Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

(2) CHÂU Á ĐANG TÁI CẤU TRÚC ĐỊA CHÍNH TRỊ?

TTXVN (Angiê 28/12), (Tiếp theo)
Bản sắc khu vực như thế nào cho châu Á: cạnh tranh và cuộc chiến giành ảnh hưởng?        
Sự phụ thuộc của các nước Đông Nam Á theo các cấp độ khác nhau vào các tổ chức liên chính phủ (IGO) châu Á là một dấu hiệu nữa chứng tỏ sự tương tác gia tăng giữa hai phức hệ an ninh và đặt ra vấn đề nóng bỏng liên quan tới bản sắc của châu Á với tư cách là một khu vực. Loại hình tổ chức này đã được tăng cường trong những năm 1990. Như nhà phân tích T.J. Pempel nhận xét, Đông Á khác với các khu vực khác bởi có nhiều IGO với quy mô khiêm tốn và tồn tại không chồng lấn lên nhau. Không một IGO khu vực nào tập hợp đầy đủ các Nhà nước như tại Đông Á. Diện mạo Đông Á đặc biệt này được gọi là “cuộc chạy đua gia nhập hiệp hội”, nơi các Nhà nước khu vực đang lao vào một cuộc cạnh tranh dữ dội để xác định nước muốn trở thành thành viên của tổ chức hay nhóm nước nào qua cách mà nước đó thể hiện quan niệm về bản sắc, vai trò khu vực và địa vị của mình trong một cộng đồng quốc tế được phương Tây sắp xếp và quản lý.

ASEAN+3 (APT) và các cơ quan gắn với tổ chức này có tính đại diện nhất cho Đông Á, song không bao gồm Bắc Triều Tiên hay Đài Loan. Khởi nguồn, ASEAN có sự phân biệt giữa Đông Nam Á và Đông Bắc Á, song hiện tổ chức này tập hợp hai khu vực trên từ những năm 1990. về phần mình, Đông Bắc Á không bao giờ được tính vào các IGO khu vực, ít nhất là đến năm 2008 khi Trung Quốc, Nhật và Hàn Quốc đưa ra nguyên tắc nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh ba bên độc lập với APT. Bảng tổng kết các hội nghị trên sau hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 năm 2011 cho thấy vẫn còn khiêm tốn. Sự xuống cấp của mối quan hệ giữa Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc đã xếp lại dự định đối thoại thành yếu tố thứ yếu. Ban đầu Bắc Kinh mong muốn Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) tập hợp các Nhà nước trong khu vực, song Nhật Bản đã gây sức ép thành công để việc tổ chức EAS mở rộng ra ngoài phạm vi Đông Á. Bắc Kinh và Tôkyô đã lao vào một cuộc đấu không khoan nhượng trong hậu trường để nắm quyền thành lập và cơ cấu các IGO khu vực và thông qua các tổ chức này thể hiện tầm nhìn khu vực cũng như các tham “vọng của mình trong bối cảnh cộng đồng quốc tế bị ảnh hưởng bởi phương Tây. Trước nguy cơ đơn giản hóa IGO, chúng ta có thể thấy rằng Trung Quốc thường thể hiện sự đề cao các tổ chức liên chính phủ Đông Á hơn số khác bởi có thể áp đặt sự bá quyền. Chiến lược này tiếp nối khuynh hướng tiêu biểu của các cường quốc ủng hộ chủ nghĩa đa phương: Đó là tham gia các IGO khác nhau trong khi bảo đảm rằng mỗi một tổ chức bị chia tách với số khác. Trung Quốc hoàn toàn ý thức được sự cần thiết phải thể hiện ít đe dọa đối với các nước láng giềng và đánh giá những rủi ro gắn với hành động gia tăng cạnh tranh chống Tôkyô. Cam kết của Trung Quốc với ASEAN diễn ra theo chiều hướng ôn hòa, nhưng Bắc Kinh luôn thể hiện lập trường là nòng cốt cứng rắn của Đông Á, được hoàn thành bởi một hệ thống hợp tác khu vực rộng hơn, ví dụ trong khung cảnh EAS hay Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Ấn Độ và Nhật Bản có thể hỗ trợ nhau ở phạm vi khu vực cũng như quốc tế trong “cuộc chạy đua” giành một ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bản an Liên hợp quốc. Nhật Bản, cũng như nhiều nước thành viên ASEAN khác, muốn kết nạp Ấn Độ và các Nhà nước khác vào HĐBA LHQ để một mặt giảm tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh và mặt khác tạo mối quan hệ mạnh hơn giữa khu vực với cộng đồng quốc tế – phương Tây. Có hai yếu tố mang tính quyết định ở đây, đó là sự thiếu vắng mọi IGO-có tầm vóc là đầu cực gắn kết toàn bộ các Nhà nước Đông Á và mô hình khu vực bao gồm các IGO phạm vi hẹp. Các yếu tố trên giải thích sự tồn tại của một số lượng lớn IGO xung quanh Đông Á, gồm một hay nhiều Nhà nước Đông Á và kết nối các nhà nước này với một tình hữu nghị rộng hơn. Các IGO trên đang cho phép các nước thành viên Đông Á thiết lập các mối quan hệ đặc biệt với một khu vực láng giềng. Thông qua đó, các Nhà nước Đông Á đôi khi phối hợp
hành động trực tiếp với cộng đồng quốc tế – phương Tây. Cũng cần thiết đánh giá các IGO là khu vực để chứng kiến sự lặp lại của mô hình xã hội trên và phải thừa nhận rằng mô hình này cho phép thiết lập các mối quan hệ mạnh mẽ và đông đảo giữa các khu vực khác nhau.
Ở phía Bắc, chúng ta chứng kiến “các cuộc đàm phán 6 bên” và SCO. Mỹ, Nga, Nhật Bản, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc và Trung Quốc đang tham gia các cuộc đàm phán để thuyết phục Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân. SCO gồm các nước thành viên Trung Quốc, Nga, Udơbêkixtan, Tátgikixtan, Cadắcxtan và Cưrơgưxtan, cùng các nước quan sát viên Ấn Độ, Pakixtan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông cổ và Tuốcmênixtan. Mục đích của SCO là nhằm loại bỏ vai trò của Mỹ, dựa vào Nga và gắn kết Trung Quốc với Trung Á. Các nước quan sát viên đang thiết lập mối quan hệ đan chéo với Nam Á và Trung Đông. Ở phía Đông và Nam Á trải dài đến tận hai bờ Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tập hợp đa số-các Nhà nước Đông Á, Bắc Mỹ, châu Đại Dương và một số Nhà nước Nam Mỹ. Các diễn đàn ba bên khác nhau bao gồm cả APEC, có tham vọng thông qua các thỏa thuận an ninh song phương với Mỹ: Nhóm Giám sát và Phối hợp ba bên (TCOG) gồm Mỹ, Nhật Bàn và Hàn Quốc; một mô hình khác như trên gồm Mỹ, Ôxtrâylia và Nhật và một hội nghị thượng đỉnh mới đây gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Oasinhtơn qua các điều kiện trên đã chen một chân vào khu vực và chúng ta tự hỏi châu Đại Dương có thực sự thuộc về châu Á không hay trước tiên là tiền đồn của đầu cực quốc tế – phương Tây. Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Đại Tây Dương (TPP) vừa góp phần tăng vai trò vào đầu cực này. Ôxtrâylia, Brunây, Chilê, Malaixia, Niu Dilân, Pêru, Xinhgapo, Mỹ và Việt Nam đang tập hợp xung quanh một kế hoạch thỏa thuận mậu dịch tự do. Canada, Nhật Bản và Mêhicô sẽ có thể gia nhập. Nếu một hiệp định hoàn chỉnh và có chiều sâu ra đời, mối quan hệ đối tác trên sẽ trở nên rất có ý nghĩa. Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để dự báo sự ra đời của dự án này. Nếu Bắc Kinh vẫn đứng ngoài TPP thì nước này có thể sẽ trở thành một công cụ chính trị đối trọng mới do nhiều nước lập ra dưới sự hô hào của Mỹ để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với giả thiết ngược lại nếu Trung Quốc cuối cùng gia nhập TPP, mọi ý định của nước này nhằm cô lập Đông Á trong một khu vực chặt chẽ hơn để dễ cai trị, cũng sẽ bị cản trở. Khả năng cuối cùng, TPP sẽ có thể trở thành một “vỏ ốc trống rỗng”, ít có hiệu lực như những diễn đàn đa phương khác trước đó. Ở phía Nam cũng như phía Tây gần Ấn Độ Dương, chúng ta có Hiệp hội hợp tác khu vực Nam Á (SAARC), tập hợp toàn bộ các Nhà nước Nam Á và đã trao quy chế quan sát viên cho Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Mianma và Ôxtrâylia. SAARC ở phạm vi nào đó là tổ chức sóng đôi với SCO, nơi Ấn Độ và Pakixtan là quan sát viên. Cuối cùng, ARF và EAS đảm bảo mối quan hệ cấp thế giới khi củng cố quan hệ liên khu vực cấp cao. ARF cũng kết nối các Nhà nước từ Đông Á đến châu Đại Dương, Bắc Mỹ, Nga và Liên minh châu Âu (EU). EAS cũng gồm các thành viên như Ôxtrâylia, Niu Dilân, Ấn Độ, Nga và Mỹ. Hình ảnh lưu lại từ những tổ chức trên là một phạm vi rộng lớn các đầu cực, các tổ chức hợp tác đang mở rộng tâm ảnh hưởng xa hơn và chồng lấn nhau từng phần, xích lại gần Đông Á và Nam Á, đôi khi kết nối hai khu vực này với Nga và phương Tây. Một số lượng lớn các Nhà nước Nam Á đang gia nhập các IGO Đông Á và các IGO này lại mở ra cho các nước thành viên ngoài châu Á. Tính thích đáng của quy mô khu vực đã bị chất vấn, hoặc bị mất đi bởi những tương tác trên và những mối quan hệ cắt ngang, hoặc mở rộng. Ý tưởng một “khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương” đôi khi được Chính quyền Obama bảo vệ đang làm cho khái nhiệm về khu vực trở nên phi lý. Như đã từng đề cập, ý tưởng trên nằm trong chiến lược linh hoạt chống lại khu vực mà Mỹ triển khai từ nhiều năm qua. Nguyên tắc của chiến lược là Mỹ tham vọng tham gia nhiều tổ chức khu vực (Đại Tây Dương, châu Á-Thái Bình Dương, châu Mỹ) để hợp pháp hóa sự can dự của mình vào công việc của các nước và tạo một sự ảnh hưởng cần thiết để chống lại việc hình thành các tổ chức mà Mỹ bị cách ly (tại châu Âu, Đông Á, Mỹ Latinh). Xu hướng trên nằm trong các chiến lược đối trọng cấp siêu liên hiệp châu Á.
“Siêu liên hiệp” châu Á đã hình thành. Chúng ta thấy mô hình này qua sự gia nhập tăng cường đan chéo các tổ chức liên chính phủ châu Á với sự xuất hiện các chính sách đối trọng chống Trung Quốc, đặc biệt dựa vào Ấn Độ. Mỹ cam kết tại Đông Á và Nam Á cũng tham gia siêu liên hiệp này. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Bắc Kinh từ năm 2008 đang giúp Oasinhtơn gia tăng ảnh hưởng tại châu Á bất chấp Oasinhtơn đang trong giai đoạn suy tàn trên trường quốc tế. Việc lôi kéo một số Nhà nước láng giềng của Trung Quốc làm đối trọng là chiến lược làm hài lòng giới diều hâu tại Oasinhtơn, song đang cho thấy mối lo ngại rằng thái độ cương quyết mới đây của Trung Quốc liên quan tới những tranh chấp lãnh thổ cũng như trong các vấn đề nội bộ dự báo còn tồi tệ hơn. Mối lo ngại này đến từ các nước Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam, Philíppin hay Ôxtrâylia, đang đẩy các nước này củng cố liên minh với Mỹ, nước đóng vai trò chiến lược tại Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Ấn Độ và nhiều Nhà nước Đông Nam Á đang tìm cách liên minh với nhau, cả với Nhật Bản và Mỹ để hình thành một mặt trận chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Đó chính là một món quà ngoại giao và chiến lược thực sự mà những phe phái theo đường lối cứng rắn tại Trung Quốc ban tặng cho Mỹ. Vừa mới đây, Oasinhtơn đã chuyển hướng chiến lược đặt châu Á là trọng tâm chính sách an ninh của Mỹ. Việc tăng cường quan hệ chiến lược giữa Nam Á và Đông Á sẽ chủ yếu phụ thuộc vào cách thức trỗi dậy lần lượt của Ấn Độ và Trung Quốc. Từ nay chúng ta có thể nhận thấy được những dấu hiệu của một sự tương tác chiến lược, dù còn hạn chế song là thực tế giữa Ấn Độ và Trung Quốc. Hai nước này đang đối đầu trực tiếp – tranh chấp biên giới và nguồn nước, đối đầu gián tiếp – cam kết của mỗi nước vào phạm vi ảnh hưởng của đối phương. Theo các nhà phân tích I. Rehman và D. Scott, Ấn Độ và Trung Quốc đang lao vào một cuộc chơi ngăn chặn và chống ngăn chặn, bị vướng vào những mối đe dọa an ninh. Nhìn chung, những phe phái theo chủ nghĩa thực dụng của Ấn Độ và Trung Quốc lo ngại về sự phát triển của một chủ nghĩa đối kháng sâu sắc giữa hai cường quốc mới nổi này mà theo họ là không thể tránh khỏi do những tranh chấp biên giới, việc sở hữu vũ khí nguyên tử, cạnh tranh hải quân, kinh tế và quy chế quốc tế.
Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật phân tán sự tập trung của Ấn Độ khi hỗ trợ các Nhà nước láng giềng; đang tăng cường sự hiện diện tại Nam Á – Pakixtan, Mianma và Xri Lanca. Trung Quốc đang cố gắng kiềm chế Ấn Độ tham gia các IGO Đông Á và HĐBA LHQ. Bắc Kinh cũng tăng cường sức mạnh quân sự tại Ấn Độ Dương, nhất là xây dựng các cơ sở hạ tầng cầu cảng và giao thông tại Pakixtan, Mianma và Xri Lanca; ưu tiên thúc đẩy trao đổi thương mại để triển khai sự hiện diện quân sự. Những kết quả từ việc gia tăng đáng kể trao đổi thương mại giữa Trung Quốc với Ấn Độ còn chưa rõ ràng. Theo nhà phân tích B.R. Nayar, hiện tượng trên có tác động đổi mới tại Trung Quốc, làm giảm sự kích động các Nhà nước Nam Á thù nghịch với Ấn Độ. Tuy nhiên, đó không phải là những điều chúng ta thấy ngày nay. Trung Quốc đang thông qua một chiến lược cứng rắn hơn bao giờ hết liên quan tới những tranh chấp biên giới với Ấn Độ và cũng đang cung cấp các lò phản ứng hạt nhân cho Pakixtan. Giống như Mỹ, Ấn Độ đang tìm cách hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào các lĩnh vực nhạy cảm như năng lượng hay viễn thông.
Ấn Độ xích lại gần Oasinhtơn
Yếu tố chính trong chính sách đối trọng của Ấn Độ với Trung Quốc là xích lại gần Mỹ, và được bắt đầu năm 2000. Chính sách này đã cho phép Niu Đêli được thừa nhận là cường quốc hạt nhân. Tuy nhiên, Ấn Độ không dự định liên kết hay khép kín trong cuộc cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc. Ấn Độ nuôi dưỡng một kế hoạch với tham vọng tăng cường các lực lượng, ví dụ một lực lượng hải quân hoạt động tầm xa được trang bị 3 tàu sân bay để khẳng định tư cách một cường quốc hàng hải tại Ấn Độ Dương. Niu Đêli cũng đã phát triển “chính sách hướng Đông” trước tiên nhằm đưa đất nước trở thành đầu tàu tăng trưởng kinh tế của khu vực tới cam kết tổng thể hơn tại Đông Á. Ấn Độ và Trung Quốc đang lao vào một cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng tại Mianma. Ấn Độ duy trì quan hệ hữu nghị truyền thống chặt chẽ với Việt Nam với hy vọng biến Hà Nội thành một đồng minh trung thành giống Pakixtan đối với Trung Quốc. Tại Đông Nam Á, Ấn Độ đang thiết lập quan hệ tốt đẹp với Xinhgapo và Inđônêxia. Hải quân Ấn Độ thường xuyên có mặt trong khu vực và tham gia các cuộc tập trận hải quân với các nước khu vực. Điều này đóng vai trò làm đối trọng trước sự hiện diện của Trung Quốc. Niu Đêli cũng đang đóng vai trò gia tăng ảnh hưởng trong khai thác tài nguyên tại Biển Đông, khu vực tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước ven biển.
Từ những năm 2000, quan hệ giữa Ấn Độ với Nhật Bản đã được cải thiện, nhất là với Tuyên bố chung về hợp tác an ninh năm 2008. Mối quan hệ mới này trước tiên phục vụ mục đích chính trị, nhưng đến nay vẫn còn chưa được tăng cường, chưa có một thỏa thuận quân sự hay chưa thúc đẩy trao đối thương mại. Tuy nhiên, hải quân Ấn Độ đã mở rộng khu vực tập trận đến vùng lãnh hải của Nhật Bản và Hàn Quốc. Ấn Độ mong muốn có được công nghệ phòng thu tên lửa đạn đạo (DAMB), trong đó Nhật Bản hoặc Mỹ có thể là các đối tác cung cấp. Ấn Độ và Nhật Bản đă biết lựa chọn đứng về một phe trong cuộc chiến bá quyền giữa Oasinhtơn và Bắc Kinh. Bên cạnh đó, ngay từ năm 2007 một trục dân chủ đã từng bước được xây dựng tại châu Á giữa các nước Ấn Độ, Nhật Bản, Ôxtrâylia và Mỹ. Điều này cũng làm Trung Quốc lo ngại. “Quân bài dân chủ” cho phép Ấn Độ tiến xa hơn mà không phải vội vàng và giúp liên kết với hệ thống các liên minh khu vực được xây dựng xung quanh Mỹ. Các mối quan hệ chính trị, quân sự và trong một phạm vi nào đó là kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa Đông Á và Nam Á đang mở ra một siêu liên hiệp mới tại châu Á. Bị đặt bên ngoài lục địa châu Á, Nga trở nên quá yếu đến mức không thể gây ảnh hưởng thực sự từ sự năng động của mình. Việc Nga bị gạt ra khỏi khu vực dẫn đến khả năng Mátxcơva sẽ tăng cường phát triển quan hệ một cách nhanh chóng với các nước châu Á trong thời gian tới. vấn đề còn lại là các cuộc xung đột mở: giữa Trung Quốc và Đài Loan; hai miền Triều Tiên; Ấn Độ với Pakixtan. Từ lâu Trung Quốc là đối tác ủng hộ Pakixtan trong khi Ấn Độ không tham gia giải quyết tranh chấp liên quan tới hai miền Triều Tiên hay giữa Trung Quốc với Đài Loan. Thời gian tới có thể Ấn Độ sẽ thực hiện điều này. Hai trung tâm căng thẳng trên có thể bùng nổ bất kỳ lúc nào song lại không ảnh hưởng đáng kể đến những biến động tổng thể của siêu liên hiệp.
Từ nay, sự tồn tại của một siêu liên hiệp châu Á là thực tế chứ không còn phôi thai nữa. Quan hệ giữa Đông Á và Nam Á về chính trị và an ninh đang được củng cố. Ấn Độ và Trung Quốc đang duy trì một sự liên quan chiến lược trong đó hai nước nhận biết rõ những thách thức. Trung Quốc mạnh hơn Ấn Độ và cảm thấy ít bị de dọa bởi đối thủ trong khi Ấn Độ thì ngược lại. Vị trí của Trung Quốc tại Nam Á có tính lâu đời và vững chắc hơn là vị trí của Ấn Độ tại. Đông Á. Tuy nhiên, Ấn Độ có một quân át chủ bài, đó là liên minh với Mỹ. Trung Quốc quả thực đang trên con đường phát triển song lại không liên kết với một cường quốc nào khác. Các nước láng giềng của Ấn Độ ủng hộ cam kết của Trung Quốc tại Nam Á, cũng như các nước Đông Á – Nhật Bản, Hàn Quốc không tin tưởng vào Mỹ – ủng hộ vai trò của Ấn Độ trong khu vực mình. Hầu như toàn bộ các nước Đông Á và Nam Á đang tìm cách tự bảo vệ mình trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một liên minh đang hình thành mở rộng từ Nhật Bản tới Ấn Độ, đi qua Việt Nam và Ôxtrâylia với sự hỗ trợ từ Mỹ.
...........

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét