Thứ Tư, 10 tháng 7, 2024

Các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?

Các quốc gia tiền tuyến của Châu Âu có đủ binh lính để chiến đấu?
Tình hình nhân khẩu học tồi tệ và việc di cư dễ dàng tạo ra một thách thức nghiêm trọng nếu Nga tấn công. Từ góc độ chính trị và xã hội, Đức, Pháp, hoặc Ý sẽ dễ dàng tiếp nhận những người tị nạn châu Âu có mối liên hệ xuyên lục địa, có chung nền văn hóa, và nhìn chung mong muốn hòa nhập vào đất nước họ. 

Liệu các quốc gia tiền tuyến phía đông của Liên minh châu Âu có thể đánh trả như Ukraine nếu Nga tấn công họ? Thật không may, đây không còn là một kịch bản giả định nữa: Hầu như không ngày nào trôi qua mà không có một quan chức chính phủ hay học giả Nga lên tiếng đe dọa Ba Lan, Phần Lan, hoặc các nước vùng Baltic bằng các cuộc tấn công tên lửa, hoặc xâm lược, hoặc cả hai. Bằng lời nói và cả hành động, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thể hiện rõ rằng ông muốn khôi phục đế chế châu Âu trước đây của Moscow.

Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây

Nhiều tiểu thuyết của Trung Quốc rất hay, nhưng cũng không thiếu các tiểu thuyết Trung Quốc bệnh hoạn. Người Trung Quốc có câu "quân tử trả thù 10 năm chưa muộn" làm cho bi kịch ân oán ngày càng thêm bi kịch, tạo ra oán khí ngút trời sang nhiều đời... Thủy Hử là một trường hợp điển hình. Đây là một cuốn tiểu thuyết đề cao bất nhân, thiếu vắng chính nghĩa, ủng hộ bạo lực, tô hồng lưu manh,... Nhiều người cho rằng Thủy Hử chỉ là một cuốn tiểu thuyết bệnh hoạn mang tính bại hoại. Một đặc trưng khác của tiểu thuyết Trung Quốc là ca ngợi sự trung thành vô điều kiện, còn được gọi là "sự trung thành của loài vật". Loại tiểu thuyết này ca ngợi những kẻ hữu dũng vô mưu, coi trọng tình cảm riêng tư, không biết phân biệt chính tà, kiểu như Lý Quỳ trong Thủy Hử, Quan Công trong Tam Quốc Chí...
Tiểu thuyết Thủy Hử trong mắt một học giả phương Tây
Cách đây ít lâu tiểu thuyết Thủy Hử được dựng thành phim truyền hình nhiều tập. Sau khi công chiếu, các nhân vật trong truyện đã trở thành đề tài ưa thích được dân chúng khắp Trung Quốc (TQ) sôi nổi bàn tán. Nhân dịp này, giáo sư Bill Jenner ở Đại học Quốc gia Australia, một người đã nhiều năm nghiên cứu văn học cổ điển TQ và từng dịch tác phẩm cổ điển TQ nổi tiếng Tây Du Ký ra tiếng Anh, đã trả lời phỏng vấn, nói lên quan điểm của ông đối với tiểu thuyết Thủy Hử. Qua đây có thể thấy người phương Tây và người Trung Quốc có quan điểm giá trị rất khác nhau.

Tác giả: Bill Jenner (Australia) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Thường xuyên ăn hạt mít luộc có tăng cân không?

Thường xuyên ăn hạt mít luộc có tăng cân không?
Ăn hạt mít luộc có tăng cân không phụ thuộc vào cách ăn của bạn. Ăn nhiều hạt mít luộc lợi hay hại cũng là điều mà bạn nên biết. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ ăn hạt mít luộc có béo không.

Ăn liên tục 10 hạt mít đã bạn đã nạp vào cơ thể 530-570 calo năng lượng
Hạt mít luộc là món ăn vặt dân giã lâu đời ở Việt Nam. Có người cho rằng ăn hạt mít luộc sẽ giải tỏa cơn thèm ăn và hỗ trợ giảm cân. Nhưng cũng có quan điểm cho rằng ăn hạt mít luộc gây tăng cân. Chính xác thì ăn hạt mít luộc ảnh hưởng tới cân nặng theo cả hai chiều hướng tăng và giảm. Bạn xem giải đáp dưới đây để hiểu rõ về tác động của hạt mít đến cân nặng.

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2024

'Mắt thần' TQ ở VN Hệ lụy nào từ camera giám sát?

'Mắt thần' Trung Quốc trong mỗi gia đình Việt Nam: Hệ lụy nào từ camera giám sát?
Thảo Minh, một nhân viên văn phòng tại thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, bắt đầu lắp đặt camera giám sát tại nhà mình sau khi sinh con đầu lòng. Cô không biết hình ảnh gia đình mình có thể bị người khác theo dõi từ một nơi rất xa.

Thương hiệu camera mà gia đình cô sử dụng là Yoosee đến từ Trung Quốc. Thảo Minh (không phải tên thật) cho biết từ khi lắp đến giờ, cô chưa bao giờ tắt camera giám sát này.

"Tôi có đăng ký gói lưu trữ đám mây (cloud) hằng tháng của hãng vì thấy cũng không tốn quá nhiều tiền mà còn dễ sử dụng. Nếu không đăng ký, tôi chỉ có thể theo dõi con mình trong thời gian thực mà không thể tua lại nếu muốn biết chuyện gì đã xảy ra," Thảo Minh chia sẻ khi được hỏi về dịch vụ quản lý dữ liệu của camera mình đang dùng.

Cô cũng nói thêm rằng mình ít để ý đến những rủi ro bị lộ dữ liệu cá nhân trước khi BBC phỏng vấn. Cô cũng chưa từng nghĩ đến chuyện cập nhật phần mềm hay nâng cao bảo mật cho camera.

6 lý do tại sao bạn nên ăn cơm tẻ để giảm cân

6 lý do tại sao bạn nên ăn cơm tẻ để giảm cân
Nhiều người nhầm tưởng rằng gạo lứt hay ngũ cốc có thể hỗ trợ giảm béo tốt hơn là gạo tẻ... Nhiều phương pháp giảm cân coi tinh bột như kẻ thù, nhưng theo bác sĩ Đông Y Quách Dục Tường, để giảm béo thì không phải là không nên ăn tinh bột, mà là cần lựa chọn cẩn thận. Bác sĩ Quách, Giám đốc phòng khám cùng tên mình, tin rằng gạo tẻ là một lựa chọn tốt để giảm cân.

Trong hơn một thập kỷ, cân nặng của bác sĩ vẫn ở mức 97kg. Anh đã thử nhiều phương pháp khác nhau để giảm cân, nhưng tất cả đều đã thất bại. Vị bác sĩ tình cờ để ý thấy có một vài người cao tuổi vẫn duy trì được vóc dáng cân đối và có sức khỏe tốt, và gạo tẻ đều được họ lấy làm món thực phẩm chính.

Trung Quốc đem máy bay tới Lào tập trận 'Lá chắn hữu nghị'

Trung Quốc đem máy bay, xe pháo tới Lào tập trận 'Lá chắn hữu nghị'
Tập trận chung "Lá chắn hữu nghị 2023" được tổ chức từ 9 đến 28/5/2023 ở Học viện quân sự Kommadam (Lào). 4 tháng 7 2024. Sau Campuchia, Trung Quốc bắt đầu tiến hành cuộc trập trận quân sự chung với Lào, quốc gia đóng vai trò mắt xích quan trọng của Bắc Kinh ở Đông Nam Á.

Theo thông tin chính thức từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc, nước này và Lào sẽ tổ chức cuộc tập trận quân sự chung "Lá chắn hữu nghị 2024" (Friendship Shield-2024) từ ngày 5 đến 18/7/2024.

Đây là lần thứ hai quân đội hai nước tổ chức tập trận chung, "nhằm giúp tăng cường niềm tin chiến lược và hợp tác thực tế giữa quân đội hai nước và tạo động lực tích cực cho nền hòa bình và ổn định trong khu vực," theo thông cáo từ Bộ Quốc phòng Trung Quốc.

Để chuẩn bị cho cuộc tập trận, không quân Trung Quốc đã chuyển khí tài, vũ khí và binh sĩ tới thủ đô Viêng Chăn của Lào từ nhiều ngày qua. Cùng lúc, nhiều phương tiện chiến đấu đã được vận chuyển theo tuyến đường sắt nối giữa hai nước.

Việt Nam tăng lương 30% để trị tham nhũng, liệu có khả thi?

Việt Nam tăng lương 30% để trị tham nhũng, liệu có khả thi?
04/07/2024 VOA Tiếng Việt - Việt Nam đã dành ra hơn 27 tỷ đô la để tăng 30% lương cho cán bộ, công chức trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng nhưng có ý kiến cho rằng việc này chỉ giúp chống được tham nhũng vặt chứ không ngăn được tham nhũng ở các cán bộ cấp cao, theo tìm hiểu của VOA.

Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ đạo Chính phủ chuẩn bị đề án tăng lương cơ sở trong nhiều năm qua và sau khi được Quốc hội phê chuẩn hôm 29/6, kể từ ngày 1/7 năm nay Việt Nam sẽ tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân trong khu vực Nhà nước lên 30%.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nói phải chống tham nhũng ở Việt Nam theo phương châm làm sao để cán bộ, công chức ‘không muốn, không thể và không dám’ tham nhũng. Trong đó, ‘không muốn’ tham nhũng là khi cán bộ, công chức có mức lương tốt, đủ lo cho gia đình, để có thể yên tâm công tác.