Chuyện cổ tích hiện đại !
Tâm, mẹ đứa bé, không xinh đẹp như người ta. Với khuôn mặt xấu xí, hàm răng xám xám có chiếc nhô ra, chiếc thụt vào. Nhưng cô lại có được nước da trắng mịn nõn là, thân hình thon gọn.
Cô luôn sống khép kín, cùng với mẹ mình. Ngoài công việc đồng áng, chăn nuôi, đi chợ. Chưa bao giờ cô biết tới các cửa hàng, cửa hiệu thời trang, các địa điểm vui chơi giải trí . Quần áo cô mua ở chợ phiên, từ tiền bán con lợn con gà, hay vài ba thúng thóc. Cô chỉ mặc vào những dịp tết, hay đám cưới đám hỏi, xong lại giặt giũ gấp gọn vào chiếc vali. Bố Tâm mất do tai nạn hầm mỏ, khi cô mới lên bảy tuổi.
Bước vào tuổi mười tám, hai mươi là thời kỳ đẹp nhất, của người phụ nữ. Ấy thế mà thanh niên trong làng, không một ai mảy may để ý, và đặt vấn đề yêu đương với cô. Cô sống lẻ loi, âm thầm như người tự kỷ.
Chiều ấy, một đoàn cán bộ khảo sát địa chất về làng. Họ thuê nhà cô, để làm nơi nghỉ ngơi sinh hoạt. Cô được họ trả thù lao kha khá, cho việc đun nấu, cơm nước cho họ.
Không khí trong nhà mọi ngày vắng lặng là thế, nay sôi động hẳn lên. Cô đã lấy quần áo trong vali, mua từ những năm trước ra để mặc.
Trời xui đất khiến thế nào, mà cô lại lọt vào đôi mắt cận thị của lão kỹ sư trắc địa, hơn cô cả chục tuổi. Ngày nào cũng vậy, sau khi mọi người ăn uống no say. Cô và lão lại rủ nhau ra chân bể nước, ngồi tình tứ bên nhau nói chuyện.
Và rồi cô thấy trong người khó chịu, cô đã biết mình có mang. Cũng là thời điểm, đoàn khảo sát đã dọn dẹp đồ đạc chuyển đi nơi khác. Cô không biết làm thế nào. Cô rối trí chỉ còn nhớ lơ mơ, có lần lão nhắc đến, nhà ở khu thị trấn.
Tâm suy nghĩ sẽ đi tìm lão, để nói hết cho lão biết. Cô lo sợ và xấu hổ, nếu như chuyện này bị phơi bày. Tâm chỉ nói chuyện duy nhất với một cô bạn thân, vì nó cũng đang yêu một anh trong đoàn công tác.
Tâm đã lặng lẽ bỏ nhà ra đi. Cô lên tận miền núi xa xăm, ở nhờ nhà của một người thân.
Bà An cũng sợ mang tiếng, rồi dân làng lại đàm tiếu không hay, lại khổ con mình. Nên cũng đồng ý cho cô đi, mặc dù trong tim của bà nhói đau.
Vùng miền núi phía Bắc, Tâm lướt thướt đi bộ vào tận trong nương để trồng sắn, trồng ngô. Cô lao vào làm việc, như muốn vắt kiệt sức lực của mình......
Tâm hạ sinh bé Tịnh, cô phải tự mình xoay sở giữa một đám lá sắn, lá ngô, do mình vun lại.
Người nhà trên ấy bắt đầu sốt ruột, vì đã muộn lắm rồi, mà vẫn chưa thấy cô đi làm về. Họ gọi nhau inh ỏi, mang theo những bó củi nứa được đốt sáng, dò đường để đi vào trong nương. Họ giật mình, khi nhìn thấy hai mẹ con cô đang co ro vì gió lạnh. Họ sục xạo cái gùi xem có cái gì dùng tạm được không. Thì ra cô đã biết mình sắp sinh, nên đã chuẩn bị một số thứ cần thiết. Họ lấy bộ quần áo quấn, mặc cho cô, rồi cõng chạy về trạm xá.
Cô bị sốt cao li bì, còn thằng bé vẫn chóp chép cái miệng xinh xinh đòi ăn, thi thoảng lại oe oe đáng ghét.
Sức khoẻ của hai mẹ con Tâm , nay đã ổn định. Cán bộ trạm y tế làm thủ tục, cho hai mẹ con về nhà. Nhìn Tâm cơ thể gầy còm, sức lực bị suy kiệt. Cu Tịnh thiếu sữa mẹ gào khóc, khan cả tiếng.
Cả một tuần, người nhà phải góp sức, lo cho mẹ con cô ăn uống đều đặn. Khi sức khoẻ khá lên một chút, thì tuyến sữa của cô bắt đầu ra đều hơn, cu Tịnh được no bụng, trở lên ngoan ngoãn và kháu khỉnh hơn. Một mình Tâm, vừa chăm sóc bản thân, vừa giặt giũ, bồng bế con. Thời tiết nắng ấm còn đỡ, mỗi khi trở trời mưa rét, là mẹ con cô khá là khổ sở cả về cái ăn lẫn cái mặc.
Cu Tịnh lớn nhanh như thổi, chẳng mấy nó đã bước chân vào lớp một, nó được gửi lại nhà anh em nuôi dưỡng ăn học. Còn cô thì xin vào dạy trong trường mầm non nội trú, cách nhà người thân hai ba chục cây số.
Bản làng nơi cô công tác, heo hút trên lưng chừng núi, quanh năm mây mù bao phủ.
Tâm sống một mình trong gian phòng tập thể, luôn cảm thấy cô đơn lạnh lẽo. Thấy Tâm hiền lành tốt bụng, nhiều phụ huynh cũng đồng cảm, nên hỗ trợ cô lúc khó khăn.
Cô may mắn nhận được sự giúp đỡ tận tình, của một gã dân tộc tốt bụng. Khi thì gã cho bó củi, khi thì mấy quả mướp, quả cà, con cá......rồi sửa điện, lấy nước giúp cô.
Bản thân cô, bắt đầu có cảm mến gã.
Lúc mới làm quen, cứ một tuần gã ghé qua thăm cô một hai lần. Chẳng biết gã có nhìn thấy gì mới lạ, hấp dẫn từ cơ thể của cô hay không, mà thời gian gã lui tới nhà cô, ngày càng nhiều hơn.
Ban đầu mười một mười hai giờ đêm, gã vui vẻ sảng khoái ra về, miệng còn huýt những bản sáo lạ lẫm. Về sau gã ở tới tận tờ mờ sáng, rồi Gã cuống cuồng mặc bộ quần áo, thất thểu bước nhanh xuống đường.
Gã đã có vợ con, vợ gã hơn gã gần hai mươi tuổi.
Cô lại có thai được gần bảy tháng tuổi. Đứa con xấu số của cô và gã đã chết, khi cô cố gắng cứu một cháu học sinh gặp nạn. Cô bị trượt dốc, ngã xuống taluy đường. Đồng nghiệp xúm lại đưa cô về bệnh viện cấp cứu, trong tình trạng nguy kịch.
Bị mất máu và tổn thương sọ não, cô trở thành người thực vật.
Nghe tin cô bị tai nạn, Bà An từ dưới xuôi lặn lội tàu xe lên để chăm sóc con. Bà lên nhà người thân, dắt theo cu Tịnh trở lên bệnh viện nơi cô đang nằm điều trị. Nhìn con bất động, mà bà rơi nước mắt.
Bác sỹ nói với bà, nên đưa cô về nhà, chuẩn bị các phương án xấu nhất có thể xảy ra.
Bà An và người thân thu xếp hành lý của cô. Bỗng trong vali rơi ra một bọc vải, được buộc cẩn thận. Mọi người kiểm tra, đã nhìn thấy một cuốn sổ tiết kiệm gần ba mươi triệu đồng, và gần hai mươi triệu tiền mặt. Nhưng có một cái ví nhỏ xinh, được cô bọc bằng mảnh vải tím. Bên trong, có một tờ lịch cũ ghi tên lão kỹ sư kính cận. Những dòng nhật ký trên tờ giấy ố vàng : "em hứa sẽ đưa con về gặp anh, em sẽ không bao giờ làm ảnh hưởng tới gia đình và hạnh phúc của anh".
Đám tang được tổ chức long trọng, ở bản làng mà cô đã gắn bó bấy lâu nay. Gã tốt bụng cũng bắt lợn gà, sang góp cùng người thân của cô để lo hậu sự. Gã khóc nức nở rất lộ liễu. Gã hông hề giấu giếm tội trăng hoa của mình. Gã vẫn nhận, đứa con đã mất là của gã.
Bà An và cu Tịnh, thu xếp khăn gói về xuôi. Sau khi nhập học cho cháu, bà quyết tâm đi tìm lại bố cho nó, theo di nguyện của cô.
Bà không dám nhờ ai tìm kiếm, vì sợ ảnh hưởng tới gia đình của họ.
Mấy ngày dài ròng rã, bà cùng cu Tịnh đi hết các con phố lớn nhỏ trong thị trấn. Bà hỏi thăm tên lão kính cận, nhưng không một ai biết. Rồi bà mang máng nhớ ra, lão ấy làm nghề khoan đất....... gì ấy.
Bà hỏi địa chỉ đơn vị, người ta chỉ cho bà, đi về trụ sở của công ty khảo sát công trình.
Tới cổng công ty, bà hỏi thăm bảo vệ, họ đều lắc đầu. Với lý do, kể từ ngày ấy đến bây giờ, đã thay đổi rất nhiêu thế hệ. Công ty nhập vào, tách ra rất khó có thể nói ra một cách chính xác được.
Bà An không bỏ cuộc, vẫn dẫn theo cu Tịnh tiếp tục tìm kiếm, theo sự mách bảo của mọi người.
Trưa ấy, trời nắng chói chang. Hai bà cháu đã quá mệt mỏi, và đói khát. Bà kéo cu Tịnh đi vào quán nước, bên cạnh khu nhà tập thể của cán bộ, công nhân viên, công ty công trình giao thông đô thị.
Bà lão bán quán nước, nhìn có nét đẹp hiền hậu. Sau khi rót nước cho hai bà cháu Tịnh uống, rồi hỏi thăm dò. Vì cả tuần nay, bà đã nhìn thấy và suy đoán, hai bà cháu Tịnh không phải là ăn xin.
Bà lão bán nước nghẹn lòng, khi người được hỏi đến, lại chính là con trai ruột duy nhất của mình. Bà liền lấy chiếc điện thoại ra, gọi cho Hoàn.
Hai bà cháu Tịnh ngồi nghỉ được khoảng hai mươi phút, thì một chiếc xe bốn chỗ sang trọng đỗ lại trước mặt.
Hoàn mở cửa xe bước xuống, rồi tiến lại gần. Lão xoa xoa chiếc kính cận vào áo, rồi nhẹ nhàng đeo vào, với dáng vẻ vui mừng.
Sau khi nói chuyện một hồi lâu, bà lão bán nước mời mọi người về nhà, trong một con phố nhỏ sầm uất. Còn Hoàn ghé vào tai mẹ thì thầm dăm ba câu, và rời đi.
Hiện diện trước sự ngỡ ngàng của hai bà cháu, là ngôi nhà ba tầng khang trang đẹp đẽ. Hai bà cháu nhẹ nhàng theo sau bà lão bán nước vào trong.
Trước cửa nhà, Hoàn đang mở cửa xe, xách theo mấy túi đựng quần áo, để biếu bà An và tặng cậu con trai. Bên cạnh có ba, bốn người phụ nữ tươi cười, vui vẻ.
Đó chính là vợ và ba đứa con gái của lão.
Hoàn đã nói hết sự việc cho vợ con, và dẫn về nhà gặp gỡ người thân.
Cuộc nói chuyện diễn ra rất cởi mở và thân mật, họ đã nhận nhau.
Vợ Hoàn và các con rất vui mừng, khi ước nguyện mà bấy lâu của lão, nay đã trở thành hiện thực. Bởi vì cách đây mấy năm, bạn của lão đã nói cho lão biết.
Hoàn đưa cu Tịnh đi xét nghiệm AND, để lấy lý do trước khi mở tiệc chiêu đãi họ hàng, anh em trong gia đình.
Tịnh được sống trong một gia đình, mà có lẽ cả cuộc đời nó không bao giờ mơ ước đến. Mẹ cả và các anh chị, đều thương yêu nó vô cùng.
Tịnh rất thương bà ngoại, vì bố nó đã nhiều lần mời bà về ở cùng.
Bà An không đồng ý, vì ở một mình quen rồi. Với lại ở đây, bà còn hương khói cho ông, nay lại thêm đứa con gái tội nghiệp, bà đi sao đươc.
Bà run run thắp nén hương lên ban thờ, trước sự chứng kiến của bà lão bán nước và vợ con Hoàn:
- Tâm con!
Con đã bỏ mẹ và thằng cu Tịnh ra đi, mà không nói với ai được nửa lời.
Nay mẹ đã tìm bố cho cu Tịnh rồi nhé. Cả nhà yêu thương nó nhiều lắm. Mẹ rất mừng, mẹ rất vui. Mẹ có thể yên tâm theo bố của con về bên kia rồi. Con cũng vui vẻ và an lòng nhé.
Mọi người có mặt trong nhà bà An, vô cùng xúc động. Họ đã trao cho nhau những giọt nước mắt yêu thương, những giọt nước mắt chia sẻ nỗi đau, mà bấy lâu nay Tâm đã phải gánh chịu.
Bà An tiếp lời:
- Tịnh lại đây cháu!
- Tịnh lại đây cháu!
Đây là toàn bộ những tài sản kỷ vật, và ước nguyện của mẹ cháu đã gìn giữ hi vọng hơn chục năm qua. Cháu cầm lấy, và hãy trân trọng nó. Cố gắng ngoan, học giỏi nghe lời mọi người nhé.
Hoàn nhận ra chiếc bút máy, có khắc tên hai người trên đó. Lão cầm lên mà run rẩy trong hối hận. Lão lại vui hơn khi tìm được con mình. Lão chắp tay lẩm bẩm:
- Em hãy tha thứ cho anh một thời nông nổi, đã làm em phải vất vả, khổ đau. Anh hứa cùng với gia đình, chăm sóc con thật tốt.
Tịnh theo bố và mọi người về lại thị trấn. Nhưng trong lòng nó vẫn còn mông lung.
Bà An lom khom người, vịn vào cánh cổng, nhìn cả nhà Tịnh cười nói vui vẻ ra về. Miệng lẩm bẩm:
- Cha bố nó......!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét