Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

Huy động trái phiếu địa phương và bài học từ Trung Quốc

Rất ủng hộ quan điểm trong bài viết dưới đây. Tôi cũng đã trả lời một số quan chức CP qua email với tinh thần này (xem vài trích đoạn ở dưới bài này). 
Tôi hơi ngạc nhiên là bác Dũng cho rằng trong giai đoạn 2000-2011, “cứ 1% tăng lên của đầu tư công năm đầu tiên sẽ khiến đầu tư tư nhân thu hẹp 0,48% sau một thập niên"; chẳng lẽ có sự thay đổi nhanh như vậy giữa hai thập kỷ ? Vì theo tính toán của tôi cho giai đoạn 1990-2002 thì đầu tư của nhà nước có ảnh hưởng bất lợi tới đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh, nhưng mức độ bất lợi không lớn.
Nếu trong tổng đầu tư khu vực kinh tế nhà nước chia ra thành đầu tư ngân sách trực tiếp, tín dụng ưu đãi và đầu tư của DNNN thì (i) đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách trực tiếp có ảnh hưởng rất tích cực tới đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh với thời gian trễ là 1 năm; (ii) đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng nhà nước có ảnh hưởng rất tích cực tới đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh với độ trễ 1 năm và tiếp tục phát huy tác động dài hạn hơn; và (iii) có sự cạnh tranh về đầu tư giữa kinh tế quốc doanh và kinh tế ngoài quốc doanh trong nước, theo nghĩa đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng lên sẽ có ảnh hưởng tiêu cực làm giảm đầu tư của khu vực ngoài quốc doanh (xem ở đây).

SGTT.VN – Ngày 3.1.2013 vừa qua, TTXVN đưa tin UBND thành phố Đà Nẵng đã phát hành trái phiếu chính quyền địa phương với tổng khối lượng phát hành có giá trị 5.000 tỉ đồng. Năm 2012, ngân sách nhà nước gặp phải “bội chi” khi thâm hụt 11 tháng đầu năm 2012 đã tăng lên mức khoảng 6,2 tỉ USD. Trước đó, nghị định số 01 năm 2011 về phát hành trái phiếu chính phủ, và thông tư 81 năm 2012 của bộ Tài chính vô tình tạo nên “làn sóng” phát hành trái phiếu địa phương như cứu cánh để “bồi lấp” các khoản bội chi, bất chấp các cảnh báo của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước.

Để đảm báo mục tiêu GDP
Theo báo cáo của Chính phủ, phát hành trái phiếu chính phủ trong nước năm 2010 được 68.292 tỉ đồng, năm 2011 đạt 80.447 tỉ đồng và dự kiến năm 2012 là 120.000 tỉ đồng. Gần đây, sau khi công bố bội chi được nêu ra, TP.HCM, Đà Nẵng và nhiều tỉnh, khu vực đua nhau kiến nghị phát hành trái phiếu địa phương. Tuy nhiên, sẽ rất nguy hiểm nếu “cuộc đua” trái phiếu địa phương này không nhằm mục đích phục vụ chính sách, dự án, hay kèm theo giải pháp đầu tư nào mà chỉ nhằm “hoá đầy” ngân sách, đảm bảo mục tiêu GDP.
Trước hết, việc huy động trái phiếu địa phương để “đầy” ngân sách sẽ khiến đồng tiền “dừng” một cách vô nghĩa. Khi đó, quy luật hàng – tiền – hàng sẽ mất đi, nghĩa là đồng tiền mất khả năng cho ra đời những sản phẩm mới thông qua quá trình đầu tư, phát triển, sản xuất. Như vậy, tiền lúc này mất đi chức năng cơ bản là phương tiện trao đổi, đồng thời lâm vào trạng thái “đóng băng”, gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Hoặc giả, tiền sau khi được huy động được đổ vào đầu tư công nhằm phục vụ lợi ích chung cho nền kinh tế. Trường hợp này sẽ chỉ có ích ở một mức độ nhất định, nếu việc huy động trái phiếu địa phương quá cao để đổ vào đầu tư công thì đầu tư tư nhân – mắt xích nền kinh tế quốc gia – sẽ bị “buộc lại”. Theo tính toán từ một nghiên cứu thực nghiệm của ông Nguyễn Trí Dũng, người điều phối dự án tư vấn chính sách kinh tế vĩ mô, uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010, việc gia tăng đầu tư công quá lớn khiến đầu tư tư nhân bị chèn ép rất nhiều. Theo đó, “cứ 1% tăng lên của đầu tư công năm đầu tiên sẽ khiến đầu tư tư nhân thu hẹp 0,48% sau một thập niên”. Đó là chưa kể đến những hệ luỵ to lớn nếu khủng hoảng nợ công xảy ra.

Tính đến hết năm 2011, nợ công của Việt Nam chiếm 55% GDP trong khi con số này chỉ khoảng 30% ở các nước châu Á. Khi các địa phương ồ ạt phát hành trái phiếu mà không có khả năng trả thì “con nợ” không ai khác là Chính phủ. Thế nên quyết định nâng trần nợ công Việt Nam năm 2015 không vượt quá mức 65% vẫn còn là một dấu “chấm hỏi” trong bối cảnh vay nợ chỉ vì “ngân sách” hoặc đầu tư các dự án thiếu đảm bảo, đặc biệt là kinh tế chưa có những dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ như hiện nay.

Bài học từ Trung Quốc

Tháng 11.2011, bộ Tài chính Trung Quốc đưa ra một quyết định mang ít nhiều tranh cãi khi chính thức cho phép hai tỉnh Chiết Giang và Quảng Đông, cùng hai thành phố lớn là Thượng Hải và Thâm Quyến tự do phát hành trái phiếu địa phương kỳ hạn từ 3 – 5 năm. Tháng 6.2012, bộ Tài chính Trung Quốc đã buộc phải ra quyết định thu hồi quyết định này.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 để lại cho nền kinh tế Trung Quốc nhiều hệ quả lớn, một trong số đó chính là những khoản “nợ xấu” khổng lồ giữa các chính quyền địa phương và các ngân hàng Trung Quốc.

Trước hết, việc huy động trái phiếu địa phương để “đầy” ngân sách sẽ khiến đồng tiền “dừng” một cách vô nghĩa. Khi đó, quy luật hàng – tiền – hàng sẽ mất đi, nghĩa là đồng tiền mất khả năng cho ra đời những sản phẩm mới thông qua quá trình đầu tư, phát triển, sản xuất.

Nhìn lại năm 2009, để giúp guồng máy kinh tế Trung Quốc nhanh chóng quay trở lại nhịp độ phát triển “nóng” của mình, các nhà hoạch định vĩ mô đã quyết liệt theo đuổi chính sách kích thích kinh tế bằng phương thức “kích cầu”. Bên cạnh việc cung một lượng tiền khổng lồ để giải cứu các doanh nghiệp, Bắc Kinh cũng đồng thời nới lỏng quản lý và khuyến khích các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, và cả những dự án đầu tư bất động sản. Tuy nhiên, quả bóng nợ ngân hàng tại Trung Quốc dần căng lên cũng là một hệ luỵ tất yếu. Theo ông Ting Lu – chuyên gia kinh tế Trung Quốc tại ngân hàng Merrill Lynch (Hoa Kỳ), gần 90% cơ sở hạ tầng đô thị tại Trung Quốc được tiến hành xây dựng bởi các công ty, được lập nên dưới sự bảo trợ của chính quyền địa phương. Để xây dựng được những công trình đó, các công ty này buộc phải “vay mượn” tiền mặt từ ngân hàng. Tuy nhiên, thực trạng ảm đạm của thị trường bất động sản, khiến cho các chính quyền địa phương đứng trước bài toán khó giải: cho các “gói nợ” hơn 10.000 tỉ nhân dân tệ.

Việc cấp phép thử nghiệm phát hành trái phiếu địa phương vào tháng 11.2011 đã mở ra một “kênh” mới để các chính quyền địa phương tăng tính thanh khoản cũng như minh bạch chính sách đầu tư, đồng thời huy động tiền mặt đổ vào các dự án xây dựng. Tuy nhiên, mục đích quan trọng nhất và cấp thiết nhất có vẻ là “vay nợ để trả nợ”. Ngay từ khi “phép thử” trái phiếu địa phương này được ban hành vào cuối năm 2011, những chuyên gia kinh tế, cả trong và ngoài Trung Quốc, đều đã lên tiếng cảnh báo về những “mặt trái” mà kế hoạch này vấp phải. Liệu các khoản “nợ địa phương” này đủ sức chi trả cho các khoản nợ ngân hàng? Những rủi ro về vỡ nợ đã được lường trước và suy tính cách xử lý hay chưa?…

Tháng 6.2012 vừa qua, bộ Tài chính Trung Quốc đã buộc phải ra quyết định thu hồi giấy phép về việc các địa phương được trực tiếp phát hành trái phiếu. Thay vào đó, tất cả các chính quyền địa phương muốn sử dụng công cụ trái phiếu sẽ phải đăng ký về ngân hàng Trung ương, và để cho chủ thể này phát hành trên danh nghĩa của mình. Động thái này cho thấy rõ mối quan ngại của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Một chính quyền địa phương thiếu kiểm soát chặt chẽ về tài chính, tâm lý chủ quan trong việc phát hành trái phiếu sẽ dẫn đến sự lạm chi trong ngân sách nhằm đạt được một số mục đích chính trị lẫn kinh tế của riêng mỗi vùng. Tất cả đều dẫn đến một hậu quả chung là quả bong bóng “nợ” của nền kinh tế Trung Quốc sẽ tiếp tục được bơm căng, cho đến khi nào nền kinh tế này không còn đủ sức chịu đựng được nữa.

TRƯƠNG MINH – ĐỖ THIỆN – TRUNG NHÂN
-----------

Lại Trần Mai đã viết:

Hai điểm mình rất tán thành:

- Điểm mấu chốt của tình trạng tồn kho lớn bất động sản hiện nay là do những bất cập trong quản lý đất đai, xây dựng dẫn đến mức giá bán vượt quá nhiều lần so với khả năng chi trả của người dân. Mặt khác, chế tài đối với các chủ đầu tư trong việc thực hiện các cam kết trong sử dụng vốn, trong phát triển đồng bộ cơ sở hạ còn lỏng lẻo dẫn đến suy giảm niềm tin của khách hàng. Do đó, để thị trường bất động sản phát triển bền vững đòi hỏi phải giải quyết được các yếu tố nêu trên. Tuy nhiên, giải pháp của Ngân hàng Nhà nước đang đi ngược lại xu hướng trên và có phần làm trầm trọng thêm vấn đề; đồng thời có nguy cơ làm quá trình cải cách thị trường kéo dài lâu hơn.

- Chính phủ cần phát đi thông điệp kiên quyết và nhất quán về việc không giải cứu thị trường bất động sản để tạo sức ép và động lực cho doanh nghiệp tự đổi mới và tái cấu trúc; loại bỏ các doanh nghiệp yếu kém và qua đó thúc đẩy thị trường phát triển bền vững. Đây cũng là giải pháp cơ bản và nhanh nhất giúp giải phóng lượng bất động sản tồn kho, nợ xấu và thúc đẩy tín dụng cho nền kinh tế.Thay vì cần phải có cơ chế hỗ trợ và can thiệp, nên thực hiện việc khuyến khích cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên, để ngân hàng, người mua nhà và doanh nghiệp có cơ chế tự thỏa thuận giám sát thực hiện.

Riêng 2 đoạn sau anh thấy phân vân:

- Một số ý kiến cho rằng, việc để thị trường tự điều chỉnh diễn ra trong thời gian dài sẽ kéo theo nhiều tác động bất lợi đối với nhiều ngành của nền kinh tế và kéo theo những hệ lụy về xã hội. Một số chuyên gia từ kinh nghiệm khủng hoảng nợ dưới chuẩn của Mỹ từ năm 2008 đã đưa ra dự báo về thập kỷ mất mát của Việt Nam nếu không có những giải pháp kịp thời đối với thị trường bất động sản. 


Về chuyện này, anh cho rằng để cơ chế thị trường tự điều chỉnh trong khuôn khổ pháp luật là đúng chứ không sai. Chỉ có điều ở ta thông tin mờ mịt, sự can thiệp lúc ngược lúc xuôi của ngân hàng, bộ XD và các cơ quan liên quan càng làm méo mó thị trường, khiến dân càng hoang mang, cứ nhắm mắt mua liều.


Đặc biệt, giá BĐS bị các DN thông đồng với NH đẩy lên quá cao, vượt xa so với chi phí thực bỏ ra (chi phí GPMB và xây dựng làm gì cao vậy), trong khi dân không biết đầu tư vào đâu, chỉ còn vào BĐS, nên bao cấp cho BĐS là tiếp tục làm giàu cho đám DN và quan chức tham nhũng.

Em xem thêm bài này: http://toithichdoc.blogspot.ch/2012/12/sang-chu-nhat-buon.html
Do đó anh cho rằng nên coi BĐS như mọi ngành kinh tế khác, để cho cơ chế thị trường điều tiết đúng theo quy định của pháp luật.

- Hỗ trợ các địa phương phát hành trái phiếu địa phương theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Luật đầu tư công để trả nợ cho khối lượng nợ đọng xây dựng cơ bản đã hoàn thành và dở dang.


Anh thấy giờ các địa phương tham nhũng kinh khủng, hơn TW rất nhiều, tạo thành thói quen cứ có tiền là tham nhũng. Rồi lại tư duy nhiệm kỳ... Do đó nếu để địa phương ào ào phát hành TP, lãi suất nào cũng chấp nhận, có tiền vào tay lại tham nhũng tiếp... thì hậu quả những năm sau vô cùng nặng nề. Hơn nữa, số tiền này đem để trả nợ nên cũng không có tác dụng kích cầu nhiều vì như vậy sẽ không có công trình mới được triển khai. Hôm đọc bài Đà Nẵng phát hành, anh đã viết bình luận vậy.


Nhin chung, anh cho rằng:

- Không nên cứu bất động sản (BĐS) mà nên cứu toàn nền KT, coi BĐS là 1 ngành như mọi ngành khác, lỗ phải phá sản.
- Nên học tập Mỹ triển khai gói QE3 rất hay
. Đây là giải pháp tiền tệ để cứu toàn nền KT. Cái hay là cứu nhưng vẫn theo cơ chế thị trường, FED đưa tiền ra bằng cách mua lại tài sản có thế chấp với giá rẻ. Các công ty BĐS hay NH buộc phải bán để lấy lại được ít nào hay ít ấy chứ không thì phá sản hoàn toàn...
Em vào mạng tìm sẽ thấy, anh cũng có lưu 1 số bài, em vào Google, đánh "toithichdoc QE3" là sẽ thấy.
- Ngoài giải pháp tiền tệ để cứu toàn nền KT, hướng tới trung hạn cần thực hiện ngay hàng loạt giải pháp mạnh khác về kinh tế, sản xuất, thương mại, tài chính theo hướng cứng rắn để nền KT phải chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế thị trường, minh bạch và hiệu quả. Riêng với BĐS, cần thực hiện thu hồi đất đai theo giá trị trường, kể cả đối với các dự án quốc phòng an ninh..., tiến tới tư hữu đất đai.

Nhưng anh tin là (...) cần cứu đám DN đàn em, sân sau, nên chẳng dám làm gì mạnh đâu, chắc sẽ nghe theo NHNN, mà anh chắc ông Bình NHNN cũng biết ý ông Dũng nên mới đề xuất cho vay mua BĐS lãi suất rẻ để cứu DN BĐS của các ông ấy. Do đó ông Vinh (Bộ trưởng Bộ KHĐT) chắc cũng không dám mạnh mồm bác ý kiến của NHNN đâu.


Thị trường mua bán nợ rất kém phát triển, thủ tục thanh lý tài sản cực kỳ phức tạp nên mấy ông AMC của từng ngân hàng chả làm gì được nói gì đến ông AMC này của NHNN nên chả chắc ông này đã hơn gì cái ông Công ty xử lý nợ của Bộ Tài chính, lập ra lại tốn tiền, tốn của mà chẳng giải quyết gì cả....

NHưng ngẫm kỹ không phải ta không có khuôn khổ pháp luật để thanh lý tài sản hay cho DN phá sản, mà chẳng qua là do thủ tục phức tạp, ai cũng sợ trách nhiệm nên chẳng ai muốn thực tâm làm cả, bộ máy quan chức tài chính ngân hàng liên quan cứ ỳ ra đó, ngồi chơi ăn tiền sướng hơn, CP có kiên quyết ép thì họ do sợ trách nhiệm nên cũng tìm cách trì hoãn. Vả lại những ông lãnh đạo như Dũng, Bình, Huệ đều kém kiến thức, không có đường hướng đi rõ ràng, nay làm xuôi, mai làm ngược... Vì thế đám cấp dưới đều sợ nghe theo, làm theo họ hôm nay, mai lại bị đưa ra tòa...

Trong bối cảnh này, phải có người có chính kiến rõ ràng, quyết đoán, bắt cấp dưới làm, không làm là thay, như ông Bá Thanh Đà Nẵng thì mới được, hay như ông Kiệt thời làm thủ tướng ấy, chẳng sợ, cứ làm nên được khối việc.

Thứ nữa, lại phải quay lại lỗi hệ thống: Tất cả các lĩnh vực đều khó cựa quậy cả, cả bộ máy quan chức không dám làm... Do đó Bộ CT, Ban bí thư, CP phải phát đi thông điệp kiên quyết và nhất quán về việc sửa chữa toàn diện lỗi hệ thống, đầu tiên là mỗi bộ, ngành địa phương chọn ra 1 vài việc cấp bách, xây dựng lộ trình xử lý dứt điểm trong thời gian ngắn, sau đó tập trung làm bằng được, tạo ra những ví du điển hình về cách làm phá lỗi hệ thống, để từ đó lan tỏa sang các viêc khác.

Về Trái phiếu địa phương, đã cho phép phát hành thì tỉnh bé cũng vẫn bán được vì họ sử dụng hệ thống chính trị để ép các DN và gia đình mua, không mua không được...

Nhưng theo anh cũng có thể chấp nhận ý kiến em, cho phép phát hành với mức độ nào đó thôi và tùy từng địa phương cụ thể. Mặt khác, cần kiên quyết không cho khởi công mới, dừng đầu tư 1-2 năm mọi công trình mới cũng không chết ai, lấy tiền đó trả nợ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét