- Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo đề xuất xem xét lập Hội đồng Hiến pháp độc lập để xử lý mạnh những vấn đề liên quan đến vi hiến.
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lấy ý kiến nhân dân / Hiến pháp nên đề cập về Đảng thế nào?
Ngày 24/1, HĐND TP.HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến của những người nguyên là lãnh đạo HĐND TP, lãnh đạo sở ngành, trường cán bộ TP...
Quyền tài phán
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lấy ý kiến nhân dân / Hiến pháp nên đề cập về Đảng thế nào?
Ngày 24/1, HĐND TP.HCM tổ chức hội nghị lấy ý kiến của những người nguyên là lãnh đạo HĐND TP, lãnh đạo sở ngành, trường cán bộ TP...
Quyền tài phán
Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã có thêm một chương với ba điều về Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán Nhà nước.
Nguyên Phó chủ nhiệm VPQH Trần Quốc Thuận: Hội đồng Hiến pháp phải có quyền tài phán |
Dự thảo ghi rõ “Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật” và có chức năng “kiến nghị Quốc hội xem xét lại các văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp” và “yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ QH, Chính phủ…sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật…”.
Các đại biểu cho rằng, chức năng “kiến nghị” và “yêu cầu” chỉ là nhiệm vụ tham mưu, giúp việc tương ứng như cơ quan hiện hành, hoàn toàn chưa có quyền tài phán. Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đề nghị, Hội đồng Hiến pháp phải có quyền tài phán, ra quyết định về tính hợp hiến của văn bản. Đồng tình với đề nghị này, nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo nói, nên làm rõ chức năng và chế tài của Hội đồng Hiến pháp.
Nguyên Chủ tịch HĐND TP.HCM Phạm Phương Thảo: Nếu Hội đồng Hiến pháp chỉ có chức năng tham mưu thì quá yếu |
“Làm thế nào để chúng ta có một Hội đồng Hiến pháp mạnh để xử lý những vi phạm Hiến pháp. Tôi cho đây là một vấn đề quan trọng. Nếu Hội đồng Hiến pháp chỉ có chức năng tham mưu như xem xét, kiến nghị, đề xuất... thì tôi thấy là quá yếu. Nên chăng, xem xét lập Hội đồng Hiến pháp độc lập để xử lý mạnh những vấn đề liên quan đến vi hiến”, bà Thảo đề nghị.
Theo bà Thảo, trong vấn đề vi phạm Hiến pháp thì không chỉ Quốc hội, hệ thống chính quyền dễ bị vi hiến mà ngay cả người dân cũng dễ bị vi phạm pháp luật.
“Nếu chúng ta chưa lập được Tòa án Hiến pháp thì Hội đồng Hiến pháp nên có tư cách độc lập để có chế tài xử lý mạnh hơn”, bà Thảo nói tiếp.
Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng cho rằng, khi chúng ta xác lập Hội đồng Hiến pháp mà như dự thảo thì “thà đừng có còn hơn”.
“Quốc hội đâu có thiếu cơ quan kiểm tra tính hợp hiến, rồi thì kiến nghị Quốc hội, yêu cầu ông này ông kia bãi bỏ… Khi kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật nếu thấy vi hiến là phải bãi bỏ chứ không phải là “ông kiến nghị”. Hội đồng Hiến pháp phải có quyền độc lập với các cơ quan hành pháp, tư pháp và cơ quan lập pháp thì chúng ta mới thành lập cơ quan này, nếu không đừng thành lập. Hay là vấn đề giám sát quyền công dân, là cái chỗ dựa để cho công dân khi người ta cảm thấy quyền của mình bị vi phạm thì tôi có quyền kiện ra hội đồng này”, bà Hồng đề nghị.
‘Ai cũng sợ TP.HCM đòi quyền tự trị’
Trong chương Chính quyền địa phương, nhiều đại biểu nhận xét dự thảo không có bước đột phá mới.
Bà Ngô Minh Hồng cho rằng, khi TP.HCM có đề xuất gì thì ai cũng sợ TP.HCM đòi quyền tự trị.
“Nhưng chính vì đặt TP.HCM hiện nay cũng như các tỉnh thành khác rõ ràng là gò bó không cho thành phố phát triển. Mà sự phát triển này là góp phần vào phát triển chung cho cả nước chứ hoàn toàn không phải đòi hỏi tự trị hay đòi hỏi gì hơn thế. Trong số đó có những quyền rất căn bản là quyền của HĐND TP.HCM phải được quyết những vấn đề của TP trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội”, bà Hồng nói.
Nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP.HCM Ngô Minh Hồng: Đặt TP.HCM cũng như các tỉnh thành khác rõ ràng là gò bó |
“Chúng ta phải được sử dụng tiền làm ra chứ. Chúng tôi biết là hiện nay chính quyền TP có mấy trăm tỷ chẳng hạn nhưng không được sử dụng trong khi chúng ta cần cho hạ tầng… mà vẫn phải chấp hành đồng nào mua nước mắm, đồng nào mua nước tương”, bà Hồng lý giải.
Theo bà Hồng, trong sửa đổi Hiến pháp lần này cần phải có nguyên tắc mở rộng hơn quyền tự quyết cho chính quyền địa phương.
Là người gắn bó nhiều năm với chức vị Chủ tịch HĐND TP.HCM, bà Phạm Phương Thảo cũng nhìn nhận dự thảo sửa đổi Hiến pháp “không như mình muốn” là “dưới thành phố lớn thì có thành phố vệ tinh”.
“Đối với những đô thị đặc biệt như TP.HCM thì nên có một quy định là thành phố trong thành phố. Tôi cũng kiến nghị đổi luôn UBND thành Ủy ban hành chính và có chế định rõ trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu chính quyền các cấp”, bà Thảo đề nghị.
Trong chương 2 về quyền con người, các đại biểu cho rằng dự thảo Hiến pháp nói nhiều về quyền công dân mà ít nói về quyền con người. Điều 21 ghi “con người có quyền được sống” là còn quá sơ sài, theo các đại biểu nên chăng thêm quyền được “mưu cầu hạnh phúc” và quyền được “tự nguyện chết” vào điều này.
Điều 39 qui định rõ “nam, nữ có quyền kết hôn và ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện” nhưng nhiều đại biểu băn khoăn, trong năm qua đã có nhiều đám cưới của người đồng tính làm xôn xao dư luận mà chưa thấy đưa vào Hiến pháp thì sẽ xử lý thế nào. Cho nên đề nghị đưa vấn đề này vào Hiến pháp.
Tá Lâm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét