Việt Nam & Ấn Độ: Vàng không lấp lánh
Nguồn: The Financialist / Diên Vỹ chuyển ngữ
Khi tình trạng bất ổn ngự trị, các nhà đầu tư trên khắp thế giới xoay sang vàng tìm nơi an trú. Nhưng một số quốc gia lại đang có vấn đề với việc người dân thích giữ của bằng những thẻ vàng hơn là trong tài khoản ngân hàng.
Việc nhập khẩu số lượng vàng lớn có thể làm thay đổi hiện tình cân bằng tài khoản của một quốc gia - tức là sự chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu trong việc mua bán với nước ngoài của một quốc gia. Sự đầu tư rộng rãi bằng hiện vật vàng cũng có nghĩa là một đống tài sản lớn đang ngồi yên thay vì được dùng để vận hành trong một nền kinh tế lớn hơn. Và trong những quốc gia mà vàng là một hình thức đầu tư phổ biến, những ngân hàng lưu trữ một lượng vàng ký gởi lớn, cho vay tiền với vàng bảo chứng hoặc chi lãi cho các tài khoản ký gửi vàng, có thể gây ra một rủi ro đối với hệ thống tài chính nếu giá vàng thay đổi đột ngột.
Chính quyền Ấn Độ, nước nhập khẩu vàng lớn nhất thế giới và Việt Nam, một quốc gia nhập khấu 95% lượng vàng tiêu thụ trong nước vào năm 2011, đã đưa ra những biện pháp trong năm ngoái để ngăn cản những người tiết kiệm thu gom vàng. Chính quyền Ấn Độ đã tăng gấp đôi thuế nhập vàng nén lên 4% vào tháng Ba và với tỉ lệ thâm thủng tài khoản hiện tại cao ở mức kỷ lục, vừa qua họ lại thông báo tăng thuế lên 6%.
Tăng thuế để bớt dùng vàng?
“Khó để biết được ảnh hưởng (của thuế) đến tỉ lệ thâm thủng tài khoản hiện tại,” Bộ trưởng Kinh tế Ấn Độ Arvind Mayaram nói với Routers. “Nhưng sẽ có một vài tiết chế trong nhu cầu vàng.”
Mặc dù các nhà phân tích của công ty Credit Suisse nói rằng tăng thêm thuế có thể làm suy yếu nhu cầu nhập khẩu đến 10%, họ tin rằng tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế Ấn và sức mạnh của đồng Rupee sẽ có thể đóng vai trò lớn hơn trong việc định đoạt nhu cầu về vàng của quốc gia trong năm nay.
Lượng vàng nhập khẩu vào Ấn Độ dường như đã chậm lại. Sau vài năm tăng tốc, Ngân hàng Dự trữ Ấn tháng vừa qua cho biết là lượng vàng nhập khẩu từ tháng Tư đến tháng Mười 2012 đã giảm xuống từ 589 tấn xuống còn 398 tấn so với cùng kỳ năm 2011. Trong một nhận định mới đây, các nhà phân tích của Credit Suisse tiên đoán rằng thực giá lượng vàng nhập khẩu đang trên đà đi xuống với không hơn 800 tấn cho toàn năm ngoái so với gần 970 tấn trong năm 2011.
Nhưng các nhà phân tích cũng lưu ý rằng khó để biết được bao nhiêu phần trong sự giảm thiểu này là nhờ chính sách tăng thuế vì đồng Rupee cũng đã bị mất giá mạnh trong năm qua.
Vàng đặc biệt phổ biến đối với tầng lớp dân chúng có thu nhập kém ở Ấn Độ và có mang ý nghĩa văn hoá sâu đậm, đặc biệt được xem là một tặng phẩm quí giá trong các lễ cưới. Năm nay có nhiều ngày tốt để cưới hỏi so với 2012 cùng với dịp bầu cử trong cả nước vào năm 2014, Tom Kendall, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Kim loại Quý của Credit Suisse đã viết trong một nhận định mới đây. Những yếu tố trên có thể gây khó khăn cho các chính trị gia Ấn trong việc tăng thêm thuế.
Một đầu tư vững chắc
Thất khó có lý do nào để đi ngược lại vàng. Đầu tư vàng vào đồng Rupee đã có hiệu quả cao trong 10 năm qua, với giá trị của kim loại quí này tăng đến 477 % - hơn hơn cả tỉ giá 425% tăng trưởng của chỉ số chứng khoán S&P Nifty 50 của Ấn Độ trong cùng kỳ. Lãi suất thấp và vay mượn dễ dàng đã khiến cho những đầu tư khác tương đối ít hấp dẫn, Kendall nhận định.
“Đối với phần đông dân số Ấn, vẫn dễ để mua trang sức bằng vàng hơn là mở một tài khoản ngân hàng đơn giản,” ông viết. “Chúng tôi nghi rằng điều này được minh hoạ qua một khởi xướng mới đây của Hội đồng Vàng Thế giới để quảng bá đồng vàng 24-carat đến những khu vực nông thôn đã được phát động cùng với Bưu điện Ấn Độ thay vì một ngân hàng thương mại.”
Nhiều người Ấn dùng vàng để bảo vệ đầu tư của mình trước nạn lạm phát. Nhưng có một nhóm làm việc do ngân hàng trung ương Ấn triệu tập vừa qua đã phát động một loạt những mặt hàng đầu tư khác có thể được công chúng sử dụng để chống lạm phát thay vì vàng. Tài khoản tiết kiệm, công trái phiếu có kết nối với vàng với giá trị như vàng thật có thể giúp giảm thiểu nhu cầu vàng và giúp nhanh chóng đưa tài sản dễ hoán chuyển vào hệ thống ngân hàng quốc gia, nhóm này đề xuất.
Bên cạnh việc tăng thuế nhập khẩu, chính phủ Ấn Độ vừa qua đã thông báo luật lệ mới giúp người tiết kiệm dễ dàng hơn trong việc mở tài khoản ký gửi vàng.
Giá vàng tăng cao ở Việt Nam
Chính quyền Việt Nam đang tìm cách đối phó với khó khăn tương tự bằng cách mạnh tay can thiệp vào thị trường vàng trong nước. Hơn 31% hộ gia đình người Việt cất giữ thứ kim loại lấp lánh này, theo điều tra của một uỷ ban tài chính nhà nước mà Credit Suisse trích dẫn. Mức độ lạm phát cao và tiền nội tệ Việt Nam bị giảm giá đã khiến cho giới đầu tư người Việt càng nôn nóng tích trữ vàng.
Chính quyền Việt Nam đã can thiệp để giảm bớt mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và trên thế giới. Sau khi tạm thời đình chỉ các loại chứng chỉ và tài khoản ký gửi vàng thu lãi vào naă 2011, chính quyền đã chỉ đạo các ngân hàng và các cơ sở tín dụng dần dần chấm dứt việc ký gửi và vay mượn vàng. Chính quyền cũng đã kiểm soát cơ sở chế biến vàng lớn nhất nước, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang phát hành loại giấy phép mới trong đó chỉ cho phép các nhà buôn bán vàng thẻ hoạt động nếu họ hội đủ các qui chế nghiêm ngặt.
Cuối cùng cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đang đi dây thăng bằng trong việc tìm cách giảm bớt hiện tượng người dân trữ vàng trong giai đoạn lạm phát cao và kinh tế bất ổn, trong khi lại tìm cách tránh nảy sinh tình trạng chợ đen.
“Với Việt Nam, chính phủ sẽ lo lắng trước việc hệ quả mua bán vàng sẽ đi vào thị trường đen,” Ric Deverell, Giám đốc bộ phận Nghiên cứu Hàng hoá của Credit Suisse viết trong một báo cáo nghiên cứu gần đây về Việt Nam. “Những tiện ích của vàng như dễ vận chuyển, có giá trị tài sản cao thì quan trọng hơn bao giờ hết.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét