Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

Cẩu thả hay không biết ngoại ngữ?


Tối ngày 12/12/2012, trên kênh VTV1, Đài THVN truyền hình trực tiếp Lễ mít-tinh trao giải "Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào" được tổ chức ở nước bạn.


Mẫu bài dự thi “ Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam”

Sau từng đoạn phát biểu của đồng chí cán bộ Lào, nữ phiên dịch mặc áo dài trắng lại đọc dịch ra tiếng Việt. Đến đoạn cuối thì xảy ra tình huống "cầm đèn chạy trước ô-tô". Đồng chí cán bộ Lào chưa nói, người phiên dịch đã đọc dịch rồi vỗ tay hoan hô trước. Khán giả còn chưa kịp hưởng ứng thì tiếng đồng chí cán bộ Lào lại vang lên: "Nhân sắp bước sang năm mới (2013), tôi xin được kính chúc…" Đồng chí cán bộ Lào kết thúc bài phát biểu. Mọi người có mặt chờ nghe dịch lại, nhưng chờ mãi không thấy gì, vì phiên dịch đã đọc dịch trước mất rồi... Một khoảng trống vô duyên. Bầu không khí yên lặng (không rõ nguyên nhân) bao trùm.
Sự sai sót này khiến người được chúc bị mang tiếng oan là tiếc cả cái vỗ tay đáp lễ (nếu không muốn nói là bất nhã, thiếu lịch sự).

Được biết, "dịch đọc" là một loại hình phiên dịch có chuẩn bị trước, hạn chế được sai sót. Người phiên dịch chỉ cần tai nghe tiếng nói, mắt nhìn bản dịch. Khi nào người nói tạm ngừng (để người phiên dịch, dịch lại) thì đọc dịch. Nếu trí nhớ kém phải dùng bút theo dõi, đánh dấu từng đoạn.

Trường hợp này, không hiểu do cẩu thả, lơ đễnh hay không biết… ngoại ngữ mà nữ phiên dịch kia lại phạm phải sai lầm quá ấu trĩ như vậy?

Cũng không rõ người chỉ đạo sản xuất chương trình có phát hiện ra sai sót này không?

NGUYỄN VĂN CỰ
(Tổ 5, phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, TP Hà Nội;
ĐT: 04.33570141)


----------

BÀI DỰ THI
“ Tìm hiểu sử quan hệ đặc biệt Việt Nam – Lào, Lào - Việt Nam”
  
Họ và tên: ………………………………………….Lóp:………………………………...
Trường: 
Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………….
Số điện thoại:………………………………………………………………

Trong lịch sử quan hệ quốc tế từ xưa tới nay, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào – Việt Nam là một điển hình, một tấm gương mẫu mực, hiếm có về sự gắn kết bền chặt, thuỷ chung, trong sáng và đầy hiệu quả giữa hai dân tộc đấu tranh vì độc lập, tự do và tiến bộ xã hội.
Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phát triển từ quan hệ truyền thống, do Chủ tịch Hồ Chí Minh xây dựng nền móng và chính Người cùng đồng chí Kayxỏn Phômvihản, đồng chí Xuphanuvông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước, nhân dân hai nước dày công vun đắp; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam. Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trải qua nhiều thử thách khắc nghiệt, đầy hy sinh, gian khổ vì độc lập, tự do, hạnh phúc của hai dân tộc và nhân dân hai nước, đã trở thành quy luật sống còn và sức mạnh kỳ diệuđưa tới nhiều thắng lợi vĩ đại của Việt Nam và Lào trong đấu tranh giải phóng dân tộc, trong xây dựng và bảo vệ đất nước, cùng phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đối với nhân dân hai nước Việt Nam, Lào, quan hệ đặc biệt được coi là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, sự nghiệp đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế mà nhân dân hai nước đang tiến hành đã tạo ra những xung lực mới, đồng thời đặt ra những yêu cầu khách quan về gia tăng mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam với những phương thức mới và những nội dung mới.
Nhằm không ngừng chăm lo bảo vệ, vun đắp và phát huy vai trò của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong hiện tại và tương lai vì sự trường tồn và phát triển phồn vinh của hai dân tộc, hai Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã hợp tác thực hiện dự án nghiên cứu, biên soạn “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào; Lào - Việt Nam (1930-2007)”. Sau hơn 4 năm tiến hành, các sản phẩm của dự án bao gồm: Sản phẩm chính “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007); Bộ biên niên lịch sử; Bộ Văn kiện; Bộ Hồi ký và Bộ phim tài liệu Bản hùng ca Việt - Lào” đã hoàn thành và đã được xuất bản phục vụ nhân dân hai nước và độc giả trên thế giới.
Thực hiện chủ trương của lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam và Lào về việc tuyên truyền rộng rãi các kết quả của dự án, thiết thực chào mừng năm “Đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào 2012”, Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân Cách mạng Lào tiến hành biên soạn cuốn: Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 -2007) (Tài liệu tuyên truyền). Cuốn sách được biên soạn dựa trên các sản phẩm dự án Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 -2007) do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2011.
Cuốn sách trình bày những nét chính yếu chặng đường lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1930 đến 2007; nêu bật những thành quả, vai trò to lớn của mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc đối với tiến trình cách mạng mỗi nước trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng nhân dân cách mạng Lào.
Cuốn sách phản ánh đậm nét vai trò của các nhà lãnh tụ của hai Đảng, hai Nhà nước; những hy sinh cao cả của nhiều thế hệ cán bộ, đảng viên, chiến sĩ các lực lượng vũ trang và nhân dân hai nước trong việc xây đắp mối quan hệ đặc biệt dựa trên nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác, giúp đỡ nhau một cách trong sáng về mọi mặt, từ cấp Trung ương đến các địa phương.
Cuốn sách thể hiện rõ quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào, Lào - Việt Nam thủy chung, son sắt, là tài sản vô giá, là nguồn sức mạnh, nhân tố bảo đảm thắng lợi sự nghiệp cách mạng của mỗi nước.
Cuốn sách là tài liệu tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức chính trị, tình cảm của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, đặc biệt là thế hệ trẻ; để bạn bè thế giới hiểu rõ bản chất tốt đẹp, trong sáng của mối quan hệ Việt- Lào; đồng thời khẳng định quan điểm, đường lối, chủ trương của hai Đảng, hai nước trong việc duy trì, củng cố và tăng cường mối quan hệ đặc biệt của hai dân tộc.
Từ bao đời qua, Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, gần gũi bên nhau như làng trên xóm dưới. Nhân dân Việt Nam thường nói láng giềng tối lửa tắt đèn có nhau tương tự như cách nhân dân Lào gọi nhân dân Việt Nam là bản cạy hươn khiêng (bản kề, nhà cạnh). Quan hệ Việt Nam – Lào, Lào – Việt Nam là mối quan hệ nhân hòa, nảy sinh từ đời sống thích ứng với tự nhiên và dựng xây xã hội của biết bao thế hệ cộng đồng dân cư hai nước có nhiều lợi ích tương đồng, cao hơn hết là vận mệnh hai dân tộc gắn bó với nhau rất khăng khít và được phát triển thành quan hệ đặc biệt chưa từng có trong lịch sử quan hệ quốc tế.
Việt Nam và Lào đều là những quốc gia đa dân tộc, có lịch sử phát triển lâu đời trên bán đảo Đông Dương. Quá trình cộng cư, hoặc sinh sống xen cài của những cư dân Việt Nam và cư dân Lào trên địa bàn biên giới của hai nước đã phản ánh sinh động, liên tục mối quan hệ cội nguồn và quan hệ tiếp xúc từ xa xưa của nhân dân hai nước. Huyền thoại khởi nguyên về quả bầu mẹ đã trở thành biểu tượng cao đẹp về nguồn gốc chung và tình đoàn kết keo sơn giữa các dân tộc hai bên dãy Trường Sơn. Cho đến nay, các dân tộc anh em sống ở khu vực biên giới hai nước vẫn còn nuôi dưỡng niềm tự hào và truyền mãi cho nhau những câu chuyện về đạo lý làm người vô cùng sâu sắc mà ông bà xưa để lại.
Trong thời kỳ phong kiến, đặc điểm nổi bật về quan hệ giữa nhân dân hai nước và mối bang giao giữa các triều đại là thân thiện, hữu hảo. Giữa hai dân tộc không có sự áp bức và nô dịch nhau, không có hiềm khích và thù hằn nhau; mặt khác, nhân dân hai nước lại có cả ngàn năm giúp đỡ, che chở lẫn nhau, là láng giềng chí cốt của nhau.
1930-1945 là thời kỳ nhân dân hai nước Việt Nam và Lào nương tựa lẫn nhau trong quá trình đấu tranh giành độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương. Mối quan hệ đó đó xuất phát từ những điều kiện về địa lý, chính trị, kinh tế, văn hoá, đặc biệt từ yêu cầu khách quan của công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, mang bản chất quốc tế vô sản, mang lại hiệu quả rõ rệt.
Trong tiến trình lịch sử đó, bộ phận nhân sĩ, trí thức tiến bộ và các tầng lớp nhân dân Lào có vài trò quyết định quá trình phát triển của phong trào cách mạng Lào cũng như trong việc duy trì và phát triển mối quan hệ giữa hai dân tộc Việt Nam - Lào. Người Việt ở Lào là một lực lượng tích cực trong phong trào cách mạng Lào và là nhân tố quan trọng xây đắp mối quan hệ đặc biệt giữa hai dân tộc.
Sự ra đời của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (ngày 2 tháng 9 năm 1945) và Chính phủ Lào Ítxalạ (ngày 12 tháng 10 năm 1945) cùng những mong muốn của hai bên về xây dựng mối quan hệ hoàn hảo và vững chãi hơn trước là một trong những cơ sở đưa tình đoàn kết, giúp đỡ nhau lên tầm liên minh chiến đấu.
Trong khángchiến chống thực dâm Phán:
Bất chấp nguyện vọng chính đáng của nhân dân hai nước Việt Nam và Lào, thực dân Pháp ngang nhiên gây chiến tranh hòng áp đặt lại ách thống trị của chúng ở Đông Dương. Mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương luôn nêu cao thiện chí, tìm mọi cách ngăn chặn chiến tranh, nhưng thực dân Pháp hiếu chiến vẫn lấn tới, quyết chiếm lại Đông Dương.
Ngày 23 tháng 9 năm 1945, thực dân Pháp được sự đồng lõa của quân Anh, nổ súng đánh chiếm thành phố Sài Gòn. Tiếp đó, chúng mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, Nam Trung Bộ của Việt Nam, sang Campuchia, Hạ Lào, rồi toàn cõi Đông Dương.
Trước nguy cơ tồn vong nền độc lập dân tộc của ba nước Việt Nam – Lào - Campuchia, ngày 25-11-1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị Kháng chiến kiến quốc để chỉ đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc của ba nước Đông Dương. Chỉ thị chủ trương: “Thống nhất mặt trận Việt- Miên- Lào chống Pháp xâm lược” và nêu rõ nhiệm vụ: “Tăng cường công tác vũ trang tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân ở thôn quê, làm cho mặt trận kháng Pháp của Lào – Việt lan rộng và chiến tranh du kích nảy nở ở thôn quê, đặng bao vây lại quân Pháp ở nơi sào huyệt của chúng và quét sạch chúng khỏi đất Lào”
Tiêu biểu cho tình đoàn kết và liên minh chiến đấu của Liên quân Lào- Việt trong năm đầu của cuộc kháng chiến là trận chiến đấu bảo vệ Thà Khẹc ngày 21 tháng 3 năm 1946. Đây là trận đánh lớn nhất của Liên quân Lào – Việt kể từ ngày thành lập, đã nêu một tấm gương sáng ngời về lòng dũng cảm, một biểu tượng cao đẹp về tình đoàn kết, gắn bó keo sơn giữa quân và dân hai nước Việt Nam – Lào. Tinh thần chiến đấu và sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ Liên quân Lào- Việt, trong đó có chiến sĩ Việt Nam Lê Thiệu Huy đã “nhắc nhở cho thanh niên Lào, cho nhân dân Lào, luôn luôn bền bỉ chiến đấu để giết đế quốc xâm lăng và giành độc lập thực sự cho đất nước”
Từ giữa năm 1946, sau khi quân Pháp chiếm lại một số tỉnh ở bắc vĩ tuyến 16 của Lào, các lực lượng kháng chiến Lào chuyển sang phía Đông tiến hành chiến tranh du kích. Được Ủy ban Kháng chiến hành chính Chiến khu 4 (Việt Nam) giúp đỡ, Hội nghị cán bộ các tỉnh Savẳnnàkhẹt, Khăm Muộn, Xiêng Khoảng và Hủa Phăn họp tại Vinh, tỉnh Nghệ An (10-1946) để thống nhất lực lượng và hành động. Hội nghị đã quyết định thành lập Uỷ ban giải phóng Đông Lào để chỉ đạo cuộc đấu tranh tại vùng Đông Lào và đề ra phương hướng đẩy mạnh công tác vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở chính trị, củng cố các lực lượng vũ trang cách mạng Lào, phát triển chiến tranh du kích chống thực dân Pháp và tay sai.
Hoạt động trong điều kiện vô cùng gian khổ, các lực lượng Việt Nam tham gia chiến đấu trên khắp các mặt trận Lào đã lập nhiều chiến công, góp phần tạo ra bước phát triển mới cho cuộc kháng chiến của nhân dân hai nước và để lại những ấn tượng tốt đẹp về tình đoàn kết Việt – Lào.
Như vậy, trong suốt những năm kháng chiến, liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào từng bước được hình thành, phát triển và thu được nhiều kết quả, góp phần thúc đẩy quan hệ đoàn kết chiến đấu Việt Nam - Lào gắn bó mật thiết hơn.
Cùng với chiến thắng Điện Biên Phủ, việc ký kết Hiệp định Giơ ne vơ là một thắng lợi quan trọng của sự nghiệp đoàn kết kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương nói chung, của hai nước Việt Nam, Lào nói riêng trong cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Thắng lợi đó thể hiện nghị lực, quyết tâm của Việt Nam và Lào trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù chung, kết tinh sức mạnh đoàn kết đặc biệt, liên minh chiến đấu giữa nhân dân và quân đội hai nước, tạo nền móng vững chắc cho sự phối hợp, liên minh chiến đấu giữa Việt Nam và Lào ngày càng nâng cao trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (1954-1975).
 
Tác giả bài viết: Nguyễn Hoàng Quyền
Nguồn tin: thptphandinhgiot.edu.vn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét