Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Viết trong những ngày đất nước chuyển mình

Ngạc nhiên khi đọc đoạn này: "Khi cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt bị ám hại qua đời, chồng tôi hiểu rằng mọi cố gắng chưa hợp thời đều bị thất bại, ông về hưu năm 2000, bỏ ĐCS, ông ở nhà nuôi dạy thằng Út, hy vọng thằng con lớn lên sẽ không bỏ phí cuộc đời như cha nó". Thích khi đọc đoạn này: "ông Tổng bí thư – Chủ tịch nước sẽ không có đủ lò để đốt hết lũ sâu mọt chúng nó đâu, bởi vì lũ sâu mọt kia là sản phẩm của cơ chế XHCN mà ông là thủ lĩnh. Mỗi ngày lại xuất hiện thêm nhiều kẻ độc ác tham lam, khốn nạn hơn, bọn đó không chỉ đáng ném vào lò, mà cần phải bị tru di tam tộc"; "ông Tổng bí thư nên tự giải tán đảng Cộng sản trước khi bị nhân dân lật đổ.". Và tin tưởng khi đọc đoạn này: "đã đến lúc đảng Cộng sản sẽ phải tự giải tán, chế độ độc tài sẽ phải tự thủ tiêu và năm bảy năm nữa khi lứa tuổi trẻ như con tôi trở về, chúng sẽ có đủ trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết điều hành đất nước. Quy luật tất yếu đó sẽ không một ai, không một sức mạnh nào ngăn cản được". Tuy nhiên cũng phải kết luận bằng một câu này: KTS Trần Thanh Vân đang lạc quan quá; đừng hy vọng ông Tổng bí thư tự giải tán đảng Cộng sản; đừng hy vọng đảng Cộng sản sẽ phải tự giải tán, chế độ độc tài sẽ phải tự thủ tiêu...; chỉ có người dân đoàn kết mới làm được những điều đó bà ạ, nhưng tương lai chắc còn khá xa.
Viết trong những ngày đất nước đang chuyển mình
KTS Trần Thanh Vân 30-4-2019 Tôi không phải là nhà chính trị, cũng không phải là một fortune teller, nhưng với những năm tháng từng trải của mình, tôi hiểu sâu sắc rằng, đất nước VN đang ở trong những ngày biến động dữ dội, nhưng mỗi ngày một sáng sủa hơn. Đại gia đình tôi đã trải qua 72 năm và có ít nhất 3 thế hệ sống trong nước Việt Nam Dân chủ Công hòa, thành lập ngày 2/9/1945 và đến hôm nay là những ngày cuối cùng của Cộng Hòa XHCN Việt Nam do ĐCSVN lãnh đạo. Nhìn vào những biến động của đại gia đình mình trong 72 năm qua, tôi “nhìn thấy” sự biến động của đất nước và tôi tin chắc rằng mọi thứ đang được phát triển theo một quy luật mà không thế lực nào cưỡng nổi.
Thế hệ thứ nhất
Năm 1945, cha tôi là một thanh niên 30 tuổi, đầy lòng yêu nước, ngây thơ và hăm hở theo Việt Minh rồi trở thành Đội viên Đội tự vệ Hoàng Diệu từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Cha trở thành công an mật Hà Nội năm 1947, được kết nạp vào ĐCS năm 1948, rồi lên chiến khu Việt Bắc, rồi trở về Hà Nội ngày giải phóng Thủ đô năm 1954…

Sau Lê Đức Anh, Thái Thượng Hoàng tiếp theo là ?

Thời đi làm mình rất ủng hộ bác Sang vì 3 lý do: (i) Bác cực ghét Ba Dũng, tìm mọi cách để hạ bệ Ba Dũng, trong khi cứ ai chống Dũng là mình thích; (ii) Bác phát ngôn nhiều câu ngắn gọn nhưng rất đúng, rất hợp thời; (iii) Bác rất ủng hộ công việc của chúng mình; bất cứ điều gì chúng mình nhờ, bác đều giúp ngay và giúp rất tận tình. Còn mặt trái của bác thì mình không rõ. Xét hàng ngũ lãnh đạo VN từ năm 2000 trở lại đây, mình thấy chỉ có bác Sang và bác Khải đáng được quý mến, trân trọng. Còn tất cả đám Lương, Dũng, Triết, Mạnh, Phúc, Ngân, Trọng và các bác thấp hơn cỡ Ủy viên BCT thì đều là loại hoặc dốt nát, hoặc vô nhân cách, làm việc chung nhưng toàn cài lợi ích riêng.
Sau "Thái Thượng Hoàng" cuối cùng, ai sẽ là Thái Thượng Hoàng tiếp theo?
Sau khi "Thái Thượng Hoàng" cuối cùng của Việt Nam là ông Lê Đức Anh, một trong "Tam Nhân" có ảnh hưởng lớn nhất đến nền chính trị Việt Nam qua đời thì có vẻ như trong tương lai nền chính trị Việt Nam sẽ gặp không ít xáo trộn khi ông Nguyễn Phú Trọng đang bị đồn đoán có vấn đề về sức khỏe, và nếu những đồn đoán về sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng là thật thì xem như sinh mệnh chính trị của ông Trọng nhiều khả năng chấm dứt sau Đại Hội Đảng lần thứ XIII tới đây!

Hình minh họa
"Tam Nhân" là nói về ba nhân vật: Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười, Lê Đức Anh. Sau thời Lê Duẩn thì "Tam Nhân" đóng vai trò như những Thái Thượng Hoàng "buông rèm nhiếp chính", ảnh hưởng & tác động rất lớn đến nền chính trị, cơ cấu nhân sự & các quyết sách lớn của Quốc Gia! Nhưng sau khi Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười & Lê Đức Anh lần lượt qua đời thì xem như thế hệ cựu "Thái Thượng Hoàng" không còn ai, ông Nông Đức Mạnh, Lê Khả Phiêu & Trần Đức Lương thì không còn khả năng ảnh hưởng đến chính trường vì cả 3 không còn đủ "uy", vậy sau "Tam Nhân" thì ai sẽ giữ vai trò "Thái Thượng Hoàng" buông rèm nhiếp chính?! 

VƯỢT LÊN NHỜ DÁM LÀM KHÁC

Phải nói là vào những năm đầu của thập kỷ 1980, mình cũng thích mấy bác Linh, Kiệt, Chính (Chín Cần, Bí thư Long An)...; riêng bác Kiệt thì cũng có điểm ghét vì tính địa phương chủ nghĩa quá cao và tiêu tiền ngân sách thoải như tiền riêng dù đều tiêu vào việc công. Tinh thần của các bác từng bước đã lan tỏa sang nhiều người khác, đỉnh điểm là số đông dám mạnh mẽ lên tiếng đòi đổi mới cơ chế quản lý kinh tế tại Hội nghị trung ương tháng 4/1986 (bãi miễn Tố Hữu, Trần Phương, Trần Quỳnh...) sau thất bại của chiến dịch giá lương tiền (9/1985). Không có họ thì đất nước không có đổi mới. Chính nhờ có họ nên Tổng Bí thư Trường Chinh có tiếng là người bảo thủ nhưng khi mắt thấy tai nghe, ông đã mạnh dạn thay đổi và thừa nhận cách làm mới của TP HCM là đi đúng hướng. Và nhờ có họ nên mới có Nghị quyết của Đại hội Đảng lần thứ VI về đổi mới kinh tế (12/1986). Tuy nhiên, đây là công lao một số cá nhân trong Đảng chứ không phải là công lao của Đảng vì hồi đó trình độ kinh tế thị trường của phần lớn Đảng viên và lãnh đạo còn rất thấp, đa số không hiểu, cứ làm theo. Chính vì vậy mà sau một số năm đổi mới nửa vời (1986-1989) và mạnh dạn (1990-1995) Đảng lại quay trở về con đường giáo điều, tập trung quan liêu bao cấp, dù không như trước nhưng cơ bản vẫn như trước. Đây là nguyên nhân làm Việt Nam ngày càng tụt hậu so với thế giới; đặc biệt tụt hậu ngày càng quá xa so với Trung Quốc. Trung Quốc là một nước cộng sản y như Việt Nam, nhưng họ không giáo điều; phương châm, mục tiêu rất rõ ràng: Đuổi kịp thế giới, mèo trắng mèo đen thế nào cũng được miễn là bắt được chuột: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
VƯỢT LÊN NHỜ DÁM LÀM KHÁC
28/04/2019 Những năm đầu sau giải phóng, TP HCM nói chung và miền Nam nói riêng gặp vô vàn khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại và cơ chế quản lý tập trung bao cấp. Trong hoàn cảnh ấy, những ý tưởng cùng cách làm mới sớm ra đời. Ảnh: 
Xí nghiệp Cholimex (quận 5) đón Bí Thư Thành ủy TP HCM NGUYỄN VĂN LINH đến thăm và làm việc vào năm 1983. (Ảnh tư liệu do Cholimex cung cấp)
Không bó gối ngồi nhìn dân đói
Những ngày sau thống nhất, cùng với không khí chung của cả nước, TP HCM nô nức bắt tay tái lập trật tự xã hội, nhanh chóng xây dựng chính quyền cách mạng và khôi phục sản xuất ở thành phố, đồng thời kêu gọi nhân dân trở về quê cũ. Lực lượng Thanh niên xung phong được thành lập, ra quân xây dựng TP và các khu kinh tế ở Đông - Tây Nam Bộ lẫn Tây Nguyên. Ngay tại TP, nhà máy xí nghiệp mở cửa hoạt động trở lại, kỹ sư, công nhân lành nghề được vận động quay lại công xưởng. Thế nhưng, không khí hồ hởi đó không kéo dài. Chỉ mấy tháng sau, nguyên liệu sản xuất cạn dần, máy móc hỏng hóc không có linh kiện thay thế. Sản xuất bắt đầu ngưng trệ, công nhân không có việc làm đành phải đi nuôi heo, trồng rau.

Kênh “tử thần” trong lòng thành phố Sài Gòn

Kênh “tử thần” trong lòng thành phố
26/04/2019 - Sợi cước rời khỏi đầu cần của những người đi câu bay vút ra giữa khoảng không con kênh Tàu Hủ rồi rơi xuống mặt nước lềnh bềnh rác. Mặt nước im lìm dâng cao tưởng chừng như yên ả. Nhưng con kênh Tàu Hủ dài hơn 22 km, kéo dài từ quận 1 đến huyện Bình Chánh đối với người đi câu hay người dân sống ven con kênh này không hiền hòa như thế. Họ đặt cho nó cái tên nghe ghê rợn, kênh “tử thần”. Chỉ trong vòng vài năm trở lại đây, người dân sống dọc con kênh này chứng kiến không biết bao nhiêu lần đội cứu hộ vớt xác chết trôi, tìm người đuối nước. Dọc bờ kênh này cũng là điểm lý tưởng của các con “ma” nhà họ “túy” tụ tập phê thuốc...

Đội cứu hộ tìm kiếm thi thể nạn nhân trên kênh.
Những tiếng khóc bên bờ kênh
Một buổi sáng, tại đoạn kênh Tàu Hủ thuộc khu vực phường 5, quận 5, người phụ nữ như chết lặng và dường như không trả lời được câu hỏi nào của điều tra viên. Hai phụ nữ trẻ hơn ngồi kế bên nước mắt ngắn dài chỉ đáp lại câu hỏi bằng tiếng nấc. Phía dưới kênh Tàu Hủ, dòng nước đen ngòm hôi thối, đội cứu hộ chuyên nghiệp đang lặn mò tìm kiếm thi thể người thân của họ, anh N.D.L. (34 tuổi, quê Nam Định, tạm trú quận 12).

Từ tham đến ngu: Thu ngân sách đụng trần ?

Mình thích đoạn này: Tăng giá và thuế là một trong những biểu đạt cực đoan nhất trong giai đoạn cuối của một cơ chế cưỡng bức và cưỡng đoạt. Một đảng Cộng sản ‘của dân, do dân và vì dân’ nhưng đang đẩy dân chúng vào cảnh tàn mạt bởi chế độ ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’.
Các mưu đồ tăng thuế từ dân xảy ra trong bối cảnh dân tình Việt ngày càng khốn khó trong một nền kinh tế đã rơi vào thảm trạng suy thoái đến năm thứ 11 liên tiếp. Thuế chồng thuế, chồng lên đôi vai gày guộc của người nghèo. Hàng triệu bệnh nhân, vốn đã bị các bệnh viện “bóp cổ bóp họng” và “không có tiền thì chỉ có chết,” sẽ phải nuốt nước mắt vào lòng với biểu viện phí chất cao như núi… Nhiều người dân ở các tỉnh đói nghèo ấy thốt lên: “Túi chẳng còn gì để nộp thuế nữa. Nếu nhà nước cứ tróc nã thì dân chỉ còn cách hoặc trốn đóng hoặc phản ứng tự vệ thôi.”
Từ tham đến ngu: Thu ngân sách độc đảng đụng trần năm 2019?
Phạm Chí Dũng - Bồi thêm một phát đại bác vào bức thành loang lổ rệu mục của ngân sách Việt Nam, Hội thảo "Đánh giá kinh tế Việt Nam thường niên 2018: Hướng tới chính sách tài khóa bền vững và hỗ trợ tăng trưởng" có một đánh giá rất quan trọng: “Quy mô thu ngân sách của Việt Nam hiện đã ở mức cao và khó có thể gia tăng thêm”. Trong khi ấy, ở hướng ngược lại, chi tiêu cho quản lý hành chính và chi trả nợ bị cho là đang tăng dần theo các năm và có thể ảnh hưởng tới tính bền vững của ngân sách Nhà nước. Ảnh: Nguyễn Thiện Nhân - Uỷ viên bộ chính trị kiêm bí thư thành ủy TP.HCM - là quan chức được xem là cúc cung với những ‘người Bắc có lý luận'.

“Thu ngân sách khó có thể gia tăng thêm”!
Hội thảo trên được tổ chức ngày 25/3/2019 tại Hà Nội, với ấn phẩm do giáo sư, tiến sỹ Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; phó giáo sư, tiến sỹ Tô Trung Thành, Trưởng phòng Quản lý khoa học, Đại học Kinh tế Quốc dân đồng chủ biên và nhóm tác giả. Bản nghiên cứu trên đã gián tiếp cảnh báo về nạn ‘thu cùng diệt tận giai đoạn cuối’ của đảng Cộng sản và chính phủ của thủ tướng ‘Cờ Lờ Mờ Vờ’: nếu xem tiền trong túi dân chúng là một nguồn tài nguyên vô tận thì đó là một não trạng áp đặt rất chủ quan duy ý chí, cả tham lẫn ngu và cực kỳ sai lầm. Cho dù “Bộ Thắt Cổ” (một tục danh mà người dân biệt đãi cho Bộ Tài chính) vẫn còn treo đó thuế VAT (thuế giá trị gia tăng) mà chưa dám tăng từ 10% lên 12% do phản ứng dữ dội của doanh nghiệp, người dân và còn bởi cơ chế tăng thuế VAT rất nhiều khả năng sẽ nhấn thêm nền kinh tế vào nạn suy thoái, sự thật hiển nhiên và trần trụi là trong hai năm 2017 và 2018, Tổng cục Thuế đã phải chịu cảnh thất thu ở nhiều địa phương, kể cả Sài Gòn, nơi được Hà Nội ví là ‘Con bò sữa’.

Hàn và Lào đua nhau giảm giá điện, còn VN?

Hàn và Lào đua nhau giảm giá điện, còn VN? 
Lào rất thân với ta, dùng ta làm đối trọng với Trung Quốc. Bản thân tôi làm chuyên gia giúp lãnh đạo cấp cao của Lào trong nhiều năm, trực tiếp viết các báo cáo phục vụ các Hội nghị Trung ương, Đại hội Đảng, các phiên họp Chính phủ hàng tháng của Lào, nhưng nhận thấy họ cái gì cũng gật với ta, còn vận dụng vào nền kinh tế, xã hội thì họ chỉ làm theo hướng dẫn của ta rất ít. Các chuyên gia VN thường nói đùa: "Cách giúp Lào tốt nhất là rút hết chuyên gia về, để Lào tự do phát triển". Dân Lào giầu hơn dân ta; rất nhiều nhà có ô tô; đường xá rộng rãi. Cán bộ của họ hầu hết đều đi ô tô. Do đó chúng tôi cũng thường nói: "Ở đâu có chuyện ngược đời: thằng đi xe máy dạy dỗ hướng dẫn thằng đi ô tô ?".
Một số bạn nghi ngờ thông tin Lào giảm giá điện. Tôi đăng ảnh chụp bài "Cabinet agrees to lower electricity price, orders action to strengthen economy" trên báo Vientiane Times của Đảng Lào ngày 26/4/2019 để các bạn thấy.
Nguồn: http://vientianetimes.org.la/free…/FreeConten_Cabinet_96.php

30/4: Báo nhà nước bị cấm viết về quá khứ ?

Đúng là báo chí chính thống dịp này toàn đưa tin dân chúng vui chơi liên hoan bốc trời trong khi xác ông Lê Đức Anh vẫn phải tạm yên nghỉ trong tủ đá và sức khỏe của cụ Cả vẫn là điều bí ẩn với người dân. Nếu báo chí chỉ được phép đưa tin về vui chơi giải trí chứ không được nhắc lại những sự kiện trong quá khứ thì đúng là một tin vui hiếm hoi, làm giảm bớt sự phẫn uất của "hàng triệu người buồn" mỗi khi ngày 30/4 đến. Nói là tin vui hiếm hoi vì bên cạnh tin này, còn có vô số tin khác làm người dân buồn.
Truyền thông Việt Nam trong năm lẻ đánh dấu sự kiện 30/4
Trang cá nhân, Facebooker Trần Đình Thu đưa ra bình luận mang tính quan sát, ông viết: "Hôm nay là ngày 28, và mọi người cũng thấy rằng không có các bài viết như mọi năm trên báo lề phải, chẳng hạn như ngày nào thì quân đội miền Bắc tiến vào Quảng Trị, vào Huế, Đà Nẵng, Nha Trang rồi thì chiếc xe tăng nào húc đổ cánh cổng Dinh Độc Lập đầu tiên, ai lái chiếc xe tăng đó… Các báo nhà nước đã bị cấm viết về những chuyện ấy, chỉ được phép đưa tin về vui chơi giải trí chứ không được nhắc lại những sự kiện trong quá khứ. Đó cũng là những tin vui mang thông điệp rằng một thời kỳ mới chắc chắn sẽ đến với Việt Nam."
Việt Nam thường kết hợp bắc cầu hai ngày 30/4 và 01/5 thành một dịp nghỉ lễ trên toàn quốc. Năm nay Việt Nam đánh dấu 44 năm sự kiện ngày 30/4/1975 thống nhất Việt Nam và chấm dứt chiến tranh. Mặc dù là năm lẻ, truyền thông chính thức của Việt Nam trong dịp này vẫn có các chương trình "hoành tráng" đánh dấu sự kiện được báo chí của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam loan bố, trong đó có chương trình truyền hình trực tuyến quy mô và bắn pháo hoa ở một số địa phương.

1964-1975: TQ ‘viện trợ VN nhưng không thể chỉ huy’

Nhớ những năm 1964-1975, hầu như toàn bộ hàng hóa phục vụ cho cuộc sống của người dân thành phố là do Trung Quốc viện trợ, hầu như toàn bộ vũ khí hạng nhẹ của lực lượng vũ trang cũng đều do Trung Quốc cung cấp. Do đó nói gì thì nói, âm mưu gì thì âm mưu, vẫn phải thừa nhận thực tế Trung Quốc đã giúp đỡ VN rất nhiều trong những năm khó khăn ấy. Cho nên nhìn lại lịch sử và xét tới tâm lý chống TQ hiện nay của người VN, nói thế này cũng đúng: "sự hỗ trợ của Trung Quốc cho Việt Nam có thể xem là "thất bại ngoại giao lớn nhất" của Trung Quốc trong Chiến tranh Lạnh".
1964-1975: Trung Quốc ‘viện trợ Hà Nội nhưng không thể chỉ huy’
29 tháng 4 2019 - Một nghiên cứu mới về viện trợ Trung Quốc cho Bắc Việt Nam từ 1964 tới 1975 kết luận Trung Quốc góp phần giúp miền Bắc chiến thắng trong Chiến tranh Việt Nam, nhưng Bắc Kinh không tác động nổi tới lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Bài viết Reassessment of Beijing's economic and military aid to Hanoi's War, 1964-75 của Shao Xiao & Xiaoming Zhang vừa đăng trên tạp chí học thuật Cold War History tháng 4/2019. Hai tác giả nói viện trợ của Trung Quốc thay đổi suốt chiến tranh, đạt đỉnh cao năm 1965, 1967, 1972, và 1974. Trung Quốc viện trợ để phục vụ lợi ích riêng của nước này. Vì vậy, sự thay đổi trong viện trợ khiến Hà Nội nghi ngờ ý định thật của Bắc Kinh.
Chủ tịch Việt Nam Hồ Chí Minh và Mao Trạch Đông
Theo lịch sử chính thức của Trung Quốc, từ thập niên 1950 tính tới 1975, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng hơn 20 tỉ nhân dân tệ. Trong đó, 1,4 tỉ là cho vay không lãi suất. Hai tác giả nói đóng góp của Trung Quốc cho chiến thắng của Hà Nội là không thể phủ nhận. Nhưng viện trợ này chưa bao giờ thuần túy vị tha. Sau khi xem Liên Xô là đe dọa lớn, Mao Trạch Đông tìm cách hòa hoãn với Mỹ, khiến Hà Nội lo lắng. Trung Quốc có lúc tăng viện trợ cho Hà Nội nhưng cũng có lúc giảm đi để bày tỏ bất mãn, như khi Hà Nội đàm phán hòa bình với Mỹ năm 1968 và 1969. Hai tác giả nói: "Không thấy có bằng chứng nào tồn tại rằng viện trợ Trung Quốc tác động tới các quyết định và cách tiến hành chiến tranh của Hà Nội." "Hà Nội thao túng khéo mối quan hệ với Bắc Kinh để có viện trợ đáng kể," hai tác giả viết.

Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Quốc tang liệt sĩ, Đảng tang tứ trụ !

Quốc tang liệt sĩ, tứ trụ đảng tang!
Gió Bấc 2019-04-27 - Không thể cứ tứ trụ là được quốc tang bất kể có công hay có tội. Tứ trụ là cán bộ của đảng, hãy làm đảng tang, quốc tang xin dành cho những liệt sĩ hy sinh vì đất nước ở Gạc Ma, Vị Xuyên, Lão Sơn… Từ cái chết của Trần Đại Quang, sau 3 quốc tang trong cùng năm 2018 dư luận đã lâm râm bàn về quốc tang. Ai được tổ chức quốc tang và quốc tang như thế nào? Rõ là cứ ngồi ghế tứ trụ là được hưởng quốc tang thì không ổn. Có những người khi sống phung phí tiền của, gây khổ cho dân, khi chết lại bắt dân chịu quốc tang.

Hình minh hoạ. Đám tang cố Chủ tịch nước 
Trần Đại Quang ở Hà Nội hôm 27/9/2018 AFP
Cứ ngồi tứ trụ là được quốc tang!
Theo luật của chính quyền cộng sản Việt Nam tại Nghị định 105/2012/NĐ-CP, cứ vào hàng tứ trụ chết, cả nước phải làm quốc tang. Cũng theo nghị định này, Bộ Chính trị có quyền quyết định việc tổ chức lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.{1} Theo quy định này thì trung bình xoàn soạt trong 5 năm cả nước có tối thiểu 4 cái quốc tang. Thực tế riêng năm 2018 đã có ba cái tang liên tiếp.

7 giá trị ở Mỹ không thể mua bằng tiền!

7 giá trị ở Mỹ không thể mua bằng tiền! 
Điều được giảng trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ không phải là quần thể, quốc gia, thậm chí không hề giảng đến dân chủ. Điều được giảng là 3 quyền lợi lớn: quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ba quyền lợi này đều là quyền lợi của cá nhân, không phải là quyền lợi của quần thể hay quốc gia. Những quyền lợi này có được ngay từ khi công dân Mỹ vừa mới sinh ra, chứ không phải do ai ban tặng. Mặt khác, những quyền lợi này có thể bảo vệ cá nhân, khiến họ không phải chịu đựng sự xâm hại của bất cứ ai. Chỉ có kiến lập trên cơ sở quyền lợi cá nhân, mọi người mới có thể có được một xã hội tự do chính nghĩa, tôn nghiêm và bình đẳng.

1_ Một ca sĩ nổi tiếng từng nhổ nước bọt vào mặt một bà cụ, lập tức tòa án Liên bang phán quyết cô phải bồi thường 5 triệu đô-la Mỹ (khoảng 113 tỷ VNĐ) cho bà lão. Quan tòa nói, sở dĩ mức phạt nặng như vậy không phải bởi miếng nước bọt đó đã mang đến tổn thương lớn ngần nào cho bà cụ. Lý do là với những người có tiền như cô ca sĩ nếu chỉ phạt bồi thường 50 nghìn đô-la, lần sau cô ấy chắc chắn sẽ tái phạm. Có thể cô ấy cũng sẽ gây tổn thương cho hơn 10 người khác nữa.

Thư gửi chồng “Cải Tạo”

Thư gửi chồng “Cải Tạo”

Ảnh mộ quan chức cao cấp tại Nghĩa trang Sài Gòn

Nhân dịp Lê Đức Anh được chôn cất ở đây, chúng ta xem lại mộ các quan chức cao cấp khác như thế nào để so sánh.
Ảnh mộ quan chức cao cấp tại Nghĩa trang Sài Gòn
Lãnh đạo cấp cao dâng hương tưởng niệm ở Nghĩa trang TP HCM. 26/01/14  (Kienthuc.net.vn) - UVBCT, Bí thư thành ủy Lê Thanh Hải cùng lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN TP HCM đã đến dâng hương, hoa viếng các vị lãnh đạo tại Nghĩa trang thành phố.

Các vị lãnh đạo thành phố viếng mộ nguyên Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh.

Đúng 7h sáng 26 Tết, Lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam và các Sở, Ban ngành TP HCM đã đến viếng Nghĩa trang thành phố.

Ảnh nơi an nghỉ khiêm tốn (?) của Lê Đức Anh

So với các nhân vật lịch sử tương đương vừa được quốc tang như Đỗ Mười, Trần Đại Quang, Phan Văn Khải và đặc biệt là Võ Nguyên Giáp, thì mộ của Lê Đức Anh khiêm tốn hơn nhiều. Đây là điều đáng ghi nhận, đáng trân trọng đối với ông và gia đình. Tuy nhiên nếu so với mộ các Tổng bí thư, Chủ tịch nước thời trước như Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh... thì chắc mộ Lê Đức Anh vẫn hoành tráng hơn hẳn vì ông không phải chỉ một ngôi mộ nhỏ chục m2 như các bác trên mà tới hàng trăm m2.
Ben trong nghia trang VIP o Ha Noi sap phai dong cua hinh anh 4
Mộ Tổng bí thư Lê Duẩn tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội
Mộ Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh tại Nghĩa trang tp Hồ Chí Minh
Đại tướng Lê Đức Anh sẽ an nghỉ bên đồng đội, đồng chí thân thiết
28/04/2019 TPO - Theo Thông cáo đặc biệt, Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, sẽ được an táng tại Nghĩa trang TP.HCM. Tại Nghĩa trang TP.HCM, các công tác chuẩn bị cho lễ an táng Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đang được gấp rút tiến hành.
Đài hương Nghĩa trang TPHCM.
Nơi Đại tướng Chủ tịch nước Lê Đức Anh sẽ 
an nghỉ khi về cõi vĩnh hằng thuộc khu K1
Chiều 28/4, việc xây kim tỉnh cho Đại tướng đã hoàn thành. Các công nhân cẩn thận dùng bạt che khu đất. “Đại tướng là người có công rất lớn với đất nước. Chúng tôi không muốn cụ bị lạnh khi trở về trong lòng đất mẹ”, một người trong nhóm thợ xây khe khẽ tâm sự với phóng viên. Đại tướng Lê Đức Anh sẽ an nghỉ bên cạnh những đồng đội, đồng chí thân thiết cùng chia ngọt, sẻ bùi, vào sinh ra tử với ông trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ, anh dũng của dân tộc như cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, cố Chủ tịch nước Võ Chí Công, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Thượng tướng Trần Văn Trà...

"CHIẾC... LÔNG CUỐI CÙNG"! (*)

"CHIẾC... LÔNG CUỐI CÙNG"! (*)
(*) Nhại tên truyện "Chiếc lá cuối cùng" của Ơ- Henry.
Phải chăng, người dân đang như "con tin" của ngành Điện để EVN mặc cả với Chính phủ? Phải chăng, EVN đang coi người dân như những con cừu chuyên cung cấp lông, để các ai đó được xúng xính trong những chiếc áo lông cừu cao cấp mỗi khi đông về? Đừng vặt đến những chiếc lông cuối cùng- EVN!

Không phải cho đến sau này; mà từ năm 2012, ngành Điện lực (EVN) đã có lãi 3.500- 4.000 tỷ đồng. Song trước 2012, EVN lỗ tới 26.000 tỷ đồng do các dự án "đầu tư ra ngoài ngành" bị thất bại. Thế nên từ năm 2012 đến nay, EVN đã có đến 5 lần tăng giá điện; đợt tăng giá gần nhất và gây "sốc" nhất là vào tháng 3 vừa rồi: 8,36%.
Rõ ràng, EVN 5 lần quyết định tăng giá điện là nhằm bù đắp cho khoản lỗ khổng lồ trước đó; chứ hoàn toàn không phải "để tiệm cận với giá điện thế giới" như có người từng lấp liếm! Bởi, ngay năm 2012 là năm mà EVN có lãi khủng tới 4.000 tỷ đồng, cũng đã có hai kỳ tăng giá vào tháng 7 và tháng 12...

Biểu tình là quyền hiến định, nhưng Bí thư Nhân ko cho!

Biểu tình là quyền hiến định, nhưng Bí thư Thành ủy không cho!
FB Hoàng Hải Vân 28-4-2019 Nếu như trong Bộ Chính trị ai cũng không thừa nhận quyền hiến định này của công dân như Bi thư Thành ủy TP.HCM thì việc xây dựng Nhà nước pháp quyền chỉ tồn tại trên giấy, thỉnh thoảng mang ra nói đi nói lại cho vui mà thôi. Hy vọng đây chỉ là trường hợp cá biệt trong giới lãnh đạo đất nước.
Image result for Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân.
Biểu tình là tụ tập nhiều người cùng một quan điểm, cùng một nguyện vọng để bày tỏ thái độ ủng hộ cái gì đó, phản đối cái gì đó, góp ý sửa chữa cái gì đó. Đó có thể là chống chiến tranh, chống quân xâm lược, ủng hộ hoặc phản đối chính sách mới nào đó của nhà nước, kêu gọi bảo vệ môi trường, góp ý với chính quyền cải thiện dân sinh dân chủ, v.v… Biểu tình vốn là hành động “thiện lành” như thế nhưng sợ rằng những người biểu tình bị những người không thích biểu tình đàn áp, cho nên cũng giống như nhiều nước khác, nước Việt Nam ta phải ghi vào Hiến pháp để bảo vệ quyền biểu tình của người dân. Nó là một quyền Hiến định.

GS Ngô Việt Trung: Toán toàn những điều trăn trở!

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Ngô Việt Trung: Mở sách toán phổ thông ra, tôi thấy những điều trăn trở!
25/04/2019 Tôi tìm đến GS. TSKH Ngô Việt Trung, một trong những nhà toán học hàng đầu của Việt Nam, khi đọc được thông tin ngành toán Việt Nam đã vượt ngành toán Singapore trở thành quốc gia đứng đầu Đông Nam Á trong việc công bố các bài báo quốc tế trên các tạp chí ISI (danh mục các tạp chí hàng đầu thế giới hiện nay).  Câu chuyện bắt đầu từ thông tin phấn khởi đó nhưng rồi chẳng hiểu tình thế dẫn dắt thế nào mà sau đó nó lại chuyển qua chủ đề: "Chỉ 10 năm nữa, chúng ta sẽ tụt dốc thảm hại". Trong tư cách một nhà toán học uy tín, một người có nhiều năm nghiên cứu và dạy toán, GS. TSKH Ngô Việt Trung cảnh báo: "Chúng ta đã hiểu lầm nghiêm trọng về việc dạy toán và vì thế trình độ toán học trong xã hội kém hơn hẳn trước đây. Nếu không thay đổi, cái giá phải trả là cực lớn".

Ko có cơ hội, nhà ĐT phải rót kỷ lục vào bất động sản

Bài báo viết tốt. Kinh tế VN 30 năm qua tăng trưởng chậm vì cơ hội đầu tư quá ít do nguyên nhân thể chế. Các nhà đầu tư không biết dùng vốn vào đâu nên cuối cùng đổ vào lĩnh vực bất động sản. Đúng như bài báo phân tích: (i) Lượng vốn quá lớn có thể thổi phồng bong bóng bất động sản, đến lúc nào đó bong bóng sẽ lại nổ như những lần trước, gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và xã hội; (ii) Đáng lẽ phải dùng vốn để đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, làm cho lãi mẹ đẻ lãi con, kinh tế phát triển, thì ở VN vốn được dồn vào bất động sản. Bất động sản là nhà cao cửa rộng để hưởng thụ, chúng không tạo ra lãi mẹ, lãi con, tức là không làm ra tăng trưởng kinh tế. Cần phải nói thêm điểm thứ (iii) là: Phát triển quá dựa vào vốn nước ngoài là hết sức sai lầm, vừa kém hiệu quả (làm giàu cho các nhà đầu tư nước ngoài), vừa kém bền vững.
Thận trọng khi vốn ngoại rót kỷ lục vào bất động sản
(Thị trường) - Để phát triển bền vững, các doanh nghiệp bất động sản Việt Nam cần phải đón nhận vốn ngoại một cách thận trọng và chuyên nghiệp hơn. Báo cáo từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy vốn FDI 4 tháng đầu năm 2019 đạt kỷ lục về giá trị vốn đầu tư đăng ký so với cùng kỳ trong vòng 4 năm trở lại đây.

Hết 4 tháng năm 2019, vốn FDI đã đổ vào Việt Nam gần 14,6 tỉ USD. 
Cụ thể, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 14,59 tỉ USD, tăng 81% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, thứ hai là lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản với 1,1 tỉ USD thu hút được từ FDI, chiếm 7,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và tăng hơn 36% so với cùng kỳ năm trước. Đây cũng là số vốn khủng khi gần bằng toàn bộ nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này cả năm 2016 là 1,68 tỉ USD. Như vậy liên tục kể từ năm 2016 đến nay, bất động sản vươn lên đứng thứ hai thu hút vốn ngoại đầu tư trực tiếp vào Việt Nam với số vốn không ngừng gia tăng.

Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2019

HẬU SỐ ĐỎ HAY CHUYỆN ĐÁM TANG CỤ TỔ

HẬU SỐ ĐỎ HAY CHUYỆN ĐÁM TANG CỤ TỔ
Chu Mộng Long 23-4-2019 - Nguyên tác Chu Mộng Long.  (Phần tiếp nối hai kỳ trước. Truyện hoàn toàn hư cấu. Không nên đọc thô thiển bằng quy chiếu với hiện thực nhất thời.)
Cụ tổ chết đã hơn một ngày. Cụ chết trong không khí thật oi bức.
Ông Văn Minh thông cáo với báo chí, rằng trước khi chết cụ tổ vẫn hô tiến lên! Tinh thần ấy xứng đáng với huân chương Bắc Đẩu bội tinh mà nhà nước bảo hộ đã trao cho cụ trong chiến tranh.
Nhưng cái không khí oi bức làm cho xác cụ rất nhanh bốc mùi. Dân đọc báo chửi: "Với thằng già ấy tiến về nghĩa địa thì có!"
Ông Văn Minh nói với cụ cố Hồng:
- Ta nên phát tang sớm đi ạ!

Cụ cố Hồng vừa bị đột quỵ, đã qua khỏi cơn tai biến nhưng cái miệng còn méo xệch sang một phía. Tin cụ cố Hồng bị tai biến thuộc diện bí mật, nhưng người ta đã đàm tiếu linh tinh. Nếu phát tang sớm thì lộ hết. Đằng nào cụ cố Hồng cũng phải làm chủ tang lễ, khi xuất hiện trước công chúng với cái miệng méo ấy khác nào thú nhận với thiên hạ rằng thằng con cũng sắp tiến về nghĩa địa? Mà đâu cần thiên hạ, chỉ riêng con cháu trong cái nhà này đã có thể làm loạn cả lên. Chúng sẽ tranh chấp gia tài khi cái chúc thư cụ tổ giao cho cụ cố viết tiếp vẫn chưa viết xong.

(3) NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH

NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH
Phụ lục 1 - CHÚNG TA vs. CHÚNG NÓ
Gieo nhân nào gặp quả nấy! Một xã hội có thể nhìn thấy sự nhiễu nhương ở khắp nơi là sản phẩm hay điều chính CHÚNG TA gây nên chứ không phải “CHÚNG NÓ” - nhà nước bất tài và doanh nhân tham lam đâu. Hơn thế, suy cho cùng “CHÚNG NÓ” cũng chính là CHÚNG TA mà thôi.
Do vậy, cách thức đơn giản nhất có thể làm cho mọi thứ tốt lên là chúng ta cần ý thức hơn nữa về quyền lợi gắn với nghĩa vụ của mình bằng việc tăng phần tích cực của cuộc sống. Cần gầy dựng những nơi nuôi dưỡng và nâng niu những điều tốt đẹp và giảm bớt cái nhìn tiêu cực về cuộc sống vốn dĩ nó vậy.

(2) NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH

NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH
BUỔI THỨ TƯ
Lưu manh: “Đối với doanh nghiệp, không nên kỳ vọng họ lấy lòng tốt đặt lên hàng đầu.”

Trả lời: Lại một lần nữa phải hỏi, mày ngu thật hay giả vờ ngu tài đến thế? Từ thuở hồng hoang đến giờ, có bà bán bắp cải mù chữ nào lại “kỳ vọng bà bán cà chua lấy lòng tốt đặt lên hàng đầu”? như mày viết. Trong khi đó, chắc chắn mày phải biết câu sau đây của Adam Smith: “Chúng ta hy vọng có bữa ăn trưa không phải vì người bán thịt, người nấu bia, hay người làm bánh mỳ có lòng tốt, mà vì họ tôn trọng quyền lợi của chính mình”. Trong xã hội thị trường tự do, dường như có một bàn tay vô hình điều khiển mọi hoạt động kinh tế: Mọi người (trong đó có tao và mày) đều phải tự cải thiện hoàn cảnh sống của mình, và trong khi làm như thế, người ta phải cung cấp cho người tiêu dùng sản phẩm chất lượng “đáng đồng tiền bát gạo”, nghĩa là hai bên cùng thắng. Hiểu chửa?

Còn bọn doanh nhân ở Việt Nam thì sao?
Hãy xem Facbooker Nguyễn Tấn Thành nói về Masan, một trong những doanh nghiệp đình đám hiện nay: “Marketing gây ám ảnh là chiêu làm cho khách hàng ám ảnh bởi các sản phẩm trên thị trường, điều rất dễ trong tình trạng thực phẩm bẩn, chính quyền tham nhũng, báo chí vô đạo đức hiện nay . Sau đó tung sản phẩm ra như vị cứu tinh khách hàng, và nhanh chóng thống lĩnh thị trường.

(1) NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH

CHÚNG NÓ bảo: “chế độ này của dân, do dân và vì dân”, nhưng CHÚNG TAO, tức là người dân, chỉ cần nói một câu không hợp với lỗ nhĩ của CHÚNG NÓ là bị CHÚNG NÓ qui cho tội “chống đối”, “phản động”… CHÚNG NÓ “ăn”, đến mức một người trong bọn CHÚNG NÓ phải kêu lên: “Ăn không từ thứ gì của dân”, trong khi CHÚNG TAO chỉ được làm hai việc: Thời chiến thì đi lính với chiến lợi phẩm là hai con búp bê, còn thời bình thì è cổ đóng đủ thứ thuế/phí/lệ để nuôi CHÚNG NÓ.
NÓI CHUYỆN VỚI TRÍ THỨC LƯU MANH
Mấy lời phi lộ: 1. Loạt bài này lấy cảm hứng từ STT “CHÚNG TA vs.CHÚNG NÓ” (xem phần phụ lục 1) được nhà báo Hoàng Tư Giang share với lời bình như sau: "Chả nhẽ lòng tốt, sự tử tế của xã hội này đã kiệt quệ? Tôi không tin là như vậy. Đang suy nghĩ để viết thì thấy bài này của anh…” nhưng sau đó không thấy nhà báo HTG bênh vực người viết STT kia mà thậm chí con block luôn chủ thớt này. Ông Võ Văn Thưởng dùng những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng chưa lâm trận đã chạy như thế thì báo chí quốc doanh, dù có quy hoạch kiểu gì cũng mãi mãi sợ mạng xã hội mà thôi.

2. Có người đề nghị nêu đích danh người tham gia đối thoại trong loạt bài này. Nhưng, như đã nói, bài này lấy cảm hứng từ "CHÚNG TA vs CHÚNG NÓ" cho nên tôi dùng những đại từ như "CHÚNG TAO", "TAO", MÀY", nếu gọi đích danh người đối thoại thì dường như không được lịch sự lắm và giọng văn cũng gay gắt quá. Xin coi những đoạn trích dẫn ở đây là của một kiểu người mà chúng ta vẫn gọi là DƯ LUẬN VIÊN và chúng ta đang đối thoại với DLV nói chung.
3. Càng nghĩ tới vụ án thằng đảng viên Linh Ấu Dâm, càng thấy bọn tuyên truyền/ủng hộ tư tưởng này: "Chúng nó cũng là chúng ta mà thôi" là bọn vô cùng khốn nạn: Đánh đồng nạn nhân với thủ phạm, đánh đồng người công chính với bọn đảng viên lưu manh. Nhiều sự đồi phong bại tục là do tư tưởng này mà ra. Bọn này mà được đứng trên bục giảng hoặc làm báo thì đúng là sự chế nhạo lương tri của con người.


Độc quyền và tham lam tàn bạo của EVN

Sự độc quyền của EVN
GIÁ ĐIỆN BÌNH QUÂN TĂNG KHOẢNG 14% – 16%
Lâm Minh Chánh 28-4-2019 - Tôi dự đoán khoảng doanh số EVN sẽ hưởng từ việc tăng này là từ 30.000 tỷ đồng đến 50.000 tỷ đồng. Chứ không đơn thuần ở mức 20.000 tỷ đồng như EVN công bố. Do thiếu điện, EVN đang tính giá điện tăng dần. Càng sử dụng nhiều thì đơn giá càng tăng. EVN làm như vậy nhằm giảm lượng cầu, vì EVN đang thiếu cung. Tuy nhiên, chúng ta đang muốn dân giàu. Dân càng giàu thì càng phải được thụ hưởng. Bắt họ phải trả tiền điện giá cao là đi ngược với cơ chế thị trường và không hợp lý. Muốn phân bổ thu nhập thì đánh thuế vào những mặt hàng cao cấp chứ không phải điện – hàng hóa thiết yếu, cơ bản. 
Và chúng ta đang muốn tăng trưởng kinh tế. Muốn vậy thì các doanh nghiệp phải sản xuất và bán hàng nhiều hơn. Họ cần phải sử dụng điện nhiều hơn. Nhiều công trình nghiên cứu nhiều bài viết khoa học cho thấy sự liên quan mật thiết giữa lượng điện năng tiêu thụ và sự tăng trưởng của nền kinh tế. Để kinh tế phát triển thì phải tiêu thụ điện năng. Do vậy, cách EVN đang làm: tăng giá điện để giảm tiêu thụ điện là sai hoàn toàn, là kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế. Việc mà EVN cần phải làm là tìm mọi cách để tăng lượng cung cấp, với giá cả vừa phải và minh bạch, chứ không phải tăng giá để giảm cầu.

Điện-Dân túy: EVN còn độc quyền đến bao giờ ?

Độc quyền không bao giờ tốt cho nhân dân. Thất bại của ngành điện là một trong nhiều ví dụ điện hình.
Điện và Dân túy
FB Nguyễn Tiến Tường 28-4-2019 - Tôi vẫn thường trực một cảm giác kỳ khôi khi ai đó nói rằng người dân sợ giá điện thị trường. Người ta vẫn thường viện dẫn giá điện thế giới để nói về thị trường. Một cách truyền thông mòn vẹt của ý chí độc quyền. Không thể lấy giá điện mỗi quốc gia để so sánh vì cơ cấu giá, tài nguyên và chính sách năng lượng, chênh lệch tỷ giá hoàn toàn khác biệt. Nhất là không thể nào so sánh mà không kèm theo tương quan thu nhập của người dân. Trừ phi là chuyên gia hoặc nhà báo bỏ túi.
Không có mô tả ảnh.
Việt Nam không có thị trường điện, dân đã sờ nắn được nó đâu mà sợ? Điện ở VN là một mặt hàng do EVN phân phối dưới sự quản lý của Chính phủ. Điều này đưa người dùng vào thế cưỡng bách, vừa thiếu minh bạch vừa phải hàm ơn. Tấm áo “an ninh năng lượng” và “nhiệm vụ chính trị” đang buộc người dân trả giá theo bậc thang, càng dùng càng đắt để bù chéo cho các lĩnh vực hành chính, sản xuất.

Bọn hút máu giáo viên trong ngành Giáo dục

Tôi lưu bài này để chú ý một hiện tượng được nhiều bạn kể cho tôi họ đã phải tốn rất nhiều tiền chạy thi, chạy trường, chạy lớp, chạy kiểm điểm... và rất nhiều khoản chi phí khác cho con dù rằng phần lớn việc chạy đó thực ra không đúng luật, nhưng do chính các lãnh đạo và giáo viên của trường yêu cầu, gián tiếp hoặc trực tiếp công khai. Hôm chủ nhật trước, khi đứng chờ cắt tóc ở đường Xuân La, Hà Nội, mình nói chuyện với một bạn trẻ, bạn bảo chạy cho con vào 1 trường gần đó mất 10 triệu, thế là rẻ. Cách làm là cứ vào phòng hiệu trưởng đưa tiền là xong; nhiều người khác cũng làm thế vào dặn nhau như thế. Bạn ấy cũng đi cùng với những người khác rồi lần lượt trực tiếp vào đưa tiền. Chắc do nhận ồ ạt thế này nên mỗi lớp có tới 60-70 học sinh. Tôi không hiểu tại sao cần phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở mà nhà nước lại cho phép các trường thu quá nhiều tiền của phụ huynh. Nếu gia đình nào đó không có tiền thì con cháu họ phải bỏ học à, trong khi phổ cập giáo dục là bắt buộc phải đi học.
Bọn hút máu giáo viên trong ngành Giáo dục
Trần Thị Phương Lan 27-4-2019 - Tôi là Trần Thị Phương Lan, giáo viên lớp 2/5, trường Tiểu học Phạm Hùng, huyện Bình Chánh, TP.HCM. Tôi xin được tố bọn hút máu giáo viên trong ngành Giáo dục. Họ là ai? Họ là những người quản lý trong trường học, nơi mà hàng ngày triệu triệu trẻ em Việt Nam đến để hy vọng có “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Người nào đem lại ngày vui đó? Chính là những thầy cô giáo. Quý phụ huynh đâu biết rằng, những người giúp con họ vui và có con chữ đó đang bị “hút máu”. Với đồng lương ba cọc ba đồng, với vật giá leo thang. Họ là Ban Giám hiệu trường Tiểu học Phạm Hùng, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
Họ hút máu bằng cách nào? Máu chính là những đồng tiền đáng lẽ những giáo viên đó được hưởng thật sự. Những đồng tiền đó giáo viên sẽ mang về gia đình và mua thức ăn cho gia đình và thức ăn sẽ giúp họ tạo ra máu để sống và có sức để lên lớp đứng trên bục giảng để đưa những kiến thức cho những thế hệ sau. Bằng cách nào để hút máu? Ban giám hiệu trường Tiểu học Phạm Hùng đã lấy đi những khoản tiền với lý do:

Cấm phát cơm từ thiện: Lương tri còn không ?

Cấm phát cơm từ thiện: Lương tri của người cầm quyền?
Sư Cô Pham Ai Hanh - Cách đây 1 tháng, chúng tôi đang phát cơm từ thiện cho bà con nghèo, bệnh nhân và thân nhân nuôi bệnh, người cơ nhỡ tại đường Phạm Hữu Chí, phía sau lưng BV Chợ Rẫy thì bị cả chục người áo xanh nước biển mang danh là quản lý đô thị đến làm việc. Bên cạnh đó có thêm 1 chị gái xưng là Trưởng ban y tế phường đến thị uy với chúng tôi. Tôi sẽ kể sau dưới bài viết này.

Trước tiên, tôi muốn nói về cảnh quan ở con đường Phạm Hữu Chí.
“Đây là con đường thực sự rất vắng vẻ, yên tĩnh, không có quán xá, quán nước, hàng rong hay xe ôm gì cả. Song phía đầu bên kia của con đường này là trạm xe Quốc Hoàng, tồn tại lâu năm với sự lấn chiếm lòng đường, lề đường khi xuống hoặc lên hàng cho khách, rồi đón khách chở về tỉnh Đồng Tháp, ấy vậy mà trong mắt mấy ông quản lý đô thị là “được phép “, nên hãng xe họ vẫn an nhiên tự tại mà hoạt động, kiếm tiền và giàu có, không biết có “xôi chè “gì không mà vẫn “bình chân như vại”?

Tượng Trần Đại Quang và “Văn Võ Thánh Trần”?

“Văn Võ Thánh Trần” là sao?
Chu Mộng Long 28-4-2019 - Được biết các đền chùa tại Bà Nà (Đà Nẵng) chủ yếu là do các đại gia mới lập ra. Các đại gia có quyền phong thánh và tôn thờ người phù trợ cho mình ăn nên làm ra, nhưng tuyệt đối không được mang Đức Thánh Trần Hưng Đạo ra lập lờ đánh lận con đen, biến dân ngu thành con rối trong một tín ngưỡng bất phân Ma Phật. Tự do tín ngưỡng cũng như mọi quyền tự do khác được điều chỉnh theo nguyên tắc: không xâm phạm đến quyền tự do của người khác. Trường hợp này đã xâm phạm đến tín ngưỡng của cả dân tộc, vì Trần Hưng Đạo là anh linh của cả dân tộc. Trách nhiệm này thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ảnh chụp tượng Trần Đại Quang được thờ trong chùa ở Bà Nà
có chữ “Văn Võ Thánh Trần” do cư dân mạng đưa lên Facebook
Dân mạng rộ lên chuyện đền thờ Đức Thánh Trần thờ pho tượng ông tướng công an. Không biết thực hư thế nào, cần xác minh. Tôi chỉ luận về tín ngưỡng. Tự do tín ngưỡng là quyền được hiến định cho mọi công dân.
Người dân Việt Nam từ xưa đến nay có quyền thờ cúng bất cứ ai, cái gì. Từ thờ Phật, Chúa, Thánh, Thần đến thờ Chó, Mèo, Heo, Gà, Chuột, kể cả ông Táo, ông Bình Vôi… Tín ngưỡng phản ánh trình độ dân trí và tư cách văn hóa, đạo đức của một dân tộc, một tầng lớp, một nhóm người.

Lại chuyện (buồn, đểu cáng) tháng Tư

Buồn khi đọc đoạn kết thế này: Bây giờ, sau khi bước ra biển lớn, kiểm điểm lại cũng chỉ thấy dưới thuyền không có ai khác – ngoài những kẻ cầm quyền, cùng với hành lý, thân nhân và gia nhân của họ. Thuyền đi càng xa, khoảng cách giàu nghèo (rõ ràng) càng rộng. Ông bạn Lê Diễn Đức gọi đó là sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn. Phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để đổi lấy sự đểu cáng như thế thì (đ. mẹ) không chửi thề sao được chớ.
Lại chuyện tháng Tư
FB Tưởng Năng Tiến
Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn… (Trần Văn Hương)
Tác giả câu thơ thượng dẫn là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai nhớ rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam.
Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục:
Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn…
Ở miền Bắc phần lớn quí vị chính khách đều hành nghề cách mạng một cách bền bỉ, liên lỉ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ cũng sính chuyện thơ văn hơn, và cách họ làm thơ (hoặc viết văn) cũng gây lôi thôi phiền phức nhiều hơn – cho cả đống người!
Khi ngồi buồn, họ không gãi háng. Lúc rảnh rỗi, họ cũng không chịu viết văn hay làm thơ chỉ để đọc chơi thôi. Văn thơ của họ khiến cho cả nước phải bận lòng, và không ít người phải bỏ mẹ, hay bỏ mạng! Xin đơn cử một thí dụ, một câu thơ nổi tiếng hơn, của một chính khách tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều:
Bỗng nghe vần thắng vút lên cao…

Đường cao tốc Bắc-Nam: Chỉ bọn Tàu quan tâm

Trong bài vừa lưu (Tại sao lãnh đạo ham đường cao tốc Bắc-Nam), tôi đã bình luận: Cũng không thể không nhắc tới âm mưu của kẻ thù bên ngoài vì chúng luôn khao khát có những con đường bộ ngon lành để dễ dàng tiến quân xâm lược nước ta. Đây chính là lý do "các nhà đầu tư từ các nước phát triển như Pháp, Anh, Mỹ, Nhật… chưa thấy ai tìm hiểu (các dự án BOT của Việt Nam), duy nhất chỉ có Trung Quốc vào nhiều nhất". Do đó tôi dám khẳng định cho Trung Quốc làm đường bộ, đường sắt Bắc Nam là hành động bán nước.

Dự án Cao tốc Bắc-Nam: Mới chỉ có các nhà đầu tư Trung Quốc quan tâm
27/04/2019 Các nhà đầu tư của các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Anh, Pháp không mặn mà, chỉ có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc đang quan tâm tới các dự án BOT cao tốc Bắc - Nam, theo Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật. Lãnh đạo Bộ cũng nhấn mạnh, cái khó của 8 dự án BOT hiện nay là các nhà đầu tư tư nhân trong nước không đủ năng lực tham gia theo quy định, còn các nhà đầu tư nước ngoài lại không mặn mà. Các nhà đầu tư lớn có 3 yêu cầu mà Việt Nam không đáp ứng, đó là bảo lãnh doanh thu, bảo lãnh chuyển đổi tỷ giá và bảo lãnh rủi ro Chính phủ. Với lý do này, "các nhà đầu tư lớn họ không vào, đặc biệt các nước phát triển, duy nhất chỉ có Trung Quốc vào nhiều nhất".
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Nhật
 phát biểu tại phiên thẩm tra của Uỷ ban Kinh tế.
Tại phiên họp mới đây của Uỷ ban Kinh tế Quốc hội, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, theo quy hoạch, toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam có chiều dài 2.109 km, trong đó đến năm 2020 sẽ phấn đấu hoàn thành 2.000 km cao tốc. Từ Lạng Sơn - Cà Mau 2109 km, 2020 phấn đấu được 2000 km theo quy hoạch mà hiện mới được 964 km. Có thể nói trong hệ thống phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế trục xuyên tâm Bắc Nam chưa làm được, khó có thể hoàn thành theo Nghị quyết, ông Nhật nói.

Tại sao lãnh đạo ham đường cao tốc Bắc-Nam

Tôi rất đồng tình với các câu hỏi của bà Phạm Chi Lan. Đây chỉ là 3 câu hỏi trực diện nhất, ngoài ra còn hàng trăm câu hỏi cụ thể khác. Trên Blog này, đã có một số lần tôi phát biểu nhà nước ta chỉ quan tâm tới giao thông đường bộ và hàng không, bỏ mặc các hình thức giao thông khác rất quan trọng, thậm chí quan trọng hơn, hiệu quả hơn so với 2 hình thức trên. Trước hết, đất nước mình chạy dài hình chữ S, lại dọc theo biển. Do đó, vận chuyển đường sắt và đường biển hiệu quả hơn nhiều so với đường bộ và đường không, nhưng chúng ta gần như bỏ qua hoàn toàn hai hình thức này. Tiếp đến, còn có vận tải đường ống và đường cáp (điện lực, viễn thông...), cũng rất quan trọng. Ở các nước công nghiệp, dẫn các chất như xăng dầu, khí đốt... đi xa, người ta thường dùng đường ống, nhưng ở ta, đường ống sau khi sử dụng trong chiến tranh đã bị xóa bỏ. Cuối cùng, cũng phải thấy đường cáp cũng cực kỳ quan trọng vì chúng ta đang sống trong thời đại thông tin, thông tin quý hơn cả vàng; nhưng vì chế độ ta là độc tài nên lãnh đạo cứ quyết mà không cần thông tin, nên loại đường này cũng chỉ được quan tâm có mức độ. Đến đây lại đặt ra câu hỏi: Tại sao lãnh đạo thích đường bộ ? Phải chăng câu trả lời là đường bộ gắn liền với cướp đất đai giá rẻ mạt nên họ có thể tham nhũng, chia chác với nhau dễ nhất. Ví dụ các BOT như nấm khắc nơi, chia nhau thoải mái; ai cũng có phần... Bên cạnh đó, cũng không thể không nhắc tới âm mưu của kẻ thù bên ngoài vì chúng luôn khao khát có những con đường bộ ngon lành để dễ dàng tiến quân xâm lược nước ta.
Chuyên gia Phạm Chi Lan: Ba câu hỏi cho dự án đường cao tốc Bắc-Nam
27/04/2019 Phạm Chi Lan - Trong vài tháng gần đây, Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) đưa ra một số thông tin về triển khai dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (ĐCTBN), gây xôn xao trong dư luận. Nhiều chuyên gia đã lên tiếng, bày tỏ sự quan ngại từ các góc độ khác nhau quanh dự án này. Tôi cũng xin chia sẻ những suy nghĩ và mối lo của tôi trên các mặt sau đây.
Đường về miền Tây Nam bộ kẹt cứng 
dịp Tết Nguyên đán 2019. Ảnh: NĐT
Về chủ trương đầu tư xây dựng ĐCTBN, không ai phủ nhận tầm quan trọng của việc hình thành một hệ thống giao thông hiện đại, đồng bộ, kết nối các vùng khác nhau của đất nước, để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH), đảm bảo an ninh quốc phòng, nhất là trong giai đoạn tới, khi chúng ta rất cần phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững hơn.

Phản ứng về cụm từ 'các thế lực thù địch'

Cụm từ 'các thế lực thù địch, phản động' hiện nay ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần đoàn kết dân tộc vì người ta hiểu rằng nó được dùng để chỉ những người Việt ở hải ngoại tại một số quốc gia. Ngoài ra nó cũng còn được hiểu là dùng để chỉ những người trong nước có ý kiến phản biện với đường lối của nhà nước Việt Nam. Lạ lùng là đã từng có một vài người lên mạng nói rằng một số anh chị em tham gia phản đối các dự án BOT bẩn có liên quan đến "nhóm phản động ở hải ngoại" ??? Thật không thể hiểu nổi. Do đó, về mặt thuật ngữ không nên duy trì sự tồn tại của cụm từ này vì nó rất không chuẩn mực về mặt ngữ nghĩa, làm người đọc có thể suy diễn, sử dụng áp đặt cho những công dân lương thiện. Dẫu có viện dẫn gì đi chăng nữa, thì việc nhiều triệu con người nối đuôi nhau bỏ nước ra đi trong nhiều thập niên liên tiếp cũng là một trang sử đáng hổ thẹn của nhà cầm quyền đương thời, và đen tối của dân tộc này. Do vậy, những cụm từ chẳng phục vụ một điều gì tốt đẹp ngoài gây chia rẽ người với người, và khơi gợi lại một trang sử bi thương của dân tộc, phải nên cáo chung.
Phản ứng về cụm từ 'các thế lực thù địch'

28 tháng 4 2019 - Cụm từ 'các thế lực thù địch, phản động' từ lâu được dùng khá phổ biến trên truyền thông nhà nước Việt Nam. Nhưng các 'thế lực' ấy là ai? Cụm từ này trở nên quen thuộc tới mức gần như ít người Việt nào thắc mắc khi nghe hoặc đọc thấy. Đặc biệt vào các dịp lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước, hệ thống báo của nhà nước Việt Nam thường đưa các bài viết có nhắc nhở người dân đề phòng bị lôi kéo bởi 'các thế lực thù địch, phản động, lưu vong'.
Video trên mạng xã hội về buổi gặp của 
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với Việt Kiều tại Séc
Mới đây, cụm từ này nhận được nhiều chú ý hơn, khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được cho là phát biểu trong cuộc gặp cộng đồng người Việt tại Trung tâm thương mại Sapa, Cộng hòa Séc. Trong một đoạn video trên mạng xã hội ghi lại buổi gặp gỡ hồi trung tuần tháng Tư, ông Phúc nới với bà con Việt Nam xa xứ ở Séc rằng "bọn phản động, lưu vong rã rời chân tay" khi Tổng thống Trump cầm lá cờ của Việt Nam tại thượng đỉnh Trump-Kim.

Bình luận về quốc tang cựu chủ tịch Lê Đức Anh

Bình luận về quốc tang cựu chủ tịch Lê Đức Anh
Một nhà quan sát ở Hà Nội nói với BBC rằng "chuyện quốc tang đối với dân sau ông Võ Nguyên Giáp là hết" trong lúc một nhà báo tán thành đề xuất quốc tang "chỉ dành cho lãnh đạo đương chức, và gọn lại thành một ngày". Nhiều nước châu Âu có quy định lễ quốc tang được dành cho các lãnh đạo quốc gia và cả các công dân có công trạng, danh nhân, nạn nhân khủng bố, thiên tai. Ở một số nước châu Á như Philippines, nạn nhân của tai nạn phi cơ lớn cũng được cử hành quốc tang hoặc tang lễ có mặt đại diện cao nhất của chính quyền. Tại Trung Quốc, người sáng lập nhà nước cộng sản Mao Trạch Đông khuyến khích việc hỏa thiêu các lãnh đạo từ năm 1956.

Cựu Chủ tịch nước Lê Đức Anh (ngồi xe lăn) dự đám 
tang cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt hồi tháng 6/2008
Cựu Chủ tịch nước Việt Nam, cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Lê Đức Anh qua đời ở Hà Nội hôm 22/4, hưởng thọ 99 tuổi, theo truyền thông chính thống Việt Nam. Quốc tang Đại tướng Lê Đức Anh sẽ diễn ra trong hai ngày 3 và 4/5/2019, do Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban, truyền thông Việt Nam đồng loạt đưa tin.
Hôm 25/4, Phó giáo sư, Tiến sĩ Mạc Văn Trang nói với BBC từ Hà Nội: "Thú thực, tôi không quan tâm đến ông Lê Đức Anh sống chết ra sao, tang lễ thế nào.". "Theo như tôi thấy, người dân chẳng quan tâm đến quốc tang gì đâu."

44 năm húc sập cổng Dinh Độc lập: mọi thứ đều tăng

Đất nước đã bao giờ được như bây giờ... thế mà bác Anh lại bỏ nước ra đi, còn bác Trọng không biết có sớm đi theo bác Anh không ? Đọc tin bác Trọng làm Trưởng ban lễ tang bác Anh, mình ko biết bác chỉ đứng tên cho đúng đội hình quy định hay hôm đó vẫn có mặt và đọc được điếu văn ? Đất nước này cái gì cũng tăng, kể cả số vua chết cũng tăng nhanh. Nhưng hình như diện tích đất đai, tài nguyên đất nước và hạnh phúc nhân dân đang không ngừng giảm mạnh ?
“Kỷ niệm” 44 năm húc sập cổng Dinh Độc lập, mọi thứ đều tăng
Facebooker Mạnh Kim: “Kỷ niệm” 44 năm sau ngày chiếc xe tăng húc sập cổng Dinh Độc lập, mọi thứ đều tăng. Giá xăng tăng, giá điện tăng, học phí tăng, viện phí tăng, tỷ lệ người xếp hàng xin visa nước ngoài tăng, tỷ lệ đảng viên cộng sản “bỏ của chạy lấy người” tăng… Chưa kể chùa chiền tăng, tỷ lệ mê tín dị đoan tăng, tỷ lệ hiếp dâm trẻ em tăng, tỷ lệ học sinh đánh nhau tăng, tỷ lệ trộm cắp giết người tăng, tỷ lệ tai nạn giao thông tăng, tỷ lệ nữ vị thành niên phá thai tăng… 
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Chưa kể tỷ lệ viên chức phát biểu nhảm nhí tăng, tỷ lệ cướp đất tăng, tỷ lệ phá rừng tăng, tỷ lệ phá biển tăng... 
Có những thứ “tăng” kỳ lạ nữa. Tỷ lệ bỉ ổi tăng, tỷ lệ trơ trẽn tăng, tỷ lệ mặt dày tăng, tỷ lệ bất lương tăng, tỷ lệ ngụy quân tử tăng… 
Còn nữa, tình trạng báo chí bị bịt miệng tăng, tỷ lệ tù nhân lương tâm tăng, tỷ lệ người chết trong đồn công an tăng… 
Chưa hết, tỷ lệ “gia đình trị” cũng tăng!

Nguyễn Công Vượng - Chính trị hóa!

Cảm ơn nghệ sĩ Vượng. Anh đã 2 lần ra trạm xả Bắc Thăng Long - Nội Bài ủng hộ anh chị em đang đấu tranh phản đối BOT quá bẩn thỉu này. Tôi rất chia sẻ với anh và cũng rất buồn vì hầu như toàn bộ giới nhân sĩ trí thức Việt đã và đang ngoan ngoãn chấp nhận cuộc sống nô lệ. Chấp nhận nói và làm theo ý chỉ của giới cầm quyền; chấp nhận bị vặt lông như vịt và kiên quyết không kêu.
Nguyễn Công Vượng - Chính trị hóa!
Đã từ lâu ở nước ta việc chính trị hoá mọi sự vật hiện tượng hay bất cứ câu chuyện gì đã như một bức tường thành ngăn cản cho sự minh bạch, ngăn cản sự phát triển tiến bộ và thượng tôn pháp luật của thời đại 4.0. Từ những vụ việc mang tính pháp luật - hình sự rõ rệt như ấu dâm hay quấy rối tình dục hay gian lận thi cử cũng bị bức tường mang tên chính trị ngăn cản lại. Bất cứ ai đưa ra những ý kiến hay phản biện lại những điều đó đều bị hai chữ Chính Trị chặn ngay lại, và bằng cách nào đó với hệ thống ngầm rải rác khắp nơi để đưa câu chuyện về tính chất chính trị để nhiều người ngại và nản với bức tường vô hình mà buông phím dừng lời. 

Nghệ sĩ Nguyễn Công Vượng
Tôi là người chưa am hiểu về chính trị và nói thật là không bận tâm về chính trị. Những điều tôi viết tôi nói đơn giản là cảm nhận của một công dân được sống bằng những đồng lương từ mồ hôi nước mắt của nhiều người mà thành. Việc trách nhiệm với xã hội là một phần tất yếu không chỉ riêng tôi mà ngay cả các bạn nữa. Bức tường Chính Trị bao phủ mọi sự thật và rõ ràng và với Chính Trị thì sự minh bạch là một điều gì đó không tưởng.

Hồi ức của cựu Ủy viên BCT Phạm Quang Nghị

Hồi ức của một cựu Ủy viên Bộ Chính trị
27/04/2019 TP - Cuối năm 1970, Đoàn học viên lớp học đặc biệt của Trường viết văn Quảng Bá mới học được 5 tháng thì chuyển sang lớp huấn luyện cấp tốc tại Trường 105 Hòa Bình. Ngày 15/4/1971, đoàn lên đường vào chiến trường miền Nam. Trong đoàn có Ngô Thế Oanh, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Bảo, Lê Điệp... và chàng trai thấp bé 23 tuổi, mới tốt nghiệp Khoa Sử, ĐH Tổng hợp. Người đó là Phạm Quang Nghị.
Ông Phạm Quang Nghị thời gian đi chiến trường
Mới đi được 1 tháng, một nửa tiểu đội phải nằm lại trong các bệnh xá vì sốt rét. 6 tháng vượt Trường Sơn, Phạm Quang Nghị phải 5 lần nằm lại bệnh xá bệnh viện. Đồng đội của anh có người vĩnh viễn nằm lại binh trạm vì sốt rét ác tính tiểu ra máu như Nguyễn Văn Kim. Những ngày đêm dằng dặc gian khổ chết chóc rồi mới tới được vị trí công tác. Bươn bả những chuyến thâm nhập thực tế dài ngày ở chiến trường ác liệt Bù Đốp, Lộc Ninh, Tây Ninh, Phước Long, Bình Long. Những ngày ở R. và nhất là vùng ven lộ 4 cùng vùng ven Đồng Tháp Mười cho tới ngày 30/4/1975. Lộ trình máu lửa ấy đã được thể hiện trong cuốn nhật ký gần 500 trang in khổ 16x24cm Nơi ấy là chiến trường (NXB Hội Nhà văn 1/2019) mà tác giả là Phạm Quang Nghị.

Nông sản Mỹ thắng to khi tranh chấp với Trung Quốc

Nông sản Mỹ thắng to khi tranh chấp với Trung Quốc
Mỹ giành thắng lợi về hàng nông sản trong tranh chấp thương mại với Trung Quốc tại WTO, Bộ Nông nghiệp Mỹ thông báo. Hội đồng giải quyết tranh chấp của WTO đã ra phán quyết Trung Quốc vi phạm quản lý hạn ngạch thuế quan (TRQ) đối với lúa mì, ngô và gạo.

Nhưng dường như lúa mì Canada sẽ được hưởng lợi từ phán quyết của Tổ chức Thương mại Thế giới. WTO đã kết luận quy trình của Trung Quốc không minh bạch, thiếu dự đoán hoặc công bằng và ngăn chặn TRQs được thực hiện, gây tổn hại cho Mỹ và các nhà xuất khẩu khác trên toàn thế giới. Đó là chiến thắng thứ hai của Mỹ tại WTO trong năm nay. Trước đó, họ đã giành thắng lợi trong tranh chấp liên quan đến sự hỗ trợ trong nước quá mức của Trung Quốc cho nông dân trồng ngũ cốc.

Hàn Quốc giảm giá điện giúp dân đối phó nắng nóng

Đọc tin xứ người, nhìn cảnh xứ ta thấy đau lòng lắm. Lại muốn chửi lũ quan tham và tập đoàn doanh nghiệp nhà nước độc quyền bóc lột thậm tệ đồng bào. Lại mong trời phật sớm quả báo chúng nó.
Hàn Quốc tạm thời giảm giá điện giúp dân đối phó nắng nóng
07/08/2018 Trần Biên (Theo Yonhap) ANTD.VN - Do thời tiết quá nóng nực nên Chính phủ Hàn Quốc quyết định tạm thời giảm giá điện trong tháng 7 và tháng 8 năm nay. Đây là một trong những chính sách hỗ trợ để giúp các hộ dân vượt qua được mùa nắng nóng.
Tiền điện tháng 7 và 8-2018 sẽ được Chính phủ Hàn Quốc điều chỉnh giảm giá cho người dân. Bộ trưởng Năng lượng, Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc Paik Un-gyu đã đưa ra thông báo trên tại cuộc họp chính phủ với quan chức đảng Dân chủ cầm quyền hôm qua 7-8. “Với tư cách là Bộ trưởng phụ trách vấn đề năng lượng cho đất nước này, tôi cảm thấy mình phải có trách nhiệm nghiêm túc trong việc giúp đỡ người dân vượt qua đợt nắng nóng này, bởi nhiều người không dám sử dụng điều hòa nhiều vì lo ngại hóa đơn tiền điện tăng vọt trong thời gian này. Chính phủ sẽ tạm thời giảm giá điện đồng thời triển khai một số biện pháp khác giúp người dân sống thoải mái hơn”, ông Paik Un-gyu cho biết.

Tại sao các quốc gia rút vàng từ Mỹ về nước

Trong bài này có câu: "Các nhà kinh tế chờ đợi sự sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ, dự đoán một tương lai mơ hồ cho đồng đô la và suy thoái kinh tế toàn cầu". Tôi cho rằng dự báo này quá bi quan. Mặc dù kinh tế Mỹ bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng nóng, thị trường chứng khoán tăng trưởng quá nhanh (theo lý thuyết và kinh nghiệm thực tế sẽ sớm khủng hoảng vì "một cây không thể mọc tới trời" - châm ngôn nổi tiếng trên thị trường này)... nhưng nhiều dấu hiệu khác đảm bảo quá trình tăng trưởng bền vững trước mắt cho nền kinh tế này: Lãi suất liên bang vẫn rất thấp, dòng vốn đổ về Mỹ vẫn rất cao, niềm tin của người tiêu dùng vẫn mạnh, Mỹ đang có lợi thế trong các cuộc chiến tranh thương mại, cách điều hành quyết đoán của Tổng thống Mỹ và Thống đốc FED...
Tại sao các quốc gia rút vàng từ Mỹ về nước
Hà Lan đã chuyển 122 tấn vàng gửi trong kho dự trữ của Mỹ về nước hồi năm 2014. Các nước khác hồi đó cũng đang muốn chuyển vàng về nước. Các quốc gia trên thế giới đã giữ vàng của mình ở Mỹ trong nhiều thập kỷ qua. Tuy nhiên tình hình đang thay đổi. Năm ngoái Thổ Nhĩ Kỳ đã lấy lại vàng dự trữ từ Mỹ. Đức và Hà Lan cũng làm như vậy. Bây giờ sẽ đến lượt Italia. Một câu hỏi hợp lý đã nảy sinh: Washington có sẵn sàng trả lại vàng không thuộc về Mỹ vào bất cứ lúc nào hay không? Để không gặp rủi ro, ngày càng có nhiều quốc gia đòi lại vàng dự trữ về nhà mình. Thực tế, tổng thống Hugo Chavez nói: các thỏi vàng phải được khẩn trương chuyển về nước, nếu không chúng có thể trở thành con tin và công cụ gây áp lực của Washington. Sáu năm sau, đó chính xác là những gì đã xảy ra. Bây giờ người ta không còn tin tưởng vào người Mỹ nữa.

Có vàng không?
Mong muốn của các ngân hàng trung ương tích lũy thêm vàng là điều dễ hiểu. Đây là tài sản duy nhất trên thế giới không có rủi ro vốn có về tiền tệ. Hiện nay vấn đề địa chính trị đã nổi lên hàng đầu, chiến tranh thương mại bùng nổ, các nhà kinh tế chờ đợi sự sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ, dự đoán một tương lai mơ hồ cho đồng đô la và suy thoái kinh tế toàn cầu. Vì vậy các thỏi vàng trở nên rất hữu ích.

Sự khốn cùng của nhân dân

Đọc những bài về tận cùng khốn khổ của nhân dân không khỏi nghĩ tới những bữa tiệc thịnh soạn thừa mứa của giới quan chức. Tác giả bài dưới đây thường bật khóc, còn tôi thì thường chửi lũ khốn nạn..., nhưng chỉ là chửi thầm. Có lẽ cả đời thường xuyên phải chửi trong đầu nên tôi mắc bệnh đau đầu từ khi mới 15-16 tuổi mà không sao chữa được. Đúng là làm gì cũng phải trả giá, nhất là căm giận trong lòng. Thập kỷ 1980, mỗi khi nghe một quan chức cấp cao đi khảo sát địa phương về mở đầu bài báo cáo kết quả bằng câu, ví dụ: "Tôi vừa tháp tùng anh Ba (Duẩn) hay anh Thận (Trường Chinh) đi kiểm tra thực tế ở (đâu đó, ví dụ Quảng Ninh), thấy dân mình nghèo quá, xót xa quá", là tôi đã chửi thầm: Giả dối. Đó là vì tôi biết chúng chỉ nói cho đúng quy trình thôi chứ đầu chúng có thấu hiểu nghèo quá là gì đâu, có hiểu khi 1-2-3 ngày người dân không có gì ăn thì họ phát cuồng lên như thế nào đâu; khi đó cái gì họ cũng dám làm, kể cả giết người, để có cái cho vào bụng... Lịch sử nhân loại hiện đại cho thấy ko có chế độ nào tàn ác với người dân như chế độ cộng sản. Chủ nghĩa phát xít còn thua xa. Hàng trăm triệu dân đã bị giết trong các triều đại cộng sản ở Liên Xô và Trung Quốc... Đấy là chuyện giầu nghèo và quan trí trong thập kỷ 1980, còn bây giờ thì... khoảng cách quan - dân đã quá xa rồi; kẻ chết đói, người tỷ phú đô la...
Sự khốn cùng của nhân dân
Mai Quốc Ấn 27-4-2019 - Giá vé buýt 3.000 là tăng 33%. Trong khi để làm 1 tuyến điều tra về giá vé xe buýt tôi đi trọn 154 tuyến xe buýt của Tp.HCM và có tuyến đi nhiều lượt, nên biết những cảnh đời nhân dân dưới đáy xã hội ra sao. Họ đi làm bằng buýt mỗi ngày, có người đi 2 lượt, có người nhiều hơn. Tính ra mỗi tháng sau khi giá vé tăng, những người lao động nồng nặc mùi mồ hôi ấy mất thêm từ 60.000 đến gần 200.000. Con số đó không lớn phải không? Không! Nó rất lớn! Lớn từ tỉ lệ % tăng giá (33%) đến lớn trong thực tế. Tôi đoan chắc rất rất rất nhiều người đọc status này không hiểu một buổi đi chợ 12.000 cho 2 bữa cơm (3 người ăn) là như thế nào. Tôi đã “ăn không từ một thứ gì” nhân dân mời. Ăn những bữa cơm tận cùng khốn khổ ấy nên hỏi sao không đau đớn, không bật khóc?
Tôi biết có nhiều người làm trong cơ quan nhà nước, tổ chức đảng sẽ đọc được điều này. Và tôi thấy cần phải lần nữa phải phơi bày sự thật bằng chức nghiệp của một người viết cũng như bày tỏ sự phẫn nộ của mình với tư cách công dân. Không chỉ chuyện giá điện!