Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Chiến dịch “xử” nợ xấu


Trong tháng 1-2013, đề án xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng mà trọng điểm sẽ làm thành lập Cty Mua bán Nợ quốc gia có thể sẽ được trình lên Bộ Chính trị.

TS Lê Xuân Nghĩa - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách Tài chính tiền tệ Quốc gia, chuyên gia tư vấn của Thủ tướng Chính phủ - đã bày tỏ quan điểm với DĐDN xung quanh vấn đề này.
Năm 2013 là năm hệ thống ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh tái cấu trúc. Thứ nhất: đối với ngân hàng là phải củng cố thanh khoản. Vấn đề này có thể hoàn toàn yên tâm vì qua năm 2012, các NHTM hoàn toàn không còn gặp thanh khoản. Thứ hai, NHNN sẽ rà soát lại toàn bộ các khoản nợ xấu, tình hình cho khoanh, cho giãn nợ và cho xử lý phòng dự phòng rủi ro tại chính các NHTM và NHNN sẽ giám sát chặt chẽ quá trình đó. Nhưng tái cấu trúc ngân hàng trọng điểm bây giờ vẫn là phải xử lý các khoản nợ, có phương án xử lý nợ xấu dứt điểm. Hiện nay, các NHTM đã nỗ lực để cho giãn, hoãn, giảm lãi suất của các khoản nợ. Nhưng dù sao đó cũng những hành động tạm thời để tháo gỡ khó khăn cho DN, để DN có thể tiếp cận vốn kinh doanh – tất nhiên đó là những DN thuộc nhóm nợ vẫn tốt và chưa chuyển xuống nợ xấu - còn nợ xấu thì chắc chắn vẫn phải là nợ xấu nếu chưa xử lý được. Do đó năm 2013 là năm chìa khóa, bản lề của xử lý nợ xấu, tái cấu trúc tài chính, lành mạnh hóa xử lý nợ xấu. Đây cũng là giai đoạn quan trọng nhất của tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nói chung.

Tôi cũng muốn nói thêm là hầu hết các ngân hàng, nếu nhìn thấy DN còn có phương án sản xuất kinh doanh để có tiền trả nợ, bao giờ họ cũng muốn hỗ trợ DN hơn là đưa nhau ra tòa và phát mãi tài sản. Ngân hàng, về cơ bản đều muốn chọn khoanh nợ, giãn nợ và cho vay mới. Họ ngại nhất là phương án hai vì đưa nhau ra tòa, xử lý tài sản, phát mãi không phải là nghiệp vụ của họ, sẽ tốn rất nhiều chi phí phát sinh, thời gian mà cuối cùng số tiền nợ họ thu về cũng chẳng được bao nhiêu. Cách tốt nhất đối với họ là nuôi con nợ, để con nợ phục hồi trở lại, phát triển và trả nợ dần trong tương lai.

Hiện nay, NHNN đã trình Chính phủ đề án xử lý nợ xấu trong đó trọng tâm là xử lý qua Cty Quản lý tài sản (VAMC). Chính phủ cũng phải trình Bộ Chính Trị để Bộ Chính trị cho chủ trương lớn và trên nền tảng đó hoạch định, xây dựng Nghị định đặc biệt cho việc ra đời Cty VAMC. Lúc đó Cty này mới đi vào hoạt động được.

Dự kiến, tiến độ nói trên sẽ được đẩy nhanh trong quý I-2013 và như vậy giữa quý II trở đi sẽ diễn ra một kế hoạch rầm rộ về xử lý nợ xấu.
Kinh nghiệm quốc tế cho thấy xử lý nợ xấu phải càng nhanh, càng tốt và càng đỡ tốn kém chi phí. Có thể nói việc thành lập Cty VMAC là then chốt nhất của giai đoạn xử lý nợ xấu. Đương nhiên, tái cấu trúc hệ thống ngân hàng còn đòi hỏi giai đoạn thứ ba không kém quan trọng là chuyển toàn bộ hoạt động của hệ thống ngân hàng theo hướng hiện đại hóa, từng bước theo tiêu chuẩn quốc tế, trong đó có các vấn đề về quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, chiến lược kinh doanh, nền tảng công nghệ thông tin, hệ thống giám sát. Tất cả các vấn đề đó đều phải đi theo tiêu chuẩn của Basel I, Basel II, Basel III và tiêu chuẩn của OECD.

Có thế nói, cho đến thời điểm này tất cả các nghiệp vụ đang được NHNN vận dụng với công suất tối đa để hoàn thành tất cả các vấn đề văn bản pháp luật liên quan đến đổi mới, cải cách hệ thống ngân hàng và trong đó có một phần sẽ được thực hiện trong năm 2013 và trong các năm tiếp theo, với mục tiêu đến năm 2015 về căn bản hệ thống tài chính lành mạnh và căn bản toàn bộ hệ thống quản trị tiệm cận với chuẩn quốc tế, mà quan trọng nhất là chuẩn kế toán. Sau này, mục tiêu là tất cả báo cáo của các NHTM, NHNN về số liệu nợ xấu cũng như các số liệu khác, đều phải khớp số liệu khảo sát của các tổ chức, định chế quốc tế.

Vốn cho Cty VAMC chắc chắn sẽ là trái phiếu phát hành, nhưng không phải trái phiếu trong “chỉ tiêu” mà Quốc hội đã thông qua về lượng trái phiếu Chính phủ sẽ được phát hành trong năm 2013, vì đây là trái phiếu DN. VAMC sẽ hoạt động như một DN nên khi lượng trái phiếu phát hành ra để hút vốn xử lý nợ, và dù được xác định là trái phiếu có thể được mang cầm cố, tái chiếu khấu tại NHNN để tạo tiền, cũng đều không có cơ sở tác động lớn tới lạm phát.
Theo Lê Mỹ (DĐDN)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét