'Mắt thần' Trung Quốc trong mỗi gia đình Việt Nam: Hệ lụy nào từ camera giám sát?
Thảo Minh, một nhân viên văn phòng tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, bắt đầu lắp đặt camera giám sát tại nhà mình sau khi sinh con đầu lòng. Cô không biết hình ảnh gia đình mình có thể bị người khác theo dõi từ một nơi rất xa.Thương hiệu camera mà gia đình cô sử dụng là Yoosee đến từ Trung Quốc. Thảo Minh (không phải tên thật) cho biết từ khi lắp đến giờ, cô chưa bao giờ tắt camera giám sát này.
"Tôi có đăng ký gói lưu trữ đám mây (cloud) hằng tháng của hãng vì thấy cũng không tốn quá nhiều tiền mà còn dễ sử dụng. Nếu không đăng ký, tôi chỉ có thể theo dõi con mình trong thời gian thực mà không thể tua lại nếu muốn biết chuyện gì đã xảy ra," Thảo Minh chia sẻ khi được hỏi về dịch vụ quản lý dữ liệu của camera mình đang dùng.
Cô cũng nói thêm rằng mình ít để ý đến những rủi ro bị lộ dữ liệu cá nhân trước khi BBC phỏng vấn. Cô cũng chưa từng nghĩ đến chuyện cập nhật phần mềm hay nâng cao bảo mật cho camera.
Thảo Minh và chồng đặt mua camera an ninh này trên một sàn thương mại điện tử nổi tiếng tại Việt Nam chứ không phải mua trực tiếp từ cửa hàng.
"Tôi chỉ mua rồi tự lắp để theo dõi em bé bằng điện thoại di động với ứng dụng của hãng sản xuất camera, thấy tiện thì dùng chứ cũng không nghĩ nhiều tới việc kho lưu trữ các thước phim đó đặt ở đâu," cô chia sẻ.
Cô cho biết từ lúc nhận hàng đến nay, gia đình cô chưa bao giờ tắt camera vì "lười và không thấy có lý do gì để tắt".
Hoàng Nhật - chuyên viên lắp camera an ninh tại thành phố Huế - cho biết hầu như mọi khách hàng mà ông tiếp xúc đều có suy nghĩ như Thảo Minh.
"Tôi chưa gặp ai hỏi chi tiết về dịch vụ lưu trữ cả. Khách hàng chủ yếu quan tâm đến giá, chất lượng hình ảnh và độ tiện lợi khi theo dõi trực tuyến," ông Nhật nói.
"Số lượng camera không phải đến từ Trung Quốc mà tôi bán được từ trước tới nay có thể đếm trên đầu ngón tay. Cùng thông số kỹ thuật như các camera của Nhật Bản, Hàn Quốc thì giá camera Trung Quốc chỉ bằng khoảng một nửa," ông nói thêm.
90% đến từ Trung Quốc
Khoảng 90% camera giám sát tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc theo cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch, trong đó có một số dòng sản phẩm kết nối tới máy chủ đặt ở Trung Quốc.
Đó là số liệu được nêu ra trong tọa đàm "Tiêu chuẩn an toàn thông tin mạng cơ bản cho camera giám sát" do Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam phối hợp cùng báo Vietnamnet tổ chức vào tháng 5/2024.
Vietnamnet chỉ ra hai công ty Trung Quốc Dahua, HikVision và các công ty con của họ chiếm xấp xỉ 90% thị phần camera ở Việt Nam, 10% còn lại chủ yếu đến từ các tên tuổi nhỏ hơn của Trung Quốc.
Báo Đầu tư trong một bài viết vào ngày 22/5 cũng đưa tin tương tự.
Khoảng 90% camera giám sát tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc theo cả đường chính ngạch lẫn tiểu ngạch
Vào thời điểm số liệu 90% đó được công bố, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam vẫn chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát.
Bộ quy chuẩn dự kiến được ban hành trong năm nay để kiểm định mọi camera được sản xuất nội địa lẫn nhập khẩu và đánh giá trước khi đưa vào sử dụng ở thị trường Việt Nam.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ mới ban hành bộ tiêu chí an toàn thông tin mạng cho camera giám sát. Bộ tiêu chí này chỉ đóng vai trò như hướng dẫn kỹ thuật khuyến nghị các công ty sản xuất camera áp dụng theo chứ không phải bắt buộc.
Con số 90% cũng từng được Panava - một công ty chuyên về camera an ninh và giám sát của Việt Nam - chỉ ra vào tháng 7/2023 tại một hội nghị về thiết bị và giải pháp camera an ninh.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, thị trường Việt Nam hiện ghi nhận 10-15 triệu thiết bị camera giám sát đang hoạt động, cho thấy sự bùng nổ của xu hướng sử dụng camera trong đời sống.
Nền tảng phân tích dữ liệu thị trường Metric cho biết từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, các dòng camera giám sát đến từ Trung Quốc như Imou, Ezviz, Yoosee, Fnkvision và Tp-link nằm trong nhóm được bán chạy nhất trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trong đó, cửa hàng "Camera gia đình 88" có tỉ trọng doanh thu cao nhất. Khi BBC truy cập vào trang web của cửa hàng này, ba sản phẩm bán chạy nhất là thương hiệu camera Imou của công ty Dahua, với mức giá từ khoảng 450.000 đồng tới 900.000 đồng.
Truyền thông trong nước cho hay camera không chỉ xuất hiện trong các hộ gia đình mà còn tham gia vào hệ thống chính phủ điện tử, chính quyền số và thành phố thông minh để thực hiện các chức năng như giám sát giao thông hay đảm bảo trật tự xã hội.
Không riêng gì ở Việt Nam, Trung Quốc cũng thống lĩnh thị trường camera giám sát trên toàn cầu.
Các công ty Trung Quốc như Hikvision, Megvii hay Dahua có thể không phải là những cái tên quen thuộc với nhiều người nhưng sản phẩm của họ có thể được lắp đặt trên đường phố mọi nơi.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Custom Market Insights được cập nhật vào tháng 6/2024, những công ty đến từ Trung Quốc như Hikvision, Dahua hay Zhejiang Uniview Technologies (Vũ Thị) đang nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường camera an ninh, giám sát trên toàn thế giới.
Rủi ro lộ ảnh, clip riêng tư
Tại Việt Nam, việc bị lộ hình ảnh cá nhân, nhạy cảm vì camera giám sát bị tin tặc tấn công có lẽ không còn là chuyện hiếm.
Báo chí trong nước cũng nhiều lần cảnh báo về thực trạng này.
Một khảo sát vào năm 2020 tại Việt Nam chỉ ra có đến 70% số camera không được cập nhật mật khẩu hoặc mật khẩu yếu, làm tăng rủi ro bị tấn công. Vào năm 2023, tin tặc đã rao bán quyền truy cập vào hàng trăm ngàn camera giám sát ở Việt Nam với giá chỉ 800.000 đồng cho 15 camera.
Trường hợp của nữ ca sĩ Văn Mai Hương đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài.
Cuối năm 2019, camera an ninh tại nhà riêng của nữ ca sĩ bị đột nhập. Hệ lụy sau đó là những clip riêng tư, hình ảnh nhạy cảm của cô bị phát tán trên mạng.
Những dữ liệu bị phát tán đã được camera ghi hình từ năm 2015.
Báo chí trong nước vào thời điểm đó giải thích rằng camera an ninh mà Văn Mai Hương sử dụng là loại camera IP, chỉ cần có wifi là dùng được. Dữ liệu hình ảnh từ camera này sẽ được truyền và lưu trữ tại máy chủ của hãng camera.
Khi tin tặc lấy được thông tin truy cập của camera, chúng sẽ tiếp cận được những dữ liệu của camera đó mà được lưu trữ trên máy chủ.
Tại tọa đàm đã đề cập ở trên, các chuyên gia khẳng định có những dòng camera hiện đại hoạt động dựa trên nền tảng dữ liệu đám mây, kết nối với máy chủ đặt tại Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng Việt Nam phải truy cập camera của họ thông qua máy chủ trung gian này.
Một kỹ sư công nghệ thông tin giấu tên của Amazon Web Services - công ty con chuyên về dịch vụ lưu trữ đám mây của tập đoàn Amazon - giải thích với BBC rằng điều này nghĩa là hình ảnh thu được từ các camera này sẽ được truyền đến trung tâm lưu trữ dữ liệu rồi mới tới thiết bị mà người dân dùng để xem hình.
Người này cho biết với khối dữ liệu lớn, khách hàng nếu muốn sự tiện dụng, dễ thao tác thì thường chọn lưu trữ đám mây thay vì bộ nhớ vật lý.
Các chuyên gia trong nước cũng cảnh báo việc lưu trữ thông tin cá nhân nhạy cảm như hình ảnh, video giám sát qua trung gian mà thiếu các biện pháp bảo mật hiệu quả sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bị lộ, rò rỉ thông tin đối với người dùng.
Nguyễn Hoàng Anh Thư - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Chính sách Công tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) - nói với BBC:
"Nếu camera giám sát không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các cá nhân và hộ gia đình có khả năng đối mặt với nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân và bị xâm phạm quyền riêng tư. Hơn thế, những thông tin cá nhân này còn có thể bị các đối tượng xấu thu thập, mua bán trái phép cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản."
Tháng 6/2023, nhiều camera của Hikvision tại Việt Nam xuất hiện thông báo bị đột nhập, nghi do tin tặc tấn công, theo báo VnExpress.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, vào tháng 5/2024 đã nhấn mạnh rằng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được bộ tiêu chí an toàn thông tin mạng cho camera giám sát do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Ông Hoàng Nhật nói với BBC rằng những khách hàng ưa chuộng sự tiện dụng cũng như khả năng lưu trữ linh hoạt, lâu dài thường chọn dòng camera có tích hợp dịch vụ đám mây.
Khách hàng có thể truy cập và quản lý dữ liệu của mình từ xa thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính xách tay.
"Người mua cũng có thể chọn các loại camera sử dụng thẻ nhớ, đầu ghi, ổ cứng để tránh phụ thuộc vào dịch vụ đám mây. Tuy nhiên, việc truy cập các camera này từ xa lại phức tạp hơn. Nếu đầu ghi hay thẻ nhớ bị ăn trộm thì clip riêng tư cũng bị xâm phạm," ông Nhật cho biết.
"Thẻ nhớ cũng không lưu được lâu. Nhiều khách hàng mua camera với thẻ nhớ 64gb thì nó chỉ lưu trữ được thước phim của tám ngày với chất lượng hình ảnh 1080. Đến ngày thứ chín thì hình ảnh của ngày đầu tiên bị ghi đè lên, không coi lại được," ông nói thêm.
Chuyên viên công nghệ thông tin từ một công ty quảng cáo có quy mô hơn 70 người tại TP HCM chia sẻ với BBC rằng công ty của anh sử dụng camera Trung Quốc nhưng chọn lưu ở ổ cứng dung lượng lớn chứ không phải dịch vụ đám mây.
"Khi chọn dịch vụ đám mây thì đương nhiên dữ liệu sẽ được lưu trữ ở Trung Quốc, và nếu xảy ra sự cố thì công ty sẽ liên hệ bên kia để khắc phục. Lãnh đạo công ty lại lo ngại việc bị rò rỉ hình ảnh nội bộ nếu sử dụng dịch vụ đám mây. Tôi quan sát thấy đa phần các công ty lớn ở Việt Nam cũng sử dụng phương pháp lưu trữ ổ cứng, tôi nghĩ các hộ gia đình hay các bên kinh doanh nhỏ thì ưu tiên chọn dịch vụ đám mây hơn," vị chuyên viên nói.
Trung Quốc có thể làm gì?
Vào thời điểm số liệu 90% đó được công bố, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam vẫn chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu an toàn thông tin mạng cơ bản cho thiết bị camera giám sát.
Bộ quy chuẩn dự kiến được ban hành trong năm nay để kiểm định mọi camera được sản xuất nội địa lẫn nhập khẩu và đánh giá trước khi đưa vào sử dụng ở thị trường Việt Nam.
Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ mới ban hành bộ tiêu chí an toàn thông tin mạng cho camera giám sát. Bộ tiêu chí này chỉ đóng vai trò như hướng dẫn kỹ thuật khuyến nghị các công ty sản xuất camera áp dụng theo chứ không phải bắt buộc.
Con số 90% cũng từng được Panava - một công ty chuyên về camera an ninh và giám sát của Việt Nam - chỉ ra vào tháng 7/2023 tại một hội nghị về thiết bị và giải pháp camera an ninh.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, thị trường Việt Nam hiện ghi nhận 10-15 triệu thiết bị camera giám sát đang hoạt động, cho thấy sự bùng nổ của xu hướng sử dụng camera trong đời sống.
Nền tảng phân tích dữ liệu thị trường Metric cho biết từ tháng 4/2023 đến tháng 3/2024, các dòng camera giám sát đến từ Trung Quốc như Imou, Ezviz, Yoosee, Fnkvision và Tp-link nằm trong nhóm được bán chạy nhất trên các trang thương mại điện tử tại Việt Nam.
Trong đó, cửa hàng "Camera gia đình 88" có tỉ trọng doanh thu cao nhất. Khi BBC truy cập vào trang web của cửa hàng này, ba sản phẩm bán chạy nhất là thương hiệu camera Imou của công ty Dahua, với mức giá từ khoảng 450.000 đồng tới 900.000 đồng.
Truyền thông trong nước cho hay camera không chỉ xuất hiện trong các hộ gia đình mà còn tham gia vào hệ thống chính phủ điện tử, chính quyền số và thành phố thông minh để thực hiện các chức năng như giám sát giao thông hay đảm bảo trật tự xã hội.
Không riêng gì ở Việt Nam, Trung Quốc cũng thống lĩnh thị trường camera giám sát trên toàn cầu.
Các công ty Trung Quốc như Hikvision, Megvii hay Dahua có thể không phải là những cái tên quen thuộc với nhiều người nhưng sản phẩm của họ có thể được lắp đặt trên đường phố mọi nơi.
Theo số liệu từ công ty nghiên cứu thị trường Custom Market Insights được cập nhật vào tháng 6/2024, những công ty đến từ Trung Quốc như Hikvision, Dahua hay Zhejiang Uniview Technologies (Vũ Thị) đang nằm trong nhóm dẫn đầu thị trường camera an ninh, giám sát trên toàn thế giới.
Rủi ro lộ ảnh, clip riêng tư
Tại Việt Nam, việc bị lộ hình ảnh cá nhân, nhạy cảm vì camera giám sát bị tin tặc tấn công có lẽ không còn là chuyện hiếm.
Báo chí trong nước cũng nhiều lần cảnh báo về thực trạng này.
Một khảo sát vào năm 2020 tại Việt Nam chỉ ra có đến 70% số camera không được cập nhật mật khẩu hoặc mật khẩu yếu, làm tăng rủi ro bị tấn công. Vào năm 2023, tin tặc đã rao bán quyền truy cập vào hàng trăm ngàn camera giám sát ở Việt Nam với giá chỉ 800.000 đồng cho 15 camera.
Trường hợp của nữ ca sĩ Văn Mai Hương đã gây xôn xao dư luận trong một thời gian dài.
Cuối năm 2019, camera an ninh tại nhà riêng của nữ ca sĩ bị đột nhập. Hệ lụy sau đó là những clip riêng tư, hình ảnh nhạy cảm của cô bị phát tán trên mạng.
Những dữ liệu bị phát tán đã được camera ghi hình từ năm 2015.
Báo chí trong nước vào thời điểm đó giải thích rằng camera an ninh mà Văn Mai Hương sử dụng là loại camera IP, chỉ cần có wifi là dùng được. Dữ liệu hình ảnh từ camera này sẽ được truyền và lưu trữ tại máy chủ của hãng camera.
Khi tin tặc lấy được thông tin truy cập của camera, chúng sẽ tiếp cận được những dữ liệu của camera đó mà được lưu trữ trên máy chủ.
Tại tọa đàm đã đề cập ở trên, các chuyên gia khẳng định có những dòng camera hiện đại hoạt động dựa trên nền tảng dữ liệu đám mây, kết nối với máy chủ đặt tại Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc người dùng Việt Nam phải truy cập camera của họ thông qua máy chủ trung gian này.
Một kỹ sư công nghệ thông tin giấu tên của Amazon Web Services - công ty con chuyên về dịch vụ lưu trữ đám mây của tập đoàn Amazon - giải thích với BBC rằng điều này nghĩa là hình ảnh thu được từ các camera này sẽ được truyền đến trung tâm lưu trữ dữ liệu rồi mới tới thiết bị mà người dân dùng để xem hình.
Người này cho biết với khối dữ liệu lớn, khách hàng nếu muốn sự tiện dụng, dễ thao tác thì thường chọn lưu trữ đám mây thay vì bộ nhớ vật lý.
Các chuyên gia trong nước cũng cảnh báo việc lưu trữ thông tin cá nhân nhạy cảm như hình ảnh, video giám sát qua trung gian mà thiếu các biện pháp bảo mật hiệu quả sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro bị lộ, rò rỉ thông tin đối với người dùng.
Nguyễn Hoàng Anh Thư - nghiên cứu sinh tiến sĩ ngành Chính sách Công tại Đại học Quốc gia Singapore (NUS) - nói với BBC:
"Nếu camera giám sát không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các cá nhân và hộ gia đình có khả năng đối mặt với nguy cơ rò rỉ thông tin cá nhân và bị xâm phạm quyền riêng tư. Hơn thế, những thông tin cá nhân này còn có thể bị các đối tượng xấu thu thập, mua bán trái phép cho mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản."
Tháng 6/2023, nhiều camera của Hikvision tại Việt Nam xuất hiện thông báo bị đột nhập, nghi do tin tặc tấn công, theo báo VnExpress.
Ông Trần Đăng Khoa, Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin, vào tháng 5/2024 đã nhấn mạnh rằng không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được bộ tiêu chí an toàn thông tin mạng cho camera giám sát do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành.
Ông Hoàng Nhật nói với BBC rằng những khách hàng ưa chuộng sự tiện dụng cũng như khả năng lưu trữ linh hoạt, lâu dài thường chọn dòng camera có tích hợp dịch vụ đám mây.
Khách hàng có thể truy cập và quản lý dữ liệu của mình từ xa thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính bảng hay máy tính xách tay.
"Người mua cũng có thể chọn các loại camera sử dụng thẻ nhớ, đầu ghi, ổ cứng để tránh phụ thuộc vào dịch vụ đám mây. Tuy nhiên, việc truy cập các camera này từ xa lại phức tạp hơn. Nếu đầu ghi hay thẻ nhớ bị ăn trộm thì clip riêng tư cũng bị xâm phạm," ông Nhật cho biết.
"Thẻ nhớ cũng không lưu được lâu. Nhiều khách hàng mua camera với thẻ nhớ 64gb thì nó chỉ lưu trữ được thước phim của tám ngày với chất lượng hình ảnh 1080. Đến ngày thứ chín thì hình ảnh của ngày đầu tiên bị ghi đè lên, không coi lại được," ông nói thêm.
Chuyên viên công nghệ thông tin từ một công ty quảng cáo có quy mô hơn 70 người tại TP HCM chia sẻ với BBC rằng công ty của anh sử dụng camera Trung Quốc nhưng chọn lưu ở ổ cứng dung lượng lớn chứ không phải dịch vụ đám mây.
"Khi chọn dịch vụ đám mây thì đương nhiên dữ liệu sẽ được lưu trữ ở Trung Quốc, và nếu xảy ra sự cố thì công ty sẽ liên hệ bên kia để khắc phục. Lãnh đạo công ty lại lo ngại việc bị rò rỉ hình ảnh nội bộ nếu sử dụng dịch vụ đám mây. Tôi quan sát thấy đa phần các công ty lớn ở Việt Nam cũng sử dụng phương pháp lưu trữ ổ cứng, tôi nghĩ các hộ gia đình hay các bên kinh doanh nhỏ thì ưu tiên chọn dịch vụ đám mây hơn," vị chuyên viên nói.
Trung Quốc có thể làm gì?
Một phần dữ liệu về đời sống sinh hoạt của người Việt Nam đang "đi vòng" qua Trung Quốc
Nhiều trang thông tin, truyền thông trong nước cũng đưa tin về việc 90% camera giám sát, an ninh ở Việt Nam có xuất và nhấn mạnh rằng có dữ liệu camera Việt Nam được truyền sang Trung Quốc nhưng không nêu rõ tỷ lệ bao nhiêu.
Tạp chí điện tử Tri thức (znews.vn) khẳng định "phần lớn dữ liệu camera Việt Nam 'đi vòng' qua Trung Quốc".
Báo Thanh Niên viết vào tháng 5/2024:
"Camera giám sát được xem là thiết bị nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin, nhưng lại đa phần lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đặt tại Trung Quốc."
Báo Đầu tư thông tin thêm rằng trong đó, thị phần camera gia đình chiếm 60% về số lượng lưu hành và 48% doanh thu.
Hikvision trước đây cũng bị cáo buộc hỗ trợ hoạt động gián điệp cho Trung Quốc.
BBC giả định trường hợp Trung Quốc nắm được một lượng lớn dữ liệu hình ảnh, thước phim từ camera an ninh ở Việt Nam, cả trong hộ gia đình lẫn ở nơi công cộng, để trò chuyện với các chuyên gia về việc các công ty hay chính phủ Trung Quốc có thể làm gì với lượng thông tin khổng lồ đó.
Joe-Anh Nguyễn, nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trường Đại học Oregon State, khẳng định với BBC rằng việc dùng những hình ảnh, thước phim thô từ các camera giám sát để huấn luyện cho AI là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Ông Joe-Anh Nguyễn cũng nhấn mạnh ngành công nghệ máy tính xử lý, phân tích hình ảnh hay thị giác máy tính (computer vision) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và Mỹ.
"Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể áp dụng các dữ liệu đó cho AI của vô vàn lĩnh vực khác nhau, điển hình có thể kể tới hệ thống tự lái trong ô tô, giúp các phương tiện xác định được vật thể, chuyển động và rộng hơn là xác định được đường đi tốt nhất," ông Joe-Anh Nguyễn nhận định.
Ô tô tự lái là một ngành đang bùng nổ mạnh mẽ tại Trung Quốc. Nước này cũng đã áp dụng hệ thống tự lái cho xe điện vốn đang bành trướng trên toàn cầu của mình.
"Một ví dụ khác, AI cũng có thể học những thước phim này để đưa các cảnh báo nguy hiểm ở hồ bơi khi có người đuối nước," ông Joe-Anh nói tiếp.
Nguyễn Anh Vũ - nhà khoa học dữ liệu cấp cao (senior data scientist) của một công ty công nghệ tài chính hàng đầu Việt Nam - trả lời BBC:
"Một thước phim [về đời sống người Việt Nam] thì không có giá trị lắm. Nhưng hàng trăm ngàn thước phim như vậy thì lại là một câu chuyện khác. Nguồn dữ liệu lớn đã quý, nhưng kho dữ liệu được phân loại, dán nhãn (labelled) thì càng quý gấp nhiều lần."
Giải thích về thuật ngữ "dán nhãn", ông Vũ cho biết đó là khi từng vật thể, chuyển động trong các thước phim đều được dán các nhãn mô tả, chẳng hạn như đó là gì, có màu sắc nào, hình thù ra sao, tần suất xuất hiện,...
Một phóng sự năm 2018 của New York Times cho thấy Trung Quốc sở hữu một lực lượng lao động giá rẻ đông đảo chuyên "dán nhãn" các hình ảnh, thước phim để phục vụ cho AI cũng như hệ thống chấm điểm, giám sát công dân nước này.
"Cơ bản, với lượng dữ liệu khổng lồ như vậy, người ta có thể nghĩ ra được rất nhiều mục đích. Chẳng hạn, nếu các công ty hay chính phủ Trung Quốc tiếp cận được dữ liệu đó, họ sẽ biết các mặt hàng nào được người Việt Nam ưa chuộng, thiết kế các mặt hàng đó như thế nào,... để tập trung xuất khẩu những loại hàng hóa như vậy đến Việt Nam.
"Với việc nắm được thông tin về thời gian cụ thể của các thước phim, người ta có thể phân tích được những xu hướng ngắn hạn và những xu hướng dài hạn trong tiêu dùng.
"Dữ liệu càng chi tiết thì càng dễ để khai thác," ông Vũ nhận định, đồng thời lưu ý có nhiều dòng camera tích hợp thêm cả micro để ghi âm.
Ông Vũ cho rằng trường hợp đáng quan ngại hơn có thể kể đến việc nếu hình ảnh camera hiển thị đủ rõ biểu lộ cảm xúc của người dân thì bên sở hữu dữ liệu có thể phân tích được trong hoàn cảnh nào người dân vui hay buồn để thiết kế các giải pháp thao túng tâm lý.
Nhà khoa học dữ liệu này nhấn mạnh phân tích cảm xúc con người đang là xu hướng nghiên cứu trong ngành dữ liệu lớn (big data).
"Ví dụ, khi họ biết được anh B hạnh phúc khi chơi với thú cưng, họ có thể duy trì sự hạnh phúc đó bằng cách cho anh B tiếp xúc với những hình ảnh thú cưng. Điều này cũng có thể áp dụng lên số đông, chẳng hạn như những sự kiện, tình huống nào có thể khiến đông đảo người dân Việt Nam hưng phấn, hào hứng,... cùng lúc," ông Vũ nói.
Cả ông Vũ lẫn ông Joe-Anh đều đồng ý nếu các bên sở hữu dữ liệu lớn nhắm đến một cá nhân cụ thể, sự an toàn và quyền riêng tư của người đó bị đe dọa nghiêm trọng.
Vì việc người đó làm gì, đi đến đâu, tương tác với những ai đều có thể dễ dàng xác định. Và nguy hiểm hơn, người đó có thể bị giả mạo để phục vụ cho các mục đích lừa đảo.
Ngày 3/7, trang VnExpress đưa tin một số ứng dụng ngân hàng Việt Nam bị ảnh tĩnh của khách hàng thay vì gương mặt thật đánh lừa khi xác thực sinh trắc học để chuyển tiền.
Bà Anh Thư từ NUS, người cũng nghiên cứu về quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng đề cập đến vấn đề an ninh quốc gia:
"Chính phủ các nước có thể gặp phải nguy cơ mất an toàn an ninh quốc gia, nếu hệ thống camera giám sát không đáp ứng được những tiêu chuẩn. Đặc biệt, các camera giám sát được lắp đặt ở những khu vực nhạy cảm như tòa nhà chính phủ và căn cứ quân sự có thể làm lộ bí mật nhà nước và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội."
Tổ chức Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL) - một tổ chức truyền thông quốc tế do chính phủ Mỹ tài trợ - vào đầu tháng 5/2024 cho biết camera của Dahua và Hikvision cũng đang được sử dụng tại các địa điểm nhạy cảm ở Đông Âu, bao gồm một căn cứ quân sự ở Romania và trụ sở cảnh sát đặc biệt ở Hungary.
Nhiều trang thông tin, truyền thông trong nước cũng đưa tin về việc 90% camera giám sát, an ninh ở Việt Nam có xuất và nhấn mạnh rằng có dữ liệu camera Việt Nam được truyền sang Trung Quốc nhưng không nêu rõ tỷ lệ bao nhiêu.
Tạp chí điện tử Tri thức (znews.vn) khẳng định "phần lớn dữ liệu camera Việt Nam 'đi vòng' qua Trung Quốc".
Báo Thanh Niên viết vào tháng 5/2024:
"Camera giám sát được xem là thiết bị nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lộ lọt thông tin, nhưng lại đa phần lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đặt tại Trung Quốc."
Báo Đầu tư thông tin thêm rằng trong đó, thị phần camera gia đình chiếm 60% về số lượng lưu hành và 48% doanh thu.
Hikvision trước đây cũng bị cáo buộc hỗ trợ hoạt động gián điệp cho Trung Quốc.
BBC giả định trường hợp Trung Quốc nắm được một lượng lớn dữ liệu hình ảnh, thước phim từ camera an ninh ở Việt Nam, cả trong hộ gia đình lẫn ở nơi công cộng, để trò chuyện với các chuyên gia về việc các công ty hay chính phủ Trung Quốc có thể làm gì với lượng thông tin khổng lồ đó.
Joe-Anh Nguyễn, nhà nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) tại Trường Đại học Oregon State, khẳng định với BBC rằng việc dùng những hình ảnh, thước phim thô từ các camera giám sát để huấn luyện cho AI là điều hoàn toàn có thể thực hiện được.
Ông Joe-Anh Nguyễn cũng nhấn mạnh ngành công nghệ máy tính xử lý, phân tích hình ảnh hay thị giác máy tính (computer vision) đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu, đặc biệt là ở Trung Quốc và Mỹ.
"Về mặt kỹ thuật, hoàn toàn có thể áp dụng các dữ liệu đó cho AI của vô vàn lĩnh vực khác nhau, điển hình có thể kể tới hệ thống tự lái trong ô tô, giúp các phương tiện xác định được vật thể, chuyển động và rộng hơn là xác định được đường đi tốt nhất," ông Joe-Anh Nguyễn nhận định.
Ô tô tự lái là một ngành đang bùng nổ mạnh mẽ tại Trung Quốc. Nước này cũng đã áp dụng hệ thống tự lái cho xe điện vốn đang bành trướng trên toàn cầu của mình.
"Một ví dụ khác, AI cũng có thể học những thước phim này để đưa các cảnh báo nguy hiểm ở hồ bơi khi có người đuối nước," ông Joe-Anh nói tiếp.
Nguyễn Anh Vũ - nhà khoa học dữ liệu cấp cao (senior data scientist) của một công ty công nghệ tài chính hàng đầu Việt Nam - trả lời BBC:
"Một thước phim [về đời sống người Việt Nam] thì không có giá trị lắm. Nhưng hàng trăm ngàn thước phim như vậy thì lại là một câu chuyện khác. Nguồn dữ liệu lớn đã quý, nhưng kho dữ liệu được phân loại, dán nhãn (labelled) thì càng quý gấp nhiều lần."
Giải thích về thuật ngữ "dán nhãn", ông Vũ cho biết đó là khi từng vật thể, chuyển động trong các thước phim đều được dán các nhãn mô tả, chẳng hạn như đó là gì, có màu sắc nào, hình thù ra sao, tần suất xuất hiện,...
Một phóng sự năm 2018 của New York Times cho thấy Trung Quốc sở hữu một lực lượng lao động giá rẻ đông đảo chuyên "dán nhãn" các hình ảnh, thước phim để phục vụ cho AI cũng như hệ thống chấm điểm, giám sát công dân nước này.
"Cơ bản, với lượng dữ liệu khổng lồ như vậy, người ta có thể nghĩ ra được rất nhiều mục đích. Chẳng hạn, nếu các công ty hay chính phủ Trung Quốc tiếp cận được dữ liệu đó, họ sẽ biết các mặt hàng nào được người Việt Nam ưa chuộng, thiết kế các mặt hàng đó như thế nào,... để tập trung xuất khẩu những loại hàng hóa như vậy đến Việt Nam.
"Với việc nắm được thông tin về thời gian cụ thể của các thước phim, người ta có thể phân tích được những xu hướng ngắn hạn và những xu hướng dài hạn trong tiêu dùng.
"Dữ liệu càng chi tiết thì càng dễ để khai thác," ông Vũ nhận định, đồng thời lưu ý có nhiều dòng camera tích hợp thêm cả micro để ghi âm.
Ông Vũ cho rằng trường hợp đáng quan ngại hơn có thể kể đến việc nếu hình ảnh camera hiển thị đủ rõ biểu lộ cảm xúc của người dân thì bên sở hữu dữ liệu có thể phân tích được trong hoàn cảnh nào người dân vui hay buồn để thiết kế các giải pháp thao túng tâm lý.
Nhà khoa học dữ liệu này nhấn mạnh phân tích cảm xúc con người đang là xu hướng nghiên cứu trong ngành dữ liệu lớn (big data).
"Ví dụ, khi họ biết được anh B hạnh phúc khi chơi với thú cưng, họ có thể duy trì sự hạnh phúc đó bằng cách cho anh B tiếp xúc với những hình ảnh thú cưng. Điều này cũng có thể áp dụng lên số đông, chẳng hạn như những sự kiện, tình huống nào có thể khiến đông đảo người dân Việt Nam hưng phấn, hào hứng,... cùng lúc," ông Vũ nói.
Cả ông Vũ lẫn ông Joe-Anh đều đồng ý nếu các bên sở hữu dữ liệu lớn nhắm đến một cá nhân cụ thể, sự an toàn và quyền riêng tư của người đó bị đe dọa nghiêm trọng.
Vì việc người đó làm gì, đi đến đâu, tương tác với những ai đều có thể dễ dàng xác định. Và nguy hiểm hơn, người đó có thể bị giả mạo để phục vụ cho các mục đích lừa đảo.
Ngày 3/7, trang VnExpress đưa tin một số ứng dụng ngân hàng Việt Nam bị ảnh tĩnh của khách hàng thay vì gương mặt thật đánh lừa khi xác thực sinh trắc học để chuyển tiền.
Bà Anh Thư từ NUS, người cũng nghiên cứu về quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương, cũng đề cập đến vấn đề an ninh quốc gia:
"Chính phủ các nước có thể gặp phải nguy cơ mất an toàn an ninh quốc gia, nếu hệ thống camera giám sát không đáp ứng được những tiêu chuẩn. Đặc biệt, các camera giám sát được lắp đặt ở những khu vực nhạy cảm như tòa nhà chính phủ và căn cứ quân sự có thể làm lộ bí mật nhà nước và gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội."
Tổ chức Radio Free Europe/Radio Liberty (RFE/RL) - một tổ chức truyền thông quốc tế do chính phủ Mỹ tài trợ - vào đầu tháng 5/2024 cho biết camera của Dahua và Hikvision cũng đang được sử dụng tại các địa điểm nhạy cảm ở Đông Âu, bao gồm một căn cứ quân sự ở Romania và trụ sở cảnh sát đặc biệt ở Hungary.
Quốc tế cũng nghi ngại rủi ro an ninh
BBC từng thử nghiệm nhờ tin tặc tấn công vào camera an ninh do công ty Hikvision của Trung Quốc sản xuất và được lắp đặt ngay trong văn phòng của BBC vào năm 2023.
Tin tặc đã thành công và có thể xem được chuyện gì đang xảy ra tại văn phòng, thậm chí biết được cả mật khẩu thiết bị của các nhân viên khi họ nhập vào.
Trong khoảng thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 1/2022, nhóm vận động về quyền riêng tư Big Brother Watch nhận được 806 phản hồi từ các cơ quan công quyền trên khắp Vương quốc Anh xác nhận họ sử dụng camera của Hikvision hoặc Dahua.
Các chuyên gia an ninh lo ngại rằng các camera này có khả năng được sử dụng như "con ngựa thành Troy" để gây rối loạn cho các mạng máy tính, từ đó có thể gây ra tình trạng bất ổn dân sự.
Giáo sư Fraser Sampson, ủy viên ban giám sát camera an ninh của Anh, cảnh báo rằng cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia - bao gồm nguồn cung cấp điện, mạng lưới giao thông và khả năng tiếp cận nước sạch và thực phẩm tươi - đang trong tình trạng dễ bị tổn thương.
Ông Sampson giải thích rằng các hạ tầng đó phụ thuộc rất nhiều vào việc giám sát từ xa nên nếu người nào có khả năng can thiệp vào điều đó, họ có thể gây ra hỗn loạn.
Trong một bài viết vào tháng 2/2024, RFE/RL cho biết các chuyên gia an ninh Ukraine lo ngại hàng trăm ngàn camera giám sát của Hikvision và Dahua trên khắp Ukraine có thể hỗ trợ Nga tấn công nước này.
Quay trở lại với Thảo Minh, cô cho biết mình vẫn cần sử dụng camera giám sát để theo dõi con nhỏ từ xa nếu hai vợ chồng đều không ở nhà.
Cô đã thử gọi đến một số nhà bán lẻ công nghệ nổi tiếng ở Việt Nam và đều được tư vấn mua các camera thương hiệu Trung Quốc.
"Nhưng giờ khi có một trong hai vợ chồng ở nhà thì chúng tôi xoay camera vào tường," cô nói.
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cj777041er2o
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét