Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Lai Châu: Mảnh đất cháy khát nơi biên giới


(GDVN) - Từ năm 2004 trở lại đây nước với bà con xã Mù Sang, Phong Thổ, Lai Châu đã trở nên “khát”. Mùa khát thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Dọc đường đi, không khó để bắt gặp hình ảnh những mế già, 
những em nhỏ còng lưng địu nước.

Người dân ở đây thường tranh thủ đi làm nương mang theo 2 – 3 can 
để hứng từng giọt nước mang về sinh hoạt trong gia đình.

Ở đây, người lớn khi đi làm nương hay đi thồ nước thì tranh thủ tắm ở khe suối, những đứa trẻ này chỉ sử dụng nước vo gạo, nước rửa rau để rửa chân tay. Nước ăn còn chưa có nên một năm chúng chỉ được tắm khoảng 3 – 4 lần.

Người dân tận dụng từng vật dụng có thể đựng nước trong nhà để chứa từng hạt nước mà mỗi ngày người dân bản Sín Chải phải đi hơn 2km đến mó nước Khảo Tề Dê ở độ cao hơn 1.800m so với mặt nước biển, còn dân bản Mù Sang Cao thì đến mó nước Lẳng Than, đường đi khá dốc và hiểm trở.

Lý A Lầu năm nay mới 5 tuổi…

Hay Liều Thị Xế năm nay 10 tuổi cũng thay bố mẹ đi đoạn đường hơn 
2km để khệ nệ mang từng can nước về cho sinh hoạt gia đình.

Và ai trong số họ cũng cảm thấy vui khi hứng được 
những giọt nước trong mùa “cháy khát” của bản làng.

Thậm chí để có nước tắm giặt, học sinh của trường 
Tiểu học Mù Sang cũng phải đi bộ hơn 2km.

Vì những mó nước quanh bản luôn trong tình trạng không còn giọt nước đọng.

Vì vậy, nước luôn là bài học được thầy trò nhắc nhở nhau tiết kiệm.

Cái khát dẫn tới cái đói.

Gói mì tôm cũng trở thành “vật báu” với các em.

Trong cái đói, cái khát, các em nhỏ ở Mù Sang luôn ý thức được việc
đỡ đần gia đình bằng những buổi lên nương khi không phải lên lớp.

Và giúp nhau cùng tiến bộ trong học tập.

Người lớn thì tranh thủ tham gia lớp học “Xóa mù chữ” 
vào buổi tối khi không phải lên nương.

Lớp học sẽ giúp họ biết đọc, biết viết, biết tính toán và 
hơn hết là biết xây dựng ước mơ cho chính cuộc sống của mình.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét