Trong bài này, bác Chính phân biệt hai loại luật sư rất hay. Các luật sư bảo vệ anh chị em "phản động" được goi là luật sư "bồ câu", vai trò của họ chủ yếu là làm cầu nối giữa bị can “phản động” với truyền thông độc lập và nhân dân; nhờ họ chúng ta mới biết diễn biến tòa án như thế nào, các "phản động" thông minh, trí tuệ và dũng cảm ra sao... Nhân dân rất kính trọng các luật sư "bồ câu" này. Các luật sư trong nhiều vụ án khác chỉ đơn giản là cò chạy án! Điều này quá đúng vì không có loại luật sư "cò" dùng "đồng" để chạy thì bản án sẽ cao hơn. Nén bạc đâm toạc bản án bỏ túi mà. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hôm 13/12/2021 vừa mới tuyên bố "Mọi việc thành công đều bởi chữ 'đồng'" đó sao. Không có "đồng" thì án dành cho "phản động" dĩ nhiên phải cao rồi. Tôi rất thương các bị can “phản động” và các luật sư "bồ câu". Các bị can “phản động” thừa biết thuê luật sư không có tác dụng gì, thậm chí còn làm bản án nặng thêm, nhưng nếu không thuê luật sư thì không thể giao lưu thông tin với bên ngoài và không làm cho bên ngoài biết tòa đã xử án bất công với họ như thế nào. Các luật sư "bồ câu" bào chữa toàn thua, nhưng không phải lỗi ở họ mà lỗi ở nền tư pháp không có tính độc lập, công minh và khách quan, có cả một rừng luật nhưng lại xử theo luật rừng và án bỏ túi do một cấp ủy nào đó quyết định trước. Hiếm khi trời Hà Nội đen tối như 3 ngày 14-16/12 năm nay. Thật buồn.
Vai trò của Luật sư trong các phiên tòa xử “phản động”
FB Dương Quốc Chính - 15-12-2021 - Sáng nay tòa xử tiếp hai nhân vật liên quan đến vụ Đồng Tâm là Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm. Phiên xử này với mình là với tốc độ “siêu thanh”. Vì tới hơn 13h đã kết án xong một người 10 năm, một người 6 năm. Với mức án khá nặng đó, cộng thêm cáo buộc khá là tù mù, như vốn có, khi xử “phản động”, thì lẽ ra thời gian tranh tụng phải rất dài. Vì phân biệt đúng hay sai luật là rất khó, lại có nhiều mức độ vi phạm từ vô tội tới hơn chục năm.Thế nhưng chỉ trong một buổi sáng, thì có khi làm thủ tục hỏi han, tên tuổi abc, đọc cáo trạng… cũng gần hết thời gian rồi! Thế chắc là chánh án lôi bản án có sẵn trong ngăn bàn ra đọc quá!?
Thường qua các vụ án này, anh em ‘bò đỏ’ hay ‘tinh bông’ thường có câu dè bỉu: Mấy ông Luật sư này cãi vụ nào thì án cũng bị tăng so với cáo trạng nhỉ?
Ý muốn làm nhục các Luật sư là dốt việc tranh tụng. Thực ra bọn bò đại ngu ở chỗ, trong các vụ này tòa thường chẳng quan tâm đến ý kiến của Luật sư, nên dù Luật sư có là người nhà trời thì cũng vậy thôi, tức là chả có liên quan gì đến giỏi hay dốt ở đây cả.
Vậy các Luật sư vẫn tham gia tranh tụng các vụ án dạng này làm gì vì đằng nào chả biết trước là thua?
Đầu tiên phải cảm phục họ về độ dũng cảm khi tham gia tranh tụng cho các vụ án kiểu này. Bởi vì chắc chắn tiền không được bao nhiêu, thậm chí là miễn phí, lại rủi ro do bị đối xử bất công. Nên đa số Luật sư bình thường sẽ từ chối bào chữa cho các bị can “phản động”, chỉ có các Luật sư có sự đồng cảm với “phản động” mới dám nhận bào chữa.
Hai là, vai trò của họ chủ yếu là làm cầu nối giữa bị can “phản động” với truyền thông độc lập. Tức là có vai trò truyền tin ra ngoài một cách công khai, trực tiếp.
Họ cũng được coi như là người đưa tin duy nhất từ bên ngoài vào cho bị can, để bị can giảm đi sự cô đơn do bị cô lập với thế giới bên ngoài.
Tóm lại thì anh em Luật sư chủ yếu đóng vài trò bồ câu đưa thư và nêu quan điểm, phản ứng của bị can và Luật sư về phiên xử với công luận. Còn vai trò chính là bào chữa thì gần như là vô ích và đừng có ai thắc mắc về chuyện đó.
Ngược lại, thực ra cũng không ngược mấy, thì các Luật sư trong nhiều vụ án kiểu khác chỉ đơn giản là cò chạy án! Anh em quan hệ tốt, chạy giỏi, thì bọn bò sẽ khen là Luật sư giỏi thôi! Vì cãi thắng mà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét