Thứ Tư, 24 tháng 4, 2024

CÓ HAI ĐẠI GIA MINH “NHỰA”

CÓ HAI ĐẠI GIA MINH “NHỰA”
Hiện trên mạng xã hội đang có nhiều người nhầm hai đại gia Minh “Nhựa, Nam, và Bắc chỉ là một người, và được đồn là hậu phương vững chắc của LiLy.
Thực chất, có tới hai đại gia đều có biệt danh là Minh “Nhựa”.

1. Minh Nhựa miền Nam: có tên Phạm Trần Nhật Minh sinh năm 1983 - một đại gia nổi tiếng tại TP. HCM. Là người con trai duy nhất của doanh nhân Phạm Văn Mười – Tổng giám đốc Công ty Nhựa Long Thành nhưng không chỉ việc kinh doanh mà cuộc sống, đời tư của thiếu gia 8x Minh Nhựa cũng được công chúng đặc biệt quan tâm. 

Vị doanh nhân Sài thành này có hai đời vợ. Vợ đầu là Nguyễn Thị Phương Thúy (1982); Người vợ thứ 2 của vị đại gia Sài Gòn là Phạm Thị Hồng Nga (nickname Mina Phạm), cô là người có ngoại hình xinh đẹp, trẻ trung. Cuộc hôn nhân này tiếp tục gặp không ít chông gai và gây được sự chú ý của công chúng.

Minh “Nhựa” 2 tên thật là Bùi Tố Minh, ông ta được biết đến là một đại gia khá kín tiếng tại Hà Nội, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa (Plaschem) - Một tên tuổi lớn trong ngành nhựa và đang in dấu ấn tại hàng loạt thương vụ địa ốc.

Được biết, Ái nữ 9x có khối tài sản 4.000 tỷ vừa mua khách sạn Xanh Huế chính là Bùi Tú Phương con gái của người vợ đầu (đã ly hôn) của đại gia kín tiếng Bùi Tố Minh này.

Sinh năm 1967, doanh nhân Bùi Tố Minh được biết đến là ông chủ của CTCP Hoá chất nhựa (Plaschem) với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng/năm. Sau một thời gian dài tích lũy trong ngành nhựa, vị doanh nhân Bùi Tố Minh lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, nghỉ dưỡng với nhiều dự án khá tên tuổi.

Theo tìm hiểu, Plaschem được thành lập từ tháng 10/1999, đăng ký địa chỉ trụ sở tại tòa nhà cùng tên tại số 562, Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Bùi Tố Minh.

- Năm 2001, Plaschem đầu tư dây chuyền sản xuất hạt nhựa đầu tiên theo công nghệ nhập khẩu từ hãng Starlinger của Cộng Hòa Áo. Theo giới thiệu, tổng công suất vận hành thực tế của 5 dây chuyền đến cuối năm 2015 đạt khoảng 20.000 tấn/năm, chiếm khoảng 48 – 50% tổng sản lượng cả nước. Doanh số hàng năm của công ty đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Tới đầu năm 2013, doanh nghiệp đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất bao AD Star Tú Phương (tại cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư 15 triệu USD, sản lượng 156 triệu bao/năm, chuyên cung cấp sản phẩm có các doanh nghiệp xi măng.

Đặc biệt, trong vòng 4 năm gần nhất, Plaschem liên tục ghi nhận tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2019, doanh thu thuần của Plaschem đạt mức 3.214,7 tỉ đồng. Đồng thời, công ty này cũng báo lãi thuần ở mức 244,9 tỉ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 7,6%.
Tính đến cuối năm ngoái, quy mô tổng tài sản của Plaschem đạt mức 2.646,2 tỉ đồng, cao gấp hơn 3 lần quy mô vốn chủ sở hữu.

Cú 'bẻ lái' sang lĩnh vực bất động sản

Kết quả kinh doanh khả quan của Plaschem trong những năm qua không chỉ đến từ ngành nhựa, mà còn được đóng góp một phần nhờ các thương vụ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Đề cập tới “hệ sinh thái” của đại gia Minh "nhựa", sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới chuỗi Silk Path với 5 khách sạn cao cấp phân bổ tại Sa Pa, Hà Nội, Huế và TP. HCM.
Hệ thống khách sạn này được phát triển bởi một loạt các pháp nhân và cá nhân liên quan tới ông Bùi Tố Minh như: Công ty TNHH Khách sạn Silk Path, CTCP Du lịch Xanh – Huế VNECO, CTCP Pusamcap Sapa, Công ty TNHH Đầu tư du lịch nghỉ dưỡng Puscamcap Sapa, các bà Bùi Thị Lan Anh, Bùi Tú Phương (SN 1992, con gái của ông Bùi Tố Minh).

Trong đó, Plaschem là công ty mẹ, trực tiếp nắm 51% vốn của CTCP Đầu tư du lịch nghỉ dưỡng Pusamcap Sapa (nay đã chuyển đổi sang mô hình trách nhiệm hữu hạn).

Nguồn: fb Phương Dung Lê
CÓ HAI ĐẠI GIA MINH “NHỰA”
Hiện trên mạng xã hội đang có nhiều người nhầm hai đại gia Minh “Nhựa, Nam, và Bắc chỉ là một người, và được đồn là hậu phương vững chắc của LiLy.
Thực chất, có tới hai đại gia đều có biệt danh là Minh “Nhựa”.

1. Minh Nhựa miền Nam: có tên Phạm Trần Nhật Minh sinh năm 1983 - một đại gia nổi tiếng tại TP. HCM. Là người con trai duy nhất của doanh nhân Phạm Văn Mười – Tổng giám đốc Công ty Nhựa Long Thành nhưng không chỉ việc kinh doanh mà cuộc sống, đời tư của thiếu gia 8x Minh Nhựa cũng được công chúng đặc biệt quan tâm. 

Vị doanh nhân Sài thành này có hai đời vợ. Vợ đầu là Nguyễn Thị Phương Thúy (1982); Người vợ thứ 2 của vị đại gia Sài Gòn là Phạm Thị Hồng Nga (nickname Mina Phạm), cô là người có ngoại hình xinh đẹp, trẻ trung. Cuộc hôn nhân này tiếp tục gặp không ít chông gai và gây được sự chú ý của công chúng.

Minh “Nhựa” 2 tên thật là Bùi Tố Minh, ông ta được biết đến là một đại gia khá kín tiếng tại Hà Nội, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hoá chất nhựa (Plaschem) - Một tên tuổi lớn trong ngành nhựa và đang in dấu ấn tại hàng loạt thương vụ địa ốc.

Được biết, Ái nữ 9x có khối tài sản 4.000 tỷ vừa mua khách sạn Xanh Huế chính là Bùi Tú Phương con gái của người vợ đầu (đã ly hôn) của đại gia kín tiếng Bùi Tố Minh này.

Sinh năm 1967, doanh nhân Bùi Tố Minh được biết đến là ông chủ của CTCP Hoá chất nhựa (Plaschem) với doanh thu hàng nghìn tỷ đồng/năm. Sau một thời gian dài tích lũy trong ngành nhựa, vị doanh nhân Bùi Tố Minh lấn sân sang lĩnh vực bất động sản, nghỉ dưỡng với nhiều dự án khá tên tuổi.

Theo tìm hiểu, Plaschem được thành lập từ tháng 10/1999, đăng ký địa chỉ trụ sở tại tòa nhà cùng tên tại số 562, Nguyễn Văn Cừ, phường Gia Thụy, quận Long Biên, Hà Nội. Giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là ông Bùi Tố Minh.

- Năm 2001, Plaschem đầu tư dây chuyền sản xuất hạt nhựa đầu tiên theo công nghệ nhập khẩu từ hãng Starlinger của Cộng Hòa Áo. Theo giới thiệu, tổng công suất vận hành thực tế của 5 dây chuyền đến cuối năm 2015 đạt khoảng 20.000 tấn/năm, chiếm khoảng 48 – 50% tổng sản lượng cả nước. Doanh số hàng năm của công ty đạt hơn 1.500 tỷ đồng.

Tới đầu năm 2013, doanh nghiệp đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất bao AD Star Tú Phương (tại cụm công nghiệp Lợi Bình Nhơn, thành phố Tân An, tỉnh Long An) có tổng mức đầu tư 15 triệu USD, sản lượng 156 triệu bao/năm, chuyên cung cấp sản phẩm có các doanh nghiệp xi măng.

Đặc biệt, trong vòng 4 năm gần nhất, Plaschem liên tục ghi nhận tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận.

Năm 2019, doanh thu thuần của Plaschem đạt mức 3.214,7 tỉ đồng. Đồng thời, công ty này cũng báo lãi thuần ở mức 244,9 tỉ đồng, tương ứng với biên lợi nhuận 7,6%.
Tính đến cuối năm ngoái, quy mô tổng tài sản của Plaschem đạt mức 2.646,2 tỉ đồng, cao gấp hơn 3 lần quy mô vốn chủ sở hữu.

Cú 'bẻ lái' sang lĩnh vực bất động sản

Kết quả kinh doanh khả quan của Plaschem trong những năm qua không chỉ đến từ ngành nhựa, mà còn được đóng góp một phần nhờ các thương vụ đầu tư vào lĩnh vực bất động sản.

Đề cập tới “hệ sinh thái” của đại gia Minh "nhựa", sẽ là thiếu sót nếu không nhắc tới chuỗi Silk Path với 5 khách sạn cao cấp phân bổ tại Sa Pa, Hà Nội, Huế và TP. HCM.
Hệ thống khách sạn này được phát triển bởi một loạt các pháp nhân và cá nhân liên quan tới ông Bùi Tố Minh như: Công ty TNHH Khách sạn Silk Path, CTCP Du lịch Xanh – Huế VNECO, CTCP Pusamcap Sapa, Công ty TNHH Đầu tư du lịch nghỉ dưỡng Puscamcap Sapa, các bà Bùi Thị Lan Anh, Bùi Tú Phương (SN 1992, con gái của ông Bùi Tố Minh).

Trong đó, Plaschem là công ty mẹ, trực tiếp nắm 51% vốn của CTCP Đầu tư du lịch nghỉ dưỡng Pusamcap Sapa (nay đã chuyển đổi sang mô hình trách nhiệm hữu hạn).

Nguồn: fb Phương Dung Lê

XEm thêm: 
https://cafef.vn/tam-su-tu-tan-day-long-cua-dai-gia-minh-nhua-toi-la-con-mot-it-ban-be-anh-chi-em-mong-moi-nguoi-hieu-va-thuong-toi-nhieu-hon-188231124143231959.chn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét