Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

(1) CHÂU Á ĐANG TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?


CHÂU Á ĐANG TÁI CU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/12)
Theo đánh giá mới đây của mạng tin “Chân trời chiến lược”, một “siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta đang chứng kiến siêu liên hiệp này qua mô hình tăng cường gia nhập các tổ chức liên chính phủ châu Á, cùng sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc, nhất là dựa vào Ấn Độ. Cam kết của Mỹ đối với Đông Á và Nam Á cũng góp phần củng cố siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Mỹ đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế.
Từ gần 10 năm nay, giới phân tích luôn nhấn mạnh đến khái niệm liên hiệp an ninh khu vực. Chúng ta đang đề cập đến sự xuất hiện của giả thiết một siêu liên hiệp tam giác nổi Nam Á và Đông Á trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. 5 xu hướng lớn bao trùm quá trình tái cấu trúc địa chính trị của châu Á 10 năm qua gồm: sự phát triển của Trung Quốc, Ấn Độ, sự suy yếu của Mỹ, các cuộc tranh giành ảnh hưởng để xác định một bản sắc khu vực châu Á và sự xuất hiện các chính sách đối trọng với Trung Quốc.
Trung Quốc, Ấn Độ và Mỹ

Chúng ta đã ghi nhận những số liệu về sự gia tăng sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Sự phát triển này là điều hiển nhiên và hết sức ấn tượng. Phần lớn người Trung Quốc bày tỏ niềm tự hào. Tuy nhiên, cũng xuất hiện hai thái độ khác nhau: một mặt là chủ nghĩa quốc tế ở cấp độ nào đó và dự định hành động tích cực với phần còn lại của thế giới; mặt khác là chủ nghĩa dân tộc cứng rắn, trong đó những người bảo vệ xu hướng này cho rằng Bắc Kinh cần phải sử dụng quyền lực mới đạt được của mình để áp đặt quy chế cường quốc, yêu sách lãnh thổ và để làm lợi cho sức mạnh kinh tế bao trùm. Vì vậy, chúng ta đang chứng kiến hai nước Trung Quốc: một muốn hội nhập với cộng đồng quốc tế và cải cách bên trong, trong khi số khác từ chối và bảo vệ một khái niệm thực dụng, có tính truyền thống và tự điều hòa quan hệ hơn là một cường quốc phải duy trì với các đối tác khác của cộng đồng quốc tế. Theo diện mạo mà Trung Quốc muốn thể hiện, đất nước bị chứng “tâm thần phân liệt” này có thể xuất hiện một cách vô hại hơn là đe dọa. vẫn cần phải tìm hiểu xem hai xu hướng trên sẽ tiến triển trong lòng đất nước này như thế nào và mức độ chúng sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ của Trung Quốc với môi trường châu Á và với cộng đồng quốc tế một cách tổng thể. Chúng ta hãy phác thảo một bản tổng kết quá trình tiến triển của đất nước này trong 10 năm qua. Các điểm tích cực cũng nhiều. Trung Quốc đang hội nhập với các thể chế Đông Á xoay quanh Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trung Quốc đã đóng vai trò hàng đầu trong các thể chế khu vực khác, nhất là Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và các cuộc đàm phán 6 bên về hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên. Trung Quốc cũng ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do với các nước Đông Nam Á láng giềng và cho rằng đã thực hiện một chính sách có trách nhiệm trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối những năm 1990. Những mối quan hệ căng thẳng với Đài Loan đã giảm, về mặt quốc tế, Trung Quốc từ nay đóng góp một phần quan trọng vào các chiến dịch gìn giữ hòa bình; tham gia các chiến dịch chống cướp biển ngoài khơi Xômali và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Tại nhiều nước, đầu tư và các sản phẩm của Trung Quốc được chào đón. Trung Quốc đã đóng vai trò bình ổn khi mua trái phiếu kho bạc Mỹ để đổi lại Mỹ mở cửa thị trường cho lĩnh vực xuất khẩu của Trung Quốc. Những điểm tiêu cực cũng không ít. Bắc Kinh đã công khai chứng tỏ tham vọng tăng cường khả năng quân sự và trấn áp mạnh tay đối với các phe đối lập trong nước, những phần tử đòi tự do trong xã hội hay những người dân không thuộc dân tộc Hán tại Tây Tạng hay Tân Cương. Quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản luôn căng thẳng: tranh chấp lịch sử lại được khơi lại; đa số người Trung Quốc vẫn nung nấu tinh thần chống Nhật; những tranh chấp lãnh hải làm tăng mối hận thù giữa hai nước. Một vấn đề báo động khác là thái độ hung hăng của Trung Quốc trong các yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, Biển Hoa Đông và với Ấn Độ. Viện trợ mà Bắc Kinh dành cho Pakixtan trong lĩnh vực hạt nhân cũng là một mối quan tâm. Hơn nữa, Bắc Kinh cũng công khai cùng các nước khác ngăn cản Nhật Bản đạt được quy chế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Lập trường của Trung Quốc trong các chủ đề toàn cầu, nhất là khí hậu trái đất nóng lên, đã cho thấy một sự thụt lùi trước nước Mỹ do những lợi ích quốc gia. Trung Quốc cũng từ chối đảm đương vai trò lãnh đạo hay làm theo những thỏa thuận mà các nước khác đưa ra. Việc dự báo những tác động mà cuộc khủng hoảng hiện nay sẽ ảnh hưởng đến địa vị của nước này trong nền kinh tế thế
giới là điều vẫn còn khó khăn, song sự ủng hộ kiên định của Chính phủ Trung Quốc đối với các doanh nghiệp nhà nước nắm quyền kiểm soát toàn bộ các lĩnh vực kinh tế dự báo một sự tăng cường chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, là điều đáng lo ngại.
Liệu Trung Quốc có thực sự là một cường quc nguyên trạng?
Tất cả những điều trên đang làm xói mòn sự tin cậy về một nước Trung Quốc muốn trở thành cường quốc nguyên trạng, gắn với một sự phát triển hòa bình và duy trì quan hệ hài hòa với các đối tác. Liệu đó chỉ là những tuyên truyền nhạt nhẽo hay một sự lừa bịp rõ rệt? Mối nghi ngờ được củng cố bởi một sự tương quan bề ngoài giữa thái độ cương quyết của Trung Quốc trước sự suy yếu của Mỹ và phương Tây kể từ năm 2008. Kịch bản thích hợp với nhừng hành động thực dụng, dự báo rằng các cường quốc khu vực sẽ trờ nên khiêu khích hơn trong quá trình phát triển và tìm cách đảo lộn quy chế nguyên trạng, Sự sợ hãi và lo ngại, được tạo ra bởi sự tăng cường sức mạnh của Trung Quốc, đã gia tăng do ảnh hưởng đáng kể từ tư duy thực dụng tại nhiều nước, từ các môi trường đại học đến các tầng lớp chính trị. Nếu Bắc Kinh đang tìm cách hưởng lợi từ sự suy yếu của Mỹ và nếu sự suy yếu này là hiện thực, các nước láng giềng của Trung Quốc có cái để mà lo ngại. Và nếu thái độ đe dọa của Trung Quốc làm các nước láng giềng lo ngại thì cũng sẽ khiến Ấn Độ tham gia một chính sách đối trọng với Trung Quốc cho dù có Mỹ hậu thuẫn hay không.
Giả thiết về một nước Trung Quốc có thể trỗi dậy một cách hòa bình được đưa ra, song không dễ như vậy. Vi điều này, Bắc Kinh sẽ phải thực hiện một chính sách rất thận trọng và dè dặt trước các nước láng giềng. Đó không phải là trường hợp của ngày hôm nay và tình hình hiện nay sẽ có thể tiến triển một cách thực dụng. Thất bại trong cách phát triển hòa bình của Trung Quốc đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển một siêu liên hiệp châu Á yà đè nặng lên mối quan hệ Bắc Kinh – Oasinhtơn.
về phần mình, Ấn Độ hiện không nổi lên một cách ấn tượng và không đạt được mức độ phát triển bằng Trung Quốc song hưởng một tốc độ tăng trưởng kinh tế khá đều đặn. Tham vọng cường quốc mới nổi của Ấn Độ sẽ vượt ra khỏi không gian Nam Á. Nếu tiến triển dân chủ của Ấn Độ không khiến phương Tây lo ngại bằng Trung Quốc thì một số nước biên giới, hiển nhiên có Pakixtan, đang cảm thấy bị đe dọa bởi gã láng giềng khổng lồ này. Việc Ấn Độ thắt chặt quan hệ với Mỹ đã cho phép nước này gần đạt được mục đích, đó là quy chế cường quốc trên trường quốc tế. Ấn Độ đã đạt được một bước nữa theo hướng trên nhờ vào thỏa thuận với Oasinhtơn khi chính thức gia nhập Câu lạc bộ các cường quốc hạt nhân. Ảnh hưởng kinh tế, chính trị và quân sự của Niu Đêli đang được thiêt lập tại nhiều khu vực trên thế giới. Nếu Ấn Độ đang cho thấy tham vọng trở thành cường quốc châu Á cai quản Ấn Độ Dương thì nước này cũng sẽ có một lý lẽ bổ sung để đạt quy chế cường quốc. Trung Quốc cũng đã bắt đàu các bước đi như vậy, nhất là tăng cường phát triển hải quân. Một số nhà phân tích ít nghiêng về giả thiết coi Ấn Độ là một cường quốc. Tuy nhiên, chừng nào Ấn Độ còn duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nước này sẽ có được những dự báo lạc quan để tiếp cận quy chế mong muốn trên, như điều Trung Quốc đã làm từ lâu.
Trung Quốc và Ấn Độ là các cường quốc mới nổi trong khi Mỹ đang đứng bên bờ dốc, kèm với sự suy yếu toàn cầu của phương Tây. Theo chu kỳ, chúng ta đang chứng kiến thảm kịch suy tàn của Mỹ – mô hình đã hoành hành đầu những năm 1970 và cuối những năm 1980. Sự suy tàn hiện nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 và là thách thức đối với Oasinhtơn. Chủ nghĩa đơn cực của Chính quyền Bush cùng những cách thức trong “cuộc chiến chống khủng bố” đã giáng một đòn mạnh vào tính hợp pháp của Oasinhtơn trong vai trò lãnh đạo cộng đồng quốc tế. Siêu cường duy nhất này cũng đã thiệt hại trong các cuộc chiến tranh dài hạn và tốn kém tại Irắc và Ápganixtan. Nếu Mỹ đang bị tụt hơi trên trường quốc tế thì họ vẫn đang đóng vai trò trọng tài và là người điều tiết quan trọng hơn tại Đông Á và Nam Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc và thái độ ngày càng hung hăng của nước này đối với các nước láng giềng đã cho phép Mỹ củng cố địa vị tại châu Á. Việc thiết lập lại quan hệ với Ấn Độ được bắt đầu từ những năm 1990 và vẫn sẽ tiếp tục diễn ra. Liên minh quân sự với Nhật Bản và Ôxtrâylia cũng đã được củng cố.
....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét