Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Không đọc được nghiên cứu quốc tế, làm sao phát triển?


Việt Nam cần có các hành động thiết thực như mua bản quyền tải báo từ các tạp chí thế giới, tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi cho các nhà khoa học trong nước phát huy hết khả năng.
Người Việt ở nước ngoài có nhiều bài đăng tạp chí quốc tế

Trong diễn đàn "Tại sao người Việt Nam trong nước lại ít có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài", Trần Anh Sơn, giảng viên khoa Cơ khí, Đại học Bách Khoa TP HCM, hiện đang làm nghiên cứu sinh tại Đài Loan cho rằng, chưa cần đề cập đến việc tính điểm cho giáo sư, phó giáo sư, người đam mê nghiên cứu trong nước đang phải đối mặt với một vấn đền rất khó khăn đó là: "Bản quyền download (tải về) báo từ các tạp chí thế giới. Ông Sơn cho rằng các nhà khoa học ở trong nước cần tạo điều kiện để tải miễn phí các bài báo đăng trên tạp chí thế giới.
"Có một chân lý bất cứ người làm khoa học nào cũng biết, đó là "khoa học luôn có tính kế thừa và phát triển". Thế hệ sau thừa hưởng, phát huy và sáng tạo dựa trên những thành quả nghiên cứu đi trước. Điều này giúp định hướng đúng cho hướng nghiên cứu, đồng thời tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc rất nhiều. Nói một cách nôm na, khi cần tính toán trọng lực, chúng ta không cần phải ra vườn ngắm quả táo của Newton rơi, rồi tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn; thay vào đó, chúng ta chỉ cần áp dụng định luật và tính toán.

Nhà khoa học muốn nghiên cứu, sáng tạo cái mới hoặc muốn áp dụng một thành tựu khoa học, ít nhất họ phải được cập nhật đẩy đủ các thông tin khoa học liên quan, biết thế giới đang làm gì và đã giải quyết được gì, còn những khúc mắc gì? Từ đó mới có hướng nghiên cứu cho riêng mình, tránh hiện tượng nghiên cứu "lần mò" gây nhiều tốn kém, rồi đến khi công bố kết quả, có khi vô tình trùng với một nghiên cứu đã có sẵn trước đó trên thế giới.

Ở nước ta, việc cập nhật các bài báo khoa học, công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới đang vướng phải khó khăn. Đó chính là vấn đề bản quyền của các bài báo. Hầu hết các bài báo khoa học đều phải trả phí để được tải về.

Một bài báo tham khảo có giá trung bình từ vài đến vài chục USD, trong khi một công trình nghiên cứu của nhà khoa học phải tham tham khảo từ rất nhiều bài báo. Nhẩm tính, mỗi nhà khoa học phải trả một khoản phí không nhỏ cho việc nghiên cứu của mình. Trong thời buổi bão giá, tất cả chúng ta đều phải lo chuyện cơm áo, gạo tiền, thì liệu đây có phải là một trong số các lý do làm giảm động lực nghiên cứu. Nên chăng, Nhà nước ta có chính sách hoặc nguồn quỹ hỗ trợ cho các nhà khoa học về vấn đề này.

Một số trường đại học trên thế giới đang hỗ trợ rất tốt việc trên. Nhà trường mua bản quyền và bất cứ ai truy cập từ địa chỉ IP của trường đều được miễn phí tải báo. Khi kết quả khoa học được công bố, đối tượng hưởng lợi thứ hai (sau nhà khoa học) chính là nhà trường. Bằng chứng là một trong các chỉ tiêu xếp hạng trường đại học trên thế giới là có các công trình khoa học được công bố.

Theo tôi, để trả lời câu hỏi: “Tại sao nhà khoa học làm việc trong nước lại ít có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài?", thì nhà nước ta cần có các hành động thiết thực, ví dụ như mua bản quyền tải báo từ các tạp chí thế giới. Điều này giúp tạo môi trường nghiên cứu thuận lợi cho các nhà khoa học trong nước phát huy hết khả năng, phục vụ cho việc phát triển nền khoa học nước nhà.

Trần Anh Sơn

Tôi hiện công tác tại một trường đại học ở Pháp. Tôi nhận thấy việc kêu gọi như thế này vừa vô ích vừa gây lãng phí cho quốc gia. Nghiên cứu đăng trên một tạp chí phải tự tay trả tiền thì đăng có ích lợi gì. Chi phí cho một bài báo được đăng phải tiêu tốn từ 1000-3000E (tại pháp thì trường đại học chi vì họ thừa tiền, không chi thì bị nhà nước thu lại). Hiện tại hơn 80% các bài báo đăng đều kém chất lượng và phi thực tế. Việc mua bản quyền download cũng không cần thiết. Chỉ cần tải trực tiếp trên trang web cá nhân của các nhà khoa học. Các nhà khoa học Việt Nam kêu ca rất nhiều nhưng đến khi cấp cho họ đầy đủ điều kiện thì cũng không thay đổi là mấy. Tôi có nhiều cộng sự Việt Nam và cuối cùng điều kiện vật chất cũng không giúp họ tạo ra được sản phẩm có ý nghĩa bởi họ thiếu cái "tâm", họ chỉ tìm kiếm tài chính để hầu bao mình đầy nhanh có thể chưa nói là có thêm cái marque: đi nghiên cứu nước ngoài, tham gia các hội thảo quốc tế. Làm khoa học nhưng phi thực tế, không có tầm nhìn chỉ biết kêu ca thì tốt nhất là dừng lại.    
Thiếu tài liệu báo chí chuyên ngành + sách vở . Những điều này rất cần cho sự nghiên cứu, nâng cấp trình độ sinh viên và quốc gia. Chúng ta có thể xem xét và nâng cấp thư viện VN. Tài liệu thì rất cũ và ít ỏi. Phòng thư viện của cả 1 trường đại học thì nhỏ hơn 1 phòng học. Trong khi các trường đại học trong khu vực thì rất rộng lớn với nhiều sách chất lượng cao từ các nhà xuất bản uy tín. Đó là những điều cần cải tiến, ít nhất là ngang tầm khu vực. Và đó là lý do tại sao SV Việt Nam thông minh nhưng khó phát triển đúng tầm nếu chỉ học trong nước. Vô hình chung ta đã "đẩy" SV du học nước ngoài cùng với một khoản tiền lớn chi tiêu tại nước khác. Sau khi học thành tài thì ở lại đóng góp cho "nhà người ta". Đầu năm xin chúc ngành GD có nhiều bước tiến lớn và thu nhập tốt.Thân ái    
Mình cũng là một người học ở nước ngoài mới về Việt Nam, mình đã phải rất đau đầu với vấn đề này. Tháng trước mình có ra trung tâm thông tin khoa học kỹ thuật ở Lý Thường Kiệt ở đó có bán một user cá nhân 500k/năm. Mừng quá, làm luôn một user, tuy nhiên mừng chưa hết lại thấy thất vọng vì bản quyền ở đây mua cũng sciencedirect.com, springer... nhưng bị giới hạn, chỉ down được một số ít. Bao giờ mới thay đổi được điều này?    
Đừng phí tiền

Tôi đồng ý với Trần Anh Sơn ở điểm đã là người làm khoa học thì phải đọc tiếp cận và cập nhật những thông tin về chuyên môn của mình. Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với bạn nguyenvu.hoang bởi nếu nhìn một cách khách quan thì Trần Anh Sơn hãy tự hỏi có bao nhiêu người cần/đọc/hiểu được thông tin từ các bài báo và như vậy không đáng để đổ tiền thuế (mồ hôi và nước mắt) của Nhân dân vào việc mua bản quyền từ các nhà xuất bản. Với cách làm khoa học như ở nhà mình thì chỉ tham khảo những tạp chí Open access như Plos, Elife, BMC... đã đủ thông tin rồi. Ngoài ra hãy gửi thư đến hỏi người corresponding author của bài báo thì có tới 99.99% là bạn sẽ có bài báo vì bản thân những người làm khoa học cũng muốn đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại và họ cũng muốn công trình của mình được bạn bè quốc tế biết đến chứ không phải để trong ngăn tủ sơn son thiếp vàng.    
Tôi là sinh viên sắp tốt nghiệp của trường Đại học bách khoa tp.HCM. Trong quá trình làm luận văn, tôi đã vấp phải rất nhiều khó khăn khi đặc thù của đề tài là phải tham khảo nhiều công trình nghiên cứu nước ngoài. Tuy rằng thư viện trung tâm (đại học quốc gia tp.hcm) cho download những công trình nghiên cứu trên các tạp chí nước ngoài nhưng cơ sở dữ liệu rất hạn chế và nghèo nàn, hơn nữa, bắt đầu từ năm 2013 sẽ không còn được download miễn phí nữa. Rất nhiều lần tôi phải nhờ bạn bè du học ở nước ngoài download dùm.
Hãy đầu tư cho Giáo dục!    
tôi nghĩ do thư viện của chúng ta chưa làm tròn trách nhiệm, nên tải toàn tài liệu về chỉ 1 lần và trả tiền; sau đó biên tập rồi chia sẻ miễn phí toàn quốc chắc sẽ rẻ hơn là cần đâu tải trả tiền cái đó, tình trạng hiện nay tìm tài liệu đơn giản, phổ thông thì nhiều nhưng chuyên sâu 1 chút thì rất khó cho nhà khoa học VN    
Cần tiến tới tiêu chuẩn làm việc như của các Tạp chí học thuật quốc tế

Theo tôi, ngoài các vấn đề lớn đã nêu, nguyên nhân các nhà nghiên cứu trong nước có ít bài đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế còn do cách thức, quy trình làm việc. Những ý kiến dưới đây dựa vào kinh nghiệm của tôi làm việc cho tạp chí khoa học trong nước nhiều năm và bản thân vừa có bài đăng tạp chí khoa học quốc tế.

Đối với các tạp chí khoa học trong nước, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, cho đến giờ quy trình phổ biến để một công trình khoa học được đăng vẫn là như sau. Trước tiên tác giả gửi bài đến tạp chí, rất nhiều trường hợp không quan tâm đến việc có tuân theo văn phong, kiểu phông chữ, cách trích dẫn theo quy định đặc thù của tạp chí mình gửi hay không. Sau đó Ban Biên tập sẽ xử lí các phần việc như là đọc tổng duyệt để có quyết định đăng được hay không, giao cho biên tập viên xử lí nội dung, hiệu đính thông tin và tài liệu trích dẫn, và cuối cùng đọc duyệt lần cuối trước khi giao cán bộ kĩ thuật chỉnh sửa hình thức và tiến hành in. Tác giả ngoài việc gửi bài đến tạp chí thì hầu như không tham gia và cũng không quan tâm vào các khâu còn lại. Sau khi bài đăng, tác giả được trả nhuận bút và 01 một cuốn tạp chí biếu. Cả thời gian gửi và được đăng nhanh có thể là 01 tháng, lâu có thể là 1 năm. Như thế, tính từ khi gửi bài đi, trách nhiệm của người viết gần như đã chấm dứt, phần việc còn lại là của Ban Biên tập. Cách làm phổ biến này gần như còn độc nhất ở Việt Nam.

Đối với việc gửi đăng một công trình khoa học trên tạp chí học thuật quốc tế, quy trình thường thấy là như sau. Trước tiên tác giả phải tìm hiểu kĩ thứ hạng và uy tín học thuật của tạp chí, văn phong và các yêu cầu cụ thể về trích dẫn hay số lượng chữ. Sau khi công trình được gửi, Ban Biên tập sẽ đọc duyệt nhanh để trả lời là công trình có thể được đăng tải hay không. Nếu có, công trình sẽ được đem gửi tới thường ít nhất là 03 peer reviewers (là những người đọc phản biện vốn có kiến thức vừa sâu vừa rộng, gần với chủ đề của công trình). Nếu 2/3 người phản biện đồng ý bài có thể được đăng, Ban Biên tập sẽ liên hệ với tác giả và đề nghị chỉnh sửa, bổ sung hay làm rõ những điều mà các người đọc phản biện chuyên sâu đã đề nghị trong báo cáo gửi Ban Biên tập. Nếu tác giả thỏa mãn phần lớn các đề nghị đó, thì bài viết sẽ được đọc và biên tập bởi biên tập viên của tạp chí. Trong trường hợp tác giả chỉnh sửa quá nhiều, Ban Biên tập sẽ gửi đi phản biện thêm một vòng nữa. Thông thường người đọc phản biện làm việc tình nguyện cho nên thời gian có thể 6 tháng hoặc 1 năm mới có phản hồi. Vì thế, chuyện một công trình khoa học từ lúc gửi tạp chí đến lúc đăng được mất tới 2 hoặc 3 năm là chuyện không hề hiếm.

Trong cả quá trình bài báo được chỉnh sửa theo ý của Ban Biên tập và các người đọc phản biện, tác giả phải làm việc rất nhiều. Việc giao tiếp giữa tác giả và Ban Biên tập diễn ra khá thường xuyên. Bản thân tác giả cũng rất được lợi vì công trình được góp ý và giám sát bởi nhiều cái đầu khác nhau, từ các góc độ chuyên môn khác nhau. Khi Tạp chí đăng, không hề có nhuận bút.

Như vậy, cơ chế và quy trình làm việc khác nhau cũng hạn chế việc các tác giả công trình khoa học trong nước có bài đăng trên các tạp chí học thuật quốc tế. Để thu hẹp khoảng cách, theo tôi, cần phải mau chóng trước tiên thay đổi thói quen và cách thức làm việc của các Tạp chí khoa học trong nước theo các tiêu chuẩn phổ biến quốc tế.

(NCS, đại học La Trobe, Australia)

   
mình k đồng ý lắm với lý do NN tạo điều kiện mua bản quyền tải báo về thì nhà KH VN mới có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài. Vấn đề cốt lỏi ở chổ nhà KH có chịu khó tìm tòi, học hỏi và tự trau dồi kiến thức và ngôn ngữ để có thể đọc hiểu các bài báo này hay k? có cố gắng nghiên cứu thực sự cho đến nơi đến chốn hay k hay chỉ để có được tấm bằng, địa vị? hay chỉ để lấy nguồn kinh phí của NN?. Thật tế hiện nay mức độ sinh viên ĐH, NCS là đã biết cách làm sao tải được các bài báo KH này rồi (nhờ các du học sinh ở nước ngoài tải dùm, có tài khoản truy cập, thậm chí liên hệ trực tiếp với tác giả của bài viết cũng có thể xin được,...). Trong khi đó các bài free cũng rất nhiều, nếu chịu đọc cũng k hết.    
Thân chào!
Bài báo này hoàn toàn đúng? sao không hỏi đã cho nhà khoa học, nghiên cứu nguồn tài nguyên để review khi làm nghiên cứu chưa? nếu chỉ làm với nguồn hiện tại của Việt Nam thì không thể nào có bài báo khoa học đạt chuẩn quốc tế để đăng cả.
Việc đào tạo tiến sĩ cũng vậy, một số trường không có cung cấp nguồn rồi nghiên cứu sinh làm lung tung, cho ra tiến sĩ thì vĩnh viễn không có nhà khoa học thực sự đâu???
   
hay. Bài viết rất hay và sát thưc. Nhưng cũng cần lưu ý một vấn đề nữa là trình độ để đọc những bài báo đó và những dụng cụ được sử dụng cho nghiên cứu. Về đọc và hiểu báo nước ngoài tại Việt Nam còn chưa cao. Học tiếng anh trong trường đại học chỉ mang tính tượng trưng. Rất ít sinh viên có thể đọc và hiểu được bài báo. Cần nâng cao trình độ tiếng anh của giáo viên và sinh viên cộng với kết hợp mua cái account của các trang báo nghiên cứu khoa học nổi tiếng trên thế giới. đây là ý kiến riêng của tôi. nếu có gì sai xin mọi người góp ý.
Tỗi cũng là người đã từng học ở nước ngoài, đã có hai bài báo quốc tế được đăng. Nhưng, một sự thật là nhiệt huyết nghiên cứu khi về Việt Nam mất đi nhiều quá. Ý kiến của tác giả đúng là một trong những nguyên nhân.
Ý kiến này đã phản ánh rất đúng tâm nguyện của hầu hết nhà khoa học Việt Nam, những người luôn mong muốn tạo nên và đóng góp những thành tựu khoa học có hiệu quả thiết thực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.    
Đừng phí tiền

Tôi đồng ý với Trần Anh Sơn ở điểm đã là người làm khoa học thì phải đọc tiếp cận và cập nhật những thông tin về chuyên môn của mình. Tuy nhiên, tôi cũng đồng ý với bạn nguyenvu.hoang bởi nếu nhìn một cách khách quan thì Trần Anh Sơn hãy tự hỏi có bao nhiêu người cần/đọc/hiểu được thông tin từ các bài báo và như vậy không đáng để đổ tiền thuế (mồ hôi và nước mắt) của Nhân dân vào việc mua bản quyền từ các nhà xuất bản. Với cách làm khoa học như ở nhà mình thì chỉ tham khảo những tạp chí Open access như Plos, Elife, BMC... đã đủ thông tin rồi. Ngoài ra hãy gửi thư đến hỏi người corresponding author của bài báo thì có tới 99.99% là bạn sẽ có bài báo vì bản thân những người làm khoa học cũng muốn đóng góp vào sự phát triển chung của nhân loại và họ cũng muốn công trình của mình được bạn bè quốc tế biết đến chứ không phải để trong ngăn tủ sơn son thiếp vàng.    
Vấn đề cốt lõi là nâng cao trình độ ngoại ngữ , tin học và chuẩn hóa trình độ nghiên cứu của những nhà nghiên cứu. Đặt biệt là có chế đọ đãi ngộ các lưu học sinh vè nước làm việc. Thực tế là đa phần các nghiên cứu sinh được đào tạo và cấp bằng trong nước không có khả năng tìm và đọc tài liệu nước ngoài tốt, càng ít người có khả năng viết báo đăng tạp chí chuyên ngành nước ngoài (mà các chính sách trong nước cũng không khuyến khích hay đãi ngộ đặc biệt gì, chưa kể có thể có rắc rối). Viêc mua quyền download full cho các viện NC nên xem xét tránh lãng phí trong tình hình không có kinh phí để đãi ngộ con người. Nhũng nghiên cứu sinh từ nước ngoài về có thể tự xoay sở được để tìm tài liệu (nếu không phải mất thời gian lo bon chen kiếm sống). Các cơ sở nghiên cứu trong nước có thể xin các nguồn tài liệu miễn phí của các tổ chức quốc tế dùng hỗ trợ các nước nghèo (Ví dụ trong nghành y tế có HINARY của WHO). Trong 7 năm du học nước ngoài tôi có hơn 10 bài báo đăng tạp chí chuyên ngành thế giới trong đó 8 bài là tác giả chính, có bài đăng trong New England Journal of Medicine. Từ khi về nước 4 năm nay tôi mất tích khỏi giới nghiên cứu thế giới, mọi người không cần hỏi tại sao.    
mình nghĩ rằng, nhà nước cần hỗ trợ cho tất cả người dân điều được tiếp cận với tạp chí khoa học. bản quyền cung cấp thì cũng mua một lần cho người dân yêu khoa học được tiếp cận. xin cảm ơn.
Đất nước nào cũng có tài năng - nhiều hay ít mà thôi. Điều quan trọng là nhà nước phải biết khai thác và tận dụng tối đa tài năng của các cá nhân, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ kịp thời cho họ đóng góp thành quả nghiên cứu của mình vào công cuộc phát triển quốc gia. Người ta nói "một con én không làm nên mùa xuân" , nhưng cho dù có cả bầy én xuất hiện trong một bầu trời và không gian xám xịt thì chúng cũng không thể tồn tại lâu được! Bầu trời trong xanh và không gian tinh khiết của mùa xuân sẽ tiếp sức mạnh nâng đôi cánh của bầy én bay cao và xa hơn. Bầu trời trong xanh và không gian tinh khiết ấy chính là chính sách cơ chế và bầy én bay lượn trong ấy là những nhà khoa học, những nhà phát minh. Họ chính là nhân tố quan trọng góp phần cho sự phát triển và sự thịnh vượng của một quốc gia    
Chính xác
tôi cũng rất đồng tình với quan điểm của tác giả, hiện tại những người muốn nghiên cứu khoa học muốn tìm tài liệu tham khảo, đọc để biết và tìm ra những cái mới, những cái còn hạn chế thì lại không có tài liệu hoặc có nhưng phải mua bản quyền rất tốn kém...như vậy thì làm sao nền khoa học của nước nhà có thể phát triển được? cần có chính sách phù hợp để thúc đẩy sự phát triển khoa học trong nước.    
dung!
Thực ra việc đó là cần thiết nhưng còn cách khác để có thể tải sách báo khoa học miễn phí. Tôi vẫn thường phải nhờ bạn bè ở nước ngoài tải hộ các bài báo cần thiết để sử dụng. Các nhà khoa học cũng có những group chia sẻ và giúp đỡ nhau tìm tài liệu chuyên môn qua mạng, không cần phải trả phí :D    
Ong ban Tran Anh Son nay chac moi vao hoc PhD nen cha biet coc kho gi: muon tim paper thi cu email xin tac gia la ho gui paper cho ngay, can gi phai tra tien download?
Ý kiến này rất xác đáng.
toi ung ho voi y kien nay
Ôi Việt Nam mà. Đáng buồn và đáng chán. Mấy ông làm chính sách ăn no bụng mình rồi thôi để ý gì tới khoa với chả học. Lúc này đây những người đó đang lo nghĩ kế sách để ban hành đủ loại từ thuế tới phí, bòn rút cho no bụng chứ quan tâm chi tới ba chuyện mà nói ra như nước đổ đầu vịt.    
Tôi cũng công tác trong ngành Giáo dục và cũng thường tải báo để phục vụ cho công việc nghiên cứu của mình. Từ lâu Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia đã cung cấp dịch vụ này với giá rất hợp lý. (http://www.vista.vn/Default.aspx?tabid=93&IntroId=238&temidclicked=238&language=vi-VN). Tôi được biết để mua được các tạp chí này Bộ KHCN đã phải bỏ ra một nguồn tài chính lớn nhưng việc sử dụng tài nguyên này gần đây mới có tiến triển. Mong rằng ngày càng có nhiều người biết và sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hiệu quả.    
Nhà khoa học làm việc trong nước ít có công trình nghiên cứu đăng trên tạp chí nước ngoài do các nguyên nhân sau đây:
- Trong nước có rất ít nhà khoa học làm chim đầu đàn của mỗi lãnh vực nghiên cứu để đứng ra viết bài hoặc hướng dẫn viết bài báo khoa học cho các bậc đàn em;
- Các đề tài nghiên cứu khoa học chưa có nhiều kết quả mang tính khoa học sâu sắc, nhiều vấn chỉ được nghiên cứu một cách dàn trải, không hệ thống, manh múng nên cũng chẳng thể viết thành một bài báo khoa học;
- Mục tiêu nghiên cứu thường mang tính chủ quan của người lập và người duyệt đề cương, thường bị lỗi nhịp với xu hướng nghiên cứu khoa học của thế giới trong cùng lĩnh vực, do bị hạn chế tiếp xúc với thông tin khoa học (như bài báo này đã đề cập).
- Không có tiền nộp lệ phí đăng báo, vì ở một số tạp chí khoa học phải nộp lệ phí mới được đăng.    
Còn nhiều nguyên nhân nữa! Ví dụ, nếu GS Ngô Bảo Châu mà ở VN lâu thì GS cũng phải xếp hàng mua rau muống, đưa đón con, chờ vì tắc đường và... trăm thứ khác thì thử hỏi GS sẽ nghiên cứu Toán học được không?
đến bản quyền âm nhạc còn lùng nhùng chưa thể giải quyết được thì làm sao quản lý nổi việc sử dụng bản quyền các bài báo khoa học, rất dễ dẫn đến hiện tượng sao chép nghiên cứu từ nước ngoài bởi chính các hội đồng thẩm định hiện nay cũng không có vị nào có thể nắm được hết các bài báo khoa học đã công bố để mà phát hiện ra cả    
Đây là một ý kiến hoàn toàn đúng, tuy nhiên bạn biết cơ chế của nước mình rồi đấy :D
chính xác, việc tham khảo tài liệu nước ngoài quá khó khăn, nhất là phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét