Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

(3) CHÂU Á ĐANG TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/12), (Tiếp theo)
Liệu có hình thành một liên minh chống lại Bắc Kinh?
Nếu Trung Quốc duy trì chính sách cứng rắn kể từ năm 2008, liên minh sắp được hình thành trên sẽ cứng rắn hơn. Các nước khu vực sẽ tìm cách tự bảo vệ chống lại mối đe dọa của Trung Quốc bằng cách củng cố sức mạnh quân sự trong khi hợp tác hơn nữa về an ninh và tìm kiếm sự hỗ trợ từ Mỹ. Một cuộc chiến tranh khu vực là ít có khả năng bởi nhiều nước có vũ khí hạt nhân trong khi Oasinhtơn đã cam kết trong khu vực và tất cả các nước châu Á đồng thuận cần thiết bảo vệ tăng trưởng. Tại Đông Á, sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau đang đóng vai trò điều hành trong dài hạn bằng cách ngăn cản mọi cuộc xung đột chính trị phát sinh. Trừ những thay đổi cấp tiến, sự phụ thuộc kinh tế sẽ cần phải giữ chức năng là sứ giả hòa bình. Yếu tố này không có thế mạnh tại Nam Á và tầm ảnh hưởng còn yếu trong quan hệ giữa Đông Á và Nam Á. Tuy nhiên, có khả năng các nước châu Á đang lao vào một cuộc chạy đua vũ trang và thực hiện các chính sách đối trọng. Mong muốn của Trung Quốc là bảo vệ hay đạt được những mục tiêu của một cường quốc hàng đầu – vũ khí nguyên tử, khả năng không gian, hải quân tầm xa – là điều hợp lệ, song Bắc Kinh cần trông chờ những điều mà các nước láng giềng hành động. Nhật Bản, Đông Nam Á và Ấn Độ liên quan tới sức mạnh quân sự gia tăng từ Trung Quốc. Các nước đang đáp trả bằng các phương tiện tương tự. Đó là một thế tiến thoái lưỡng nan an ninh cổ điển dẫn đến một cuộc xung đột vũ trang nếu Trung Quốc không quay trở lại với thái độ ôn hòa và gắn kết hơn với ý tưởng phát triển hòa bình, song trước hết lại đang là một nền “hòa bình lạnh” có vũ trang.

Siêu liên hiệp châu Á từ nay bao gồm toàn bộ các hoạt động tương tác giữa Đông Á và Nam Á về an ninh và hội nhập cùng sự tham gia trước đây và hiện nay của Mỹ vào những biến động khu vực. Lúc này, Đông Á và Nam Á gắn nhiều với những biến động an ninh hơn là quan hệ kinh tế; còn cần phải xem xét sự cân bằng hay mất cân bằng sẽ đi đến đâu. Sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ được coi như một chất xúc tác hòa trộn giữa những biến động an ninh khu vực châu Á với những biến động của thế giới, bắt đầu với Ấn Độ và Trung Quốc. Do sự đan chéo trên, các nước châu Á khác đang bị cuốn vào một cuộc chơi của chủ nghĩa cân bằng để tự bảo vệ mình trước một nước Trung Quốc đang trỗi dậy và có tiềm năng đe dọa, trở nên chín muồi trước một nước Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn; tránh mọi sự lôi kéo vào một cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc, nước sẽ không phục vụ cho lợi ích của khu vực. Hai yếu tố, động lực giải thích cho những biến động trên: sự trỗi dậy của Trung Quốc cũng như tương lai phát triển khó đoán định của nước này và cách thức Trung Quốc sẽ sử dụng trên vai trò là cường quốc mới. Bắc Kinh đang gặp khó khăn trong việc thuyết phục rằng mình khát khao một sự phát triển hòa bình và thái độ của nước này chỉ có thể khiến các nước láng giềng lo ngại. Đó là một mối lợi bất ngờ cho Mỹ, nước đang suy yếu và xem đây là dịp để bảo vệ và củng cố vị trí của mình tại châu Á. Thật nghịch lý là trong khi trấn an các nước láng giềng châu Á thì Bắc Kinh lại đặt Oasinhtơn vào thế khó…
***
Thời kỳ đô hộ 500 năm của phương Tây đi với thế giới đã chấm dứt. Đó là luận đim của nhà sử học người Anh và giáo sư Trường Đại học Havard, NialFerguson. Phân tích vn đề này trên tạp chí“Statafrik”, ông cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 và cuộc khủng hoảng nợ năm 2011 chỉ là những triệu chứng của việc sức mạnh kinh tế được chuyển từ Tây sang Đông.
Hai cuộc khủng hoảng nói trên cũng không phải là chu kỳ kinh tế đơn thuần, mà là triệu chứng và chất xúc tác thúc đẩy nhanh quá trình thay đổi về cơ bản tình trạng cân bằng sức mạnh thế giới với trọng lực dường như ít nhiều dịch chuyển từ phương Tây sang châu Á. Các cường quốc kinh tế tương lai sẽ không phải là Mỹ và châu Âu nữa, mà là Trung Quốc và Ấn Độ.
Năm 1913, của cải rõ ràng nằm trong tay các nước thực dân. Tại các nước Áo, Bỉ, Pháp, Đức, Italia, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga, Anh và Mỹ, tập trung tới 61% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới, trong khi các nước thuộc địa chỉ nắm giữ 18%. Trong khi đó, về diện tích, các nước thuộc địa bao phủ tới 48% tổng diện tích thế giới và có 31% dân số thế giới.
Người ta nhận thấy rằng từ năm 1500, cán cân hầu như không thay đổi: các cường quốc phương Tây nắm giữ tới 43% GDP thế giới. Nếu tính theo GDP theo đầu người, vào năm 1600, tình trạng mất cân đối còn nặng nề hơn giữa các nước phương Tây và các nước khác. Dân chúng ở các nước phương Tây giàu hơn rất nhiều so với người dân ở các nước khác trên thế giới. Tuy nhiên, đến thế kỷ 20 diễn ra chu trình đuổi bắt với tốc độ rất nhanh. Tổng sản phẩm quốc nội tính theo đầu người ở Ấn Độ, vào năm 1600 chỉ bằng 2% so với của Anh, sau tăng lên mức 10%. Ở Mỹ so với ở Trung Quốc cũng như vậy. Vào thế kỷ 20, cuộc đuổi bắt diễn ra ở các nước châu Á với nhịp độ nhanh hơn ở các nước phương Tây trước đây. Tăng trưởng GDP trong cả thời kỳ Cách mạng công nghiệp là 4,4% ở Anh, 5,3% ở Mỹ, 7,7% ở Nhật Bản và 10,3% ở Trung Quốc. Tăng trưởng trung bình hàng năm GDP trong các thời kỳ “cách mạng công nghiệp” này là 2,2% ở Anh (từ năm 1830 đến năm 1900), 3,9% ở Mỹ (1870-1913), 9,3% ở Nhật Bản (1950-1973) và 9,4% ở Trung Quốc (1978-2004).
Tăng trưởng đều đặn ở các nước phương Đông dĩ nhiên dẫn đến hệ quả là phần GDP thế giới của các nước Khu vực đồng euro, Canađa, Nhật Bản, Anh và Mỹ suy giảm hay chững lại. Tỷ lệ đóng góp trong GDP thế giới của Trung Quốc, trái lại, tăng lên kể từ đầu những năm 2000. Tăng trưởng ở Trung Quốc dường như vẫn chưa dừng lại. Mức tăng GDP của Trung Quốc và Ấn Độ bỏ xa mức tăng ở các nước phương Tây. Chỉ có Mỹ là sẽ giữ được mức tăng trưởng GDP tương đối đều đặn sau năm 2025. Theo dự báo của Goldman Sachs, Trung Quốc có thể sẽ trở thành cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, vượt lên trước Mỹ bắt đầu từ thời kỳ 2026- 2027. Kể cả ở các nước có số dân ít hơn, mức độ chênh lệch giữa các nước Đông và Tây cũng thể hiện rõ. Tăng trưởng mạnh ở các nước châu Á còn hiển thị trong so sánh tiến triển GDP của Anh và Nhật Bản trong thời kỳ 1870-2008. Từ đầu những năm 1960, tăng trưởng kinh tế ở Nhật Bản cao hơn hẳn so với của Anh.
Liệu đó có phải là tiến trình phi công nghiệp hóa thế giới phương Tây không? Khái niệm này lúc này đang được nói đến nhiều, theo đó, về sản xuất công nghiệp, Trung Quốc là nước duy nhất có được tăng trưởng từ đầu những năm 1990, còn tất cả các nước khác chững lại hay giảm đáng kể, chẳng hạn như ở Mỹ. Có thể coi Trung Quốc giống như một chiếc xe khỏe trong thế kỷ 21. Sự phát triển mạnh mẽ của nước này được khẳng định qua các con số về GDP so với của Mỹ. Cụ thể là GDP của Trung Quốc, Hồng Công và Đài Loan cộng lại đạt xấp xỉ 90% GDP của Mỹ vào năm 2009 so với hơn 10% một chút vào năm 1950.
Phương Tây suy thoái không phải chỉ về kinh tế mà cả về dân số. số dân của các nước phương Tây trong dân số thế giới giảm từ 20% vào năm 1950 xuống còn 10% vào năm 2050. Trong khi tăng trưởng dân số ở các nước phương Tây đang trục trặc, món nợ của các nước được gọi là phát triển ngày càng lớn… Theo con số của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, món nợ của các nước đứng đầu trong số các nước thuộc nhóm G20 từ nay đến năm 2015 sẽ lên tới gần 120% GDP của các nước này so với 66% vào năm 2000. Số nợ của các nước đang phát triển giảm từ hơn 80% GDP vào năm 2000 xuống còn chưa đến 40% vào năm 2015. Tệ hơn thế là món nợ đó ngày càng tăng… Theo kịch bản tồi tệ nhất, món nợ đó có thế lên tới hơn 300% GDP của Bồ Đào ,Nha, Tây Ban Nha hay Ai Len vào năm 2040, 400% GDP của Hy Lạp, 450% GDP của Mỹ và hơn 500% GDP của Anh…
Những món nợ chồng chất như vậy không thể không gây hậu quả đối với sự ổn định chính trị của thế giới. Vì chưa bao giờ có một cuộc khủng hoảng nợ nào kết thúc mà không gây ra tình trạng tiền tệ hóa và/hay lạm phát, nên Trung Quốc ý thức rõ nguy cơ mà các nước phương Tây gây ra đối với sự ổn định kinh tế của thế giới. Bộ trưởng Thương mại nước này Trần Đức Minh từng tuyên bố rằng Mỹ in tiền mà không hề kiểm soát và giá nguyên liệu tiếp tục tăng khiến Trung Quốc phải chịu lạm phát nhập khẩu. Tình trạng không chắc chắn đó gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho doanh nghiệp.
Liệu điều đó có dẫn đến một cuộc chiến tranh tỷ giá không? Bởi lẽ các nựớc phương Tây cho rằng chính chính sách tỷ giá của Trung Quốc gây ra nhiều vấn đề cho nền kinh tế thế giới. Đồng nhân dân tệ được định giá thấp về phương diện cơ cấu. Cách đây vài tháng, Tổng thống Mỹ, Barack Obama, tuyên bố tại Liên hợp quốc rằng nếu Trung Quốc không có biện pháp – để chấm dứt thao túng đồng tiền của mình, Mỹ sẽ có cách khác để bảo vệ lợi ích của mình. Liên quan đến một cuộc “chiến tranh ngoại tệ” có thể xảy ra, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phản ứng lại khi nói rằng không nên gây áp lực về tỷ giá đồng nhân dân tệ. Nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã phải đóng cửa và công nhân phải trở về quê hương mình. Nếu Trung Quốc phải chịu một cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế, đó sẽ là thảm họa đối với thế giới. Trên thị trường hối đoái, tỷ giá giữa đồng đôla Mỹ và đồng nhân dân tệ đã giảm từ năm 2005.
Trước nguy cơ mất ổn định xã hội và chính trị, các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra một kế hoạch đơn giản: tiêu thụ nhiều hơn nữa. Số xe hơi Trung Quốc bán được tăng từ 2 triệu chiếc/năm vào năm 2005 lên 14 triệu chiếc hiện nay (so với 11 triệu ở Mỹ). Và mức cầu xe hơi ở Trung Quốc có thể tăng gấp 10 lần. Năm 2035, Trung Quốc sẽ sử dụng 20% năng lượng của thế giới, tăng 75% so với năm 2008.
Mức tiêu thụ đó cũng dẫn đến tăng hàng nhập khẩu. Trung Quốc trở thành một trong những nước nhập khẩu nhiều nhất thế giới. Trung Quốc là khách hàng lớn của Braxin (12,5% hàng xuất khẩu của nước này vào năm 2009), Nam Phi (]0,3%), và Ôxtrâylia (21,8%). Mức tăng trưởng đó phải được duy trì: theo Viện than thế giới, Trung Quốc tiêu thụ 46% sản lượng than của thế giới. Năm 2009, mức tiêu thụ thép thô của nước này cao hơn hai lần so với của Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cộng lại.
Trung Quốc cũng thực hiện chính sách đầu tư và mua hàng chiến lược của nước ngoài. Chẳng hạn châu Phi thư hút tới 41% tổng lượng đầu tư của Trung Quốc, chỉ đứng sau các nước châu Á (44%). Tháng 1/2010, các nhà đầu tư Trung Quốc đầu tư trực tiếp 2,4 tỷ USD vào 420 doanh nghiệp nước ngoài của 75 nước, chủ yếu trong các lĩnh vực viễn thông, vận tải và công nghiệp hóa dầu. Gần 800.000 người Trung Quốc ra làm việc ở nước ngoài – không tính số người di cư – trên khắp thế giới để quản lý số vốn đầu tư này.
Tại Pháp, người ta không có dầu mỏ, song có ý tưởng. Khẩu hiệu của những năm 1970 này liệu có còn giá trị đối với các nước phương Tây trước thực trạng này không? Có, gì mới về sáng chế ở các nước phát triển không?
Nhật Bản đứng đầu, Mỹ đứng thứ hai nhờ “nhập khẩu” ồ ạt chất xám của nước ngoài. Tiếp đó là Hàn Quốc. Các nước có tỷ lệ bằng phát minh sáng chế cao nhất là Nhật Bản với số bằng tăng từ 180.000 (năm 2005) lên 240.000 (năm 2008), và Trung Quốc tăng khoảng 100% trong ba năm (từ 25.000 lên 50.000 trong cùng thời gian trên).
Không có gì đáng ngạc nhiên khi sự phân bố bằng phát minh sáng chế trên thế giới đó cũng phản ánh năng lực của các hệ thống giáo dục. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Anh và Italia là hai nước có tỷ lệ cao nhất số thanh niên không có trình độ hay có trình độ thấp. Đứng đầu các nước có số thanh niên có trình độ cao nhất là Hàn Quốc. Học sinh châu Á là những người lập được nhiều kỷ lục cao nhất trong các kỳ thi quốc tế. Chẳng hạn về toán học trong số học sinh ở độ tuổi 14 tuổi, trong Top 5 hoàn toàn là các nước châu Á, theo thứ tự là Đài Loan, Hàn Quốc, Xinhgapo, Hồng Công và Nhật Bản. Trong các kỳ thi về khoa học cũng gần như vậy, với Xinhgapo đứng đầu, sau đó là Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc. Như vậy, các nhà khoa học và nghiên cứu của tương lai phải chăng chắc chắn sẽ hoàn toàn là người của phương Đông?
Trong cuốn sách của mình xuất bản vào tháng 11/2012, Niall Ferguson cho rằng sự sụp đổ của các nền văn minh lớn diễn ra rất nhanh. Đế chế La Mã “vỡ tan chỉ trong vòng một thế hệ”, “cuộc chuyển tiếp thảm họa giữa cân bằng Khổng Tử và tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời nhà Minh diễn ra chỉ trong gần một thập kỷ và Liên Xô rơi thẳng từ vách đá xuống. Các nền văn minh là những hệ thống rất phức tạp dựa trên tác động tương hỗ của một số rất cao yếu tố cấu thành nhưng được sắp xếp một cách phi đối xứng khiến cấu trúc của chúng giống như một tổ mối ở Namibia hơn là một kim tự tháp ở Ai Cập. Các hệ thống đó có thể hoạt động ổn định trong một thời gian nhất định, bề ngoài có vẻ cân bằng nhưng trên thực tế lại luôn phải điều chỉnh. Nhưng đến một thời điểm quyết định nhất định, một rối loạn nhỏ cũng có thể dẫn đến một giai đoạn chuyển tiếp giữa tình trạng cân bằng bề ngoài đó và một cuộc khủng hoảng sâu rộng. Chỉ cần một hạt cát nhỏ cũng đủ để làm cho cả tòa lâu đài đó đổ sụp./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét