Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

Chiến tranh vật lý địa cầu: Hoa Kỳ và New Zealand đã bí mật tạo ra sóng thần

Chủ Blog: Vào những năm 70 của thế kỷ trước, đọc những tài liệu về cuộc chiến tranh vật lý địa cầu, chúng tôi đã thấy rất khủng khiếp. Giờ đây, viễn cảnh của cuộc chiến vật lý địa cầu đã ngày càng rõ.
Thử vào google tra về chiến tranh vật lý địa cầu, hoàn toàn không thấy thông tin gì. Chẳng nhẽ một chuyện lớn như vậy mà google không nhắc tới ? Kể cũng lạ.

Theo những tài liệu tôi đọc được cách đây khoảng 35-40 năm (1972-1977), trong thời chiến tranh lạnh đang ác liệt lúc đó, bên cạnh các chương trình hạt nhân và nhiệt hạch, các nước lớn đều đẩy mạnh nghiên cứu chế độ hoạt động động đất lãnh thổ và lãnh hải, nghiên cứu động đất  và sóng thần, nghiên cứu biến thiên trường từ Trái Đất và các hiện tượng liên quan trong tầng điện ly, từ quyển và hoạt hoạt động Mặt Trời, nghiên cứu đặc điểm cấu trúc vỏ Trái Đất theo từ telua, dị thường trọng lực và dị thường từ, nghiên cứu từ tính đất đá, cổ từ và địa chất kiến tạo, nghiên cứu vật lý khí quyển và môi trường, nghiên cứu hoạt động đông của sét, nghiên cứu quá trình tiến hoá địa động lực vỏ Trái Đất và thạch quyển, nghiên cứu cơ chế hoạt động của nước ngầm và các cấu trúc nông gần mặt đất, nghiên cứu đặc trưng ô nhiễm môi trường, và nhất là nghiên cứu ứng dụng các phương pháp địa vật lý địa cầu sử dụng trong quân sự, chiến tranh...

Mục tiêu của các nghiên cứu này là sẽ sử dụng sức mạnh của cơ chế vật lý địa cầu làm vũ khí chiến tranh. Ví dụ tạo ra sóng thần để phá hủy hàng loạt thành phố, cơ sở quân sự của đối phương (nghiêng biển đổ nước vào địch), tạo ra và hướng dẫn các lốc, luồng sét đánh trực diện vào đối phương, xoay trục quả đất, tạo các cuộc động đất, phá vỡ các núi băng... cũng với mục tiêu trên. Theo dự kiến, lợi dụng được sức mạnh tự nhiên của địa cầu sẽ tạo ra sức mạnh khủng khiếp gấp hàng triệu lần những quả bom nguyên tử, nhiệt hạch thông thường.

Tất nhiên, mục tiêu của các nghiên cứu sử dụng cơ chế vật lý địa cầu nêu trên trong chiến tranh không phải là để đem ra tiêu diệt nhau vì làm như vậy thì tất cả đều chết. Nhưng điều này xuất phát từ nền tảng của Học thuyết quân sự phương Tây: Chiến tranh chỉ không nổ ra khi hai bên có đủ lực để hủy diệt lẫn nhau; do đó càng chạy đua vũ trang thì thế giới càng hòa bình. Học thuyết này ngược với Học thuyết quân sự phương Đông (Liên Xô, Trung Quốc) theo đó chủ trương giải trừ quân bị, chung sống hòa bình.  


Nguồn: golosscience.comKichbu posted on 06.01.2013Hoa Kỳ và New Zealand đã tiến hành các vụ thử nghiệm bí mật super-bom ngầm để gây ra sóng thần. Điều thú vị là, sóng thần xảy ra vào năm 2004 tại Indonesia dã cướp đi gần 300 nghìn mạng người phải chăng đó là sóng ngầm tự nhiên?


Các vụ thử nghiệm được tiến hành tại vùng biển xung quanh New Caledonia và Okland trong Chiến tranh thế giới II và cho thấy rằng vũ khí như vậy, về nguyên tắc, có thể chế tạo được và nó sẽ đạt mục tiêu. Loạt 10 vụ nổ dưới biển về tiềm năng có thể tạo nên sóng thần có độ cao 33 fut, có khả năng nhấn chìm một thành phố nhỏ.

Trong thời gian chiến dịch siêu mật có bí danh "Project Seal" đã thử nghiệm "thiết bị apocalypse" là vũ khí có thể cạnh tranh với bom hạt nhân. Gần 3700 quả bom đã nổ trong thời gian thử nghiêm, thoạt đầu ở New Zealand, và sau đó trên bán đảo Whangaparaoa, gần Okland.

Các kế hoạch này đã được đưa ra ánh sáng trong quá trình nghiên cứu của tác giả và đồng thời là đạo diễn phim từ New Zealand, Ray Waru, người đã nghiên cứu các tài liệu của các thời kỳ chiến tranh tại Cục lưu trữ quốc gia.

"Chắc là, nếu bom nguyên tử không được chế tạo như hiện nay chúng ta biết, có thể, chúng ta sẽ trở thành những người "nạn nhân của sóng thần", - Mr. Waru nói.

"Điều này thật ngạc nhiên. Người đầu tiên nghĩ ra ý tưởng chế tạo vũ khí giết người hàng loạt trên cơ sở sóng thần … lại chính New Zealand…và, dường như, chiến dịch đã kết thúc thành công. - nó đã đạt được giai đoạn mà vũ khí mới có khả năng đạt được mục tiêu đã đề ra. "Dự án được khởi động vào tháng Sáu năm 1944 theo sĩ quan hải quân Mỹ, A.E. Gibson. Các vụ nổ được tiến hành để làm sạch các đảo ngầm san hô xung quanh các đảo ở Thái Bình Dương. Đôi khi xuất hiện những cơn sóng lớn đến mức mà khả năng chế tạo "bom-sóng thần" không gây nên ở bất kỳ ai những nghi ngờ.

Mr. Waru nói rằng những thử nghiệm đầu tiên đã thành công, nhưng dự án cuối cùng bị gác lại vào đầu năm 1945. Mặc dù chính quyền New Zealand như trước đây đã làm các báo cáo về các vụ thử nghiệm, ngay trong những năm 1950s. Các chuyên gia đi đến kết luận rằng chỉ một vụ nổ mạnh không đủ, và để tạo ra sóng thần cần khoảng 2 triệu kilogam thuốc nổ đặt trên vành đai cách bở biển khoảng năm hải lý.

----

Mỹ từng thử chế tạo bom gây sóng thần

Quân đội Mỹ và New Zealand đã thực hiện một dự án tuyệt mật nhằm chế tạo loại bom có khả năng gây sóng thần trong Đại chiến thế giới lần thứ hai.

Nhóm nghiên cứu của Mỹ và New Zealand kết luận rằng họ cần hai triệu kg thuốc nổ và các vụ nổ phải diễn ra đồng loạt trên một vùng nước có chiều dài vài km để có thể tạo ra một đợt sóng có chiều cao từ 10 tới 12 m trên bờ. Ảnh: policymic.com.
Ray Waru, một nhà văn kiêm nhà sản xuất phim, đã tình cờ thấy văn bản về dự án chế tạo "bom sóng thần" trong kho tài liệu quân sự của một nhà sưu tầm cá nhân,ABC đưa tin.
Mục tiêu của "Chó biển", tên của dự án bom sóng thần, là tạo ra thứ vũ khí có khả năng nhấn chìm các thành phố ven biển của đối phương bằng sóng thần. Nó được khởi xướng vào năm 1944 và khép lại chỉ vài tháng trước khi Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản vào năm 1945. Khi đó các nhà khoa học đã sắp hoàn thành quá trình chế tạo bom sóng thần. Dự án bị ngừng bởi hai lý do: Bom nguyên tử đã ra đời và đại chiến thế giới sắp kết thúc.
Khoảng 4.000 thử nghiệm dưới nước đã diễn ra trong nhiều tháng tại các điểm du lịch nổi tiếng nhất trên bán đảo Whangaparaoa của New Zealand. Các nhà khoa học thời đó muốn biết họ phải tạo ra bao nhiêu vụ nổ, ở độ sâu thế nào, quy mô các vụ nổ ra sao để có thể tạo nên sóng thần.
"Nhóm nghiên cứu kết luận rằng họ cần hai triệu kg thuốc nổ và các vụ nổ phải diễn ra đồng loạt trên một vùng nước có chiều dài vài km để có thể tạo ra một đợt sóng có chiều cao từ 10 tới 12 m trên bờ", Waru nói.
Các văn bản cho thấy chính phủ New Zealand đảm nhận mọi hoạt động vận tải và hậu cần, đồng thời cho phép thử bom sóng thần trên lãnh thổ của họ, còn chính phủ Mỹ cung cấp các công nghệ chế tạo bom.
Theo phán đoán của Waru, rất có thể khi đó Mỹ muốn dùng bom sóng thần để tấn công Nhật Bản, bởi rất nhiều thành phố của nước này tọa lạc ven biển.
"Tôi đoán rằng quân đội Mỹ muốn tấn công các thành phố và công sự ven biển của Nhật Bản bằng bom sóng thần trước khi đổ bộ vào sâu trong đất liền", Waru bình luận.

http://vnexpress.net/gl/khoa-hoc/2013/01/my-tung-thu-che-tao-bom-gay-song-than/
Minh Long

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét