Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

Cấm dùng tiền mặt mua nhà, ô tô

Cấm dùng tiền mặt mua nhà, ô tô

 Dự thảo nghị định thanh toán bằng tiền mặt ra lấy ý kiến cộng đồng doanh nghiệp và người dân cho thấy, cơ quan chức năng có thể sẽ ban hành quy định siết chặt giao dịch băng tiền mặt.
Theo dự thảo này, người dân không được dùng tiền mặt thanh toán cho giao dịch mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán, ô tô (bất kể giá trị giao dịch). Cá nhân giao dịch bất động sản, xe máy, xe điện vượt hạn mức thì cũng không được dùng tiền mặt thanh toán.
Các cơ quan chức năng có thể sẽ ban hành quy định các giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng; quy định bổ sung giấy tờ chứng minh thanh toán qua ngân hàng vào hồ sơ kê khai lệ phí trước bạ
Các tổ chức không được dùng tiền mặt giao dịch bất động sản, chứng khoán, tàu bay, tàu thủy, ô tô (bất kể giá trị giao dịch). Ngoài các giao dịch này thì khi tổ chức thanh toán cho tổ chức, cá nhân khác số tiền vượt hạn mức thì không được dùng tiền mặt.
Tại Dự thảo báo cáo tổng kết tình hình thanh toán bằng tiền mặt, NHNN nhận định: Đối tượng và phạm vi áp dụng trong nghị định này có giới hạn nên hiệu lực về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt chỉ tập trung vào các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước và các tổ chức sử dụng vốn nhà nước, các đối tượng khác vẫn còn bỏ ngỏ.
Trong khi đó, các đối tượng không sử dụng ngân sách nhà nước đang chiếm tỉ trọng lớn và ngày càng phát triển mạnh. Thói quen sử dụng tiền mặt trong các giao dịch có giá trị lớn của các đối tượng này đang gây khó khăn trong việc giảm gánh nặng trong các máy ATM, phòng, chống tham nhũng, trốn thuế, rửa tiền, tiền giả.
Các tổ chức không được thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch sau:

Mua, bán, chuyển nhượng bất động sản; Mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán; Mua, bán, chuyển nhượng các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng gồm: tàu bay; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; ô tô (kể cả ô tô điện), rơmoóc hoặc sơmi rơmoóc được kéo bởi ô tô phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Thanh toán cho tổ chức, cá nhân trong các giao dịch khác vượt hạn mức thanh toán bằng tiền mặt.

Các cá nhân không được thanh toán bằng tiền mặt đối với:

Mua, bán, chuyển nhượng chứng khoán trên Sở Giao dịch chứng khoán, trung tâm giao dịch chứng khoán; Mua, bán, chuyển nhượng các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng gồm: tàu bay; tàu thủy, kể cả sà lan, ca nô, tàu kéo, tàu đẩy; ô tô… Các giao dịch khác có giá trị vượt hạn mức thanh toán bằng tiền mặt gồm: Mua, bán, chuyển nhượng bất động sản; mua, bán, chuyển nhượng xe mô tô hai bánh, xe máy …

PV
Lê Anh Sơn
Nước ta đến trên 70% là nông thôn với nông nghiệp nghe đến việc tiền đi gửi ngân hàng là khó rồi. cả năm dồn tiền mua được cái xe máy, rồi còn hệ thống ngân hàng để giao dịch nữa nghĩ mà mệt. phiền hà quá
23/01/2013 01:41 0 1 
nguyễn văn phong
Nếu chúng ta có hệ thống ngân ngân hàng tốt, dịch vụ tốt thì cũng nên, nhưng xin lỗi ngân hàng kém quá chỉ gây thêm phiền phức thôi. Ra nhiều mệnh lệnh hành chính quá, mà không giải quyết được quyền lợi của dân thì không có cách gì làm được.
23/01/2013 01:39 1 0 
Hoàng
Cái gì không quản lý được thì cấm!
23/01/2013 01:15 1 0 
dffsdfdfd
như thế hay mà. chúng ta có thể kiểm soát nguồn tiền mặt đi, đứng, nghỉ ra sao. chỉ có điều giải quyết hình thức giao dịch sao cho đơn giản, loằng ngoằng có khi cái mất nhiều hơn cái được.
23/01/2013 01:09 0 0 
Lê Phương Hải
Cấm là đúng,không tự giác thì phải cấm. giao dịch chuyển khoản dễ đạt tính lành mạnh trong sạch hơn
23/01/2013 12:20 0 0 
Khánh
Tôi ủng hộ cách làm này, rất văn minh.
23/01/2013 12:20 0 0 
Manh Dung
Cơ quan, tổ chức còn chịu sự chế tài của nhà nước thì còn cấm được, cá nhân họ giao dịch với nhau thì cấm sao được.
23/01/2013 11:55 0 0 
Nguyễn Trung Thành
Các nhà soạn quy định nên nhìn tổng thể, hệ thống thanh toán, thiết bị thanh toán, đồng bộ hóa chính sách thuế...Chỉ làm cái quy định còn cái khác không để ý sẽ vướng mắc...Lành mạnh hóa phải lành mạnh hệ thống, và quy định kiểm soát...nếu khoogn lại lạng lách...gây phiền toái...
23/01/2013 10:50 0 0 
Nguyen trung hieu
Ngày càng Bảo hộ thêm cho lợi ích của các tổ chức tín dụng. Sẽ mất cân bằng hơn nữa do lợi ích chênh lệch của các nhóm, tổ chức, trong xã hội. Điều đó sẽ dẫn tới hệ quả rất xấu
23/01/2013 10:45 0 0 
Nguyễn Thị Nhung
Sao không nghĩ và tạo mọi điều kiện để người dân thấy rằng việc giao dịch thông qua ngân hàng thì tiện dụng hơn mà cứ ngồi cấm với đoán, bắt với buộc rồi đè con người ta ra thu đủ các loại phí liên quan đến giao dịch qua ngân hàng?
Nguyễn Sơn
Tại sao lại phải giới hạn đối tượng giao dịch? tại sao lại phải giới hạn phạm vi áp dụng? các thanh toán khác thì sao? các đối tượng khác thì sao? một chính sách ban ra chỉ để phục vụ cho một phạm vi nhỏ như vậy thôi sao? Theo tôi đây là một chính sách văn mình và hướng tới minh bạch hoá tiền tệ. Nhà nước nên đưa ra những luận điểm để người dân cùng hiểu, cùng đồng thuận thực hiện chính sách. Ít nhất việc quy định như vậy sẽ minh bạch hoá các giao dịch chống rửa tiền, chống tham nhũng, an toàn cho người có tiền, nhà nước sẽ quản lý chính xác lượng tiền từ đó sẽ có những chính sách vĩ mô khác....
23/01/2013 10:24 0 0 
lê thị thanh Huyền
Đúng làm như vậy sẽ rõ ràng về thu nhập tránh được tiền bẩn, bất hợp pháp Nhà nước cần cứng rắn hơn để người thật thà đỡ bị thua thiệt
23/01/2013 10:20 0 0 
ptsoft jsc
Đúng, nên làm để cho dòng tiền được đưa vào nền kinh tế. Và Minh bạch
23/01/2013 10:07 0 0 
Huong Giang
Các ông cứ ngồi trong văn phòng rồi nghĩ ra các quy định trên trời kiểu như cấm viếng quá 5 vòng hoa một đám tang công chức !!! Tiền của cá nhân rất khó kiểm soát. Ví dụ như người đi mua ô tô bị cấm giao dịch tiền mặt, họ làm thỏa thuận cho hoặc tặng là xong.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét