Thứ Năm, 31 tháng 1, 2013

Việt Nam: Sự thịnh vượng và các món ăn độc nhất vô nhị

Bài này có một số từ không lịch sự lắm và một vài đoạn không thích hợp nên tôi có cắt bỏ.

Việt Nam: Sự thịnh vượng và các món ăn độc nhất vô nhị

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước Joel Brinkley*, Chicago Tribune 

Bạn không cần phải dành nhiều thời gian ở Việt Nam trước khi bạn nhận thấy một cái gì đó không bình thường tại nước này. Bạn không nghe tiếng chim hót, không thấy những chú sóc chạy nhảy trên các nhành cây hoặc những chú chuột chạy nhốn nháo gần các thùng rác. Và cũng không có chú chó nào đi dạo ngoài đường.



Tổ chức Bảo vệ động vật hoang dã thế giới (WWF) vừa có báo cáo về tình trạng bảo vệ hoang dã trên thế giới. Theo đó, báo cáo đã xếp 23 quốc gia của châu Phi và châu Á vào nhóm các quốc gia đang phải đối mặt với mức báo động cao nhất của nạn săn bắn, vận chuyển và tiêu thụ bất hợp pháp ngà voi, sừng tê giác và các bộ phận của Hổ.
Trong thực tế, bạn sẽ không thấy hầu như bất kỳ loại động vật hoang dã hoặc động vật thuần hóa nào cả. Tất cả chúng đã bỏ đi đâu? Bạn có thể ngạc nhiên khi biết sự thật: Hầu hết chúng đã trở thành các món ăn ở nước này.


Tất nhiên, tương tự như hầu hết các nước lân cận trong khu vực, các loài hổ, voi, tê giác cũng như các loài thú hiếm quý khác thường bị buôn bán sang nước láng giềng Trung Quốc. Tại thời điểm này, Việt Nam không phải là nước đầu tiên mặc dù Quỹ Động vật Hoang dã Thế giới (WWF) mô tả Việt Nam là nước tàn ác với động vật hoang dã nhất trên thế giới.

Các bản báo cáo khác nhau cho thấy rằng người Việt Nam giết tê giác để lấy sừng nhiều hơn so với bất kỳ quốc gia nào khác. Người Trung Quốc tin rằng sừng tê giác là một loại thần y – tương tự như nhiều bộ phận đặc biệt của những loài động vật khác.

Buôn bán động vật là kết quả giải thích vì sao số lượng các loài hổ, voi và các loài thú hiếm quý khác liên tục bị sụt giảm, thiếu vắng tại nước này. Nhưng còn các loài chim và chuột thì sao? Vâng, mọi người ăn luôn những động vật này cũng như tất cả các loài động vật nào khác sống đang sống ở đây. Tại Đà Nẵng vào tháng Giêng vừa rồi, tôi đã chứng kiến một thương gia trên đường phố bày bán những chú chuột chết – chỉ có bộ lông của chúng được lột bỏ nhưng những bộ phận khác vẫn còn nguyên – và sẵn sàng nấu để bán cho khách hàng.

Mùa xuân năm ngoái, Tổ chức Bảo tồn Quốc tế báo cáo rằng loài vượn Việt Nam, tương tự như loài khỉ không đuôi, “đã gần như đang trên đường tuyệt chủng” – chỉ còn vài con trong tất cả số đó chưa trở thành các món ăn đặc sản.

Tất cả những điều này đặt ra một câu hỏi rất thú vị. Từ lâu nay người Việt Nam đã ăn thịt, trong khi các nước láng giềng Đông Nam Á về phía tây – như Campuchia, Lào, Thái Lan và Miến Điện – lại phần lớn không đụng đến các loài động vật hoang dã của nước họ.

Tại những nước trên, bạn có thể thấy nhiều đàn chim cùng với rất nhiều chó nuôi và mèo mà đa số chúng đều vắng mặt tại Việt Nam. Tại các nước này thì mọi người chủ yếu đều ăn cơm, và đối với đa số người dân tại đây thì chế độ ăn uống của họ bao gồm nhiều hơn như vậy.

Việt Nam đã chiến đấu 17 cuộc chiến tranh với Trung Quốc kể từ khi giành được độc lập cách đây hơn 1.000 năm. Trong khi đó, các quốc gia nằm về phía tây chủ yếu là thụ động trong những thế kỷ gần đây.

Nhiều nhà nhân học và sử học đã đưa ra sự khác biệt về nguồn gốc của nước này. Việt Nam ra đời từ Trung Quốc, trong khi đó thì Ấn Độ thì gây ảnh hưởng lên nhiều các nước khác – hai quốc gia với tính cách hoàn toàn khác nhau, ngay cả ngày hôm nay cũng vậy.

Điều đó chắc chắn đóng một vai trò nhất định. Nhưng tôi sẽ tranh luận rằng bởi vì Việt Nam đã thường xuyên ăn thịt qua các thời kỳ trong lịch sử, tích tụ thêm nhiều chất đạm (protein) trong chế độ ăn uống của họ, và khác nhau rất nhiều với các nước láng giềng.

Ở ngay thời điểm này, món ăn được ưa thích nhất là thịt chó (thịt cầy). Ngạc nhiên hơn nữa là thịt chó đặc biệt có giá khá đắt. Món này được coi là đặc sản bởi vì nó chứa nhiều chất đạm hơn các loại thịt khác. Đối với Việt Nam, truyền thống cho rằng bất cứ khi nào bạn gặp xui, bạn nên ăn thịt chó để thay đổi số mệnh của bạn. Nhưng bạn không nên ăn vào ngày đầu tháng trong tháng âm lịch, hoặc điều ngược lại sẽ xảy ra. Bạn thực sự sẽ mang lại sự xui xẻo.

Tuy nhiên, bây giờ thì truyền thống và cách sống hiện đại đang xung đột nhau, và pháp luật cũng đã thay đổi. Ba mươi năm trước đây, sở hữu một chú chó cưng là bất hợp pháp. Chính phủ giữ quan điểm cho rằng thịt chó là một ưu tiên dinh dưỡng không thể bỏ qua. Quan điểm đó vẫn còn tồn tại mặc dù chính phủ đã bãi bỏ một số pháp luật so với thời gian trước đây.

Trong thực tế, ngày nay khi bạn lái xe xuống đường cao tốc, bạn không phải ngạc nhiên khi thấy các xe tải với nhiều lồng nhỏ xếp chồng lên nhau với kích thước khá rộng chở đầy chó đi đến các chợ – tương tự như cách thức vận chuyển gà đến trại giết mổ ở các nước phương Tây.

Nhưng hiện tại Việt Nam là một nước có chỉ số thịnh vượng khá cao, với hơn một nửa dân số được sinh ra sau Chiến tranh Việt Nam (mà họ gọi là chiến tranh chống Mỹ). Thu nhập bình quân đầu người khoảng 3.400 USD mỗi năm, tuy không nhiều nhưng cao hơn so với hầu hết các nước láng giềng lân cận. Và trong lúc các tầng lớp trung lưu phát triển thì họ không thể không bị ảnh hưởng bởi văn hóa phương Tây – như truyền hình, phim ảnh, Facebook, Twitter và nhiều thứ khác.

Cùng với những thứ đó, một số người Việt bắt đầu có nhu cầu và mong muốn nuôi chó mèo. Vì vậy, đôi lúc bạn sẽ thấy một vài chú chó mèo xuất hiện thơ thẩn ở phía trước hiên nhà của một ai đó, nhưng dưới sự giám sát chặt chẽ của các chủ nhà. Ngay cả bây giờ, khi Việt Nam nhanh chóng hiện đại hóa và từng bước trưởng thành, nếu các chú chó đi lang thang quá xa khu nhà thì ai đó sẽ túm lấy chúng và tức khắc sau đó sẽ trở thành các món ăn tối.

Khi đến thăm Việt Nam, nhiều du khách phương Tây cảm thấy thất vọng. Một trong những blogger phương Tây đã viết: “Có thể trung thực mà nói thì đó là những điều khủng khiếp nhất mà tôi từng thấy”.

Và tôi không thể nào không đồng ý với cách diễn tả trên.

* Joel Brinkley, giáo sư báo chí tại Đại học Stanford, là người đã từng đoạt giải Pulitzer cựu phóng viên nước ngoài cho tờ New York Times.

© Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC 2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét