Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Ph.D và Dr: sự khác biệt

Lượm nhặt trên mạng:
 

Lâu nay thấy một vài anh em trong lớp cứ tranh cãi nhau về Ph.D và Dr, tớ sau nhiều đêm không ngủ trằn trọc quằn quại lên mạng tìm kiếm roài tổng hợp, cuối cùng được bài viết pót cho anh em xem:

Dr : a person who has received the highest university degree

Ph.D: a university degree of a very high level that is given to sb who has done research in a particular subject

1. Dr. là chữ viết tắt của Doctor (t Anh) hay Docteur ( t Pháp); đó là một danh hiệu chung cho những người được phong học vị Doctor. Trong loại học vị này có nhiều phân loại nhỏ: ví dụ doctor of philosophy (tiến sĩ nghiên cứu); doctor of professional studies (tiến sĩ một chuyên ngành hẹp nào đó, không nhất thiết phải là nghiên cứu, ví dụ DBA: doctor of business admin.); thậm chí nó bao gồm cả danh hiệu doctor of medicine (bác sĩ) (khi ghi sau tên phải đề là M.D. để tránh nhầm với Ph.D.).


2. Ph.D. là chữ viết tắt tiếng Anh của Doctor of Philosophy. Người nhận học vị này chắc chắn phải tiến hành một luận văn tiến sĩ và được thông qua. Như vậy Ph.D. là khái niệm hẹp hơn Dr.


3. Về cách sử dụng, Ph.D. chỉ dùng ghi sau tên người trước đó có dấu phẩy. Dr. ghi trước tên người. VD: Albert Einstein, Ph.D. hoặc Dr. Albert Einstein. Chứ không thể có chuyện ghi ngược đời như nhiều vị ở Việt Nam ghi là : Ph.D. Nguyen Van ***, trông chẳng giống ai.


4. Ngoài ra, các giáo sư danh tiếng ít khi còn sử dụng Ph.D. hay Dr. nữa, vì đó chỉ là chứng chỉ học vị, chưa nói lên điều gì. Ví dụ Eugene Fama khi viết email cho tôi chỉ đề là: Eugene F. Fama; McCommick Distinguished Professor of Economics (chẳng thấy Dr. hay Ph.D. đâu cả, hay vì tốt nghiệp từ năm 1963 nên ông ấy quên mất rồi chăng?!)


----------------

1. All PhDs are doctorates. Not all doctorates are PhDs.

Several professional schools offer doctorates that are not PhDs. These include Medicine (MD), Veterinary Medicine (DVM), Dental Science (DDS or DMD), Law (JD), Education (EdD or DEd), Divinity (DD) and business (DBA).


2. A PhD focuses on research and is for those that are looking to teach on a collegiate level. A doctorate is for those that are in corporate careers and requires a masters degree first. A PhD is not higher than a Doctorate they are both the highest level of academic education a person can earn.


3.
  It is wise to plan a career well in advance and a common question I asked by colleagues and friends is what are the actual differences between a Doctorate and a PhD? Are these degrees of equal length? Is a PhD considered to be of higher quality than a Doctorate?

A PhD and a Doctorate are in many cases worth the same and can be considered approximately equal. The both require the same number of hours, normally 60 semester hours. The main difference is that the PhD dissertation is more theoretical, while the Doctorate is more practically based and applied.


If you are in a position where you need to make the choice of which to study then more often than not it is common sense. Go with the course that will suit your personality and style. If you have conducted yourself in a majority research role and want to stay on that path, go with the PhD, otherwise, take the Doctorate. This is a better option for those students who would like to 'hit the ground running' in the world-of-work before they actually start their post-doctorate job.


Source: http://www.useful-online-degree-info.com/index.html
-------

Nỗi buồn của ông tiến sĩ lái taxi
TT - Người dân Singapore gọi ông là “tài xế taxi trình độ cao”. Ông trở nên nổi tiếng bởi là người có bằng tiến sĩ của Mỹ nhưng phải đi lái taxi kiếm sống.
Ông tên Thái Minh Kiệt (Cai Ming Jie), là người Singapore gốc Hoa, đã lấy bằng tiến sĩ về sinh học phân tử của Đại học Stanford (Mỹ) năm 1990. Ông từng làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ trong khoảng hai năm cùng giáo sư Lee Hartwell, người đoạt giải Nobel y học năm 2001. Trong 20 năm làm khoa học (1989-2009), ông Thái Minh Kiệt đã có 16 năm cống hiến trong lĩnh vực gen di truyền tế bào ở Viện sinh học phân tử và tế bào (IMCB) thuộc Cơ quan Khoa học, kỹ thuật và nghiên cứu tại Singapore cho đến ngày bị chính cơ quan này sa thải và trở thành tài xế taxi vào đầu năm 2009.
Sự kiện ông tiến sĩ đi lái taxi được nhiều người biết đến và trở thành tâm điểm của cộng đồng dân cư mạng ở Singapore ngay khi ông bắt đầu viết blog từ ngày 6-4. Trang blog Nhật ký taxi của tiến sĩ Thái (http://taxidiary.blogspot.com/) chẳng khác những câu chuyện hấp dẫn trong quyển tiểu thuyết hay.
http://tuoitre.com.vn/tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=357530 Tiến sĩ Thái Minh Kiệt (ảnh nhỏ) đã trở thành tài xế taxi từ tháng 2-2009 cho Hãng SMRT -Ảnh: IMCB
Ông đã ghi lại nhịp sống đời thường và mạch suy nghĩ của một người cả đời chỉ biết làm công tác nghiên cứu, bỗng nhiên bị mất việc và phải tham gia đội ngũ lao động phổ thông, suốt ngày ôm vôlăng rong ruổi trên đường phố để mưu sinh. “Tôi bị buộc phải rời khỏi công việc nghiên cứu khi đang ở độ chín của nghề nghiệp khoa học và không thể tìm được việc làm mới.
Có thể nói đó là “chuyện chỉ có ở Singapore”. Kết quả là tôi đang lái taxi để kiếm sống và viết lên những câu chuyện đời thường này để tạo thêm chút sinh khí cho nghề lái taxi của tôi. Tôi hi vọng những câu chuyện này sẽ gây hứng thú cho các bạn” - ông Thái mở đầu trang blog như thế.
Từ năm 2007, tiến sĩ Thái đã nhận được thông tin IMCB sẽ chính thức cắt hợp đồng lao động với ông khi hết hạn vào tháng 5-2008. Ông bộc bạch trên blog của mình về tâm trạng khi đi tìm một công việc mới ở tuổi trên 40.
“Thất nghiệp ở độ tuổi của tôi là một cơn ác mộng tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với bất kỳ một người bình thường nào khác... Tôi đã gửi nhiều hồ sơ xin việc đến các trường đại học, cơ quan chính phủ và công ty tư nhân ở Singapore. Tuy nhiên phần lớn đều không hồi âm, có một số nơi trả lời cho tôi nhưng tôi chưa bao giờ được nhận vào bất kỳ vị trí cụ thể nào. Rồi khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra đã dập tắt niềm hi vọng tìm việc cuối cùng của tôi. Tháng 11-2008, tôi quyết định học lái taxi để kiếm sống và nuôi gia đình”.
Nhật ký taxi đã trở thành diễn đàn bình luận sôi nổi cho nhiều giới như sinh viên, học sinh, người dân và cả các cơ quan truyền thông Singapore. Rất nhiều blogger đã lên tiếng chia sẻ, động viên. “Tôi thích đọc blog của anh và đánh giá cao sự thẳng thắn của anh. Nếu anh chuyển sang dạy học thì tôi tin kiến thức của anh sẽ giúp được nhiều người Singapore hơn là lãng phí tài năng vào việc lái taxi. Mong anh sớm trở lại với thế giới học thuật nơi mà sự đóng góp của anh sẽ lớn hơn” - blogger Albert nhắn nhủ.
Còn blogger Gia Dân động viên: “Đừng bỏ cuộc! Thật đáng kinh ngạc vì anh vẫn giữ được thái độ vững vàng, thậm chí khi đi làm một nghề không dính dáng gì đến nghề mà anh làm trước đây! Hãy cố lên!”.
Sự kiện tiến sĩ phải đi lái taxi cũng làm dấy lên những tranh luận về hiệu quả sử dụng nguồn lực của Singapore. Một blogger có biệt danh Alvinology II bức xúc: “Thật lãng phí khi mà nguồn lực, kỹ năng cũng như chất lượng học thuật không ăn nhập gì đến công việc mà người đó đang làm. Rõ ràng đây là một xu thế không lành mạnh nếu chúng ta cứ mãi chứng kiến ngày càng có nhiều người Singapore rơi vào tình trạng cam go như tiến sĩ Thái”.
Trong khi đó, blogger Kent Ridge thì ví von vị tiến sĩ lái taxi như cá bị bắt ra khỏi nước. “Singapore đang muốn trở thành trung tâm sinh hóa của thế giới, nhưng để làm được điều này, trước tiên chúng ta phải tạo ra môi trường cho các tài năng phát triển. Nếu môi trường ấy vẫn còn nhiều khó khăn như thế thì những giấc mơ của Singapore chỉ là giấc mơ ảo mà thôi!”.
MỸ LOAN
(Theo Straits Times, Nhật báo Quảng Châu)
“Theo lý thuyết chưa được kiểm chứng của tôi, khi đi taxi nhiều người có khuynh hướng trút bỏ cái vỏ bọc bên ngoài mà họ thường mang trong những bối cảnh xã hội khác. Họ không phải áy náy để đóng giả làm một người khác. Chẳng hạn như họ không cần phải giả vờ tử tế hơn, trau chuốt hơn. Có nhiều nguyên nhân giải thích về điều này. Ngoài sự thật là có một số người xem tài xế taxi là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chẳng hơn cô giúp việc nhà là bao, thì còn có một lý do rất rõ ràng là ít người có dịp gặp lại một tài tế taxi từng chở họ”.
(Trích bài viết của tiến sĩ Thái trên blog ngày 12-4)

** Blog cha này đọc khá thú vị.

Xem thêm: http://www.ykhoanet.com/binhluan/nguyenvantuan/hochamhocvi.htm
http://tdh3.net/forum/showthread.php?t=1690
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét