Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và thủ tướng Lào Thongsing
Thammavong tại Hội chợ Trung Quốc - ASEAN Expo (REUTERS)
Lào, một trong những nước nghèo nhất Đông Nam Á, luôn luôn định hình đường lối của mình theo chiến lược của các láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Quốc gia chỉ 5,7 triệu dân này - một trong 5 chế độ cộng sản cuối cùng trên thế giới - thường cố gắng cân bằng ảnh hưởng của các nước kể trên để không ai chiếm quá ưu thế trên đất Lào.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ảnh hưởng của Trung Quốc trên Lào đã tăng lên đáng kể, không chỉ về kinh tế mà cả về chính trị. Arnaud Dubus, thông tín viên RFI tại Bangkok đặc trách khu vực Đông Nam Á mới đây đã viếng thăm Lào, và đã tìm hiểu mục tiêu thúc đẩy Trung Quốc lôi kéo nước Lào vào trong quỹ đạo của mình :
Arnaud Dubus : Ai cũng biết là Trung Quốc muốn thiết lập mạng lưới giao thông đường bộ xuyên qua lãnh thổ Lào để bán sản phẩm Trung Quốc qua thị trường Thái Lan.
Bắc Kinh do đó đã theo dõi chặt chẽ việc xây dựng các tuyến đường nối liền Lào với Thái Lan, và cũng sẽ tài trợ cho dự án đường sắt dài hơn 400 km nối liền Côn Minh, miền Tây nam Trung Quốc tới Vientiane. Dự án 7 tỷ đô la này cho phép mở cửa vùng tây nam Trung Quốc, thậm chí còn cho phép Trung Quốc vươn đến tận Ấn Độ Dương, nhờ một cây cầu nối liền Lào và Miến Điện vừa được xây dựng, hoặc thông qua lãnh thổ Thái Lan.
Một mục tiêu khác của Trung Quốc là khai thác nguồn nguyên liệu từ Lào, nhất là chất potassium rất dồi dào ở Lào, và các tài nguyên khác như gỗ, đồng và các sản phẩm nông nghiệp. Một ví dụ cụ thể là trong khuôn khổ hợp đồng tài trợ cho tuyến đường sắt tại Lào, quốc gia Đông Nam Á này phải bán mỗi năm 5 triệu tấn potassium cho Trung Quốc.
Nhưng tham vọng của Bắc Kinh ở Lào không chỉ về kinh tế. Trong bối cảnh một bàn cờ khu vực phức tạp trước sự can dự của Hoa Kỳ, Trung Quốc muốn làm lu mờ ảnh hưởng các nước khác như Thái Lan và Việt Nam tại Lào.
Trong thực tế, Miến Điện đang có dấu hiệu rời khỏi quỹ đạo của Trung Quốc để xích lại gần phương Tây hơn. Bắc Kinh do vậy đã phản ứng vì sợ bị các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ bao vây.
RFI : Trung Quốc đã làm như thế nào để tăng cường ảnh hưởng của họ tại Lào ?
Arnaud Dubus : Bắc Kinh hành động một cách rất khéo léo. Họ trước hết đã lợi dụng cơ hội của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vào năm 1997. Lào có đồng tiền quốc gia gắn chặt – dù một cách phi chính thức - với đồng baht của Thái Lan cho nên đã phải chịu tác hại dữ dội của khủng hoảng tại Thái Lan vào khi ấy. Đồng Kip của Lào bị mất giá trị rất nhanh chóng, buộc các lãnh đạo Lào phải cầu viện Trung Quốc, lúc đó ít bị khủng hoảng ảnh hưởng.
Bắc Kinh đã đáp ứng tích cực, ký kết một loạt các thỏa thuận song phương với Vientiane trong lĩnh vực đầu tư và hợp tác kinh tế, tài chính. Trung Quốc đã cung cấp cho Lào nhiều khoản vay với lãi suất hạ. Chính sự hỗ trợ của Trung Quốc tại thời điểm hệ trọng đó đã đặt nền tảng của mối quan hệ mới giữa Bắc Kinh và Vientiane.
Từ đó, Trung Quốc tiếp tục tăng cường quan hệ với giới lãnh đạo Lào một cách có hệ thống. Họ chú trọng xây dựng quan hệ với thế hệ mới của đảng Nhân dân Cách mạng Lào và với tầng lớp sĩ quan trẻ trong quân đội. Ngày càng có thêm các thanh niên Lào nhiều triển vọng được cử đi đào tạo tại các trường đại học và các học viện quân sự ở Trung Quốc.
RFI : Ảnh hưởng ngày càng tăng đó của Trung Quốc phải chăng đã làm suy yếu vị thế của hai nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam ?
Arnaud Dubus : Vâng. Đó là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù hai bên có sự gần gũi về văn hóa và ngôn ngữ, Thái Lan không có ảnh hưởng chính trị ở Lào, đặc biệt là do thái độ của người Thái thường bị người Lào coi là “kẻ cả”. Chủ nghĩa dân tộc Lào phần lớn được xây dựng trên một tâm lý chống đối hoặc ít ra là phản kháng lại ảnh hưởng của Thái Lan.
Còn đối với Việt Nam, vấn đề lại rất khác. Hà Nội vẫn giữ được ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ tại Lào nhờ mối quan hệ lâu dài giữa các lãnh đạo quan trọng trong Đảng Cách mạng Lào với các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Lào cũng rất năng động.
Tuy nhiên, càng ít người thuộc thế hệ cũ trong giàn lãnh đạo nước Lào, thì ảnh hưởng chính trị của Hà Nội đối với Vientiane càng suy yếu đi. Đối với thế hệ lãnh đạo trẻ tại Lào - vốn không biết đến tình đoàn kết chặt chẽ với Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - chính Trung Quốc mới là tương lai, chứ không phải là Việt Nam.
RFI : Các lãnh đạo Lào nhìn nhận ra sao về sự nổi lên của Trung Quốc trên đất nước họ ?
Arnaud Dubus : Họ rất thực tế. Họ thấy rằng một số nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan và Cam Bốt, cũng đều dựa vào kinh tế Trung Quốc. Do đó họ tự nhủ là tại sao Lào lại không làm như vậy ?
Và như tôi vừa nói ở trên, nhiều người trong thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ của Lào thường xuyên qua lại Trung Quốc, tham gia các khóa đào tạo do Bắc Kinh tổ chức và nhận hỗ trợ của Trung Quốc dưới nhiều hình thức. Họ ở trong tư thế người xin giúp đỡ, và Trung Quốc đã đáp ứng yêu cầu của họ.
RFI: Việc ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tại Lào có làm nẩy sinh điều gì phức tạp hay không ?
Arnaud Dubus : Đã xuất hiện một số căng thẳng. Ví dụ như trong các dự án xây dựng lớn của Trung Quốc, toàn bộ lao động sử dụng đều là người Trung Quốc. Điều đó tất nhiên làm cho người dân Lào bất bình.
Cũng trong khuôn khổ các đề án kinh tế đó của Trung Quốc, từ việc xây đập thủy điện, xây dựng các tòa nhà lớn hoặc các tuyến đường giao thông, rất nhiều nông dân Lào bị buộc phải bán đất của họ với giá thấp. Các nạn nhân đó ngày càng ít chấp nhận tình trạng bị bức hiếp và họ được các tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ.
Ngoài ra, Bắc Kinh đôi khi cũng có dấu hiệu lạm dụng tư thế kẻ mạnh. Chẳng hạn như là các điều kiện không mấy thuận lợi mà Trung Quốc buộc Lào phải chấp nhận trong việc tài trợ cho tuyến đường sắt Côn Minh - Vientiane, cho dù các chi tiết không được tiết lộ. Thoạt đầu, công ty xây dựng tuyến đường phải là một liên doanh giữa Trung Quốc và Lào. Thế nhưng hiện nay, đó là một công ty hoàn toàn của Lào. Việc khởi công xây dựng cũng đã bị trì hoãn vì những vấn đề tài trợ.
Arnaud Dubus : Ai cũng biết là Trung Quốc muốn thiết lập mạng lưới giao thông đường bộ xuyên qua lãnh thổ Lào để bán sản phẩm Trung Quốc qua thị trường Thái Lan.
Bắc Kinh do đó đã theo dõi chặt chẽ việc xây dựng các tuyến đường nối liền Lào với Thái Lan, và cũng sẽ tài trợ cho dự án đường sắt dài hơn 400 km nối liền Côn Minh, miền Tây nam Trung Quốc tới Vientiane. Dự án 7 tỷ đô la này cho phép mở cửa vùng tây nam Trung Quốc, thậm chí còn cho phép Trung Quốc vươn đến tận Ấn Độ Dương, nhờ một cây cầu nối liền Lào và Miến Điện vừa được xây dựng, hoặc thông qua lãnh thổ Thái Lan.
Một mục tiêu khác của Trung Quốc là khai thác nguồn nguyên liệu từ Lào, nhất là chất potassium rất dồi dào ở Lào, và các tài nguyên khác như gỗ, đồng và các sản phẩm nông nghiệp. Một ví dụ cụ thể là trong khuôn khổ hợp đồng tài trợ cho tuyến đường sắt tại Lào, quốc gia Đông Nam Á này phải bán mỗi năm 5 triệu tấn potassium cho Trung Quốc.
Nhưng tham vọng của Bắc Kinh ở Lào không chỉ về kinh tế. Trong bối cảnh một bàn cờ khu vực phức tạp trước sự can dự của Hoa Kỳ, Trung Quốc muốn làm lu mờ ảnh hưởng các nước khác như Thái Lan và Việt Nam tại Lào.
Trong thực tế, Miến Điện đang có dấu hiệu rời khỏi quỹ đạo của Trung Quốc để xích lại gần phương Tây hơn. Bắc Kinh do vậy đã phản ứng vì sợ bị các quốc gia thân thiện với Hoa Kỳ bao vây.
RFI : Trung Quốc đã làm như thế nào để tăng cường ảnh hưởng của họ tại Lào ?
Arnaud Dubus : Bắc Kinh hành động một cách rất khéo léo. Họ trước hết đã lợi dụng cơ hội của cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vào năm 1997. Lào có đồng tiền quốc gia gắn chặt – dù một cách phi chính thức - với đồng baht của Thái Lan cho nên đã phải chịu tác hại dữ dội của khủng hoảng tại Thái Lan vào khi ấy. Đồng Kip của Lào bị mất giá trị rất nhanh chóng, buộc các lãnh đạo Lào phải cầu viện Trung Quốc, lúc đó ít bị khủng hoảng ảnh hưởng.
Bắc Kinh đã đáp ứng tích cực, ký kết một loạt các thỏa thuận song phương với Vientiane trong lĩnh vực đầu tư và hợp tác kinh tế, tài chính. Trung Quốc đã cung cấp cho Lào nhiều khoản vay với lãi suất hạ. Chính sự hỗ trợ của Trung Quốc tại thời điểm hệ trọng đó đã đặt nền tảng của mối quan hệ mới giữa Bắc Kinh và Vientiane.
Từ đó, Trung Quốc tiếp tục tăng cường quan hệ với giới lãnh đạo Lào một cách có hệ thống. Họ chú trọng xây dựng quan hệ với thế hệ mới của đảng Nhân dân Cách mạng Lào và với tầng lớp sĩ quan trẻ trong quân đội. Ngày càng có thêm các thanh niên Lào nhiều triển vọng được cử đi đào tạo tại các trường đại học và các học viện quân sự ở Trung Quốc.
RFI : Ảnh hưởng ngày càng tăng đó của Trung Quốc phải chăng đã làm suy yếu vị thế của hai nước láng giềng Thái Lan và Việt Nam ?
Arnaud Dubus : Vâng. Đó là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù hai bên có sự gần gũi về văn hóa và ngôn ngữ, Thái Lan không có ảnh hưởng chính trị ở Lào, đặc biệt là do thái độ của người Thái thường bị người Lào coi là “kẻ cả”. Chủ nghĩa dân tộc Lào phần lớn được xây dựng trên một tâm lý chống đối hoặc ít ra là phản kháng lại ảnh hưởng của Thái Lan.
Còn đối với Việt Nam, vấn đề lại rất khác. Hà Nội vẫn giữ được ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ tại Lào nhờ mối quan hệ lâu dài giữa các lãnh đạo quan trọng trong Đảng Cách mạng Lào với các lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Lào cũng rất năng động.
Tuy nhiên, càng ít người thuộc thế hệ cũ trong giàn lãnh đạo nước Lào, thì ảnh hưởng chính trị của Hà Nội đối với Vientiane càng suy yếu đi. Đối với thế hệ lãnh đạo trẻ tại Lào - vốn không biết đến tình đoàn kết chặt chẽ với Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ - chính Trung Quốc mới là tương lai, chứ không phải là Việt Nam.
RFI : Các lãnh đạo Lào nhìn nhận ra sao về sự nổi lên của Trung Quốc trên đất nước họ ?
Arnaud Dubus : Họ rất thực tế. Họ thấy rằng một số nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan và Cam Bốt, cũng đều dựa vào kinh tế Trung Quốc. Do đó họ tự nhủ là tại sao Lào lại không làm như vậy ?
Và như tôi vừa nói ở trên, nhiều người trong thế hệ các nhà lãnh đạo trẻ của Lào thường xuyên qua lại Trung Quốc, tham gia các khóa đào tạo do Bắc Kinh tổ chức và nhận hỗ trợ của Trung Quốc dưới nhiều hình thức. Họ ở trong tư thế người xin giúp đỡ, và Trung Quốc đã đáp ứng yêu cầu của họ.
RFI: Việc ảnh hưởng của Trung Quốc gia tăng tại Lào có làm nẩy sinh điều gì phức tạp hay không ?
Arnaud Dubus : Đã xuất hiện một số căng thẳng. Ví dụ như trong các dự án xây dựng lớn của Trung Quốc, toàn bộ lao động sử dụng đều là người Trung Quốc. Điều đó tất nhiên làm cho người dân Lào bất bình.
Cũng trong khuôn khổ các đề án kinh tế đó của Trung Quốc, từ việc xây đập thủy điện, xây dựng các tòa nhà lớn hoặc các tuyến đường giao thông, rất nhiều nông dân Lào bị buộc phải bán đất của họ với giá thấp. Các nạn nhân đó ngày càng ít chấp nhận tình trạng bị bức hiếp và họ được các tổ chức phi chính phủ quốc tế hỗ trợ.
Ngoài ra, Bắc Kinh đôi khi cũng có dấu hiệu lạm dụng tư thế kẻ mạnh. Chẳng hạn như là các điều kiện không mấy thuận lợi mà Trung Quốc buộc Lào phải chấp nhận trong việc tài trợ cho tuyến đường sắt Côn Minh - Vientiane, cho dù các chi tiết không được tiết lộ. Thoạt đầu, công ty xây dựng tuyến đường phải là một liên doanh giữa Trung Quốc và Lào. Thế nhưng hiện nay, đó là một công ty hoàn toàn của Lào. Việc khởi công xây dựng cũng đã bị trì hoãn vì những vấn đề tài trợ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét