫy lừng đính chính câu chuyện này. Bởi lương Phó tiến sĩ, lương những nhà giáo, đến giờ cũng còn “chưa đủ sống”. Huống hồ những năm 70. Ngay bây giờ, ở khắp các thành phố, thị trấn, những phạm trù thuộc về “nội thành, nội thị”, các thầy cô giáo như GS Văn Như Cương, lớp công chức ba cọc ba đồng, những thị dân nghèo rớt mồng tơi vẫn đang trông vào con heo, con gà. Và trong vô vàn những sinh kế, thì việc nuôi con lợn, con gà, bằng việc tiết kiệm không gian sống, vốn đã ít ỏi, là một thứ lao động bất đắc dĩ nhưng chính đáng. Chỉ đừng để ảnh hưởng đến hàng xóm, đến vệ sinh chung.
Thế nhưng, đến hôm qua, vị “Phó tiến sĩ 70 ngàn đồng”, từng nuôi Phó tiến sĩ Văn Như Cương, và có lẽ nuôi vô vàn những người không Phó tiến sĩ khác, đang đứng trước nguy cơ bị cấm tiệt. Một quy định do Bộ Nông nghiệp và PTNT soạn thảo đang tính cấm việc nuôi lợn, gà trong “nội thành nội thị”. Thậm chí, phạt 1-2 triệu đồng với mỗi hành vi vi phạm. Riêng đối với “chó thả rông”, mức phạt dành cho “chủ sở hữu” là 300-500 ngàn đồng mỗi lượt.
Rất oách, dự thảo quy định còn dự kiến thành lập đội chuyên bắt chó.
Chưa nói đến việc người dân có đồng thuận hay không, nhưng câu chuyện phạt chó bất khả thi không khác bao nhiêu so với quy định cấm hút thuốc lá. 500 ngàn là bao nhiêu? Là 5 kg chó hơi. Là bằng một con chó.
Báo chí, dẫn lời bà Chu Nguyên Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì nói thẳng rằng: Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với chó thả rông là rất khó thực hiện: “Như trước đây, có nhiều đợt chúng tôi tổ chức tiêm phòng thôi cũng đã thấy khó, người dân bảo chó của tôi đấy, các ông, các bà bắt được thì tiêm. Trong khi, tiền thù lao cho cán bộ tiêm phòng chỉ có 3.000 đồng/một con chó, thì ai dám vào mà bắt chó, chẳng may nó cắn cho lại phải đi tiêm phòng thì khổ”.
Con chó, con gà. Nhỏ thì bảo là chuyện “kê cẩu”; chuyện vệ sinh, môi trường. Nhưng lớn hơn thì đó là thứ gia súc, gia cầm được người Việt nuôi cả ngàn năm nay. Thậm chí, đóng vai trò sinh kế cho không ít gia đình. Thành phố, nội thành, nội thị cần vệ sinh, cần khang trang, cần văn minh. Nhưng có lẽ, đó không thể là thứ văn minh ngồi xổm lên sinh kế của không ít người nghèo.
Trong rất nhiều giai thoại về giáo sư lừng lẫy Văn Như Cương, có chuyện sau khi tu luyện ở Liên Xô về, năm 1971, lương Phó tiến sĩ không đủ ăn. Ông liền… nuôi lợn! Một con lợn, trừ tiền cám, giúp ông mỗi tháng kiếm được 70.000 đồng. Thật khôi hài, bằng đúng lương Phó tiến sĩ! Ông vẫn nói đùa với với khách đến chơi: Nhà có hai phó tiến sĩ. Cả hai cùng kiếm được 70.000 đồng mỗi tháng. Có người cắc cớ hỏi rằng “Sao không cho nó làm tiến sĩ”. Giáo sư, chắc là mỉm cười: Mình hết đề tài, tức hết tiền mua rau, cám nên phải cho nó “bảo vệ” sớm. Chuyện vỉa hè là khi cán bộ phường đến lập biên bản, ghi: “GS Văn Như Cương nuôi lợn ở tầng 4″. Ông phản đối, đòi phải ghi chính xác là “Lợn nuôi GS Văn Như Cương ở tầng 4” thì mới đúng.
Sau này, chính những con lợn, thứ sinh kế bất đắc dĩ, có lẽ cũng có chút công lao giúp vị Giáo sư lừng lẫy trở thành một “cây đa cây đề” trong làng giáo dục Việt. Có thể, đó cũng là “hậu phương sinh tồn” vững chắc để ông trở thành một trong những vị giáo sư cách tân với việc mở một trong những ngôi trường dân lập đầu tiên ở Việt Nam.Chưa một lần thấy vị Giáo sư lẫy lừng đính chính câu chuyện này. Bởi lương Phó tiến sĩ, lương những nhà giáo, đến giờ cũng còn “chưa đủ sống”. Huống hồ những năm 70. Ngay bây giờ, ở khắp các thành phố, thị trấn, những phạm trù thuộc về “nội thành, nội thị”, các thầy cô giáo như GS Văn Như Cương, lớp công chức ba cọc ba đồng, những thị dân nghèo rớt mồng tơi vẫn đang trông vào con heo, con gà. Và trong vô vàn những sinh kế, thì việc nuôi con lợn, con gà, bằng việc tiết kiệm không gian sống, vốn đã ít ỏi, là một thứ lao động bất đắc dĩ nhưng chính đáng. Chỉ đừng để ảnh hưởng đến hàng xóm, đến vệ sinh chung.
Thế nhưng, đến hôm qua, vị “Phó tiến sĩ 70 ngàn đồng”, từng nuôi Phó tiến sĩ Văn Như Cương, và có lẽ nuôi vô vàn những người không Phó tiến sĩ khác, đang đứng trước nguy cơ bị cấm tiệt. Một quy định do Bộ Nông nghiệp và PTNT soạn thảo đang tính cấm việc nuôi lợn, gà trong “nội thành nội thị”. Thậm chí, phạt 1-2 triệu đồng với mỗi hành vi vi phạm. Riêng đối với “chó thả rông”, mức phạt dành cho “chủ sở hữu” là 300-500 ngàn đồng mỗi lượt.
Rất oách, dự thảo quy định còn dự kiến thành lập đội chuyên bắt chó.
Chưa nói đến việc người dân có đồng thuận hay không, nhưng câu chuyện phạt chó bất khả thi không khác bao nhiêu so với quy định cấm hút thuốc lá. 500 ngàn là bao nhiêu? Là 5 kg chó hơi. Là bằng một con chó.
Báo chí, dẫn lời bà Chu Nguyên Thành – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì nói thẳng rằng: Việc xử phạt vi phạm hành chính đối với chó thả rông là rất khó thực hiện: “Như trước đây, có nhiều đợt chúng tôi tổ chức tiêm phòng thôi cũng đã thấy khó, người dân bảo chó của tôi đấy, các ông, các bà bắt được thì tiêm. Trong khi, tiền thù lao cho cán bộ tiêm phòng chỉ có 3.000 đồng/một con chó, thì ai dám vào mà bắt chó, chẳng may nó cắn cho lại phải đi tiêm phòng thì khổ”.
Con chó, con gà. Nhỏ thì bảo là chuyện “kê cẩu”; chuyện vệ sinh, môi trường. Nhưng lớn hơn thì đó là thứ gia súc, gia cầm được người Việt nuôi cả ngàn năm nay. Thậm chí, đóng vai trò sinh kế cho không ít gia đình. Thành phố, nội thành, nội thị cần vệ sinh, cần khang trang, cần văn minh. Nhưng có lẽ, đó không thể là thứ văn minh ngồi xổm lên sinh kế của không ít người nghèo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét